Trường Đại học Vinh<br />
<br />
Tạp chí khoa học, Tập 46, Số 4B (2017), tr. 71-76<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC<br />
THEO CHU TRÌNH PCDA<br />
Nguyễn Thị Uyên (1), Trần Xuân Sang (2), Trần Thị Kim Oanh (3)<br />
1<br />
Viện Kỹ thuật và Công nghệ, Trường Đại học Vinh<br />
2 ,3<br />
Viện Sư phạm Tự nhiên, Trường Đại học Vinh<br />
Ngày nhận bài 23/10/2017, ngày nhận đăng 25/12/2017<br />
Tóm tắt: Đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục là hoạt động cần thiết và<br />
quan trọng tại các cơ sở giáo dục. Hiện nay, ở Việt nam, hoạt động này ngày càng phổ<br />
biến bởi nó là một công cụ hiệu quả giúp các trường kiểm soát và đảm bảo chất lượng<br />
đào tạo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Kiểm định chất lượng giáo dục giúp các<br />
trường đại học có cơ hội xem xét lại toàn bộ hoạt động của mình một cách có hệ thống,<br />
để từ đó điều chỉnh các hoạt động theo một chuẩn mực nhất định. Trong bài báo này,<br />
chúng tôi giới thiệu về chu trình đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục PDCA<br />
(Plan-Do-Check-Act) và cách thức áp dụng chu trình này vào việc nâng cao chất lượng<br />
đào tạo tại Trường Đại học Vinh.<br />
<br />
I. Giới thiệu<br />
Chu trình PDCA (Plan-Do-CheckAct) tức là: Lập kế hoạch - Thực hiện Kiểm tra - Điều chỉnh do W. E. Deming<br />
(1900-1993) - người được xem là cha đẻ<br />
của quản lý chất lượng giới thiệu vào năm<br />
1950. PDCA được đại diện với hình ảnh<br />
một đường tròn lăn trên một mặt phẳng<br />
nghiêng (theo chiều kim đồng hồ), thực<br />
chất của quá trình quản lý là sự cải tiến<br />
liên tục và không bao giờ ngừng. PDCA<br />
lúc đầu được đưa ra như là các bước công<br />
việc tuần tự cần tiến hành của việc quản<br />
trị nhằm duy trì chất lượng hiện có, ngày<br />
nay nó là một trong những công cụ quan<br />
trọng không thể thiếu trong các hệ thống<br />
quản lý (ISO 9001; ISO 14001…). [1]<br />
<br />
Hình 1: Chu trình PDCA (Nguồn: wikipedia)<br />
<br />
Chu trình PDCA đề cập đến công<br />
việc theo tiến trình vận động của nó chứ<br />
không đề cập đến các vấn đề cụ thể tại các<br />
thời điểm cụ thể. Tùy theo các tình huống<br />
cụ thể, người ta tìm cách vận dụng chu<br />
trình PDCA một cách thích hợp. Khi xây<br />
dựng và áp dụng chu trình PDCA, thì lãnh<br />
đạo là bộ phận chủ chốt và tiên phong.<br />
Vai trò của lãnh đạo cũng được đặt ở vị trí<br />
trung tâm trong việc thực hiện chu trình<br />
PDCA. Theo chu trình, quá trình cải tiến<br />
đi từ trên xuống thay vì từ dưới lên. Lãnh<br />
đạo chính là động lực thúc đẩy chu trình<br />
tiến triển đi lên theo hình xoắn ốc, quá<br />
trình sau lặp lại quá trình trước nhưng ở<br />
một mức cao hơn.<br />
1.1. Bước 1 (Plan): Lập kế hoạch,<br />
định hướng và phương pháp đạt mục<br />
tiêu<br />
Lập kế hoạch, định hướng<br />
Chính sách, mục tiêu của mỗi cơ sở<br />
giáo dục cần được xác định bởi ban lãnh<br />
đạo, dựa trên sự tổng hợp, phân tích dữ<br />
liệu. Nếu nhà trường không xác định được<br />
các mục tiêu cụ thể thì không thể đưa ra<br />
những nhiệm vụ phải thực hiện để đạt<br />
.<br />
<br />
Email: uyennt@vinhuni.edu.vn (N. T. Uyên)<br />
<br />
71<br />
<br />
N. T. Uyên, T. X. Sang, T. T. K. Oanh / Đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục đại học theo chu trình PCDA<br />
<br />
được các mục tiêu đó. Các nhiệm vụ được<br />
xác định rõ ràng sẽ giúp các bộ phận<br />
<br />
trong nhà trường hoạt động có định<br />
hướng và phối hợp với nhau tốt hơn.<br />
<br />
Hình 2: Mô hình đánh giá theo PDCA [1]<br />
Sau khi xác định được chính sách,<br />
mục tiêu thì các nhiệm vụ phải được<br />
lượng hóa (khối lượng, tiêu chuẩn, thời<br />
hạn hoàn thành…) bằng các con số và chỉ<br />
tiêu cụ thể. Sau đó phải có sự phân công<br />
cho các thành viên ở từng vị trí với các<br />
nội dung công việc phù hợp [2].<br />
Phương pháp để đạt được mục tiêu<br />
Sau khi đã xác định được mục tiêu và<br />
nhiệm vụ, việc tiếp theo là cần phải lựa<br />
chọn phương pháp, cách thức để đạt mục<br />
tiêu đó một cách tốt nhất, hiệu quả nhất.<br />
Mọi người cần thiết phải hiểu rõ cách<br />
thức để làm chủ nó, đồng thời xây dựng<br />
phương pháp giải quyết vấn đề một cách<br />
phù hợp, nhằm nâng cao chất lượng công<br />
việc, chất lượng sản phẩm.<br />
<br />
1.2. Bước 2 (Do): Đưa kế hoạch vào<br />
thực hiện<br />
Sau khi đã xác định nhiệm vụ và<br />
chuẩn hóa các phương pháp để hoàn<br />
thành nhiệm vụ đó, người ta tổ chức bước<br />
thực hiện công việc. Trong thực tế công<br />
việc, nhiều khi các quy định, quy chế<br />
chưa đáp ứng hay phù hợp hoàn toàn với<br />
các vấn đề phát sinh. Vậy nên, nếu tuân<br />
theo các quy định, quy chế một cách máy<br />
móc thì các điểm không phù hợp vẫn tồn<br />
tại hoặc phát sinh.<br />
1.3. Bước 3 (Check): Dựa theo kế<br />
hoạch đ ki m tra kết q thực hiện<br />
Trong quản lý chất lượng, điều không<br />
thể thiếu là công tác kiểm tra kết quả thực<br />
hiện nhằm phát hiện những điểm chưa<br />
.<br />
<br />
72<br />
<br />
Trường Đại học Vinh<br />
<br />
phù hợp, sai, thiếu để có cơ sở cho công<br />
tác quản lý tiếp theo. Các yếu tố chủ<br />
quan, khách quan có ảnh hưởng trực tiếp<br />
hoặc gián tiếp đến kết quả thực hiện phải<br />
được xem xét và phân tích chuyên sâu.<br />
1.4. Bước 4 (Action): Thực hiện<br />
những tác động q n trị thích hợp<br />
Thông qua các kết quả thu được ở<br />
Bước 3, đề ra những tác động điều chỉnh<br />
thích hợp nhằm bắt đầu lại chu trình với<br />
những thông tin đầu vào mới. Khi thực<br />
hiện những tác động điều chỉnh, điều<br />
quan trọng là phải áp dụng những biện<br />
pháp để tránh lặp lại những điều chưa phù<br />
hợp đã phát hiện và cần loại bỏ được các<br />
yếu tố nguyên nhân đã gây nên những<br />
điều đó. Phòng ngừa và khắc phục là hai<br />
hành động cần thiết để áp dụng trong các<br />
biện pháp quản lý [2].<br />
II. Chu trình PDCA áp dụng vào<br />
thực tế môn học<br />
Trong phần này, chúng tôi trình bày<br />
việc thực hiện chu trình PDCA cho các<br />
môn học có yêu cầu rèn luyện kỹ năng<br />
làm việc nhóm tại Trường Đại học Vinh.<br />
2.1. Bước 1 (Plan): Lập kế hoạch,<br />
định hướng và phương pháp đạt mục<br />
tiêu<br />
Về phía giảng viên (GV):<br />
- GV chuẩn bị tài liệu học tập đầy đủ<br />
cho sinh viên (SV). Tài liệu học tập bao<br />
gồm: bài giảng, tài liệu tham khảo, đề<br />
cương chi tiết môn học, bài tập nhóm, bài<br />
tập ôn tập. GV cũng thiết lập kênh thông<br />
tin riêng cho mỗi lớp, ví dụ: email, cổng<br />
thông tin Trường Đại học Vinh<br />
(http://my.vinhuni.edu.vn) để chia sẽ tài<br />
liệu cần thiết cho SV.<br />
- Lên kế hoạch thực hiện môn học<br />
theo tiến trình của đề cương đã đề ra: GV<br />
chuẩn bị các tiết dạy đúng tiến độ với đề<br />
<br />
Tạp chí khoa học, Tập 46, Số 4B (2017), tr. 71-76<br />
<br />
cương chi tiết. Phần này sẽ chia nhỏ các<br />
nội dung trong bài giảng thành từng tiết<br />
dạy cụ thể, mỗi tiết dạy sẽ có khoảng 3<br />
nội dụng cơ bản để SV nắm được lý<br />
thuyết và ứng dụng để giải quyết các bài<br />
tập kèm theo.<br />
- GV cần chuẩn bị các bài tập nhóm<br />
để SV có thể làm việc theo các nhóm. SV<br />
sẽ trình bày các sản phẩm bao gồm: slide<br />
báo cáo, phần mềm và tự đánh giá quá<br />
trình quản lý nhóm.<br />
- GV chuẩn bị các bài tập cuối mỗi<br />
tiết nhằm giúp SV ứng dụng lý thuyết vừa<br />
học để giải quyết ngay các bài tập này<br />
trên lớp.<br />
- GV chuẩn bị hồ sơ để đánh giá SV,<br />
bao gồm danh sách điểm danh, ghi nhớ<br />
mỗi lần SV lên bảng để phân loại SV khi<br />
đánh giá điểm chuyên cần, kết hợp với<br />
việc điểm danh hằng ngày.<br />
Về phía sinh viên:<br />
- Tài liêu học tập: Chuẩn bị bài giảng<br />
đã in, đề cương chi tiết, vở bài tập trước<br />
khi lên lớp.<br />
- Về thiết bị phục vụ tiết học: GV giao<br />
nhiệm vụ cho lớp trưởng chuẩn bị micro,<br />
máy chiếu, loa và các thiết bị âm thanh,<br />
ánh sáng khác trước khi GV lên lớp.<br />
- Phân chia nhóm: SV sẽ tự chia<br />
thành các nhóm, mỗi nhóm gồm 2 hoặc 3<br />
dãy bàn ghép lại với nhau.<br />
2.2. Bước 2 (Do): Thực hiện kế<br />
hoạch:<br />
Tổ chức hoạt động: Để đảm bảo thực<br />
hiện tốt các nội dung đã nêu, trong quá<br />
trình thực hiện, GV cần cử một SV làm<br />
cán bộ lớp để theo dõi sát sao các thành<br />
viên trong lớp. Do hiện tại SV học theo<br />
tín chỉ, việc liên lạc, thảo luận khi SV ở<br />
nhà là rất khó nên cần tạo một nhóm của<br />
lớp để trao đổi trực tiếp giữa GV và SV.<br />
GV đã tự xây dựng một hệ thống test<br />
<br />
73<br />
<br />
N. T. Uyên, T. X. Sang, T. T. K. Oanh / Đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục đại học theo chu trình PCDA<br />
<br />
online (testonline.vinhuni.edu.vn) để phục<br />
vụ cho việc tương tác giữa GV và SV. Ở<br />
trang này SV có một tài khoản cá nhân và<br />
có thể theo dõi các bạn khác trong lớp<br />
thông qua diễn đàn, có thể liên lạc với GV<br />
thông qua các thông báo, email…<br />
Cách thức tiến hành hoạt động:<br />
- GV yêu cầu tất cả SV phải có bài<br />
giảng hoặc giáo trình khi lên lớp.<br />
- Trước mỗi tiết học, GV sẽ kiểm tra<br />
việc phân chia nhóm, cho nhóm ổn định<br />
5-7 phút.<br />
- Khi bắt đầu vào tiết học, GV yêu<br />
cầu SV tự đọc các nội dung trong bài<br />
giảng khoảng 15 phút- 20 phút.<br />
- Sau khi SV đọc xong lý thuyết, GV<br />
yêu cầu SV giải bài tập được chia cho mỗi<br />
nhóm theo từng nội dung.<br />
- Kiểm tra kết quả của SV.<br />
- Đánh giá kết quả hoạt động nhóm<br />
thông qua hình thức ghi lên bảng.<br />
- GV chốt lại kiến thức trong tiết học<br />
đó và kết quả của SV làm trên bảng.<br />
- Củng cố kiến thức và giao bài tập về<br />
nhà.<br />
2.3. Bước 3 (Check): Dựa theo kế<br />
hoạch đ ki m tra kết q thực hiện<br />
- Kiểm tra kết quả của SV trong các<br />
tiết bài tập: Sửa lỗi sai, đánh giá cách làm,<br />
tổng hợp lại kiến thức thông qua các bài<br />
tập tổng hợp.<br />
<br />
- Kiểm tra kết quả các bài tập nhóm,<br />
các bài tập ôn tập đã giao cho SV.<br />
- Giám sát SV trong quá trình làm bài<br />
tập tự học, gọi SV lên bảng làm và thu vở<br />
bài tập để kiểm tra quá trình học ở nhà.<br />
- Nhắc nhở các SV không thực hiện<br />
đúng yêu cầu.<br />
2.4. Bước 4 (Act): Rút kinh nghiệm<br />
và gi i pháp mới<br />
- Thông qua mỗi bài tập cuối chương<br />
để rút ra kiến thức tổng hợp cho SV.<br />
- Kết hợp với các bài tập nhóm có lập<br />
trình sẽ kiểm tra được việc SV ứng dụng<br />
kiến thức của môn học vào thực tế.<br />
- Qua việc thực hiện các nội dung đã<br />
đề ra, GV sẽ có đánh giá chính xác điểm<br />
chuyên cần và điểm giữa kỳ của từng SV.<br />
- Ngoài ra, GV cũng phải thiết lập<br />
được ma trận đề thi kết thúc học phần phù<br />
hợp để đảm bảo đánh giá được hết các nội<br />
dung mà sinh viên đã học.<br />
- Đặc biệt, cuối mỗi học phần, từ kết<br />
quả học tập của SV, GV đánh giá hiệu<br />
quả quá trình dạy - học học phần, từ đó<br />
điều chỉnh, cải tiến đề cương chi tiết, bài<br />
giảng, hệ thống câu hỏi, hệ thống bài tập,<br />
cách thức tổ chức giảng dạy cho phù hợp<br />
để chuẩn bị tốt cho lần dạy tiếp theo.<br />
Ví dụ: Ta có thể lập bảng đánh giá<br />
như sau (bảng 1):<br />
<br />
Đánh giá đề thi kết thúc học phần<br />
Mức độ đánh giá<br />
Bám sát nội dung đề<br />
cương chi tiết của đề thi<br />
<br />
Các tiêu chí đánh giá<br />
Xác định rõ kiến thức, kỹ năng, năng lực mà SV<br />
cần đạt được khi kết thúc môn học<br />
<br />
Tỷ trọng<br />
<br />
10%<br />
<br />
Câu hỏi mức độ kiến thức cơ bản<br />
Mức độ phức tạp của câu<br />
hỏi trong đề thi<br />
<br />
Câu hỏi mức độ kiến thức vận dụng<br />
Câu hỏi mức độ kiến thức nâng cao<br />
<br />
74<br />
<br />
30%<br />
<br />
Trường Đại học Vinh<br />
<br />
Tạp chí khoa học, Tập 46, Số 4B (2017), tr. 71-76<br />
<br />
Đánh giá đề thi kết thúc học phần<br />
Mức độ đánh giá<br />
<br />
Các tiêu chí đánh giá<br />
<br />
Tỷ trọng<br />
<br />
Phân bố nội dung câu hỏi từ dễ đến khó<br />
Nội dung câu hỏi trong đề thi bao trùm được nội<br />
dung cả môn học<br />
Mức độ phù hợp của cấu<br />
trúc đề thi<br />
<br />
Mức độ vận dụng và sáng<br />
tạo của SV trong bài thi<br />
<br />
25%<br />
<br />
Tỷ trọng điểm cho các phần tương ứng với các<br />
nội dung từ dễ đến khó<br />
Phân bố thời gian làm bài thi phù hợp với số câu<br />
hỏi trong đề thi<br />
<br />
15%<br />
<br />
Mức độ vận dụng lý thuyết để giải các bài toán<br />
cơ bản<br />
<br />
10%<br />
<br />
Mức độ diễn giải, phân tích và sáng tạo trong các<br />
vấn đề thực tế, câu hỏi mở để SV lập trình các<br />
bài toán thực tế<br />
<br />
10%<br />
<br />
Bảng 1: Bảng rubric để đánh giá quá trình ra đề thi kết thúc học phần [3]<br />
III. Kết luận<br />
Đánh giá và kiểm định chất lượng<br />
trong giáo dục đại học không chỉ quan<br />
tâm đến chất lượng học thuật. Mà nó còn<br />
bao gồm các vấn đề về hoạt động giảng<br />
dạy, chương trình đào tạo, nghiên cứu,<br />
học bổng, nhân sự, SV, cơ sở vật chất,<br />
thiết bị, các dịch vụ đối với cộng đồng và<br />
môi trường học thuật. Tự đánh giá nội bộ<br />
và đánh giá ngoài được thực hiện bởi các<br />
chuyên gia độc lập là rất cần thiết để nâng<br />
cao chất lượng giáo dục. Công việc đánh<br />
giá và kiểm định chất lượng giáo dục sẽ<br />
<br />
được thực hiện thường xuyên, liên tục, vì<br />
thế mỗi người trong các đơn vị giáo dục<br />
đại học nói chung và GV nói riêng đều<br />
phải xây dựng cho mình ý thức cải tiến và<br />
học hỏi nhiều hơn để đạt hiệu quả công<br />
việc cao nhất.<br />
Với việc áp dụng chu trình PDCA vào<br />
môn học cụ thể, ta có thể thấy được chất<br />
lượng giảng dạy và học tập được cải thiện<br />
tốt hơn. Chu trình PDCA cho phép kiểm<br />
soát được việc tự học của SV, kịp thời<br />
nhắc nhở SV nếu họ có ý thức kém, qua<br />
đó có thể góp phần giảm bớt việc SV tự ý<br />
bỏ học, thôi học.<br />
<br />
.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1] Đỗ Huân, Nhà đào tạo sành sỏi, NXB Lao động, 2016.<br />
[2] Mạnh Tuấn Hoàng, Quản lý chất lượng phù hợp trong các doanh nghiệp Việt Nam,<br />
NXB Thống kê, 2001.<br />
<br />
75<br />
<br />