Nguyễn Kim Lương<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
81(05): 161 - 167<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ TỔN THƯƠNG MẮT<br />
Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2<br />
Nguyễn Kim Lương*<br />
Bệnh viện Đa khoa TƯ Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu nghiên cứu: xác định tổn thương mắt ở bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) typ2 điều trị tại<br />
BVĐKTƯ Thái Nguyên.<br />
Tìm hiểu một số yếu tố liên quan tới biến chứng mắt ở bệnh nhân ĐTĐ typ2 .<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 170 bệnh nhân được chẩn đoán là ĐTĐ typ 2, điều trị nội<br />
trú và ngoại trú tại khoa Nội tiết- Hô hấp và khoa Khám bệnh BVĐKTƯ Thái Nguyên. Thiết kế<br />
nghiên cứu mô tả, cắt ngang.<br />
Kết quả: Tổn thương mắt ở bệnh nhân ĐTĐ typ2 thể hiện: 60,59% giảm thị lực, trong đó có<br />
30,59% có thị lực thấp và 11,18% mất thị lực; 52,94% đục thuỷ tinh thể; 22,94% có bệnh võng<br />
mạc ĐTĐ, trong đó giai đoạn bệnh võng mạc ĐTĐ không tăng sinh chiếm tỷ lệ cao nhất (56,41%).<br />
Tổn thương mắt và các yếu tố liên quan:<br />
+ Tuổi càng cao tỷ lệ tổn thương võng mạc càng tăng; Tuổi bệnh ≤ 5 năm tổn thương võng mạc<br />
20,22%, tuổi bệnh ≥ 16 tổn thương đến 40%;<br />
+ Kiểm soát glucose máu kém thì tỷ lệ tổn thương mắt càng nhiều, nhóm bệnh nhân có glucose<br />
máu < 10 mmol/l có tổn thương võng mạc 11,54%, glucose máu ≥ 16,5 mmol/l tỷ lệ tổn thương<br />
võng mạc là 62,96%.<br />
+ Rối loạn chuyển hoá lipid: Trong số 32,94% bệnh nhân tăng cholesterol có 54,14% tổn thương<br />
võng mạc; trong số 15,29% có giảm HDL-C thì có tới 84,62% trong số họ có tổn thương võng mạc.<br />
Từ khoá: Đái tháo đường typ2, bệnh võng mạc đái tháo đường, glucose, cholesterol, đục thuỷ<br />
tinh thể<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một nhóm các bệnh<br />
chuyển hoá có đặc điểm là tăng glucose máu,<br />
hậu quả của sự thiếu hụt bài tiết insulin,<br />
khiếm khuyết trong hoạt động của insulin hoặc<br />
cả hai. Tăng glucose mạn tính thường kết hợp<br />
với sự huỷ hoại, sự rối loạn chức năng và sự<br />
suy yếu chức năng của nhiều cơ quan đặc biệt<br />
là mắt, tim, thần kinh và mạch máu.<br />
Bệnh đái tháo đường đã, đang và sẽ là gánh<br />
nặng cho nền kinh tế, xã hội của cả thế giới<br />
vào thế kỷ XXI. Gánh nặng về bệnh tật và tử<br />
vong, gánh nặng về chi phí xã hội. Đặc biệt là<br />
đái tháo đường typ 2 vì sự phát triển của bệnh<br />
luôn gắn với sự gia tăng của biến chứng mạn<br />
tính. Bệnh đái tháo đường gây nhiều biến<br />
chứng: mắt, tim mạch, thận, thần kinh. Trong<br />
đó biến chứng mắt rất hay gặp, tại thời điểm<br />
chẩn đoán lâm sàng người bệnh đái tháo<br />
đường phần lớn đã có biến chứng, trong đó<br />
*<br />
<br />
Tel: 0982852165<br />
<br />
bệnh võng mạch (VM) có tới 35%, bệnh thần<br />
kinh ngoại biên 12%, protein niệu 2,1%.<br />
Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của<br />
việc phát hiện sớm các biến chứng đặc biệt<br />
biến chứng mắt trong bệnh đái tháo đường.<br />
Đồng thời góp phần vào việc có thái độ xử lý<br />
kịp thời, tránh những hậu quả nặng nề do đái<br />
tháo đường, chúng tôi tiến hành nghiên cứu<br />
đề tài: “Đánh giá tổn thương mắt ở bệnh<br />
nhân đái tháo đường typ 2” nhằm mục tiêu:<br />
1. Xác định tổn thương mắt ở bệnh nhân đái<br />
tháo đường typ 2 điều trị tại BVĐKTW<br />
Thái Nguyên.<br />
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan tới biến<br />
chứng mắt ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Gồm 170 bệnh nhân vào khám được chẩn<br />
đoán là ĐTĐ typ 2, điều trị ngoại trú và<br />
nội trú tại khoa Khám bệnh và khoa Nội<br />
161<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Kim Lương<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
tiết - hô hấp bệnh viện Đa khoa Trung<br />
ương Thái Nguyên.<br />
- Thời gian từ tháng 6/ 2009 đến tháng 6/<br />
2010.<br />
- Địa điểm khoa Nội tiết - hô hấp, khoa<br />
Khám bệnh - Bệnh viện Đa khoa Trung ương<br />
Thái Nguyên.<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Chúng tôi chọn được 170 bệnh nhân đáp ứng<br />
với tiêu chuẩn chọn mẫu như sau:<br />
* Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ (WHO, 1998):<br />
Dựa vào 1 trong 3 tiêu chuẩn:<br />
- Glucose huyết tương bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l<br />
kết hợp với các triệu chứng tăng Glucose<br />
huyết tương.<br />
- Glucose huyết lúc đói ≥ 7 mmol/l.<br />
- Glucose huyết tương 2 giờ sau nghiệm pháp<br />
dung nạp glucose ≥ 11,1 mmol/l.<br />
Chẩn đoán chắc chắn khi kết quả được lặp lại<br />
1 - 2 lần trong những ngày sau đó.<br />
<br />
81(05): 161 - 167<br />
<br />
- Triệu chứng lâm sàng:<br />
+ Đái nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, gầy<br />
nhiều...<br />
+ Thời gian phát hiện bệnh (tuổi bệnh): Là<br />
thời gian kể từ khi bệnh nhân được chẩn đoán<br />
xác định ĐTĐ typ 2, thời gian này tính theo<br />
số năm.<br />
+ Phân loại huyết áp (Theo tiêu chuẩn của<br />
JNC VI).<br />
- Khám mắt: Được thực hiện bởi các bác sĩ<br />
chuyên khoa mắt nhiều kinh nghiệm tại<br />
phòng khám mắt và khoa Mắt.<br />
* Đo thị lực<br />
* Khám trên máy sinh hiển vi để phát hiện tổn<br />
thương ở mống mắt, bờ đồng tử, góc tiền<br />
phòng, tình trạng xuất huyết dịch kính, tình<br />
trạng thuỷ tinh thể.<br />
* Khám đáy mắt<br />
- Đánh giá các tổn thương.<br />
<br />
* Tiêu chuẩn loại trừ:<br />
<br />
- Phân loại tổn thương võng mạc theo<br />
Wiscosin [19]: Tổn thương cơ bản, bệnh VM<br />
tiền tăng sinh, bệnh VM tăng sinh.<br />
<br />
- Bệnh nhân không được chẩn đoán ĐTĐ typ 2.<br />
<br />
* Chỉ tiêu cận lâm sàng<br />
<br />
- Các bệnh ảnh hưởng tới mắt: Cận thị, tắc<br />
tĩnh mạch, tắc động mạch võng mạc mắt, các<br />
bệnh về máu.<br />
<br />
- Định lượng glucose huyết tương lúc đói<br />
hoặc glucose huyết tương bất kỳ.<br />
<br />
- U não.<br />
<br />
* Phương pháp xử lý số liệu: Theo phương<br />
pháp thống kê y học.<br />
<br />
+ Bệnh nhân ≥ 40 tuổi.<br />
<br />
* Chỉ tiêu lâm sàng<br />
- Một số thông số chung: Tuổi, giới, nơi cư<br />
trú, nghề nghiệp, tiền sử bản thân và gia đình.<br />
<br />
- Định lượng chỉ số lipid máu.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
Bảng 1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu theo tuổi và giới<br />
Giới<br />
Nhóm tuổi<br />
40 - 49<br />
50 - 59<br />
60 - 69<br />
70<br />
Tổng<br />
<br />
Nam<br />
n<br />
16<br />
36<br />
15<br />
13<br />
80<br />
<br />
Nữ<br />
%<br />
9,41<br />
21,18<br />
8,82<br />
7,65<br />
47,06<br />
p > 0,05<br />
<br />
n<br />
17<br />
37<br />
19<br />
17<br />
90<br />
<br />
Tổng<br />
%<br />
10,00<br />
21,76<br />
11,18<br />
10,00<br />
52,94<br />
<br />
n<br />
33<br />
73<br />
34<br />
30<br />
170<br />
<br />
Nhận xét: + Tuổi trung bình: 57,7 nhóm tuổi 50 - 59 chiếm tỷ lệ cao nhất (42,94%).<br />
+ Số bệnh nhân nam và nữ không có sự khác biệt.<br />
162<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
%<br />
19,41<br />
42,94<br />
20,00<br />
17,65<br />
100<br />
<br />
Nguyễn Kim Lương<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
81(05): 161 - 167<br />
<br />
Bảng 2. Đặc điểm về huyết áp<br />
Huyết áp<br />
Không tăng<br />
Tặng độ I<br />
Tăng độ II<br />
Tăng độ III<br />
Tổng<br />
<br />
n<br />
84<br />
54<br />
27<br />
5<br />
170<br />
<br />
%<br />
49,41<br />
31,77<br />
15,88<br />
2,94<br />
100<br />
<br />
Nhận xét: Số bệnh nhân có tăng huyết áp chiếm 50,59% trong đó chủ yếu là tăng huyết áp độ I<br />
(31,77%).<br />
Bảng 3. Thời gian phát hiện bệnh<br />
Thời gian phát hiện bệnh<br />
5 năm<br />
6 - 10 năm<br />
11 - 15 năm<br />
16 năm<br />
Tổng<br />
<br />
n<br />
89<br />
40<br />
31<br />
10<br />
170<br />
<br />
%<br />
52,35<br />
23,53<br />
18,24<br />
5,88<br />
100<br />
<br />
Nhận xét: Số bệnh nhân được phát hiện bệnh sớm 5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất.<br />
Tổn thương mắt và các yếu tố liên quan<br />
Bảng 4. Tổn thương mắt của đối tượng nghiên cứu (n = 170)<br />
Tổn thương<br />
Tổn thương VM<br />
Đục thuỷ tinh thể<br />
Giảm thị lực<br />
Các tổn thương khác<br />
Không tổn thương<br />
<br />
n<br />
39<br />
90<br />
103<br />
38<br />
53<br />
<br />
%<br />
22,94<br />
52,94<br />
60,59<br />
22,35<br />
31,18<br />
<br />
Nhận xét: Số bệnh nhân bị giảm thị lực chiếm tỷ lệ cao (60,59%), tổn thương VM (22,94%).<br />
Bảng 5. Mối liên quan tổn thương mắt và tuổi bệnh (n = 170)<br />
Tổn thương<br />
Tuổi bệnh<br />
5 năm<br />
6 - 10 năm<br />
11 - 15 năm<br />
16 năm<br />
<br />
Tổn thương VM<br />
n<br />
%<br />
18<br />
20,22<br />
9<br />
22,50<br />
8<br />
25,80<br />
4<br />
40,00<br />
<br />
Đục thuỷ tinh thể<br />
n<br />
%<br />
38<br />
42,69<br />
24<br />
60,00<br />
21<br />
67,74<br />
7<br />
70,00<br />
p < 0,05<br />
<br />
Giảm thị lực<br />
n<br />
%<br />
46<br />
51,68<br />
27<br />
67,50<br />
22<br />
70,96<br />
8<br />
80,00<br />
<br />
Tổng<br />
89<br />
40<br />
31<br />
10<br />
<br />
Nhận xét: Tuổi bệnh càng cao tỷ lệ tổn thương VM càng tăng. Thời gian mắc bệnh càng dài tỷ lệ<br />
đục thuỷ tinh thể càng tăng. Thời gian mắc bệnh tỷ lệ thuận với mức độ giảm thị lực. Sự khác<br />
biệt về tổn thương VM, đục thuỷ tinh thể, giảm thị lực với tuổi bệnh có ý nghĩa thống kê.<br />
Bảng 6. Mối liên quan tổn thương mắt và nồng độ glucose máu (n = 170)<br />
Tổn thương<br />
Glucose máu<br />
< 10<br />
10 - 16,4<br />
16,5<br />
<br />
Tổn thương VM<br />
n<br />
%<br />
9<br />
11,54<br />
13<br />
20,00<br />
17<br />
62,96<br />
<br />
Đục thuỷ tinh thể<br />
n<br />
%<br />
39<br />
50,00<br />
30<br />
46,15<br />
21<br />
77,77<br />
p < 0,05<br />
<br />
Giảm thị lực<br />
n<br />
%<br />
40<br />
51,88<br />
42<br />
65,62<br />
21<br />
77,77<br />
<br />
Tổng<br />
78<br />
65<br />
27<br />
<br />
Nhận xét: Nồng độ glucose máu tăng vì tổn thương VM càng tăng.<br />
163<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Kim Lương<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
81(05): 161 - 167<br />
<br />
Bảng 7. Rối loạn chuyển hoá lipid máu của đối tượng nghiên cứu (n = 170)<br />
Lipid máu<br />
Tăng cholesterol<br />
Tăng triglycerid<br />
Giảm HDL - C<br />
Tăng LDL - C<br />
<br />
n<br />
56<br />
45<br />
26<br />
36<br />
<br />
%<br />
32,94<br />
26,47<br />
15,29<br />
21,18<br />
<br />
Nhận xét: Trong 170 bệnh nhân có 56 bệnh nhân tăng Cholesterol toàn phần máu chiếm tỷ lệ cao<br />
nhất (32,94%), tăng triglycerid (26,47%), giảm HDL - C (15,29%), tăng LDL - C (21,18%).<br />
Bảng 8. Mối liên quan giữa cholesterol toàn phần máu với tổn thương võng mạc<br />
Cholesterol TP<br />
≥ 5,2 mmol/l<br />
< 5,2 mmol/l<br />
OR<br />
χ2<br />
p<br />
<br />
Tổn thương VM<br />
n<br />
%<br />
32<br />
57,14<br />
7<br />
6,14<br />
<br />
Không tổn thương VM<br />
n<br />
%<br />
24<br />
42,86<br />
107<br />
93,86<br />
2,18<br />
50,18<br />
< 0,05<br />
<br />
Tổng<br />
56<br />
114<br />
<br />
Nhận xét: Trong 56 bệnh nhân có tăng cholesterol toàn phần có tổn thương VM cao hơn số bệnh<br />
nhân không có tổn thương VM.<br />
Bảng 9. Mối liên quan giữa triglycerid máu với tổn thương võng mạc<br />
Triglycerid<br />
≥ 2,3 mmol/l<br />
< 2,3 mmol/l<br />
OR<br />
χ2<br />
p<br />
<br />
Tổn thương VM<br />
n<br />
%<br />
23<br />
51,11<br />
16<br />
12,80<br />
<br />
Không tổn thương VM<br />
n<br />
%<br />
22<br />
48,89<br />
109<br />
87,20<br />
3,99<br />
27,47<br />
< 0,05<br />
<br />
Tổng<br />
45<br />
125<br />
<br />
Nhận xét: Trong 45 bệnh nhân có tăng triglycerid máu có tổn thương VM cao hơn không tổn<br />
thương VM.<br />
Bảng 10. Mối liên quan giữa HDL - C với tổn thương võng mạc<br />
HDL - C<br />
≥ 0,9 mmol/l<br />
< 0,9 mmol/l<br />
OR<br />
χ2<br />
p<br />
<br />
Tổn thương VM<br />
n<br />
%<br />
17<br />
11,81<br />
22<br />
84,62<br />
<br />
Không tổn thương VM<br />
n<br />
%<br />
127<br />
88,19<br />
4<br />
15,38<br />
5,74<br />
67,03<br />
< 0,05<br />
<br />
Tổng<br />
144<br />
26<br />
<br />
Nhận xét: Trong 26 bệnh nhân có giảm HDL - C có tổn thương VM cao hơn nhiều số<br />
bệnh nhân không có tổn thương VM.<br />
Bảng 11. Mối liên quan giữa LDL - C máu với tổn thương võng mạc<br />
LDL - C<br />
≥ 3,4 mmol/l<br />
< 3,4 mmol/l<br />
OR<br />
χ2<br />
p<br />
<br />
Tổn thương VM<br />
n<br />
%<br />
13<br />
36,11<br />
26<br />
19,40<br />
<br />
Không tổn thương VM<br />
n<br />
%<br />
23<br />
63,89<br />
108<br />
80,60<br />
1,86<br />
4,48<br />
< 0,05<br />
<br />
Tổng<br />
36<br />
134<br />
<br />
Nhận xét: Trong số 36 bệnh nhân có tăng LDL - C có tổn thương VM cao hơn số bệnh nhân<br />
không có tổn thương VM.<br />
164<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Kim Lương<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Tổn thương mắt và các yếu tố liên quan<br />
* Thị lực<br />
Bệnh ĐTĐ typ 2 là một bệnh gây ảnh hưởng<br />
hàng đầu đến thị lực. Theo Francosie<br />
Rousselie, trong số những nguyên nhân gây<br />
mù khác thì bệnh ĐTĐ là nguyên nhân gây<br />
mù đầu tiên ở các nước phát triển, gặp ở tất cả<br />
các lứa tuổi từ 20 - 60 tuổi. Trong 10.000<br />
người mù mới thì 7% do bị bệnh ĐTĐ, trong<br />
đó 92% ở tuổi 50 và 44% trên 70 tuổi, tác giả<br />
cho rằng người bị ĐTĐ thì nguy cơ bị mù<br />
tăng gấp 11 lần so với người không bị ĐTĐ<br />
và nguy cơ đó là tăng gấp 29 lần ở người bị<br />
bệnh VM ĐTĐ. Trong nghiên cứu của chúng<br />
tôi có tới 60,59% bệnh nhân bị giảm thị lực,<br />
thị lực giảm nhanh như vậy có thể do việc<br />
kiểm soát glucose máu không tốt, bệnh nhân<br />
phải chịu đựng Glucose máu tăng kéo dài. Sự<br />
tăng glucose máu kéo dài ảnh hưởng nặng nề<br />
đến thị lực do bị phù hoàng điểm và những<br />
vùng thiếu máu hoàng điểm nên vấn đề cân<br />
bằng glucose máu đặc biệt quan trọng.<br />
Nghiên cứu của chúng tôi thấy khi glucose<br />
máu < 10 mmol/l ≥ 51,8% bệnh nhân giảm thị<br />
lực, khi glucose máu 16,5 mmol/l ≥ 77,7%.<br />
Kết quả này tương tự kết quả của các tác giả<br />
Phạm Thị Hồng Hoa, Bùi Tiến Dũng.<br />
Thời gian mắc bệnh ĐTĐ càng dài thì thị lực<br />
càng giảm, thời gian bị bệnh 5 năm có 51,6%<br />
số bệnh nhân giảm thị lực, trên 15 năm có<br />
80% số bệnh nhân giảm thị lực. Theo Phạm<br />
Thị Hồng Hoa, thời gian bị bệnh 5 năm có<br />
74,60%, trên 10 năm có 100% số bệnh nhân<br />
giảm thị lực. Francoise Rousselie cho rằng,<br />
nguy cơ dẫn đến mất thị lực sau 30 năm bị<br />
bệnh ĐTĐ. Như vậy nghiên cứu của chúng tôi<br />
cũng như nghiên cứu của Phạm Thị Hồng<br />
Hoa thì bệnh nhân ở Việt Nam bị mất thị lực<br />
quá sớm có thể do việc kiểm soát glucose<br />
máu chưa tốt bệnh nhân phải chịu đựng<br />
glucose máu cao liên tục.<br />
* Đục thuỷ tinh thể<br />
Đục thuỷ tinh thể là tổn thương mắt hay gặp.<br />
Hiện tại người ta không thể phân biệt được<br />
đục thuỷ tinh thể do ĐTĐ với đục thuỷ tinh<br />
<br />
81(05): 161 - 167<br />
<br />
thể tuổi già với người không mắc ĐTĐ.<br />
Nhưng cũng thấy rằng khi bị ĐTĐ thì đục<br />
thuỷ tinh thể xảy ra sớm hơn, nhanh hơn, hai<br />
mắt đục không đồng đều, mắt đục trước, mắt<br />
đục sau. Theo Leonard Goffe, có rất nhiều<br />
bằng chứng cho thấy những bệnh nhân ĐTĐ<br />
có nhiều nguy cơ xảy ra những biến đổi thuỷ<br />
tinh thể do tuổi già và những biến đổi này<br />
thường gặp ở lứa tuổi trẻ hơn so với người<br />
không bị ĐTĐ, do sự tích luỹ sorbitol trong<br />
thuỷ tinh thể kèm theo những biến đổi hydrat<br />
hoá sau đó là sự tăng glycosyl hoá protein<br />
trong thuỷ tinh thể của bệnh nhân ĐTĐ do<br />
tuổi già và những bệnh nhân ĐTĐ.<br />
Richardd Richards phân tích nồng độ sorbitol,<br />
glucose, fructose của thuỷ tinh thể phẫu thuật<br />
ở 2 nhóm bệnh nhân đục thuỷ tinh thể ĐTĐ<br />
và không ĐTĐ, thấy ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ<br />
nồng độ sorbitol, glucose, fructose đều tăng<br />
hơn nhóm bệnh nhân không ĐTĐ.<br />
So với các kết quả nghiên cứu của nước<br />
ngoài: Jean - Antoine Bernard (1992) tỷ lệ<br />
đục thuỷ tinh thể 16%, M.Vignanielli (1992 1996) là 14%, Card (1964) là 6,8% thì tỷ lệ<br />
đục thuỷ tinh thể trong các nghiên cứu của<br />
Việt Nam cao hơn: Lê Huy Hiệu: 22,8%; Thái<br />
Hồng Quang: 17,50%; Phạm Thị Hồng Hoa:<br />
30%. Tỷ lệ đục thuỷ tinh thể trong nghiên cứu<br />
của chúng tôi: 52,94%. Như vậy kết quả<br />
nghiên cứu của chúng tôi cũng như các tác giả<br />
ở Việt Nam cao hơn các nghiên cứu ở nước<br />
ngoài có thể do trình độ dân trí và mức sinh<br />
hoạt ở các nước khác nhau, ở Việt Nam thực<br />
chất bệnh nhân hiểu biết về y học còn quá ít<br />
do đó đi khám quá muộn, nhiều khi bệnh<br />
nhân không nhìn thấy mới đi khám bệnh, phát<br />
hiện đục thuỷ tinh thể phải mổ, làm xét<br />
nghiệm mới phát hiện glucose máu tăng.<br />
* Tổn thương võng mạc<br />
Trong các bệnh lý về mắt do bệnh ĐTĐ,<br />
những tổn thương về đục dịch kính, đục thuỷ<br />
tinh thể, liệt cơ vận nhãn, khúc xạ, điều tiết...<br />
thì tổn thương VM ĐTĐ là quan trọng nhất.<br />
Bệnh VM ĐTĐ là tất cả những thay đổi ở VM<br />
xảy ra trong bệnh ĐTĐ. Các tổn thương có thể<br />
khác nhau từ những xuất tiết, vi phình mạch<br />
165<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />