intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá tính an toàn và hiệu lực của nội soi niệu quản ngược dòng và tán sỏi laser holmium trong điều trị sỏi niệu quản

Chia sẻ: Hạnh Lệ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

67
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu nhằm đánh giá tính an toàn và hiệu lực của nội soi niệu quản ngược dòng và tán sỏi laser holmium trong điều trị sỏi niệu quản và được tiến hành trên 126 trường hợp sỏi niệu quản được tán sỏi laser qua nội soi niệu quản ngược dòng từ tháng 12/2013 đến tháng 4/2015 tại khoa ngoại tổng hợp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá tính an toàn và hiệu lực của nội soi niệu quản ngược dòng và tán sỏi laser holmium trong điều trị sỏi niệu quản

Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015<br /> <br /> ĐÁNH GIÁ AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ CỦA NỘI SOI NIỆU QUẢN<br /> NGƯỢC DÒNG TÁN SỎI BẰNG LASER<br /> TRONG ĐIỀU TRỊ SỎI NIỆU QUẢN<br /> Hoàng Đức Minh*, Nguyễn Hồng Dương*, Trương Vĩnh Quý*, Nguyễn Hữu Ngọc*, Nguyễn Văn Bình*<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: Đánh giá tính an toàn và hiệu lực của nội soi niệu quản ngược dòng và tán sỏi laser Holmium<br /> trong điều trị sỏi niệu quản.<br /> Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến cứu trên 126 trường hợp sỏi niệu quản<br /> được tán sỏi Laser qua nội soi niệu quản ngược dòng từ tháng 12/2013 đến tháng 4/2015 tại khoa ngoại Tổng<br /> hợp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị.<br /> Kết quả: Tổng cộng 126 trường hợp, nam chiếm 41,3% (n=52), nữ chiếm 58,7% (n=74). Tuổi trung bình là<br /> 54,8 (21-83 tuổi). Sỏi niệu quản 1/3 trên có 19 trường hợp (15,1%), 1/3 giữa có 45 trường hợp (35,7%), 1/3 dưới<br /> có 62 trường hợp (49,2%).<br /> Điều trị thành công 118/126 trường hợp (93,7%). Theo vị trí, 100% thành công ở đoạn niệu quản 1/3 dưới<br /> (62/62 trường hợp), 91,1% ở đoạn niệu quản 1/3 giữa (41/45 trường hợp) và 78,9% ở đoạn niệu quản 1/3 trên<br /> (15/19 trường hợp). Theo kích thước, tỷ lệ thành công là 100% đối với sỏi 3 mm, phải dùng phương pháp khác<br /> để điều trị.<br /> Xử lí số liệu<br /> Tất cả các trường hợp nằm trong tiêu<br /> chuẩn chọn bệnh sẽ được ghi nhận vào phiếu<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015<br /> theo dõi và số liệu sẽ được xử lý bằng phần<br /> mềm SPSS 16.0.<br /> <br /> KẾT QUẢ<br /> Bệnh nhân<br /> - Tuổi: trung bình là 54,8 ± 11,7 tuổi (21 – 83).<br /> - Giới: Nam/nữ = 52/74.<br /> Sỏi niệu quản và thận liên quan<br /> - Vị trí: bên phải chiếm 61 trường hợp<br /> (51,6%), bên trái chiếm 65 trường hợp (48,4u%).<br /> - Kích thước sỏi: trung bình 13,2 ± 3,8 mm (4<br /> – 20 mm), trong đó: sỏi ≤ 6mm chiếm 3/126<br /> trường hợp (2,4%); sỏi 7 – 10mm chiếm 59/126<br /> trường hợp (46,8%); sỏi > 10mm và ≤ 20mm<br /> chiếm 64/126 trường hợp (57,4%).<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> - Vị trí viên sỏi trên niệu quản: 1/3 trên:<br /> 19/126 trường hợp (15,1%); 1/3 giữa: 45/126<br /> trường hợp (35,7%); 1/3 dưới: 62/126 trường hợp<br /> (49,2%).<br /> - Mức độ ứ nước thận: Độ I: 21/126 trường<br /> hợp (16,7%); độ II: 68/126 trường hợp (54,0%); độ<br /> III: 37/126 trường hợp (29,3%).<br /> <br /> Quá trình phẫu thuật<br /> - Tán sỏi thành công: 118/126 trường hợp<br /> (93,7%).<br /> - Tình trạng niệu quản lúc soi: Phù nề thành<br /> niệu quản: 23/118 trường hợp (19,5%); polype<br /> niệu quản dưới vị trí sỏi: 31/118 trường hợp<br /> (26,3%); hẹp niệu quản dưới sỏi: 10/118 trường<br /> hợp (8,5%).<br /> <br /> Nguyên nhân thất bại phẫu thuật (tai biến trong mổ) và cách xử trí<br /> Bảng 1. Tai biến và cách xử trí<br /> Tai biến<br /> Sỏi chạy lên thận<br /> Thủng niệu quản<br /> Hẹp khít NQ<br /> <br /> n (%)<br /> 4 (3,1%)<br /> 2 (1,6%)<br /> 2 (1,6%)<br /> <br /> Cách xử trí<br /> Đặt sonde JJ niệu quản + TSNCT bổ sung<br /> Đặt sonde JJ niệu quản + soi tán sỏi sau 8 tuần<br /> Chuyển mổ mở lấy sỏi + sonde JJ NQ/ 8 tuần<br /> <br /> Tỷ lệ tán sỏi thành công so với vị trí sỏi<br /> Bảng 2. Tỷ lệ tán sỏi thành công so với vị trí sỏi<br /> Vị trí sỏi<br /> 1/3 trên<br /> 1/3/ giữa<br /> 1/3 dưới<br /> Tổng<br /> <br /> Số TH<br /> 19<br /> 45<br /> 62<br /> 126<br /> <br /> Số TH thành công<br /> 15<br /> 41<br /> 62<br /> 118<br /> <br /> Tỷ lệ<br /> p<br /> 78,9%<br /> 91,1%<br /> < 0,05<br /> 100%<br /> 93,7%<br /> <br /> Tỷ lệ tán sỏi thành công so với kích thước<br /> sỏi<br /> Bảng 3. Tỷ lệ tán sỏi thành công so với kích thước sỏi<br /> Kích thước viên<br /> Số TH<br /> sỏi (mm)<br /> 0 – 6 mm<br /> 3<br /> 7 – 10 mm<br /> 59<br /> 11 – 20 mm<br /> 64<br /> Tổng<br /> 126<br /> <br /> Số TH thành<br /> công<br /> 3<br /> 55<br /> 60<br /> 118<br /> <br /> Tỷ lệ<br /> <br /> p<br /> <br /> 100%<br /> 93,2%<br /> < 0,05<br /> 93,8%<br /> 93,7%<br /> <br /> - Thời gian tiếp cận sỏi: trung bình là 6,2 ±<br /> 4,1 phút (3 – 17 phút).<br /> - Thời gian tán sỏi: trung bình là 4,1 ± 6,5<br /> phút (1 – 28 phút).<br /> - Đặt sode JJ niệu quản: có 63/118 trường<br /> hợp (53,4%).<br /> <br /> - Thời gian phẫu thuật: trung bình là 13,5 ±<br /> 5,9 phút (9 – 47 phút).<br /> <br /> Theo dõi sau phẫu thuật<br /> - Biến chứng hậu phẫu: có 17 trường hợp<br /> đái máu (14,4%); 11 trường hợp nhiễm trùng<br /> đường tiểu sau phẫu thuật (9,3%), tất cả được<br /> điều trị nội khoa thành công.<br /> - Thời gian hậu phẫu trung bình: ngoại trừ<br /> những trường hợp có tai biến và biến chứng thì<br /> các bệnh nhân đều nằm tại bệnh viện 2 ngày sau<br /> phẫu thuật để điều trị kháng sinh và theo dõi,<br /> sau đó ra viện. Thời gian hậu phẫu trung bình<br /> tất cả các trường hợp là 2,6 ± 1,5 ngày (2-6 ngày).<br /> - Tỷ lệ sạch sỏi sau 1 tháng theo dõi: 105/118<br /> trường hợp sạch sỏi chiếm 89,0%.<br /> <br /> BÀNLUẬN<br /> Lựa chọn phương pháp điều trị sỏi niệu<br /> quản nào?<br /> Hiện nay, tán sỏi niệu quản và tán sỏi ngoài<br /> cơ thể đều là các phương pháp được lựa chọn<br /> đầu tiên đối với điều trị sỏi niệu quản(2,14). Tuy<br /> <br /> 217<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> nhiên, phương pháp nào được cho là tối ưu thì<br /> vẫn còn bàn cãi và còn tùy thuộc vào vị trí sỏi,<br /> kích thước sỏi, phương tiện sẵn có, kỹ năng, thói<br /> quen và kinh nghiệm của từng phẫu thuật viên<br /> cũng như ý kiến của bệnh nhân. Tán sỏi ngoài cơ<br /> thể là phương pháp điều trị không xâm nhập<br /> nhưng có nhiều yếu tố như: vị trí, kích thước và<br /> thành phần của viên sỏi, mức độ bám dính của<br /> sỏi vào thành niệu quản; sự hiện diện của xương<br /> cũng như các quai ruột giữa sỏi và máy tán sỏi;<br /> béo phì; hẹp niệu quản… làm giảm hiệu lực của<br /> tán sỏi ngoài cơ thể. Đồng thời trong những<br /> trường hợp sỏi niệu quản cả 2 bên thì nội soi<br /> niệu quản ngược dòng là phương pháp tối ưu<br /> hơn cả và có thể tán sỏi cả 2 bên một lần. Chính<br /> những điều này đã giúp cho vai trò của nội soi<br /> niệu quản tán sỏi trong điều trị sỏi niệu quản<br /> ngày càng cao(7,10,12,16).<br /> <br /> Kỹ thuật tán sỏi<br /> Việc đặt máy soi niệu quản và tiếp cận sỏi là<br /> yếu tố tiên quyết để tán sỏi niệu quản thành<br /> công. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc đặt<br /> máy soi niệu quản: sỏi đoạn xa thường dễ tiếp<br /> cận sỏi hơn sỏi niệu quản đoạn gần vì khi đưa<br /> máy soi lên cao làm niệu quản phía dưới sỏi uốn<br /> khúc do động tác đẩy máy soi, nhất là khi không<br /> đưa dây dẫn đường vượt qua sỏi được. Hẹp<br /> miệng niệu quản hay hẹp niệu quản hay polype<br /> niệu quản cũng gây không ít khó khăn cho sự<br /> tiếp cận sỏi. Có 10 trường hợp hẹp niệu quản<br /> bên dưới vị trí sỏi (8,5%) được chúng tôi cắt<br /> đoạn hẹp bằng laser. Tuy nhiên có 2 trường hợp<br /> hẹp niệu quản (1,6%) không thể tiếp cận được<br /> sỏi phải chuyển mổ mở để giải quyết đoạn hẹp<br /> và lấy sỏi. Tình trạng phù nề viêm nhiễm (19,5%)<br /> cũng như polype niệu quản (26,3%) đôi khi cũng<br /> ngăn cản việc nhìn rõ sỏi và tiếp xúc với sỏi,<br /> đồng thời làm kéo dài thời gian tán và lấy sỏi.<br /> <br /> Đặt sonde JJ niệu quản lúc nào?<br /> Hiện nay, vấn đề đặt sonde JJ niệu quản sau<br /> tán sỏi cũng đang còn nhiều bàn cãi. Có một số<br /> tác giả cho rằng việc đặt sonde JJ niệu quản sau<br /> tán sỏi niệu quản sẽ làm giảm nguy cơ tắc nghẽn<br /> đường tiểu sau tán sỏi, hẹp niệu quản và nhiễm<br /> <br /> 218<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015<br /> trùng… (8), (11). Nhưng nhiều nghiên cứu đã cho<br /> thấy rằng đặt sonde JJ thường quy sau tán sỏi<br /> niệu quản không làm giảm các biến chứng<br /> nhiễm trùng, cơn đau quặn thận sau tán (dấu<br /> hiệu có bế tắc niệu quản cấp tính), và đặt sonde<br /> JJ không làm mất nguy cơ hẹp niệu quản thậm<br /> chí nó còn là nguyên nhân gây đái máu sau tán<br /> sỏi, đau hông và tiểu buốt rát…(2,9,12,4).<br /> Chính vì vậy, chúng tôi chỉ đặt sonde JJ<br /> trong các trường hợp sau: sỏi niệu quản gây thận<br /> ứ nước độ 3 trở lên; sỏi niệu quản chạy lên thận<br /> trong quá trình thao tác; trong lúc soi phát hiện<br /> có hẹp niệu quản; niệu quản có nhiều polype có<br /> khả năng cản trở các mảnh sỏi thoát ra ngoài; tổn<br /> thương niệu quản trong quá trình soi hoặc tán<br /> sỏi; sỏi dạng khảm, bám dính vào niệu mạc gây<br /> phù nề thành niệu quản. Đối với các trường hợp<br /> sỏi nhỏ, niêm mạc niệu quản bình thường,<br /> không có tổn thương và niệu quản không hẹp,<br /> không phù nề chúng tôi sẽ không đặt sonde JJ<br /> niệu quản.<br /> <br /> Tai biến và biến chứng sau tán sỏi<br /> Về tai biến, chúng tôi không gặp trường hợp<br /> nào nghiêm trọng ngoại trừ 4 trường hợp sỏi<br /> chạy lên thận (3,1%), 2 trường hợp thủng niệu<br /> quản (1,6%) và 2 trường hợp hẹp niệu quản<br /> không thể tiếp cận sỏi (1,6%). Biến chứng hậu<br /> phẫu chúng tôi gặp 17 trường hợp đái máu<br /> (14,4%) và 11 trường hợp nhiễm trùng đường<br /> tiểu sau tán sỏi (9,3%) và tất cả đều được điều trị<br /> bằng nội khoa thành công.<br /> Theo nghiên cứu của Ullah I. và cs(15) trên<br /> 82 trường hợp tán sỏi bằng laser thì tỷ lệ tai<br /> biến toàn bộ là 17,0% trong đó có 12,2% sỏi<br /> chạy lên thận, 2,4% thủng niệu quản, 1,2% bật<br /> gốc niệu quản và 2,4% nhiễm trùng đường tiểu<br /> sau tán sỏi.<br /> Kelly J. D. và cs (6) nghiên cứu 250 trường<br /> hợp sỏi niệu quản được tán sỏi bằng laser thì có<br /> 17 trường hợp (6,8%) sỏi chạy vào thận, 15<br /> trường hợp (6,0%) thủng niệu quản, 4 trường<br /> hợp (1,6%) nhiễm trùng đường tiểu sau mổ,<br /> 1/250 trường hợp (0,4%) bị suy thận cấp sau tán<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1