Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA CẮT MẠC NỐI TRONG PHẪU THUẬT<br />
ĐẶT CATHETER THẨM PHÂN PHÚC MẠC TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115<br />
Trương Hoàng Minh*,Lê Hoàng Thịnh*, Lê Thị Nghĩa*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Thẩm phân phúc mạc liên tục lưu động là 1 trong 3 phương pháp điều trị thay thế thận cho<br />
bệnh nhân suy thận mãn giai đoạn cuối hiện nay. Trải qua nhiều cải tiến kỹ thuật ngoại khoa nhằm cải thiện<br />
chức năng của catheter trong đó có cắt mạc nối ngay trong mổ đặt catheter làm giảm các biến chứng liên quan<br />
đến catheter giúp kéo dài tuổi thọ bệnh nhân làm CAPD.<br />
Bệnh nhân và phương pháp nghiên cứu: Các bệnh nhân được chẩn đoán suy thận mãn giai đoạn cuối có<br />
chỉ định làm CAPD tại bệnh viện Nhân dân 115 từ tháng 1 năm 2011 đến tháng 12 năm 2011. Cắt mạc nối bán<br />
phần một cách hệ thống khi thấy hiện diện tại vị trí mở khoang phúc mạc. Phương pháp tiền cứu mô tả từng<br />
trường hợp lâm sàng.<br />
Kết quả và bàn luận: Chúng tôi thu thập 84 bệnh nhân làm CAPD. Tuổi trung bình là 53,20 tuổi (18- 81<br />
tuổi). Bao gồm 48 nam (57,14%) và 36 nữ (42,86%). Cắt mạc nối ngay trong mổ đặt catheter 48/84 bệnh nhân<br />
(57,1%). Thời gian mổ trung bình nhóm có cắt mạc nối: 68,96 (45-160 phút) so với nhóm không cắt mạc nối<br />
57,64 (30-90 phút) p> 0,05. Chức năng catheter tốt ngay khi vô dịch lần đầu tiên: 78/84 BN (92,9%), sau 1<br />
tháng vô dịch: 83/84 BN (98,8%).<br />
Kết luận: Kỹ thuật cắt mạc nối bán phần ngay trong mổ đặt catheter CAPD là an toàn, dễ thực hiện, cải<br />
thiện chức năng catheter.<br />
Từ khóa: Cắt mạc nối, thẩm phân phúc mạc liên tục lưu động<br />
<br />
ABSTRACT<br />
THE ROLE OF OMENTECTOMY IN THE INSERTION OF THE CATHETER CAPD AT HOSPITAL<br />
POPULAR 115<br />
Truong Hoang Minh, Le Hoang Thinh, Le Thi Nghia<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 3 - 2012: 472 - 476<br />
Background: Continuous Ambulatory Peritoneal Dialysis is one of the three renal replacement modalities<br />
used to treat the patients with end stage renal disease (ESRD) now. Undergone many of improvement surgical to<br />
improve the function of catheter with technique omentectomy in the insertion of the catether to decrease<br />
complications relate to catheter, to increase age of the patient with ESRD.<br />
Patients and methods: The patients with ESRD indicated CAPD at Hospital Popular 115 from January<br />
2011 to December 2011. Omentectomy partial systematical when to present in the position of operation. This was<br />
a prospective and case series study.<br />
Results: 84 patients undergoing CAPD, mean age of the patients: 53.20 years (18- 81 years) with 48<br />
patients (57.14%) were malee, 36 patients (42.86%) were female. 48/84 patients (57.1%) with omentectomy<br />
partial. The mean times of group with omentectomy partial: 68.96 minutes (45-160 minutes) compare the group<br />
don’t omentectomy partial: 57.64 minutes (30-90 minutes) p> 0.05. 78/84 patients (92.9%) were good function of<br />
the catheter in the first time and 83/84 patients (98.8%) were good function after one month.<br />
*<br />
<br />
Bệnh viện Nhân Dân 115<br />
Tác giả liên lạc: ThsBS Trương Hoàng Minh<br />
<br />
472<br />
<br />
Email: truonghminh2000@yahoo.com<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Conclusions: Technique of omentectomy partial in the insertion of catheter CAPD was safety, realizable and<br />
ameliorated the function of catheter.<br />
Keywords: Omentectomy, continuous ambulatory peritoneal dialysis (CAPD)<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
Thẩm phân phúc mạc liên tục lưu động<br />
(Continuous Ambulatory Peritoneal Dialysis)<br />
gọi tắt là CAPD là 1 trong 3 phương pháp điều<br />
trị thay thế thận ngày nay, được Robert<br />
Popovich áp dụng để điều trị suy thận mãn giai<br />
đoạn cuối từ những năm 1975(7,5). Tại Việt nam,<br />
CAPD được bắt đầu áp dụng tại bệnh viện<br />
Nhân dân 115, với hệ thống túi thẳng (2000) tuy<br />
nhiên gặp phải nhiều biến chứng như viêm<br />
phúc mạc. Năm 2004, với cải tiến bằng hệ thống<br />
túi đôi của công ty Baxter, CAPD đã phát triển<br />
nhanh, tỷ lệ nhiễm trùng thấp và là một phương<br />
pháp được nhiều bệnh nhân suy thận mãn giai<br />
đoạn cuối lựa chọn. Cho tới nay, cả nước có trên<br />
30 đơn vị sử dụng phương pháp này.<br />
<br />
+ Phương pháp nghiên cứu: tiến cứu mô tả<br />
các trường hợp lâm sàng.<br />
<br />
Trải qua nhiều cải tiến kỹ thuật ngoại khoa<br />
nhằm giảm tỷ lệ biến chứng ngoại khoa như tắc,<br />
di trú Catheter (15,15%)(2). Để cải thiện thời gian<br />
sống của catheter mang lại chất lượng sống cho<br />
bệnh nhân suy thận mãn mà trong đó nguyên<br />
nhân do mạc nối lớn chiếm tỷ lệ khá cao (38%)(2).<br />
Do vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu “ Vai<br />
trò của cắt mạc nối lớn trong phẫu thuật đặt<br />
catheter CAPD điều trị suy thận mãn giai đoạn<br />
cuối tại bệnh viện nhân dân 115 ” với mục tiêu:<br />
Đánh giá vai trò của cắt mạc nối lớn ngay<br />
trong phẫu thuật đặt catheter CAPD thông qua<br />
các yếu tố:<br />
-Tỷ lệ thành công<br />
-Tỷ lệ các tai biến-biến chứng ngoại khoa<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Các bệnh nhân được điều trị đặt Catheter<br />
CAPD(mổ mở) tại khoa ngoại niệu-ghép thận<br />
bệnh viện Nhân Dân 115 từ ngày 1 tháng 1 năm<br />
2011 đến ngày 31 tháng 12 năm 2011.<br />
Các bệnh nhân có hồ sơ đầy đủ, đồng ý<br />
phẫu thuật.<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
+ Phương tiện nghiên cứu:<br />
Lập hồ sơ bệnh án nghiên cứu đầy đủ.<br />
Ghi nhận các thông tin phẫu thuật (Thực<br />
hiện theo protocol)(1,7) bao gồm:<br />
Vô cảm: Tê tại chỗ<br />
Sử dụng Catheter Tenckhoff loại 2 cuff<br />
Rạch da khoảng 3cm đường dọc cạnh rốn<br />
trái sao cho vị trí mở phúc mạc chính là vị trí cố<br />
định của cuff trong (được đo khoảng cách từ vị<br />
trí trên của vòng cong catheter là bờ trên xương<br />
mu đến cuff trong)<br />
Qua cân trắng bụng vào tách giữa cơ thẳng<br />
bụng bên trái bộc lộ mạc ngang và phúc mạc.<br />
Mở phúc mạc ghi nhận có hiện diện mạc nối<br />
lớn tại vị trí mở hay không. Nếu có mạc nối sẽ<br />
lôi ra ngoài qua lỗ mở phúc mạc và cắt một cách<br />
hệ thống.<br />
Đặt catheter xuống túi cùng Douglas dưới<br />
sự trợ giúp của nòng cứng bên trong Catheter<br />
sau đó rút bỏ nòng.<br />
Khâu cố định cuff trong vào mạc ngang và<br />
phúc mạc bằng mối chỉ Prolen 2/0 vòng quanh<br />
cuff trong. Tạo đường hầm dưới da sao cho cuff<br />
ngoài nằm ở dưới da. Vị trí lỗ ra cách cuff ngoài<br />
2-3cm.<br />
May phục hồi thành bụng, kiểm tra chức năng<br />
catheter bằng cách cho 500 ml nước muối 0,9% vô<br />
và ra, nước vô và ra tốt, chảy thành dòng, không<br />
chảy máu, băng vô trùng và kết thúc.<br />
Bắt đầu cho vô dịch thẩm phân vào ngày 1014 sau mổ và ghi nhận các biến chứng, ghi nhận<br />
sau 1 tháng.<br />
Thành công: khi vô và ra dịch tốt, chảy<br />
thành dòng, không chảy máu. Thất bại: vô dịch<br />
tốt nhưng không ra được hoặc ra không đủ.<br />
Không vô được dịch.<br />
<br />
473<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br />
<br />
+ Các số liệu được mã hóa và sử lý thống kê<br />
theo phần mềm SPSS 11.5. Kết quả nghiên cứu<br />
được sử lý dựa trên 2 phần: thống kê mô tả và<br />
thống kê phân tích. P < 0,05 được xem là có ý<br />
nghĩa thống kê.<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br />
Từ 1 tháng 1 năm 2011 đến 31 tháng 12 năm<br />
2011, chúng tôi thực hiện được 84 bệnh nhân với<br />
chẩn đoán suy thận mãn giai đoạn cuối, được<br />
mổ đặt catheter CAPD. Tuổi trung bình là 53,20<br />
tuổi (18- 81 tuổi). Bao gồm 48 nam (57,14%) và<br />
36 nữ (42,86%). So với nghiên cứu của Huỳnh<br />
Trinh Trí và Cs thì tuổi trung bình là 40,1 tuổi<br />
(19-85 tuổi), Nam (53,2%) và nữ (46,8%)(3). Với<br />
tác giả Michael L. Nicholson et al: tuổi trung<br />
bình 52,1 tuổi (16-79 tuổi), nam (54,5%) và nữ<br />
(45,5%)(2,7)<br />
Bảng 1: Các bệnh kết hợp gồm<br />
Bệnh kết hợp<br />
Không có bệnh kêt hợp<br />
Lupus<br />
Tăng huyêt áp<br />
Nhồi máu não<br />
THA + Suy tim<br />
THA + TD<br />
THA + Bệnh mạch vành đặt Stent<br />
THA + TD + Nhôi máu não<br />
THA+TD+ ST<br />
THA + GOUT<br />
Tổng sô<br />
<br />
Số BN<br />
2<br />
2<br />
45<br />
5<br />
8<br />
11<br />
4<br />
1<br />
3<br />
3<br />
84<br />
<br />
%<br />
2.4<br />
2.4<br />
53.6<br />
6.0<br />
9.5<br />
13.1<br />
4.8<br />
1.2<br />
3.6<br />
3.6<br />
100.0<br />
<br />
Chúng tôi nhận thấy hầu như đai đa số các<br />
bệnh nhân suy thận mãn chỉ định làm thẩm<br />
phân đều có bệnh kết hợp, và chủ yếu là cao<br />
huyết áp, tiểu đường, suy tim, các bệnh mạch<br />
vành…Nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp<br />
với các tác giả khác(1,3,7)<br />
Bảng 2: Các xét nghiệm trước mổ<br />
Xét nghiệm<br />
HC<br />
Hgb<br />
BUN<br />
Creatinin<br />
Glucose<br />
Triglyceride<br />
LDL<br />
HDL<br />
<br />
474<br />
<br />
Trị số trung bình Tối thiểu-Tối đa<br />
3,5<br />
1,8- 5,1<br />
9,97<br />
5,56g- 13,8<br />
69,55<br />
15,30- 161<br />
8,11<br />
2,53- 36<br />
106,58<br />
54- 327<br />
166,85<br />
56-489<br />
110,98<br />
51-231<br />
41,72<br />
22-75<br />
<br />
Xét nghiệm<br />
Cholesterol<br />
<br />
Trị số trung bình Tối thiểu-Tối đa<br />
185,82<br />
71- 357<br />
<br />
Hầu hết các bệnh nhân chỉ định làm CAPD<br />
có chỉ số BUN và Creatinin cao và có rối loạn<br />
chuyển hóa lipid.<br />
* Cắt mạc nối ngay trong mổ đặt Catheter<br />
CAPD: 48/84 bệnh nhân (57,1%), Không cắt mạc<br />
nối: 36/84 bệnh nhân (42,9%). Những trường<br />
hợp không cắt mạc nối này là những trường<br />
hợp khi chúng tôi mở phúc mạc, không thấy<br />
mạc nối ở tại vị trí mở phúc mạc, mặc dù chúng<br />
tôi đã cho bệnh nhân nằm tư thế đầu cao và<br />
chân thấp nhằm để cho mạc nối lớn có thể trôi<br />
xuống vị trí mổ. Những trường hợp này chúng<br />
tôi cho rằng mạc nối lớn ngắn, không dài tới vị<br />
trí đặt catheter nên không cần phải cắt mạc nối.<br />
* Thời gian mổ trung bình: 64,11 phút (30160 phút) trong đó thời gian mổ trung bình của<br />
nhóm có cắt mạc nối là:68,96 (45-160 phút) còn<br />
thời gian mổ trung bình của nhóm không cắt<br />
mạc nối là: 57,64 (30-90 phút). Nhóm không phải<br />
cắt mạc nối có thời gian mổ ngắn hơn tuy nhiên<br />
sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với<br />
p>0,05. Điều này có thể trong lô nghiên cứu này,<br />
bệnh nhân được phẫu thuật bởi nhiều phẫu<br />
thuật viên có trình độ khác nhau.<br />
Bảng 3: Biến chứng trong và sau mổ<br />
Biến chứng<br />
Không có biến chứng<br />
Chảyy máu chân catheter<br />
Nhiễm trùng vết mổ<br />
Dò dich chân catheter<br />
Tổng số<br />
<br />
Số BN<br />
71<br />
10<br />
2<br />
1<br />
84<br />
<br />
%<br />
84.5<br />
11.9<br />
2.4<br />
1.2<br />
100.0<br />
<br />
* Chức năng catheter khi vô dịch lần đầu:<br />
Ngay sau khi vô dịch, chức năng của<br />
Catheter tốt là 92,9%, có 6/84 trường hợp là chức<br />
năng kém (trong đó 5/6 là vô dịch tốt nhưng<br />
không ra được còn 1/6 là không vô dịch được).<br />
So sánh chức năng catheter ngay khi vô dịch<br />
lần đầu giữa nhóm có cắt mạc nối và nhóm<br />
không cắt mạc nối:<br />
Bảng 4: Chức năng catheter khi vô dịch lần đầu<br />
Chức năng<br />
catheter<br />
<br />
Kết quả khi vô dịch lần<br />
đầu<br />
TỔNG SỐ<br />
TỐT<br />
XẤU<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br />
Cắt mạc<br />
nối<br />
<br />
có<br />
<br />
không<br />
TỔNG SỐ<br />
<br />
46 (95,84%)<br />
<br />
2 (4,16%)<br />
<br />
48<br />
<br />
32 (88,89%) 4 (11,11%)<br />
36<br />
78 (92,9%)<br />
6 (7,1%) 84 (100%)<br />
<br />
P= 0,226<br />
<br />
Bảng 5: Nguyên nhân catheter hoạt động kém bao<br />
gồm<br />
Nguyên nhân<br />
Số BN<br />
Catheter gập góc<br />
1<br />
Di lệch catheter do mac nối bám<br />
1<br />
Fibrin<br />
2<br />
Hematome<br />
1<br />
Tắc do mạc nối<br />
1<br />
Tổng số<br />
6/84 (7,1%)<br />
<br />
%<br />
1.2<br />
1.2<br />
2.4<br />
1.2<br />
1.2<br />
100.0<br />
<br />
Chúng tôi không ghi nhận trường hợp nào<br />
chảy máu trong ổ bụng do cắt mạc nối gây ra.<br />
Tác giả Michael L.Nicholson có ghi nhận 1<br />
trường hợp, tuy nhiên sau khi xử trí mổ lại cầm<br />
máu đã ổn và catheter sử dụng bình thường sau<br />
đó(2). Vấn đề chảy máu khi cắt mạc nối là do<br />
thao tác khi lôi mạc nối ra ngoài quá thô bạo và<br />
do cột chỉ không chặt. Chúng tôi sử dụng<br />
phương pháp cắt và cột từng phần mạc nối cho<br />
tới khi không thể lôi mạc nối ra nữa thì dừng.<br />
Tác giả H.T.Trí ghi nhận 2 trường hợp (4,2%) tắc<br />
catheter (có cắt mạc nối) so với tác giả Ng. Thi<br />
Chải (12,9%)(5). Tác giả Stephen R. Ash et al ghi<br />
nhận chức năng catheter kém là 17% chủ yếu do<br />
di chú và mạc nối bám vào đầu catheter(5).<br />
Sử trí các biến chứng: Khâu cầm máu chân<br />
Catheter, lấy bỏ máu cục tại vị trí mổ, chỉnh sửa<br />
lại vị trí Catheter có mạc nối, lấy bỏ Fibrin trong<br />
lòng catheter.<br />
Bảng 6: Kết quả chức năng catheter sau 1 tháng.<br />
Phân tích tỉ lệ thành công sau 1 tháng vô dịch (bao<br />
gồm các trường hợp sửa vi trí catheter sau khi phát<br />
hiện ở thời điểm vô dịch lần đầu<br />
<br />
cắt mạc<br />
nối<br />
<br />
có<br />
không<br />
Tổng số<br />
<br />
KETQUA<br />
Tổng số<br />
thành công thất bại<br />
48 (100%) 0 (0%) 48 (100%)<br />
35 (97,2%) 1 (2,8%) 36 (100%)<br />
83 (98,8%) 1 (1,2%) 84 (100%)<br />
<br />
P=0,32 (Test ANOVA)<br />
<br />
Sau 1 tháng, chúng tôi không ghi nhận thêm<br />
trường hợp nào có biến chứng ảnh hưởng đến<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
chức năng của catheter. Trong 6/84 bệnh nhân<br />
có chức năng catheter kém thì sau khi phẫu<br />
thuật lại đã cải thiện gần hoàn toàn, chỉ có 1/84<br />
bệnh nhân dịch vô tốt nhưng dịch ra không đủ<br />
phải chuyển sang chạy thận nhân tạo. Trường<br />
hợp này mạc dù mở kiểm tra bụng không thấy<br />
mạc nối bám dính ở đầu catheter và catheter ở<br />
đúng vị trí nhưng dịch ra không đủ. Chúng tôi<br />
nghĩ nhiều tới rối loạn tính thấm của màng<br />
bụng.<br />
Bảng 7: Tỉ lệ thành công ở nam và nữ<br />
GIOI<br />
Kết quả<br />
<br />
Thành công<br />
Thất bại<br />
<br />
Tổng số<br />
<br />
Tổng số<br />
<br />
NAM<br />
NU<br />
47<br />
83<br />
36 (100%)<br />
(97,9%)<br />
(98,8%)<br />
1(2,1%)<br />
0 (0%) 1 (1,2%)<br />
48(100%) 36 (100%)<br />
<br />
84<br />
(100%)<br />
<br />
P= 0,41 (Test ANOVA)<br />
<br />
Tỉ lệ thành công giữa bệnh nhân nam và nữ<br />
là 97,9% so với 100% với P= 0,39 và tỉ lệ các biến<br />
chứng, thất bại cũng không có sự khác biệt với<br />
p= 0,264<br />
Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ theo<br />
dõi chức năng của Catheter 1 tháng sau khi vô<br />
dịch lần đầu. Chức năng của catheter giữa 2<br />
nhóm cắt và không cắt là gần tương đương<br />
(100% ở nhóm cắt và 97,2% ở nhóm không cắt<br />
với p=0,32). Đây cũng là 1 điểm yếu của đề tài.<br />
Tác giả M. L. Nicholson ghi nhận 235 bệnh nhân<br />
làm CAPD, có 113 trường hợp (38%) được cắt<br />
mạc nối bán phần và theo dõi trong 2 năm làm<br />
thẩm phân thấy rằng nhóm có cắt mạc nối bán<br />
phần có chức năng catheter CAPD là cao hơn<br />
nhóm không cắt với p=0,002(2)<br />
* Vấn đề có nên cắt bán phần mạc nối một<br />
cách hệ thống khi thấy hiện diện mạc nối tại vị<br />
trí mở phúc mạc hay không?<br />
- Vấn đề trao đổi dịch trong quá trình làm<br />
thẩm phân chủ yếu xuất hiện ở lá phúc mạc<br />
thành là chính, còn ở mạc nối là rất ít.<br />
- Chức năng chính của mạc nối lớn là bảo vệ,<br />
khi có vật ngoại lai hiện diện trong khoang phúc<br />
mạc, mạc nối lớn sẽ đến bám xung quanh<br />
catheter, nó sẽ làm tắc các lỗ trên catheter gây<br />
<br />
475<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br />
<br />
mất chức năng của catheter. Mặt khác, mạc nối<br />
đến bám vào đầu catheter có xu hướng kéo lên<br />
trên làm di lệch đầu catheter ra khỏi vị trí túi<br />
cùng Douglas. Hai yếu tố trên cộng hưởng lại<br />
làm mất chức năng của catheter. Một số tác giả<br />
cũng đồng tình với lý luận này(2)<br />
* Vấn đề có nên cắt mạc nối vào thời điểm<br />
đặt catheter hay không? Có tác giả cho rằng<br />
không cắt mạc nối vào thời điểm đặt catheter mà<br />
để khi có biến chứng mất chức năng của catheter<br />
rồi mới phẫu thuật cắt thì 2. Chúng tôi nhận<br />
thấy rằng tiến hành cắt ngay trong mổ đặt<br />
catheter là một phẫu thuật có thể thực hiện<br />
được, với vô cảm tê tại chỗ và tiền mê. Kỹ thuật<br />
cắt không quá khó, phẫu thuật viên được đào<br />
tạo là có thể thực hiện được. Mặt khác, cắt vào<br />
thời điểm mổ đặt catheter sẽ thuận lợi cho bệnh<br />
nhân hơn, ít áp lực tâm lý hơn, tránh được 1<br />
cuộc mổ sau đó. Tác giả M.L.Nicholson cũng<br />
đồng thuận về vấn đề này(2).<br />
* Trong nghiên cứu này, chúng tôi hoàn toàn<br />
sử dụng phương pháp mổ mở để đặt catheter.<br />
Tuy nhiên, đặt catheter bằng nội soi vẫn có thể<br />
cắt mạc nối hay cố định mạc nối vào thành bụng<br />
để tránh ảnh hưởng của mạc nối đến chức năng<br />
của catheter.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Cắt mạc nối bán phần thực hiện ngay trong<br />
mổ đặt catheter CAPD là một thủ thuật làm cải<br />
<br />
476<br />
<br />
thiện chức năng của catheter với tỉ lệ thành công<br />
là 92,9% sau khi vô dịch lần đầu và 98,8% sau 1<br />
tháng vô dịch. Tỉ lệ biến chứng không đáng kể<br />
và các biến chứng này sau khi chỉnh sửa đã cải<br />
thiện hoàn toàn.<br />
Đây là kỹ thuật dễ thực hiện, có thể thực<br />
hiện được ở các tuyến cơ sở.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
8.<br />
9.<br />
<br />
Ash SR (2007). Peritoneal Access Devices Handbook of dialysis.<br />
Ed4th ; 356-375<br />
Hoàng Viết Thắng, Trần Thị Anh Thư (2011). Lọc màng bụng<br />
liên tục ngoại trú trong điều trị suy thận mãn giai đoạn cuối Y<br />
học thực hành, BYT xuất bản: 769 + 770; 545-554<br />
Huỳnh Trinh Trí, Nguyễn Duy Tân, Lữ Công Trung, Mã Lan<br />
Thanh, Trần Ngọc Giai, Nguyễn Chí Hiếu, Nguyễn Thị Tuyết<br />
Ngọc, Nguyễn Thị Trương Nhãn (2010). Đánh giá kết quả điều<br />
trị suy thận mãn giai đoạn cuối bằng phương pháp thẩm phân<br />
phúc mạc tại khoa nội thận bệnh viện đa khoa trung tâm an<br />
giang Kỷ yếu hội nghị khoa học Bệnh Viện An Giang. 78-88<br />
Louis M(1990). The role of omentectomy in continuos<br />
ambulatory peritoneal dialysis. Peritoneal dialysis international.<br />
Vol 11; 330-332<br />
Nguyễn Thị Chải & Cs (2008). Thẩm phân phúc mạc lien tục<br />
ngoại trú: kết quả sau 4 năm thực hiện tại bệnh viện Chợ Rẫy.<br />
Bệnh viện Chợ Rẫy<br />
Phạm Văn Bùi, Huỳnh Thị Nguyễn Nghĩa (2010). Khảo sát biến<br />
đổi chức năng màng bụng ở bệnh nhân thẩm phân phúc mạc<br />
liên tục ngoại trú Yhọc thành phố Hồ Chí Minh, 14;3. 101-106<br />
Piraino B(2005). ISPD Giudelines recommendations in Canada,<br />
25; 107-131<br />
Sharma A(2008), Peritoneal Dialysis, The Kidney. Ed8th ; 20072016<br />
Stevinkel P, Chung SP et al (2001). Malnutrition, inflammation<br />
and atherosclerosis in peritoneal dialysis patients Perit Dial Inter,<br />
21(3): 157-162<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />