intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục đại học theo chu trình PCDA

Chia sẻ: Tuong Vi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

246
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày các nội dung về chu trình đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục PDCA (Plan-Do-Check-Act) và cách thức áp dụng chu trình này vào việc nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Đại học Vinh. Để nắm nội dung mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục đại học theo chu trình PCDA

Trường Đại học Vinh<br /> <br /> Tạp chí khoa học, Tập 46, Số 4B (2017), tr. 71-76<br /> <br /> ĐÁNH GIÁ VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC<br /> THEO CHU TRÌNH PCDA<br /> Nguyễn Thị Uyên (1), Trần Xuân Sang (2), Trần Thị Kim Oanh (3)<br /> 1<br /> Viện Kỹ thuật và Công nghệ, Trường Đại học Vinh<br /> 2 ,3<br /> Viện Sư phạm Tự nhiên, Trường Đại học Vinh<br /> Ngày nhận bài 23/10/2017, ngày nhận đăng 25/12/2017<br /> Tóm tắt: Đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục là hoạt động cần thiết và<br /> quan trọng tại các cơ sở giáo dục. Hiện nay, ở Việt nam, hoạt động này ngày càng phổ<br /> biến bởi nó là một công cụ hiệu quả giúp các trường kiểm soát và đảm bảo chất lượng<br /> đào tạo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Kiểm định chất lượng giáo dục giúp các<br /> trường đại học có cơ hội xem xét lại toàn bộ hoạt động của mình một cách có hệ thống,<br /> để từ đó điều chỉnh các hoạt động theo một chuẩn mực nhất định. Trong bài báo này,<br /> chúng tôi giới thiệu về chu trình đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục PDCA<br /> (Plan-Do-Check-Act) và cách thức áp dụng chu trình này vào việc nâng cao chất lượng<br /> đào tạo tại Trường Đại học Vinh.<br /> <br /> I. Giới thiệu<br /> Chu trình PDCA (Plan-Do-CheckAct) tức là: Lập kế hoạch - Thực hiện Kiểm tra - Điều chỉnh do W. E. Deming<br /> (1900-1993) - người được xem là cha đẻ<br /> của quản lý chất lượng giới thiệu vào năm<br /> 1950. PDCA được đại diện với hình ảnh<br /> một đường tròn lăn trên một mặt phẳng<br /> nghiêng (theo chiều kim đồng hồ), thực<br /> chất của quá trình quản lý là sự cải tiến<br /> liên tục và không bao giờ ngừng. PDCA<br /> lúc đầu được đưa ra như là các bước công<br /> việc tuần tự cần tiến hành của việc quản<br /> trị nhằm duy trì chất lượng hiện có, ngày<br /> nay nó là một trong những công cụ quan<br /> trọng không thể thiếu trong các hệ thống<br /> quản lý (ISO 9001; ISO 14001…). [1]<br /> <br /> Hình 1: Chu trình PDCA (Nguồn: wikipedia)<br /> <br /> Chu trình PDCA đề cập đến công<br /> việc theo tiến trình vận động của nó chứ<br /> không đề cập đến các vấn đề cụ thể tại các<br /> thời điểm cụ thể. Tùy theo các tình huống<br /> cụ thể, người ta tìm cách vận dụng chu<br /> trình PDCA một cách thích hợp. Khi xây<br /> dựng và áp dụng chu trình PDCA, thì lãnh<br /> đạo là bộ phận chủ chốt và tiên phong.<br /> Vai trò của lãnh đạo cũng được đặt ở vị trí<br /> trung tâm trong việc thực hiện chu trình<br /> PDCA. Theo chu trình, quá trình cải tiến<br /> đi từ trên xuống thay vì từ dưới lên. Lãnh<br /> đạo chính là động lực thúc đẩy chu trình<br /> tiến triển đi lên theo hình xoắn ốc, quá<br /> trình sau lặp lại quá trình trước nhưng ở<br /> một mức cao hơn.<br /> 1.1. Bước 1 (Plan): Lập kế hoạch,<br /> định hướng và phương pháp đạt mục<br /> tiêu<br /> Lập kế hoạch, định hướng<br /> Chính sách, mục tiêu của mỗi cơ sở<br /> giáo dục cần được xác định bởi ban lãnh<br /> đạo, dựa trên sự tổng hợp, phân tích dữ<br /> liệu. Nếu nhà trường không xác định được<br /> các mục tiêu cụ thể thì không thể đưa ra<br /> những nhiệm vụ phải thực hiện để đạt<br /> .<br /> <br /> Email: uyennt@vinhuni.edu.vn (N. T. Uyên)<br /> <br /> 71<br /> <br /> N. T. Uyên, T. X. Sang, T. T. K. Oanh / Đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục đại học theo chu trình PCDA<br /> <br /> được các mục tiêu đó. Các nhiệm vụ được<br /> xác định rõ ràng sẽ giúp các bộ phận<br /> <br /> trong nhà trường hoạt động có định<br /> hướng và phối hợp với nhau tốt hơn.<br /> <br /> Hình 2: Mô hình đánh giá theo PDCA [1]<br /> Sau khi xác định được chính sách,<br /> mục tiêu thì các nhiệm vụ phải được<br /> lượng hóa (khối lượng, tiêu chuẩn, thời<br /> hạn hoàn thành…) bằng các con số và chỉ<br /> tiêu cụ thể. Sau đó phải có sự phân công<br /> cho các thành viên ở từng vị trí với các<br /> nội dung công việc phù hợp [2].<br /> Phương pháp để đạt được mục tiêu<br /> Sau khi đã xác định được mục tiêu và<br /> nhiệm vụ, việc tiếp theo là cần phải lựa<br /> chọn phương pháp, cách thức để đạt mục<br /> tiêu đó một cách tốt nhất, hiệu quả nhất.<br /> Mọi người cần thiết phải hiểu rõ cách<br /> thức để làm chủ nó, đồng thời xây dựng<br /> phương pháp giải quyết vấn đề một cách<br /> phù hợp, nhằm nâng cao chất lượng công<br /> việc, chất lượng sản phẩm.<br /> <br /> 1.2. Bước 2 (Do): Đưa kế hoạch vào<br /> thực hiện<br /> Sau khi đã xác định nhiệm vụ và<br /> chuẩn hóa các phương pháp để hoàn<br /> thành nhiệm vụ đó, người ta tổ chức bước<br /> thực hiện công việc. Trong thực tế công<br /> việc, nhiều khi các quy định, quy chế<br /> chưa đáp ứng hay phù hợp hoàn toàn với<br /> các vấn đề phát sinh. Vậy nên, nếu tuân<br /> theo các quy định, quy chế một cách máy<br /> móc thì các điểm không phù hợp vẫn tồn<br /> tại hoặc phát sinh.<br /> 1.3. Bước 3 (Check): Dựa theo kế<br /> hoạch đ ki m tra kết q thực hiện<br /> Trong quản lý chất lượng, điều không<br /> thể thiếu là công tác kiểm tra kết quả thực<br /> hiện nhằm phát hiện những điểm chưa<br /> .<br /> <br /> 72<br /> <br /> Trường Đại học Vinh<br /> <br /> phù hợp, sai, thiếu để có cơ sở cho công<br /> tác quản lý tiếp theo. Các yếu tố chủ<br /> quan, khách quan có ảnh hưởng trực tiếp<br /> hoặc gián tiếp đến kết quả thực hiện phải<br /> được xem xét và phân tích chuyên sâu.<br /> 1.4. Bước 4 (Action): Thực hiện<br /> những tác động q n trị thích hợp<br /> Thông qua các kết quả thu được ở<br /> Bước 3, đề ra những tác động điều chỉnh<br /> thích hợp nhằm bắt đầu lại chu trình với<br /> những thông tin đầu vào mới. Khi thực<br /> hiện những tác động điều chỉnh, điều<br /> quan trọng là phải áp dụng những biện<br /> pháp để tránh lặp lại những điều chưa phù<br /> hợp đã phát hiện và cần loại bỏ được các<br /> yếu tố nguyên nhân đã gây nên những<br /> điều đó. Phòng ngừa và khắc phục là hai<br /> hành động cần thiết để áp dụng trong các<br /> biện pháp quản lý [2].<br /> II. Chu trình PDCA áp dụng vào<br /> thực tế môn học<br /> Trong phần này, chúng tôi trình bày<br /> việc thực hiện chu trình PDCA cho các<br /> môn học có yêu cầu rèn luyện kỹ năng<br /> làm việc nhóm tại Trường Đại học Vinh.<br /> 2.1. Bước 1 (Plan): Lập kế hoạch,<br /> định hướng và phương pháp đạt mục<br /> tiêu<br /> Về phía giảng viên (GV):<br /> - GV chuẩn bị tài liệu học tập đầy đủ<br /> cho sinh viên (SV). Tài liệu học tập bao<br /> gồm: bài giảng, tài liệu tham khảo, đề<br /> cương chi tiết môn học, bài tập nhóm, bài<br /> tập ôn tập. GV cũng thiết lập kênh thông<br /> tin riêng cho mỗi lớp, ví dụ: email, cổng<br /> thông tin Trường Đại học Vinh<br /> (http://my.vinhuni.edu.vn) để chia sẽ tài<br /> liệu cần thiết cho SV.<br /> - Lên kế hoạch thực hiện môn học<br /> theo tiến trình của đề cương đã đề ra: GV<br /> chuẩn bị các tiết dạy đúng tiến độ với đề<br /> <br /> Tạp chí khoa học, Tập 46, Số 4B (2017), tr. 71-76<br /> <br /> cương chi tiết. Phần này sẽ chia nhỏ các<br /> nội dung trong bài giảng thành từng tiết<br /> dạy cụ thể, mỗi tiết dạy sẽ có khoảng 3<br /> nội dụng cơ bản để SV nắm được lý<br /> thuyết và ứng dụng để giải quyết các bài<br /> tập kèm theo.<br /> - GV cần chuẩn bị các bài tập nhóm<br /> để SV có thể làm việc theo các nhóm. SV<br /> sẽ trình bày các sản phẩm bao gồm: slide<br /> báo cáo, phần mềm và tự đánh giá quá<br /> trình quản lý nhóm.<br /> - GV chuẩn bị các bài tập cuối mỗi<br /> tiết nhằm giúp SV ứng dụng lý thuyết vừa<br /> học để giải quyết ngay các bài tập này<br /> trên lớp.<br /> - GV chuẩn bị hồ sơ để đánh giá SV,<br /> bao gồm danh sách điểm danh, ghi nhớ<br /> mỗi lần SV lên bảng để phân loại SV khi<br /> đánh giá điểm chuyên cần, kết hợp với<br /> việc điểm danh hằng ngày.<br /> Về phía sinh viên:<br /> - Tài liêu học tập: Chuẩn bị bài giảng<br /> đã in, đề cương chi tiết, vở bài tập trước<br /> khi lên lớp.<br /> - Về thiết bị phục vụ tiết học: GV giao<br /> nhiệm vụ cho lớp trưởng chuẩn bị micro,<br /> máy chiếu, loa và các thiết bị âm thanh,<br /> ánh sáng khác trước khi GV lên lớp.<br /> - Phân chia nhóm: SV sẽ tự chia<br /> thành các nhóm, mỗi nhóm gồm 2 hoặc 3<br /> dãy bàn ghép lại với nhau.<br /> 2.2. Bước 2 (Do): Thực hiện kế<br /> hoạch:<br /> Tổ chức hoạt động: Để đảm bảo thực<br /> hiện tốt các nội dung đã nêu, trong quá<br /> trình thực hiện, GV cần cử một SV làm<br /> cán bộ lớp để theo dõi sát sao các thành<br /> viên trong lớp. Do hiện tại SV học theo<br /> tín chỉ, việc liên lạc, thảo luận khi SV ở<br /> nhà là rất khó nên cần tạo một nhóm của<br /> lớp để trao đổi trực tiếp giữa GV và SV.<br /> GV đã tự xây dựng một hệ thống test<br /> <br /> 73<br /> <br /> N. T. Uyên, T. X. Sang, T. T. K. Oanh / Đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục đại học theo chu trình PCDA<br /> <br /> online (testonline.vinhuni.edu.vn) để phục<br /> vụ cho việc tương tác giữa GV và SV. Ở<br /> trang này SV có một tài khoản cá nhân và<br /> có thể theo dõi các bạn khác trong lớp<br /> thông qua diễn đàn, có thể liên lạc với GV<br /> thông qua các thông báo, email…<br /> Cách thức tiến hành hoạt động:<br /> - GV yêu cầu tất cả SV phải có bài<br /> giảng hoặc giáo trình khi lên lớp.<br /> - Trước mỗi tiết học, GV sẽ kiểm tra<br /> việc phân chia nhóm, cho nhóm ổn định<br /> 5-7 phút.<br /> - Khi bắt đầu vào tiết học, GV yêu<br /> cầu SV tự đọc các nội dung trong bài<br /> giảng khoảng 15 phút- 20 phút.<br /> - Sau khi SV đọc xong lý thuyết, GV<br /> yêu cầu SV giải bài tập được chia cho mỗi<br /> nhóm theo từng nội dung.<br /> - Kiểm tra kết quả của SV.<br /> - Đánh giá kết quả hoạt động nhóm<br /> thông qua hình thức ghi lên bảng.<br /> - GV chốt lại kiến thức trong tiết học<br /> đó và kết quả của SV làm trên bảng.<br /> - Củng cố kiến thức và giao bài tập về<br /> nhà.<br /> 2.3. Bước 3 (Check): Dựa theo kế<br /> hoạch đ ki m tra kết q thực hiện<br /> - Kiểm tra kết quả của SV trong các<br /> tiết bài tập: Sửa lỗi sai, đánh giá cách làm,<br /> tổng hợp lại kiến thức thông qua các bài<br /> tập tổng hợp.<br /> <br /> - Kiểm tra kết quả các bài tập nhóm,<br /> các bài tập ôn tập đã giao cho SV.<br /> - Giám sát SV trong quá trình làm bài<br /> tập tự học, gọi SV lên bảng làm và thu vở<br /> bài tập để kiểm tra quá trình học ở nhà.<br /> - Nhắc nhở các SV không thực hiện<br /> đúng yêu cầu.<br /> 2.4. Bước 4 (Act): Rút kinh nghiệm<br /> và gi i pháp mới<br /> - Thông qua mỗi bài tập cuối chương<br /> để rút ra kiến thức tổng hợp cho SV.<br /> - Kết hợp với các bài tập nhóm có lập<br /> trình sẽ kiểm tra được việc SV ứng dụng<br /> kiến thức của môn học vào thực tế.<br /> - Qua việc thực hiện các nội dung đã<br /> đề ra, GV sẽ có đánh giá chính xác điểm<br /> chuyên cần và điểm giữa kỳ của từng SV.<br /> - Ngoài ra, GV cũng phải thiết lập<br /> được ma trận đề thi kết thúc học phần phù<br /> hợp để đảm bảo đánh giá được hết các nội<br /> dung mà sinh viên đã học.<br /> - Đặc biệt, cuối mỗi học phần, từ kết<br /> quả học tập của SV, GV đánh giá hiệu<br /> quả quá trình dạy - học học phần, từ đó<br /> điều chỉnh, cải tiến đề cương chi tiết, bài<br /> giảng, hệ thống câu hỏi, hệ thống bài tập,<br /> cách thức tổ chức giảng dạy cho phù hợp<br /> để chuẩn bị tốt cho lần dạy tiếp theo.<br /> Ví dụ: Ta có thể lập bảng đánh giá<br /> như sau (bảng 1):<br /> <br /> Đánh giá đề thi kết thúc học phần<br /> Mức độ đánh giá<br /> Bám sát nội dung đề<br /> cương chi tiết của đề thi<br /> <br /> Các tiêu chí đánh giá<br /> Xác định rõ kiến thức, kỹ năng, năng lực mà SV<br /> cần đạt được khi kết thúc môn học<br /> <br /> Tỷ trọng<br /> <br /> 10%<br /> <br /> Câu hỏi mức độ kiến thức cơ bản<br /> Mức độ phức tạp của câu<br /> hỏi trong đề thi<br /> <br /> Câu hỏi mức độ kiến thức vận dụng<br /> Câu hỏi mức độ kiến thức nâng cao<br /> <br /> 74<br /> <br /> 30%<br /> <br /> Trường Đại học Vinh<br /> <br /> Tạp chí khoa học, Tập 46, Số 4B (2017), tr. 71-76<br /> <br /> Đánh giá đề thi kết thúc học phần<br /> Mức độ đánh giá<br /> <br /> Các tiêu chí đánh giá<br /> <br /> Tỷ trọng<br /> <br /> Phân bố nội dung câu hỏi từ dễ đến khó<br /> Nội dung câu hỏi trong đề thi bao trùm được nội<br /> dung cả môn học<br /> Mức độ phù hợp của cấu<br /> trúc đề thi<br /> <br /> Mức độ vận dụng và sáng<br /> tạo của SV trong bài thi<br /> <br /> 25%<br /> <br /> Tỷ trọng điểm cho các phần tương ứng với các<br /> nội dung từ dễ đến khó<br /> Phân bố thời gian làm bài thi phù hợp với số câu<br /> hỏi trong đề thi<br /> <br /> 15%<br /> <br /> Mức độ vận dụng lý thuyết để giải các bài toán<br /> cơ bản<br /> <br /> 10%<br /> <br /> Mức độ diễn giải, phân tích và sáng tạo trong các<br /> vấn đề thực tế, câu hỏi mở để SV lập trình các<br /> bài toán thực tế<br /> <br /> 10%<br /> <br /> Bảng 1: Bảng rubric để đánh giá quá trình ra đề thi kết thúc học phần [3]<br /> III. Kết luận<br /> Đánh giá và kiểm định chất lượng<br /> trong giáo dục đại học không chỉ quan<br /> tâm đến chất lượng học thuật. Mà nó còn<br /> bao gồm các vấn đề về hoạt động giảng<br /> dạy, chương trình đào tạo, nghiên cứu,<br /> học bổng, nhân sự, SV, cơ sở vật chất,<br /> thiết bị, các dịch vụ đối với cộng đồng và<br /> môi trường học thuật. Tự đánh giá nội bộ<br /> và đánh giá ngoài được thực hiện bởi các<br /> chuyên gia độc lập là rất cần thiết để nâng<br /> cao chất lượng giáo dục. Công việc đánh<br /> giá và kiểm định chất lượng giáo dục sẽ<br /> <br /> được thực hiện thường xuyên, liên tục, vì<br /> thế mỗi người trong các đơn vị giáo dục<br /> đại học nói chung và GV nói riêng đều<br /> phải xây dựng cho mình ý thức cải tiến và<br /> học hỏi nhiều hơn để đạt hiệu quả công<br /> việc cao nhất.<br /> Với việc áp dụng chu trình PDCA vào<br /> môn học cụ thể, ta có thể thấy được chất<br /> lượng giảng dạy và học tập được cải thiện<br /> tốt hơn. Chu trình PDCA cho phép kiểm<br /> soát được việc tự học của SV, kịp thời<br /> nhắc nhở SV nếu họ có ý thức kém, qua<br /> đó có thể góp phần giảm bớt việc SV tự ý<br /> bỏ học, thôi học.<br /> <br /> .<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> [1] Đỗ Huân, Nhà đào tạo sành sỏi, NXB Lao động, 2016.<br /> [2] Mạnh Tuấn Hoàng, Quản lý chất lượng phù hợp trong các doanh nghiệp Việt Nam,<br /> NXB Thống kê, 2001.<br /> <br /> 75<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0