TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ĐÔNG Y,<br />
THUỐC TỪ DƢỢC LIỆU TRONG<br />
CÁC BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN NĂM 20 0 - 2012<br />
Trần Thị Hồng Phương*; Phạm Văn Hải*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: đánh giá tình hình sử dụng thuốc đông y, thuốc từ dược liệu trong các bệnh viện<br />
y học cổ truyền (YHCT). Đối tượng: các bệnh viện YHCT đại diện cho 8 vùng sinh thái trong<br />
toàn quốc. Phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp định tính và định lượng, sử<br />
dụng số liệu thứ cấp và hồi cứu một số thông tin. Kết quả: 97,2% bệnh viện sử dụng thuốc<br />
đông y, thuốc từ dược liệu, tỷ lệ sử dụng YHCT (70,7%) cao hơn nhiều so với tỷ lệ sử dụng<br />
y học hiện đại (YHHĐ) (29,3%), 58% bệnh viện sản xuất được thuốc đông y, thuốc từ dược<br />
liệu; 20,8% bệnh viện sản xuất thuốc với quy mô lớn. Kết luận: các bệnh viện YHCT sử dụng<br />
bài thuốc, vị thuốc của YHCT với chủng loại phong phú, an toàn và hiệu quả. Nhiều thuốc được<br />
sản xuất tại bệnh viện nhưng với quy mô nhỏ (25%).<br />
* Từ khóa: Thuốc đông y; Dược liệu; Y học cổ truyền.<br />
<br />
Evaluating the Use of Traditional Medicine, Herbal Medicine in<br />
Hospitals of Traditional Medicine from 2010 to 2012<br />
Summary<br />
Objectives: To evaluate the use of traditional medicine, herbal medicine in the hospitals of<br />
traditional medicine. Subjects: Hospitals of traditional medicine representing eight ecological<br />
regions in the country. Methods: A cross-sectional descriptive study was combined with<br />
qualitative and quantitative one, using secondary data and some retrospective information.<br />
Results: 97.2% of hospitals have used traditional medicines or herbal drugs, which constitutes<br />
higher rate (70.7%) than that of modern medicine use (29.3%), 58% of hospitals produce traditional<br />
medicines made from herbals in hospitals, only 20.8% produce medicines on a large scale.<br />
Conclusion: Hospitals of traditional medicine use their remedies with a great variety, safety and<br />
efficiency. Many drugs are produced in the hospital with a small scale (25%).<br />
* Key words: Oriental medicine; Herbal medicine; Traditional medicine.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Hiện nay, tình hình sử dụng thuốc<br />
đông y, thuốc từ dược liệu trong các cơ<br />
sở khám chữa bệnh YHCT và trên thị trường<br />
<br />
đang phát triển. Nguồn nguyên liệu phục<br />
vụ sản xuất chủ yếu nhập khẩu từ Trung<br />
Quốc chiếm tỷ lệ lớn. Một số nhà máy<br />
sản xuất thuốc đông y, thuốc từ dược liệu<br />
cũng tự phát triển vùng trồng dược liệu và<br />
<br />
* Cục Quản lý Y, Dược học Cổ truyền<br />
Người phản hồi (Corresponding): Trần Thị Hồng Phương (hongphuong ma@yahoo.com)<br />
Ngày nhận bài: 20/01/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 19/02/2016<br />
Ngày bài báo được đăng: 10/03/2016<br />
<br />
29<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016<br />
<br />
chủ động tìm kiếm nguồn dược liệu trong<br />
nước. Nguồn cung trong nước chỉ đáp ứng<br />
một phần rất nhỏ cho sản xuất. Nhiều loại<br />
dược liệu nhập khẩu không rõ nguồn gốc,<br />
không có tiêu chuẩn, không có phiếu kiểm<br />
nghiệm chất lượng. Một số dược liệu có<br />
chất lượng kém, trong khi đó một số dược<br />
liệu quý, đắt tiền bị chiết bớt hoạt chất khi<br />
nhập về; đồng thời việc nhầm lẫn dược<br />
liệu do trùng tên còn phổ biến. Điều kiện<br />
bảo quản dược liệu tại các cơ sở sản<br />
xuất chưa đạt yêu cầu, việc dùng lượng<br />
lưu huỳnh lớn để bảo quản thuốc làm ảnh<br />
hưởng đến chất lượng thuốc cũng như<br />
hiệu quả điều trị, đặc biệt ảnh hưởng nhiều<br />
đến sức khỏe của người bệnh [1, 2, 3].<br />
Chất lượng thuốc đông y, thuốc từ dược<br />
liệu còn nhiều vấn đề tồn tại. Hiện nay,<br />
chỉ có 12 công ty sản xuất thuốc đông<br />
dược đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản<br />
xuất thuốc đông dược (GMP); số mẫu thuốc<br />
đông dược không đạt chất lượng theo tiêu<br />
chuẩn đã đăng ký mỗi năm chiếm khoảng<br />
10% trên tổng số mẫu lấy kiểm tra. Trên thị<br />
trường tồn tại nhiều thuốc đông dược giả,<br />
thuốc đông dược có lẫn tân dược, thuốc từ<br />
dược liệu sử dụng dược liệu giả, dược liệu<br />
kém chất lượng, dược liệu không có nguồn<br />
gốc [1]. Hiện nay, thuốc đông y, thuốc từ<br />
dược liệu sử dụng trong các cơ sở khám,<br />
chữa bệnh được cung cấp từ hai nguồn:<br />
thuốc do các cơ sở, công ty sản xuất và<br />
thuốc do bệnh viện tự sản xuất.<br />
<br />
phẩm YHCT theo hướng hiện đại hoá<br />
trong bệnh viện YHCT, chúng tôi đã tiến<br />
hành triển khai đề tài với mục tiêu: Đánh<br />
giá tình hình sử dụng thuốc đông y, thuốc<br />
từ dược liệu trong các bệnh viện YHCT.<br />
<br />
Qua thực tế lâm sàng điều trị, nhiều bài<br />
thuốc hay có hiệu quả đã được các bệnh<br />
viện nghiên cứu ứng dụng thành các<br />
chế phẩm thuốc sản xuất tại bệnh viện.<br />
Do vậy, tại các bệnh viện YHCT thường<br />
tổ chức sản xuất những chế phẩm phục<br />
vụ cho công tác điều trị ngày một tốt hơn.<br />
Để đầu tư trang thiết bị phục vụ tốt cho<br />
công tác sản xuất thuốc, các dạng chế<br />
<br />
Công tác kết hợp YHCT và YHHĐ<br />
được thực hiện tương đối tốt. 97,2%<br />
bệnh viện sử dụng thuốc YHHĐ; 96,8%<br />
bệnh viện có kết hợp chẩn đoán với<br />
YHHĐ. Trong bệnh viện YHCT, tỷ lệ sử<br />
dụng thuốc YHCT (70,7%) cao hơn nhiều<br />
so với tỷ lệ sử dụng thuốc YHHĐ (29,3%).<br />
Đây chính là tính đặc thù của công tác<br />
khám chữa bệnh bằng YHCT.<br />
<br />
30<br />
<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
Các bệnh viện YHCT đại diện cho 8<br />
vùng địa lý trong toàn quốc. Tổng cộng:<br />
24 bệnh viện YHCT được nghiên cứu.<br />
2. Phƣơ g pháp ghi<br />
<br />
cứu.<br />
<br />
* Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô<br />
tả cắt ngang, kết hợp định tính và định<br />
lượng, có sử dụng số liệu thứ cấp và hồi<br />
cứu một số thông tin.<br />
* Cỡ mẫu: sử dụng phương pháp chọn<br />
mẫu có chủ đích để lựa chọn số tỉnh<br />
nghiên cứu và số bệnh viện nghiên cứu<br />
theo vùng địa lý. Đối với các bệnh viện<br />
YHCT tỉnh: 24 bệnh viện.<br />
* Thời gian nghiên cứu: từ tháng 01 2010 đến 01 - 2012.<br />
Sử dụng số liệu thứ cấp tại địa điểm<br />
nghiên cứu điều tra thông qua hồ sơ, sổ<br />
sách, báo cáo thống kê.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br />
BÀN LUẬN<br />
1. Tình hình sử dụng thuốc đô g ,<br />
thuốc từ dƣợc liệu trong bệnh viện.<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016<br />
<br />
2. Thuốc đô g , thuốc từ dƣợc liệu đƣợc sử dụng trong bệnh viện do công<br />
ty sản xuất.<br />
Bảng 1: Các chế phẩm thường sử dụng trong bệnh viện.<br />
Tên chế phẩm<br />
<br />
Số bệnh viện sử dụng<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
Hoạt huyết dưỡng não<br />
<br />
20<br />
<br />
83,3<br />
<br />
Hoa đà tái tạo hoàn<br />
<br />
16<br />
<br />
66,7<br />
<br />
Boganic<br />
<br />
15<br />
<br />
62,5<br />
<br />
Thuốc ho bổ phế<br />
<br />
9<br />
<br />
37,5<br />
<br />
Thập toàn đại bổ<br />
<br />
8<br />
<br />
33,3<br />
<br />
Bổ trung ích khí<br />
<br />
8<br />
<br />
33,3<br />
<br />
Ngũ phúc tâm não thanh<br />
<br />
7<br />
<br />
29,2<br />
<br />
Kiện não hoàn<br />
<br />
7<br />
<br />
29,2<br />
<br />
Thiên sứ hộ tâm đan<br />
<br />
5<br />
<br />
20,8<br />
<br />
Diệp hạ châu<br />
<br />
5<br />
<br />
20,8<br />
<br />
Bệnh viện YHCT sử dụng chế phẩm rất ít. Trong đó, sử dụng nhiều là chế phẩm<br />
thuộc nhóm thuốc an thần, định trí, dưỡng tâm: hoạt huyết dưỡng não; kiện não hoàn,<br />
Hoa đà tái tạo hoàn. Ngoài ra, còn sử dụng các chế phẩm thuộc nhóm thanh nhiệt,<br />
giải độc, tiêu ban, lợi thủy như: boganic, Diệp hạ châu.<br />
3. Thuốc đô g , thuốc từ dƣợc liệu đƣợc sản xuất tại bệnh viện.<br />
<br />
60<br />
50<br />
40<br />
<br />
60<br />
<br />
55<br />
<br />
30<br />
<br />
45<br />
<br />
43<br />
<br />
20<br />
<br />
40<br />
<br />
38<br />
<br />
Phần trăm bài thuốc<br />
<br />
10<br />
0<br />
Bát trân<br />
<br />
Lục vị<br />
<br />
Tư âm bổ<br />
thận<br />
<br />
Bổ thận<br />
dương<br />
<br />
Thật toàn Đại tràng<br />
đại bổ<br />
hoàn<br />
<br />
Hình 1: Tỷ lệ phần trăm các bài thuốc hay sử dụng trong bệnh viện.<br />
Phần lớn các bệnh viện sử dụng bài thuốc cổ phương, trong đó sử dụng nhiều là:<br />
Bát trân (60%); Lục vị địa hoàng hoàn (55%); tư âm bổ thận (45%); bổ thận dương<br />
(43%); thập toàn đại bổ (40%); đại tràng hoàn (38%).<br />
<br />
31<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016<br />
<br />
Hình 2: Tỷ lệ các bệnh viện có sản xuất thuốc YHCT.<br />
58% bệnh viện tự sản xuất thuốc YHCT. Điều này cho thấy các bệnh viện rất chú<br />
trọng công tác sản xuất nhằm hiện đại hóa thuốc YHCT, đáp ứng tốt hơn nhu cầu điều<br />
trị tại cơ sở. Việc sản xuất thuốc tại bệnh viện tạo điều kiện cho nghiên cứu ứng dụng<br />
các bài thuốc hay, điều trị hiệu quả.<br />
* Kết quả khảo sát quy mô sản xuất thuốc YHCT:<br />
Sản xuất quy mô lớn: 20,8%; sản xuất quy mô vừa: 12,5%; sản xuất quy mô nhỏ: 25,0%.<br />
(Ghi chú: sản xuất quy mô lớn là sản xuất > 25 loại chế phẩm; sản xuất quy mô vừa là<br />
sản xuất từ 10 - 15 loại chế phẩm; sản xuất quy mô nhỏ là sản xuất < 10 loại chế phẩm).<br />
Tùy thuộc vào quy mô của từng bệnh viện, số lượng thuốc sản xuất khác nhau.<br />
20,8% bệnh viện có lượng chế phẩm sản xuất nhiều (tập trung chủ yếu những bệnh<br />
viện lớn tuyến trung ương, bệnh viện hạng I). Đa số bệnh viện còn lại đều chỉ dừng lại<br />
ở quy mô nhỏ, do điều kiện cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị sản xuất bị hạn chế.<br />
* Kết quả khảo sát số lượng các chế phẩm YHCT tại bệnh viện YHCT:<br />
Bảng 2: Số lượng các chế phẩm sản xuất tại bệnh viện YHCT.<br />
Hạng bệnh viện<br />
<br />
Số ƣợng chế phẩm sản xuất<br />
<br />
Bệnh viện YHCT TW<br />
<br />
1<br />
<br />
37<br />
<br />
Bệnh viện Đa Khoa YHCT Hà Nội<br />
<br />
2<br />
<br />
35<br />
<br />
Bệnh viện YHCT tỉnh Bến Tre<br />
<br />
2<br />
<br />
28<br />
<br />
Bệnh viện YHCT TP. Hồ Chí Minh<br />
<br />
2<br />
<br />
27<br />
<br />
Bệnh viện YHCT Phạm Ngọc Thạch tỉnh Lâm Đồng<br />
<br />
3<br />
<br />
25<br />
<br />
Bệnh viện YHCT tỉnh Hưng Yên<br />
<br />
2<br />
<br />
15<br />
<br />
Bệnh viện YHCT tỉnh Bình Định<br />
<br />
3<br />
<br />
10<br />
<br />
Bệnh viện YHCT tỉnh Thái Bình<br />
<br />
2<br />
<br />
10<br />
<br />
Bệnh viện YHCT tỉnh Thanh Hóa<br />
<br />
3<br />
<br />
8<br />
<br />
Bệnh viện YHCT tỉnh Bắc Ninh<br />
<br />
3<br />
<br />
6<br />
<br />
Bệnh viện YHCT TP. Đà Nẵng<br />
<br />
3<br />
<br />
6<br />
<br />
Bệnh viện YHCT TP. Hải Phòng<br />
<br />
3<br />
<br />
6<br />
<br />
Bệnh viện YHCT tỉnh Lạng Sơn<br />
<br />
3<br />
<br />
3<br />
<br />
Bệnh viện YHCT tỉnh Yên Bái<br />
<br />
3<br />
<br />
3<br />
<br />
Tên bệnh viện YHCT<br />
<br />
32<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016<br />
<br />
Nhiều bệnh viện đã đầu tư cho sản xuất thuốc YHCT. Đa số các sản phẩm sản xuất<br />
tại bệnh viện đều có xuất xứ từ bài thuốc cổ phương hoặc từ công trình nghiên cứu khoa<br />
học của bệnh viện. Bệnh viện hạng I và hạng II sản xuất nhiều chế phẩm; còn bệnh<br />
viện hạng III chỉ sản xuất 3 - 10 chế phẩm. Do vậy, nên tập trung cơ sở vật chất cho<br />
các bệnh viện có đủ khả năng để sản xuất, phục vụ cho chính bệnh viện.<br />
<br />
Hình 3: Tỷ lệ chế phẩm YHCT hay được sản xuất tại bệnh viện.<br />
Các bệnh viện có đầy đủ trang thiết bị phục vụ công tác sản xuất một số chế phẩm<br />
sử dụng trong bệnh viện bao gồm: hoàn phong thấp (40%); bột ngâm trĩ (36%); cồn xoa<br />
bóp (50%); quy tỳ hoàn 38%; cao bát trân 35%. Ngoài ra, nhiều bệnh viện còn sản xuất<br />
các loại chế phẩm khác phục vụ điều trị trong bệnh viện dựa trên mô hình bệnh tật.<br />
80<br />
<br />
70.4<br />
<br />
70<br />
60<br />
50<br />
30<br />
<br />
40<br />
<br />
32.9<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
22.2<br />
<br />
30<br />
20<br />
10<br />
0<br />
Thuốc hoàn<br />
<br />
Thuốc viên nén<br />
<br />
Cao lỏng<br />
<br />
Chè thuốc<br />
<br />
Hình 4: Tỷ lệ các dạng thuốc hay sử dụng trong điều trị.<br />
Các dạng thuốc chế phẩm thường sử dụng trong bệnh viện tập trung ở 4 loại: thuốc<br />
hoàn; thuốc viên nén; cao lỏng; chè thuốc. Trong đó, 70,4% bệnh viện sử dụng dạng<br />
thuốc hoàn; 30% sử dụng viên nén; 32,9% sử dụng cao lỏng; 22,2% sử dụng thuốc<br />
dạng chè thuốc.<br />
<br />
33<br />
<br />