Đạo đức học và triết học chính trị ở phương Tây<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đạo đức học và triết học<br />
chính trị ở phương Tây<br />
Bởi:<br />
Lê Văn Tâm<br />
<br />
<br />
Bản chất con người và tính hợp pháp chính trị<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Thomas Hobbes<br />
<br />
Trong The Republic (Cộng hòa) Plato đã tuyên bố rằng xã hội lý tưởng phải được điều<br />
hành bởi một hội đồng của các vua-triết gia, bởi vì những người giỏi triết học thường<br />
là có khả năng nhận thức được điều tốt đúng đắn nhất. Tuy nhiên, ngay cả Plato cũng<br />
yêu cầu các triết gia phải gia nhập và tự khẳng định mình trong xã hội nhiều năm trước<br />
khi bắt đầu công việc trị vì vào tuổi năm mươi. Đối với Aristotle, con người là động<br />
vật chính trị (nghĩa là động vật xã hội), và nhà nước được thiết lập để theo đuổi điều tốt<br />
cho cộng đồng. Aristotle lý luận rằng, bởi vì nhà nước (polis) là dạng cao nhất của cộng<br />
đồng, nó có mục đích theo đuổi điều tốt đẹp nhất. Aristotle xem rằng quyền lực chính trị<br />
như là kết quả của các bất bình đẳng tự nhiên trong tài năng và đạo đức. Bởi vì những<br />
sự khác biệt này, ông ta ủng hộ một giai cấp quý tộc với những người có khả năng và có<br />
đạo đức. Đối với Aristotle, một người không thể nào là hoàn hảo nếu như anh ta không<br />
sống trong một cộng đồng. Hai cuốn sách của ông Đạo đức Nicomachean và Chính trị<br />
phải được đọc theo đúng trật tự đó. Cuốn sách đầu nói với các phẩm chất đạo đức (hay<br />
là "sự xuất sắc") của một người như là một công dân; cuốn thứ hai nói về một dạng nhà<br />
nước thích hợp để bảo đảm cho các công dân đều có phẩm chất tốt, và do đó là hoàn<br />
thiện. Cả hai cuốn sách đều nói về vai trò quan trọng của sự công bằng trong đời sống<br />
dân sự.<br />
<br />
Nicolas xứ Cusa đã thổi lại tư tưởng của Plato trong những năm đầu thế kỉ 15. Ông đã<br />
ủng hộ dân chủ trong châu Âu thời Trung cổ, cả trong những cuốn sách ông viết lẫn tổ<br />
chức Hội đồng Florence của ông. Không giống như Aristotle và truyền thống Hobbes<br />
thường đi theo, Cusa xem tất cả con người là bằng nhau và linh thiêng (nghĩa là, được<br />
<br />
<br />
1/2<br />
Đạo đức học và triết học chính trị ở phương Tây<br />
<br />
<br />
tạo ra theo mẫu của Chúa), do vậy dân chủ là thể chế công bằng duy nhất của nhà nước.<br />
Quan điểm của Cusa được một số người cho là đã làm bùng nổ thời đại Phục hưng Ý,<br />
đưa ra khái niệm "quốc gia-nhà nước".<br />
<br />
Sau này, Niccolò Machiavelli đã phủ nhận quan điểm của Aristotle và Thomas Aquinas<br />
là không thực tế. Chính quyền cai trị lý tưởng không phải là hiện thân của các giá trị<br />
đạo đức; mà chính quyền nên làm những gì cần và đủ, hơn là làm những gì đáng được<br />
ca ngợi về đạo đức. Thomas Hobbes cũng thách thức nhiều điểm trong quan điểm của<br />
Aristotle. Đối với Hobbes, bản chất của con người nhìn chung là chống-xã hội: con<br />
người thường mang tính cá nhân vị kỉ, và chủ nghĩa cá nhân này làm cuộc sống khó<br />
khăn trong trạng thái xã hội tự nhiên. Hơn nữa, Hobbes lý luận rằng, mặc dù con người<br />
có thể có những bất bình đẳng tự nhiên, nhưng những điều này là không đáng kể, bởi<br />
vì không có một tài năng hay đức hạnh đặc biệt nào làm họ có thể an toàn khỏi bị hại<br />
bởi người khác. Vì những lý do này, Hobbes kết luận rằng một nhà nước xuất phát từ sự<br />
đồng thuận chung để đưa toàn bộ cộng đồng ra khỏi trạng thái tự nhiên. Điều này chỉ có<br />
thể làm được bằng cách thiết lập một chính quyền, nó được trao quyền cai quản toàn bộ<br />
cộng đồng, và có khả năng làm cho người khác phải kính sợ.<br />
<br />
Nhiều người trong thời đại Khai sáng đã không thỏa mãn với những học thuyết đang có<br />
trong triết học chính trị, các học thuyết làm giảm đi hay không chú trọng đến khả năng<br />
của một nước dân chủ. Jean-Jacques Rousseau là một trong những người cố gắng lật đổ<br />
những học thuyết này: ông đáp lại Hobbes bằng tuyên bố rằng con người về bản chất<br />
tự nhiên là một dạng "noble savage", và rằng xã hội và những thỏa thuận xã hội đã làm<br />
hỏng đi bản chất tự nhiên đó. Một người chỉ trích khác là John Locke. Trong Second<br />
Treatise on Government ông đồng ý với Hobbes rằng quốc gia-nhà nước là một công<br />
cụ hiệu quả để đưa con người ra khỏi trạng thái đáng ghét đó, nhưng ông lý luận rằng<br />
the sovereign might become an abominable institution compared to the relatively benign<br />
unmodulated state of nature<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2/2<br />