Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TIẾP NHẬN VÀ SỬ DỤNG MÁU<br />
TẠI BỆNH VIỆN ĐÀ NẴNG TRONG 5 NĂM TỪ 2005- 2009<br />
Nguyễn Hữu Thắng*, Trần Thị Thuý Hồng*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Tìm hiểu tình hình tiếp nhận và sử dụng máu trong 5 năm tại Bệnh viện Đà Nẵng nhằm chủ<br />
động đảm bảo việc cung cấp máu, chế phẩm máu cho điều trị.<br />
Phương pháp: Phân tích hồi cứu từ nguồn người hiến máu tình nguyện, cho máu người nhà và cho máu<br />
chuyên nghiệp tại BVĐN từ 1/2005 đến 12/2009. Phân tích sử dụng máu và chế phẩm máu trong 5 năm.<br />
Kết quả: Từ 2005-2009, tiếp nhận máu tại bệnh viện Đà Nẵng ngày càng tăng. 11.099 đơn vị năm 2005,<br />
19.014 đơn vị năm 2009. Trong đó chủ yếu là người hiến máu tình nguyện, năm 2005 chiếm 77,5% đến 2009<br />
đạt 99,5%. Lượng máu thu gom đáp ứng phần lớn nhu cầu máu trong cấp cứu và điều trị. Lượng máu và chế<br />
phẩm máu sử dụng rất lớn, 86.229 đơn vị trong 5 năm. Tỷ lệ sử dụng hồng cầu khối tăng từ 22,6% năm 2005<br />
lên 66,1% năm 2009. Các chế phẩm huyết tương tươi đông lạnh, khối tiểu cầu, tủa lạnh được sử dụng tăng dần.<br />
Kết luận: Trong 5 năm 2005 - 2009, tiếp nhận máu tại bệnh viện Đà nẵng tăng dần, trong đó chủ yếu là<br />
nguồn người hiến máu tình nguyện. Năm 2009 không còn người cho máu chuyên nghiệp. Lượng máu tiếp nhận<br />
bảo đảm phần lớn nhu cầu máu trong cấp cứu và điều trị. Sử dụng chế phẩm khối hồng cầu có xu hướng tăng<br />
dần theo năm.<br />
Từ khóa: Tiếp nhận và sử dụng máu.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
THE SITUATION OF BLOOD COLLECTION AND USE IN DA NANG HOSPITAL<br />
IN THE YEAR 2005-2009<br />
Nguyen Huu Thang, Tran Thi Thuy Hong<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 454 - 458<br />
Objective: Learn the receipt and use of blood in five years in Da Nang Hospital to actively ensure the supply<br />
of blood, blood products for treatment<br />
Methods: Retrospective analysis from volunteer blood donors, blood, family and professional blood donors in<br />
Da Nang Hospital from 1/2005 to 12/2009. Analysis using blood and blood products in 5 years<br />
Results: From 2005 - 2009, receiving blood at a hospital in Da Nang on the rise. 11099 units in 2005,<br />
19014 units in 2009. In the mostly volunteer blood donors, accounting for 77.5% in 2005 to 2009 reached 99.5%.<br />
The amount of blood collected to meet the need for blood in emergency and treatment. The amount of blood and<br />
blood products using very large, 86 229 units in five years. The rate of use of erythrocyte volume increased from<br />
22.6% in 2005 to 66.1% in 2009. The preparation of fresh frozen plasma, platelet volume, precipitated using cold<br />
ascending<br />
Conclusion: In 5 years from 2005 to 2009, receiving blood at a hospital in Da Nang increasing, which is<br />
mainly a source of volunteer blood donors. In 2009 no longer a professional blood donor. Ensure the blood receives<br />
blood in most emergency needs and treatment. Using preparations of red blood volume tends to increase gradually<br />
over the years<br />
<br />
* Khoa Huyết học Truyền máu Bệnh viện Đà nẵng<br />
Tác giả liên lạc: Nguyễn Hữu Thắng, ĐT: 0989078711,<br />
<br />
454<br />
<br />
Email: thangdrhhdn@yahoo.com.vn<br />
<br />
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Keywords: Reception and use of blood<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Truyền máu là một liệu pháp điều trị rất có<br />
hiệu quả trong nhiều bệnh lý và đã góp phần hỗ<br />
trợ quan trọng trong điều trị và bảo vệ sức khỏe<br />
cộng đồng. Trong những năm gần đây ngành<br />
Huyết học Truyền máu đã đạt được nhiều thành<br />
tích đáng kể trong phong trào vận động hiến<br />
máu tình nguyện và bảo đảm an toàn truyền<br />
máu. Tuy nhiên việc cung cấp máu cho điều trị<br />
vẫn chưa đáp ứng được hoàn toàn, nhu cầu máu<br />
cần cho điều trị ngày một tăng do sử dụng các<br />
phương pháp điều trị hiện đại, tăng các tai nạn<br />
trong sinh hoạt, lao động…<br />
Bệnh viện Đà Nẵng là một bệnh viện loại I<br />
với 1100 giường bệnh, có đầy đủ các chuyên<br />
khoa hệ Nội, Ngoại, Sản, Nhi và các chuyên<br />
khoa khác. Lượng máu tiếp nhận được bảo đảm<br />
cung cấp máu cho các khoa lâm sàng của bệnh<br />
viện Đà Nẵng, đồng thời còn cung cấp máu cho<br />
các bệnh viện trung ương, quân đội, các trung<br />
tâm y tế quận, huyện, các bệnh viện chuyên<br />
khoa khác nằm trên địa bàn thành phố nên nhu<br />
cầu sử dụng máu rất lớn, mỗi năm cần khoảng<br />
hơn 20000 đơn vị máu và chế phẩm.<br />
Để đảm bảo việc cung cấp máu chủ động<br />
cho điều trị thì việc tìm hiểu tình hình tiếp nhận<br />
và sử dụng máu trong những năm qua là hết<br />
sức cần thiết. Do vậy chúng tôi tiến hành thực<br />
hiện tổng kết này với mục tiêu: Đánh giá tình<br />
hình tiếp nhận và sử dụng máu tại Bệnh viện Đà<br />
nẵng trong 5 năm (2005- 2009).<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Tiếp nhận máu: Từ nguồn người hiến máu<br />
tình nguyện (HMTN), người cho máu chuyên<br />
nghiệp (CMCN), người nhà cho máu (NNCM)<br />
tại bệnh viện Đà Nẵng trong 5 năm từ tháng<br />
1/2005 đến tháng 12/2009.<br />
Sử dụng máu và chế phẩm máu: máu toàn<br />
phần (MTP), khối hồng cầu (KHC), huyết<br />
tương tươi đông lạnh (HTTĐL), khối tiểu cầu<br />
<br />
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học<br />
<br />
(KTC) và huyết tương giàu tiểu cầu (HTGTC),<br />
Tủa lạnh (TL).<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Sử dụng phương pháp nghiên cứu hồi cứu<br />
các số liệu tại phòng Truyền máu khoa Huyết<br />
học Truyền máu BVĐN.<br />
Kết quả được tính toán theo phương pháp<br />
thống kê y học.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Bảng 1. Lượng máu tiếp nhận được tại BVĐN (tính<br />
theo đơn vị máu 250ml )<br />
Nguồn<br />
Đơn vị<br />
HMTN<br />
%<br />
Đơn vị<br />
CMCN<br />
%<br />
Đơn vị<br />
NNCM<br />
%<br />
Tổng số (đơn vị)<br />
<br />
2005<br />
8 600<br />
77,5<br />
1 464,5<br />
13,2<br />
1 034,5<br />
9,3<br />
11 099<br />
<br />
2006<br />
10 544<br />
83,2<br />
919<br />
7,2<br />
1 216<br />
9,6<br />
12 679<br />
<br />
2007 2008 2009<br />
13 067 15 286 18 929<br />
88,9<br />
98,5<br />
99,5<br />
456<br />
33<br />
0<br />
3.1<br />
0,2<br />
0<br />
1 181 501<br />
85<br />
8,0<br />
1.3<br />
0,5<br />
14 704 15 820 19 014<br />
<br />
Nhận xét: So với năm 2005 thì trong năm<br />
2009 số đơn vị máu tiếp nhận được tăng 1,7 lần<br />
trong đó tỷ lệ máu tiếp nhận từ người HMTN<br />
tăng 220,1%, tỷ lệ máu tiếp nhận từ người<br />
CMCN giảm bằng 0% vào năm 2009.<br />
Bảng 2. Tình hình về độ tuổi, giới và cơ cấu người<br />
HMTN trong 5 năm<br />
Tuổi, Tuổi 18- 25 Tuổi 26 – 55<br />
Nam<br />
Nữ<br />
giới<br />
SL<br />
%<br />
SL<br />
%<br />
SL<br />
%<br />
SL<br />
%<br />
2005 7310 85 1290 15 5143 59,8 3457 40,2<br />
2006 8919 84,5 1634<br />
2007 12232 93,6 835<br />
2008 14033 91,8 1253<br />
2009 17036 89,6 1693<br />
<br />
15,5<br />
<br />
6643 63 3901<br />
<br />
37<br />
<br />
6,4<br />
<br />
8886 68 4181<br />
<br />
32<br />
<br />
8,2<br />
<br />
9935 64,9 5351 35,1<br />
<br />
10,4 12682 66,9 6247 33,1<br />
<br />
Nhận xét: Tỷ lệ người HMTN nam nhiều<br />
hơn nữ. Độ tuổi của người HMTN chủ yếu là<br />
thanh niên từ 18-25.<br />
Bảng 3. Cơ cấu nghề nghiệp của người HMTN<br />
trong 5 năm 2005-2009<br />
Nghề SINH VIÊN,<br />
HS<br />
<br />
CBCC<br />
<br />
LLVT<br />
<br />
NGHỀ<br />
KHÁC<br />
<br />
SL<br />
%<br />
SL<br />
%<br />
SL<br />
%<br />
SL<br />
%<br />
2005 3775 43,9 1145 13,3 1599 18,6 2081 24,2<br />
2006 4281 40,6 3153 29,9 1486 14,1 1624 15,4<br />
<br />
455<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
Nhận xét: Người HMTN chủ yếu là sinh<br />
viên - học sinh; cán bộ công chức và lực lượng<br />
vũ trang chiếm tỷ lệ thấp hơn những người có<br />
nghề nghiệp khác<br />
<br />
2007 5763 44,1 1973 15,1 1699 13 3632 27,8<br />
2008 7826 51,2 1650 12,1 2064 13,5 3546 23,2<br />
2009 10847 57,3 3047 16,1 1553 8,2 3482 18,4<br />
<br />
Bảng 4. Tình hình tiếp nhận máu theo các tháng trong năm<br />
Tháng<br />
2005<br />
2006<br />
2007<br />
2008<br />
2009<br />
TB<br />
<br />
1<br />
2<br />
3<br />
665 415 1070<br />
638 488 1274<br />
1463 769 1548<br />
1275 687 1609<br />
1351 2360 1526<br />
1078 944 1405<br />
<br />
4<br />
880<br />
975<br />
1275<br />
1282<br />
1658<br />
1214<br />
<br />
5<br />
620<br />
876<br />
1075<br />
1357<br />
2131<br />
1211<br />
<br />
6<br />
580<br />
640<br />
1225<br />
1280<br />
1730<br />
1091<br />
<br />
7<br />
510<br />
649<br />
1096<br />
937<br />
1069<br />
852<br />
<br />
8<br />
570<br />
799<br />
1055<br />
1456<br />
1338<br />
1043<br />
<br />
9<br />
880<br />
789<br />
1177<br />
1307<br />
1439<br />
1118<br />
<br />
10<br />
730<br />
1084<br />
1345<br />
1558<br />
1823<br />
1308<br />
<br />
11<br />
790<br />
4089<br />
916<br />
1325<br />
1395<br />
1103<br />
<br />
12<br />
890<br />
1193<br />
1764<br />
1745<br />
1193<br />
1357<br />
<br />
Bảng 5. Số lượng máu hủy trong 5 năm 2005-2009<br />
<br />
1500<br />
<br />
HBsAg nhanh<br />
<br />
SL thu<br />
gom<br />
<br />
DT<br />
<br />
%<br />
<br />
2005<br />
<br />
11 099<br />
<br />
1420<br />
<br />
12,80<br />
<br />
2006<br />
<br />
12 679<br />
<br />
1319<br />
<br />
10,40<br />
<br />
1000<br />
<br />
SLXN<br />
<br />
500<br />
0<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
6<br />
<br />
7<br />
<br />
8<br />
<br />
9<br />
<br />
10<br />
<br />
11<br />
<br />
12<br />
<br />
Lượng máu TB theo tháng<br />
<br />
Biểu đồ 2. Tình hình tiếp nhận máu theo các tháng<br />
trong năm<br />
<br />
DT<br />
<br />
%<br />
<br />
ELISA<br />
<br />
2007<br />
<br />
12663<br />
<br />
1170<br />
<br />
9,2<br />
<br />
14 704<br />
<br />
591<br />
<br />
4,02<br />
<br />
2008<br />
<br />
17011<br />
<br />
1223<br />
<br />
7,2<br />
<br />
15 820<br />
<br />
375<br />
<br />
2,37<br />
<br />
2009<br />
<br />
20277<br />
<br />
1201<br />
<br />
5,9<br />
<br />
19 014<br />
<br />
512<br />
<br />
2,69<br />
<br />
Nhận xét: Tỷ lệ máu hủy khi chưa có sàng<br />
lọc HBsAg trước lấy máu cao (12,8% ), tỷ lệ này<br />
giảm nhiều khi có XN sàng lọc HBsAg trước lấy<br />
máu ( 2,37%)<br />
<br />
Nhận xét: Lượng máu tiếp nhận theo các<br />
tháng trong năm còn khá biến động, cao nhất<br />
vào tháng 3 và các tháng cuối năm, thấp nhất<br />
vào các tháng 2, 7, 8.<br />
<br />
Bảng 6. Số lượng đơn vị máu, chế phẩm máu sử dụng theo năm<br />
Chế phẩm<br />
2005<br />
2006<br />
2007<br />
2008<br />
2009<br />
<br />
MTP<br />
<br />
HTTĐL<br />
<br />
KHC<br />
<br />
KTC<br />
<br />
TỦA LẠNH<br />
<br />
SL<br />
<br />
%<br />
<br />
SL<br />
<br />
%<br />
<br />
SL<br />
<br />
%<br />
<br />
SL<br />
<br />
%<br />
<br />
SL<br />
<br />
%<br />
<br />
8769<br />
8587<br />
7690<br />
6169<br />
6388<br />
<br />
69,8<br />
63,1<br />
46,5<br />
31,3<br />
26,9<br />
<br />
2559<br />
3400<br />
6160<br />
9330<br />
12439<br />
<br />
20,4<br />
25,0<br />
37,3<br />
47,2<br />
52,3<br />
<br />
1130<br />
1477<br />
2461<br />
4080<br />
4545<br />
<br />
9,0<br />
10,8<br />
14,9<br />
20,6<br />
19,1<br />
<br />
93<br />
117<br />
173<br />
111<br />
337<br />
<br />
0,7<br />
0,9<br />
1,0<br />
0,7<br />
1,4<br />
<br />
19<br />
21<br />
39<br />
67<br />
68<br />
<br />
0,2<br />
0,2<br />
0,2<br />
0,3<br />
0,3<br />
<br />
Nhận xét:<br />
- Trong 5 năm lượng máu và chế phẩm máu<br />
sử dụng khá lớn (86229). Số lượng máu và chế<br />
phẩm máu sử dụng tăng nhanh hàng năm, năm<br />
2009 tăng gần 2 lần năm 2005.<br />
- Máu toàn phần, khối hồng cầu, huyết<br />
tương tươi đông lạnh được sử dụng nhiều hơn,<br />
trong khi khối tiểu cầu, tủa lạnh sử dụng với tỷ<br />
lệ còn thấp.<br />
<br />
TS<br />
12 570<br />
13 602<br />
16 523<br />
19 757<br />
23 777<br />
<br />
Bảng 7. Tình hình sử dụng máu toàn phần và hồng<br />
cầu khối<br />
<br />
2005<br />
2006<br />
2007<br />
2008<br />
2009<br />
<br />
MÁU TOÀN<br />
PHẦN<br />
SL<br />
%<br />
8769<br />
77,4<br />
8587<br />
71,6<br />
7690<br />
55,5<br />
6169<br />
39,8<br />
6388<br />
33,9<br />
<br />
KHỐI HỒNG CẦU TỔNG SỐ<br />
SL<br />
2559<br />
3400<br />
6160<br />
9330<br />
12439<br />
<br />
%<br />
22,6<br />
28,4<br />
44,5<br />
60,2<br />
66,1<br />
<br />
11328<br />
11987<br />
13850<br />
15499<br />
18827<br />
<br />
Nhận xét: Tỷ lệ sử dụng khối hồng cầu tăng<br />
dần từ năm 2005 (22,6%) đến năm 2009 (66,1%),<br />
<br />
456<br />
<br />
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
trong khi máu toàn phần có xu hướng giảm dần<br />
từ 77,4 % (2005) xuống 33,9% (2009)<br />
14000<br />
12000<br />
10000<br />
8000<br />
<br />
MTP<br />
<br />
6000<br />
4000<br />
<br />
KHC<br />
<br />
2000<br />
0<br />
2005<br />
<br />
2006<br />
<br />
2007<br />
<br />
2008<br />
<br />
2009<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
và các đối tượng khác, trong đó tuổi thanh niên<br />
từ 18 – 25 chiếm đa số, nam giới nhiều hơn so<br />
với nữ. Tỷ lệ người HMTN nữ giới thấp hơn<br />
nam giới có lẽ do tâm lý nữ giới còn e ngại khi<br />
tham gia hiến máu hoặc các chỉ số cân nặng,<br />
huyết áp, và các chỉ số lâm sàng khác không đủ<br />
tiêu chuẩn.<br />
<br />
Lượng máu thu gom theo tháng trong năm<br />
Biểu đồ 3: Tỷ lệ sử dụng MTP và KHC<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Tình hình tiếp nhận máu<br />
- Lượng máu tiếp nhận tại BVĐN ngày càng<br />
tăng, từ 11099 đơn vị năm 2005 lên đến 19014<br />
đơn vị năm 2009, tăng 1,7 lần. Điều này cho thấy<br />
nhu cầu sử dụng máu ngày càng lớn do lượng<br />
bệnh nhân ngày càng tăng cao, đồng thời các<br />
bệnh viện triển khai nhiều kỹ thuật mới trong<br />
điều trị. Theo báo cáo của Viện Huyết học<br />
Truyền máu Trung ương, tiếp nhận máu năm<br />
2009 tại Trung tâm truyền máu Huế là 18425<br />
đơn vị, TTTM Cần thơ 26230 đv, TTTM Hải<br />
phòng 8302 đv, TTTM Thái nguyên 4530 đv.<br />
- Lượng máu thu gom từ nguồn người cho<br />
máu chuyên nghiệp ngày càng giảm dần từ<br />
13% (năm 2005) xuống còn 0 % (năm 2009).<br />
Đồng thời lượng máu từ nguồn người cho<br />
máu tình nguyện tăng lên đáng kể từ 77,5%<br />
(năm 2005) đến 99,5% (năm 2009). Theo báo<br />
cáo kết quả thu gom máu toàn quốc của Viện<br />
Huyết học Truyền máu Trung ương, trong<br />
năm 2009 tỷ lệ người hiến máu tình nguyện<br />
đạt 74,3%, người nhà cho máu 6,5%, người<br />
cho máu chuyên nghiệp vẫn còn 19%. Qua 5<br />
năm 2005-2009 phong trào hoạt động hiến<br />
máu tình nguyện tại Thành phố Đà Nẵng đã<br />
phát triển rất mạnh, hiến máu tình nguyện đã<br />
thực sự là nguồn máu chủ yếu và bền vững.<br />
Điều đó chứng tỏ công tác vận động hiến máu<br />
nhân đạo tại địa phương đạt hiệu quả cao.<br />
<br />
Về độ tuổi, giới và cơ cấu người HMTN<br />
Người HMTN chủ yếu là sinh viên học sinh,<br />
tiếp đến là cán bộ công chức, lực lượng vũ trang<br />
<br />
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học<br />
<br />
Có nhiều biến động, tùy thuộc vào nhu cầu<br />
sử dụng và nguồn người hiến máu. Lượng máu<br />
tiếp nhận cao nhất vào dịp tháng 3 và các tháng<br />
cuối năm. Thấp nhất vào dịp Tết (tháng 1, 2) và<br />
Hè (tháng 7, 8). Vào dịp này sinh viên học sinh<br />
nghỉ dài ngày nên ảnh hưởng đến việc tiếp nhận<br />
máu. Ban Chỉ đạo vận động HMTN đã rút kinh<br />
nghiệm và phân bố lại lịch lấy máu cho các đơn<br />
vị cơ quan, xí nghiệp, doanh nghiệp, hội Chữ<br />
thập đỏ các quận huyện vào các dịp Tết và Hè.<br />
<br />
Số lượng máu hủy<br />
Lượng máu hủy do nhiễm các bệnh lý lây<br />
qua đường truyền máu là khá cao trong những<br />
năm 2005, 2006 (12,8%). Từ tháng 2 năm 2007 đã<br />
triển khai xét nghiệm sàng lọc viêm gan B trước<br />
lấy máu nên lượng máu hủy giảm còn 2,37%.<br />
Theo Nguyễn Đức Thuận 2005 (VHHTMTU) sàng<br />
lọc viêm gan B trước lấy máu loại 8,77% người có<br />
HBsAg +, sau sàng lọc ELISA tỷ lệ hủy máu là<br />
3,58%.<br />
<br />
Số lượng đơn vị máu, chế phẩm máu sử<br />
dụng trong các năm<br />
Nhu cầu sử dụng máu và chế phẩm máu<br />
ngày càng nhiều, trong 5 năm lượng máu và chế<br />
phẩm máu sử dụng khá lớn (86229 đơn vị). Số<br />
lượng máu và chế phẩm máu sử dụng tăng<br />
nhanh hàng năm, năm 2009 tăng gần 2 lần năm<br />
2005 do số lượng bệnh nhân ngày càng tăng, BV<br />
ứng dụng các kỹ thuật cao trong điều trị như<br />
mổ tim, ghép tạng, điều trị các bệnh ung thư,<br />
các bệnh lý mạn tính, tình trạng tai nạn giao<br />
thông, tai nạn lao động tăng cao, hơn nữa<br />
BVĐN còn là trung tâm phẫu thuật lớn thu<br />
dung và điều trị nhiều bệnh nhân tại các tỉnh lân<br />
cận.<br />
<br />
457<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
Tình hình sử dụng các loại chế phẩm máu<br />
Hiện đã có nhiều thay đổi, khối hồng cầu<br />
được sử dụng có xu hướng tăng dần từ 22,6%<br />
(năm 2005) lên 66,1 % (2009). Sử dụng máu toàn<br />
phần giảm dần từ 77,4% (năm 2005) xuống<br />
33,9% (2009). Tuy vậy tình trạng sử dụng MTP<br />
vẫn còn chiếm tỉ lệ cao so với các bệnh viện khác<br />
trong nước. Tại BV Bạch Mai, sử dụng MTP<br />
chiếm 9%, BV Chợ Rẫy MTP < 5%. Kết quả này<br />
cho thấy việc sử dụng máu của BVĐN đã có<br />
nhiều tiến bộ nhưng cần có những biện pháp để<br />
thực hiện truyền chế phẩm máu cao hơn nữa để<br />
hoàn toàn phù hợp với quan điểm truyền máu<br />
hiện đại, vừa an toàn vừa tiết kiệm.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
<br />
- Tình trạng sử dụng MTP vẫn còn cao, cần<br />
có những lớp tập huấn bổ sung về an toàn<br />
truyền máu, về quan điểm truyền máu hiện đại:<br />
truyền máu từng phần, cần gì truyền nấy, không<br />
cần không truyền, hiệu quả, an toàn và tiết<br />
kiệm.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
5.<br />
<br />
Từ những kết quả nghiên cứu trên chúng tôi<br />
rút ra một số kết luận sau:<br />
- Lượng máu tiếp nhận tại BVĐN ngày<br />
càng tăng, từ 11099 đơn vị năm 2005 lên đến<br />
19014 đơn vị năm 2009. Số lượng máu được<br />
tiếp nhận từ nguồn HMTN tăng từ 77,5%<br />
(năm 2005) đến 99,5% (năm 2009), chủ yếu là<br />
thanh niên từ 18-25, nguồn CMCN giảm<br />
nhiều, đến năm 2009 còn 0%.<br />
- Tỷ lệ máu hủy do các bệnh lây truyền qua<br />
đường máu giảm từ 12,8% xuống 2,37%.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
8.<br />
9.<br />
10.<br />
<br />
Bùi Thị Mai An (2004). Tình hình sử dụng máu tại các khoa lâm<br />
sàng Bệnh viện Bạch Mai 2000-2003. Y học thực hành số 497:<br />
126.<br />
Đỗ Trung Phấn (2000). An toàn truyền máu, nhà xuất bản khoa<br />
học và kỹ thuật. Hà Nội: 218.<br />
Hoàng Văn Phóng và Cs (2010). Tình hình hiến máu tình<br />
nguyện ở Hải Phòng trong 5 năm. 2005-2009. Y học Việt Nam<br />
số 37: 482-490.<br />
Lê Thị Tám (2004). Tình hình thu gom máu tại BVĐK tỉnh<br />
Thanh Hoá 1994-2003. Y học thực hành số 497.<br />
Mai Văn Tư (2003). Nghiên cứu tình hình bảo quản, sử dụng<br />
máu và sản phẩm máu của viện HH-TM tại 2 cơ sơ điều trị BVĐK tỉnh Hà Nam và BVHN Hà Nội. Luận văn Thạc sỹ Y học,<br />
Đại học Y Hà Nội.<br />
Nguyễn Chí Tuyển (2004). Kết quả sơ bộ tình hình thu gom<br />
máu và xét nghiệm sàng lọc các bệnh nhiễm trùng qua đường<br />
truyền máu trong toàn quốc và tại viện HH-TM trung ương. Y<br />
học thực hành số 497.<br />
Nguyễn Ngọc Minh (2005). Chỉ định sử dụng máu và chế phẩm<br />
máu, An toàn truyền máu lâm sàng.<br />
Phan Bích Liên (2004). Truyền máu tại bệnh viên Chợ Rẫy 19972004. Y học thực hành số 497: 222.<br />
Trương Thị Kim Dung (2008). Tình hình thu nhận và cung cấp<br />
máu tại TP HCM 2001-2007. Y học Việt nam số 334: 569- 578.<br />
Viện Huyết học Truyền máu Trung ương (2009). Tình hình<br />
cung cấp, sử dụng máu 2009 và kế hoạch cung cấp máu năm<br />
2010 trong toàn quốc: 1-8.<br />
<br />
- Số lượng máu sử dụng tại BVĐN là rất lớn<br />
và có xu hướng tăng nhanh hàng năm.<br />
<br />
458<br />
<br />
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học<br />
<br />