T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2018<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TỬ VONG TRƯỚC VIỆN TRONG 5 NĂM<br />
(TỪ NĂM 2013 ĐẾN 2017) TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103<br />
Mai Xuân Hiên1; Bùi Văn Mạnh1<br />
Phạm Thái Dũng1; Tô Vũ Khương1<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: xác định nguyên nhân gây tử vong trước viện của bệnh nhân quân tại Bệnh viện<br />
Quân y 103 và đánh giá tình trạng cấp cứu, vận chuyển ở tuyến trước. Đối tượng và phương pháp:<br />
nghiên cứu hồi cứu, thống kê số liệu trên bệnh án bệnh nhân quân được chuyển đến Bệnh<br />
viện Quân y 103 trong 5 năm gần đây (từ tháng 1 - 2013 đến 12 - 2017). Kết quả: 20 bệnh<br />
nhân quân tử vong trước viện trong 5 năm, 80% trong độ tuổi 31 - 60, sỹ quan cấp úy 55%, sỹ quan<br />
cấp tá 35%, hạ sỹ quan 10%. Nguyên nhân tử vong trước viện chủ yếu do tai nạn (50%), bệnh lý<br />
nội khoa (20%) và không rõ nguyên nhân (30%). Ngừng tim ở nơi xảy ra tai nạn 55%, trên<br />
đường vận chuyển 25%. Phương tiện vận chuyển chủ yếu bằng xe cứu thương (85%), phương<br />
tiện khác 15%. 100% nạn nhân được cấp cứu cơ bản tại chỗ nơi xảy ra tai nạn do có hệ thống<br />
quân, dân y kết hợp. Cấp cứu ngừng tim phổi chủ yếu bằng phương pháp ép tim tại chỗ.<br />
Chẩn đoán của tuyến trước phù hợp với bệnh viện có tỷ lệ cao (60%), không phù hợp 30%,<br />
phù hợp một phần 10%. Kết luận: nguyên nhân tử vong trước viện của bệnh nhân quân chủ<br />
yếu do tai nạn, bệnh lý nội khoa chiếm tỷ lệ thấp. Nạn nhân được cấp cứu cơ bản tại chỗ nơi<br />
xảy ra tai nạn do hệ thống quân, dân y kết hợp. Phương tiện vận chuyển được đảm bảo tốt,<br />
chủ yếu bằng xe cứu thương quân y hoặc dân y. Chẩn đoán của tuyến trước hầu hết phù hợp<br />
với bệnh viện.<br />
* Từ khóa: Tử vong trước bệnh viện; Cấp cứu ngừng tim phổi.<br />
<br />
Evaluating the Situation of Pre-hospital Death of Military Patients<br />
in 5 Years (from 2013 to 2017) in 103 Military Hospital<br />
Summary<br />
Objectives: To determine some causes of pre-hospital death of military patients in<br />
103 Military Hospital and evaluate pre-hospital situation of emergency care and transportation.<br />
Subjects and methods: A retrospective study, data were collected from medical records of<br />
military patients who were transferred to 103 Military Hospital in five years, from 1 - 2013 to<br />
12 - 2017. Results: 20 military patients with pre-hospital death in five years, aged 31 - 60 (80%),<br />
company grade officers (55%), field-grade officers (35%), noncommissioned officers (10%).<br />
The leading cause of pre-hospital death was accidents (50%), internal diseases (20%) and idiopathic<br />
diseases (30%). Cardiac arrest took place at site where the accidents occurred accounted for 55%,<br />
and during transportation was 25%. Mode of transport was mainly ambulance (85%) and the<br />
others (15%). All of the patients were given basic emergency care at site by the civilian and<br />
1. Bệnh viện Quân y 103<br />
Người phản hồi (Corresponding): Phạm Thái Dũng (dzungdocfor@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 06/09/2018; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 31/10/2018<br />
Ngày bài báo được đăng: 21/11/2018<br />
<br />
64<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2018<br />
military medical system. CPR was mainly chest compression at site. 60% of diagnosis of pre-hospital<br />
lines was similar to the hospital, unsuitable 30% and partly suitable 10%. Conclusion: The leading<br />
cause of pre-hospital death was accidents, internal diseases accounted for the lower rate.<br />
The patients were given emergency care at site by the civilian and military medical system.<br />
Means of transport was good, and mainly ambulance by either the military or civilian. 60% of<br />
diagnosis of pre-hospital lines was similar to the hospital.<br />
* Keywords: Pre-hospital death; Respiratory resuscitation.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Đột tử, đột qụy do tai nạn nặng gây tử<br />
vong trước khi đến bệnh viện là một vấn<br />
đề đang được các cấp, các ngành y tế<br />
hết sức quan tâm. Hệ thống cấp cứu<br />
trước bệnh viện hiện nay chưa được tổ<br />
chức chặt chẽ, thiếu về phương tiện cấp<br />
cứu. Vì vậy, hiệu quả cấp cứu còn thấp,<br />
tỷ lệ tử vong trước viện cao. Đã có nhiều<br />
công trình nghiên cứu về cơ cấu tử vong<br />
trước bệnh viện, nhưng đánh giá khách<br />
quan tình hình cấp cứu bước đầu và xác<br />
định nguyên nhân tử vong ở các tuyến<br />
quân y vẫn chưa đầy đủ. Vì vậy, chúng tôi<br />
nghiên cứu đề tài này nhằm:<br />
<br />
* Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân (BN): BN<br />
là quân nhân tử vong trước bệnh viện do<br />
nhiều nguyên nhân khác nhau.<br />
* Tiêu chuẩn loại trừ: BN đến viện sau<br />
thời gian mới tử vong.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
Thiết kế nghiên cứu: hồi cứu, thống kê<br />
số liệu.<br />
* Xác định nguyên nhân gây tử vong<br />
trước viện:<br />
- Tuổi, giới, nghề nghiệp, thời gian<br />
vào viện, nơi chuyển đến Bệnh viện<br />
Quân y 103, nơi chuyển đến Khoa Hồi sức<br />
Cấp cứu.<br />
- Phân loại BN tử vong trước viện theo<br />
nguyên nhân.<br />
<br />
- Xác định nguyên gây tử vong trước<br />
viện của nạn nhân là quân nhân tại<br />
Bệnh viện Quân y 103 trong 5 năm từ<br />
2013 đến 2017.<br />
<br />
- Chẩn đoán tuyến trước và tại bệnh<br />
viện.<br />
<br />
- Đánh giá tình trạng cấp cứu và vận<br />
chuyển ở tuyến trước.<br />
<br />
- Khai thác nguyên nhân tử vong qua<br />
người hộ tống và người nhà.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu.<br />
Nạn nhân là quân nhân được chuyển đến<br />
Bệnh viện Quân y 103 trong 5 năm gần đây.<br />
Thời gian nghiên cứu từ tháng 1 - 2013<br />
đến 12 - 2017.<br />
<br />
* Đánh giá tình trạng cấp cứu và vận<br />
chuyển ở tuyến trước:<br />
- Thực trạng BN đến cấp cứu.<br />
- Ưu, nhược điểm trong công tác cấp<br />
cứu.<br />
* Xử lý số liệu: theo phương pháp thống<br />
kê y học.<br />
65<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2018<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br />
BÀN LUẬN<br />
1. Xác định nguyên nhân gây tử vong<br />
trước bệnh viện.<br />
Bảng 1: Tuổi và giới nạn nhân tử vong<br />
trước bệnh viện.<br />
Nhóm<br />
tuổi<br />
<br />
Nam<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
Số<br />
lượng<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
(%)<br />
<br />
Số<br />
lượng<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
(%)<br />
<br />
Số<br />
Tỷ lệ<br />
lượng (%)<br />
<br />
18 - 30<br />
<br />
4<br />
<br />
20<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
4<br />
<br />
20<br />
<br />
31 - 40<br />
<br />
6<br />
<br />
30<br />
<br />
3<br />
<br />
15<br />
<br />
9<br />
<br />
45<br />
<br />
41 - 60<br />
<br />
7<br />
<br />
35<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
7<br />
<br />
35<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
17<br />
<br />
85<br />
<br />
3<br />
<br />
15<br />
<br />
20<br />
<br />
100<br />
<br />
Nạn nhân tử vong hầu hết trong độ<br />
tuổi 31 - 40. Đây là lứa tuổi lao động và<br />
công tác chủ yếu trong quân đội. Tỷ lệ<br />
nam gấp gần 6 lần nữ. Tỷ lệ tử vong nữ ít<br />
hơn nam, do cơ cấu biên chế trong quân<br />
đội chủ yếu là nam.<br />
* Phân bố theo quân hàm:<br />
Hạ sỹ quan: 2 BN (10%); sỹ quan cấp<br />
úy: 11 BN (55%); sỹ quan cấp tá: 7 BN<br />
(35%). Nạn nhân gặp chủ yếu là sỹ quan<br />
cấp úy, tiếp theo là sỹ quan cấp tá, ít gặp<br />
hạ sỹ quan. Điều này phù hợp với lứa tuổi<br />
31 - 40 chiếm tỷ lệ cao.<br />
* Nguyên nhân tử vong trước bệnh viện:<br />
Tai nạn pháo nổ: 6 BN (30%); tai nạn<br />
giao thông: 2 BN (10%); tai nạn lao động:<br />
1 BN (5%); đuối nước, điện giật: 1 BN<br />
(5%); không rõ nguyên nhân: 6 BN (30%);<br />
ung thư giai đoạn cuối: 2 BN (10%); bệnh<br />
mạn tính: 1 BN (5%); thắt cổ: 1 BN (5%).<br />
Nguyên nhân tử vong trước viện thường<br />
gặp do tai nạn (50%), bao gồm tai nạn<br />
do pháo nổ, lao động, tai nạn giao thông,<br />
66<br />
<br />
đuối nước, điện giật. Không rõ nguyên nhân<br />
chiếm 30%, khả năng do bệnh lý tim mạch,<br />
đột tử, đột quỵ não. Những BN này tử<br />
vong trước khi đến viện nên khó xác định<br />
được nguyên nhân. Ung thư giai đoạn cuối<br />
chiếm 10%. Những BN này thường nằm ở<br />
nhà và tử vong trước khi đến bệnh viện.<br />
Tử vong do thắt cổ nguyên nhân chính do<br />
rối loạn tâm thần.<br />
* Địa điểm ngừng tim:<br />
Tại nơi xảy ra tai nạn: 11 BN (55%);<br />
trên đường vận chuyển: 5 BN (25%); tại nhà:<br />
3 BN (15%); tại đơn vị: 1 BN (5%).<br />
Ngừng tim thường gặp ở nơi xảy ra tai<br />
nạn và trên đường vận chuyển, ít gặp tại<br />
đơn vị. Ngừng tim tại nơi xảy ra tai nạn<br />
chiếm tỷ lệ cao, do tổn thương nặng gây<br />
tử vong ngay. Ngừng tim trên đường vận<br />
chuyển chiếm tỷ lệ khá cao, do phương<br />
tiện theo dõi khó khăn cũng như trang<br />
thiết bị cấp cứu còn hạn chế.<br />
2. Đánh giá tình trạng xử trí cấp cứu<br />
tại tuyến trước.<br />
* Tình hình sơ cứu trước bệnh viện:<br />
Sơ cứu bước đầu tại nơi xảy ra tai<br />
nạn: 100% (10 BN); cấp cứu tại quân y<br />
đơn vị tuyến trước: 100% (20 BN); cấp<br />
cứu cơ bản tại các bệnh viện quân y<br />
tuyến trước: 25% (5 BN); không BN nào<br />
không được cấp cứu. Hầu hết nạn nhân<br />
quân được cấp cứu cơ bản tại chỗ nơi<br />
xảy ra tai nạn do hệ thống quân, dân y kết<br />
hợp trong thời bình, đặc biệt tai nạn giao<br />
thông hoặc tai nạn do pháo nổ. Trường<br />
hợp tử vong do tai nạn hoặc ở nhà và<br />
đơn vị được chuyển thẳng đến bệnh viện,<br />
rất ít qua bệnh viện quân y tuyến trước.<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2018<br />
* Phương tiện vận chuyển:<br />
Phương tiện vận chuyển nạn nhân<br />
được đảm bảo bằng xe cứu thương quân<br />
đội (15 BN = 75%); xe cứu thương 115<br />
(2 BN = 10%); xe taxi chỉ gặp trong tai nạn<br />
giao thông (2 BN = 10%); phương tiện<br />
khác (xe ô tô tải hoặc xe con) gặp rất ít<br />
(1 BN = 5%).<br />
<br />
- BN tử vong hầu hết trong độ tuổi<br />
31 - 60 (80%), thường gặp sỹ quan cấp úy<br />
(55%), sỹ quan cấp tá (35%), ít gặp hạ sỹ<br />
quan (10%).<br />
- Địa điểm xảy ra ngừng tim thường<br />
gặp ở nơi xảy ra tai nạn và trên đường<br />
vận chuyển.<br />
<br />
Số lượng<br />
(n = 20)<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
- Phương tiện vận chuyển được đảm<br />
bảo tốt, chủ yếu bằng xe cứu thương<br />
quân y hoặc dân y.<br />
<br />
Thổi ngạt, úp masque,<br />
bóp bóng ambu<br />
<br />
18<br />
<br />
90<br />
<br />
* Đánh giá tình trạng cấp cứu vận<br />
chuyển tuyến trước:<br />
<br />
Đặt nội khí quản<br />
<br />
2<br />
<br />
10<br />
<br />
Ép tim ngoài lồng ngực<br />
đúng cách<br />
<br />
19<br />
<br />
95<br />
<br />
Dùng thuốc vận mạch<br />
<br />
14<br />
<br />
70<br />
<br />
Bảng 2: Các biện pháp cấp cứu.<br />
Biện pháp cấp cứu<br />
<br />
- Nạn nhân được cấp cứu cơ bản tại<br />
chỗ nơi xảy ra tai nạn do hệ thống quân,<br />
dân y kết hợp (100%).<br />
- Thời gian đưa nạn nhân tới trung tâm<br />
cấp cứu nhanh, kịp thời.<br />
<br />
Hầu hết nạn nhân được cấp cứu bằng<br />
phương pháp ép tim tại chỗ. Các biện<br />
pháp hồi sức hô hấp (thổi ngạt, úp masque,<br />
bóp bóng ambu…) không được chú trọng.<br />
Kỹ thuật ép tim thường không đúng<br />
phương pháp, do vậy ít hiệu quả. Quá<br />
trình vận chuyển và kiểm soát các chức<br />
phận sống trên xe gặp khó khăn do thiếu<br />
phương tiện theo dõi.<br />
<br />
- Kỹ thuật cấp cứu ngừng tim phổi chủ<br />
yếu bằng phương pháp ép tim tại chỗ.<br />
Các biện pháp hồi sức hô hấp như thổi ngạt,<br />
úp masque, bóp bóng ambu chưa được<br />
chú trọng. Kỹ thuật ép tim thường không<br />
đúng phương pháp, do vậy ít hiệu quả.<br />
<br />
* Sự phù hợp chẩn đoán tuyến trước<br />
với bước đầu tại bệnh viện:<br />
<br />
KIẾN NGHỊ<br />
<br />
Chẩn đoán phù hợp sau ngừng tim ở<br />
tuyến trước với bước đầu tại bệnh viện<br />
chiếm tỷ lệ cao (12 BN = 60%); không<br />
phù hợp chiếm tỷ lệ thấp (6 BN = 30%);<br />
phù hợp một phần (2 BN = 10%).<br />
<br />
Qua cấp cứu BN tử vong trước viện<br />
trong 5 năm, chúng tôi có kiến nghị cần<br />
triển khai ngay những biện pháp cấp thiết<br />
bao gồm:<br />
<br />
- Phù hợp chẩn đoán của tuyến trước<br />
với bệnh viện chiếm tỷ lệ cao (60%).<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
<br />
- Phổ cập kỹ thuật cấp cứu ngừng tim<br />
phổi cho mọi quân nhân theo hướng dẫn<br />
mới.<br />
<br />
* Nguyên nhân tử vong BN quân trước<br />
viện: chủ yếu do tai nạn (50%), các bệnh lý<br />
nội khoa 20% và không rõ nguyên nhân 30%:<br />
<br />
- Tăng cường trang bị kỹ thuật cấp cứu<br />
cho các tuyến cơ sở, đặc biệt các phương<br />
tiện hồi sức hô hấp.<br />
67<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2018<br />
- Khi có tai nạn xảy ra cần đánh giá<br />
hiện trường, tổ chức đưa nạn nhân ra<br />
khỏi vùng nguy hiểm. Đánh giá nhanh BN,<br />
xử lý cấp cứu cơ bản: đường thở, hô hấp,<br />
huyết động, cố định cột sống cổ, cầm máu,<br />
giảm đau, cố định xương gãy… để có biện<br />
pháp xử trí đúng và kịp thời.<br />
- Các bệnh cấp cứu nội khoa: tim mạch,<br />
đột quỵ não… cần kiểm tra định kỳ và có<br />
biện pháp dự phòng sớm.<br />
- Cấp cứu ngoại khoa cần được phân<br />
loại sớm và xử lý cơ bản ngay ở cơ sở<br />
y tế gần nhất, tránh vận chuyển xa.<br />
- Quá trình tiếp cận, xử trí, vận chuyển<br />
phải có thông tin về khoa cấp cứu bệnh<br />
viện khu vực để kịp thời ứng phó.<br />
<br />
viện Quân y 103 năm 2016 - 2017. Kỷ yếu<br />
chào mừng 10 năm ngày truyền thống<br />
Khoa Cấp cứu Bệnh viện Quân y 103. 2018,<br />
tr.13-20.<br />
2. Đỗ Ngọc Sơn và CS. Đặc điểm lâm<br />
sàng BN ngừng tuần hoàn ngoại viện vào<br />
Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí<br />
Y học Việt Nam. 2016, 3, tr.3-7.<br />
3. Bryan McNally, Rachel Robb, Monica<br />
Mehta. Out-of hospital cardiac arrest surveillance cardiac arrest registry to enhance survival<br />
st<br />
(CARES). United States, October 1 , 2005 st<br />
December 31 , 2010. Morbidity and Morbidity<br />
Weekly Report. Surveillance Summaries. 2011,<br />
60 (8).<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
4. Drezner J.A et al. Outcomes from<br />
sudden cardiac arrest in US high schools:<br />
A 2 year prospective study from the national<br />
registry for AED use in sports. Br Sport Med.<br />
2013, 47 (18), pp.1179-1183.<br />
<br />
1. Phạm Quốc Huy, Phạm Văn Tiến và<br />
CS. Đánh giá kết quả cấp cứu BN ngừng tuần<br />
hoàn trước bệnh viện tại Khoa Cấp cứu, Bệnh<br />
<br />
5. Grubb N.R, Elton R.A, Fox K.A. Inhospital mortality after out-of-hospital cardiac<br />
arrest. Lancet. 1995, 346 (8972), pp.417-421.<br />
<br />
68<br />
<br />