intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đạo Phật và các hình thức sinh hoạt tôn giáo thời kỳ hội nhập

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Đạo Phật và các hình thức sinh hoạt tôn giáo thời kỳ hội nhập trình bày các nội dung chính sau: Hoạt động bảo tồn công trình kiến trúc phản chiếu được văn hóa Phật giáo của dân tộc; Hướng dẫn phật tử hoàn thiện nhân cách cá nhân và ý thức về các vấn đề của sự sống; Những vấn đề còn tồn tại trong thực hành sinh hoạt tôn giáo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đạo Phật và các hình thức sinh hoạt tôn giáo thời kỳ hội nhập

  1. ĐẠO PHẬT VÀ CÁC HÌNH THỨC SINH HOẠT TÔN GIÁO THỜI KỲ HỘI NHẬP LÝ THỊ NGỌC DUNG1* Tóm tắt: Nếp sống tôn giáo của phật tử hay sinh hoạt tôn giáo là một trong các nội dung của an sinh xã hội, đáp ứng nhu cầu thực hành tôn giáo của người dân. Tuy nhiên, cần phải nghiên cứu, định hướng cho tinh thần đạo Phật được thấm nhuần và lưu lộ trong những sinh hoạt thường nhật, mục đích chính của sinh hoạt tôn giáo là nuôi dưỡng tình cảm từ bi, phát triển trí tuệ từ đó nâng cao ý thức xã hội tạo ra cuộc sống bình an. Từ khoá: Sinh hoạt tôn giáo, Phật giáo, hội nhập. Đặt vấn đề Đạo Phật không phải là một tôn giáo có những giáo điều cố định và giáo lý của đạo Phật phải thường xuyên sáng tạo để duy trì mãi mãi tính cách khả hành và hữu dụng của nó. Nhận thức của chúng ta hôm nay về những giáo lý mà Phật dạy cách đây 2.600 năm21 không thể giống với nhận thức của Phật giáo thời kỳ nguyên thuỷ, bởi những điều kiện tâm lý và xã hội của chúng ta hôm nay không còn giống với điều kiện tâm lý xã hội của thời kỳ trước. Chúng ta thấy có một sự khác biệt giữa tâm lý người xưa và tâm lý người nay, chúng ta có những thắc mắc mới, những thao thức mới mà chính thế hệ trước không có. Phật giáo ở Việt Nam có lúc thịnh, lúc suy nhưng cho đến nay, ngôi chùa vẫn có vị trí quan trọng trong đời sống văn hoá. Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau, Phật giáo Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ trở lại, số tín đồ Phật giáo tăng lên rõ rệt32 và hơn cả là chưa bao giờ các hình thức sinh hoạt Phật giáo lại phong phú đến vậy! Mật độ và quy mô chùa càng ngày càng phát triển; triết lý của nhà Phật đi sâu vào mọi khía cạnh cuộc sống con người góp phần hoàn thiện nhân cách cá nhân và ý thức về các vấn đề của sự sống; hướng đạo đức con người từ bi cứu khổ... * Khoa Di sản văn hoá, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. 1 Thượng toạ Thích Thanh Giác, Truyện tranh về Đức Phật, Nxb Tôn giáo. 2 Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Kự, Phạm Ngọc Long (2010), Chùa Việt Nam, Nxb Thế giới. tr.7.
  2. 1136 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... Để khẳng định vai trò quan trọng của các hình thức sinh hoạt của Phật Giáo, tôi xin được mượn lời của nhà nghiên cứu Trần Lâm Biền: Ngôi chùa là “địa vị vàng son” để trở thành trung tâm văn hoá của làng xã. Nơi đây khách hành hương tưởng như được nhìn thấy mảnh trời cực lạc, để ngẫm về lẽ vô thường của cuộc đời, về cội nguồn mà kiến tính (thấy được cái bản tính chân thực của mình - đó là Phật tính), nhằm xây dựng lòng yêu quý con người và yêu quê hương xứ sở.13 Tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu xã hội học như phương pháp so sánh đối chiếu để thấy biến đổi của chùa Việt và các hình thức sinh hoạt tôn giáo thay đổi qua thời gian; phương pháp phỏng vấn, quan sát để ghi chép suy nghĩ của người thực hành sinh hoạt tôn giáo, từ đó thu nhận nhiều nguồn thông tin khác nhau làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu. 1. Hoạt động bảo tồn công trình kiến trúc phản chiếu được văn hoá Phật giáo của dân tộc Trước tại vùng Luy Lâu miền Bắc nước ta, được hình thành do sự viếng thăm của tăng sĩ Ấn Độ, các tăng sĩ này tới Việt Nam bằng đường biển, theo các thuyền buôn người Ấn. Nhưng trước khi những các vị tăng sĩ Ấn Độ đến Việt Nam, các thương gia cũng đã đến và mang theo sinh hoạt Phật giáo vào xứ ta, tuy không phải là những người truyền giáo vì mục đích chính của họ là buôn bán chứ không phải truyền đạo. Trong thời giao thương, các chuyến đi xa hàng năm với nhiều tháng lênh đênh trên biển, các thương gia cầu nguyện Đức Phật cho trời yên biển lặng, mọi sự yên lành. Họ đốt trầm, đọc kinh và cúng dường những tháp Phật mang theo. Còn người Giao Chỉ thì áp dụng những điều hay về canh nông và y thuật nên tư tưởng Phật giáo xuất hiện từ khá sớm (khoảng đầu Công nguyên). Trong khoảng thời gian đó, các ngôi chùa đã dần mọc lên ở các không gian khác nhau, được tạo nên trong các thời kỳ khác nhau với các phong cách kiến trúc nghệ thuật khác nhau. Ở đó, chúng ta có thể nhận ra một hợp thể giữa di sản vật thể và phi vật thể cùng tồn tại song song với nhau. Kiến trúc ngôi chùa được coi là thành phần bao che, còn bên trong lại chứa rất nhiều tác phẩm nghệ thuật (tượng, đồ thờ, bia đá, chuông, khánh,…), vì vậy giữa kiến trúc và tác phẩm điêu khắc đã tạo nên một bảo tàng hoàn chỉnh. Chùa Việt Nam tại các làng quê thường được xây dựng bằng những thứ vật liệu quen thuộc của xứ sở nhiệt đới như tre, tranh, gỗ, gạch ngói,… đa phần là vật liệu hữu cơ, khí hậu nước ta nóng ẩm nên Chùa hay phải tu sửa. Vật liệu cũng như 1 Trần Lâm Biền (2020), Văn hoá - nghệ thuật chùa Việt: Vài nét cơ bản, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.8-9.
  3. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 1137 tiền bạc dùng cho việc xây dựng chùa thường được quyên góp trong mọi tầng lớp cư dân, gọi là “công đức” thể hiện văn hoá của cộng đồng. Do vậy, cần nhận thức rõ chùa là di sản văn hoá của dân tộc, các hoạt động bảo tồn phải đi đúng hướng, có hiệu quả cao cần phải nghiên cứu, tìm ra giá trị tiêu biểu trên các mặt: giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học và thẩm mỹ. Đồng thời, tìm ra giải pháp để giữ gìn cho các đối tượng tồn tại lâu dài và khai thác các giá trị phong phú và đa dạng phục vụ nghiên cứu khoa học, phục vụ nhu cầu tham quan của du khách trong và ngoài nước, trong chừng mực nào đó còn nằm trong chiến lược phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của quốc gia. Hoạt động bảo tồn di tích nói chung hay Chùa Phật giáo nói riêng tác động vào một hoặc nhiều đối tượng cụ thể, tuy nhiên cần theo một quy định chặt chẽ và logic gồm các nội dung: Kiểm kê, Xếp hạng, Bảo quản tu bổ, Tôn tạo, Khai thác phát huy giá trị. Những hoạt động đó không phải diễn ra đồng bộ mà phải tiến hành lần lượt theo đúng quy trình. Chùa là nơi để người dân cũng như các phật tử tìm hiểu về giáo lý nhà Phật thông qua các nghi lễ, việc tìm hiểu và thực hành nghi thức tôn giáo đó là cơ sở để mọi người lý giải các vấn đề trong cuộc sống, nó giống như cách thức động viên và khuyến khích con người vượt qua những khó khăn của cuộc sống thực tại như: từ bỏ các ham muốn tham, sân, si trong cuộc sống thực tại; giúp đỡ người khác; sống bao dung và chân thật… Đạo Phật từ lâu đã phân chia thành niều tông phái, Chùa Phật giáo nguyên thủy chỉ thờ duy nhất Phật Thích Ca Mâu Ni… Chúng ta thường cho rằng văn hoá là sản phẩm do con người sáng tạo ra, xuất phát từ nhu cầu của con người, nhằm thoả mãn nhu cầu con người trên hai phương diện là đời sống vật chất và đời sống tin thần. Trong đời sống tinh thần thì không thể thiếu sự tồn tại của yếu tố tâm linh, được gửi gắm vào một không gian “thiêng”, được gửi gắm vào sự chở che của Đức Phật. 2. Hướng dẫn phật tử hoàn thiện nhân cách cá nhân và ý thức về các vấn đề của sự sống Mục đích tôn chỉ của Phật giáo Việt Nam khẳng định đây là tổ chức giáo dục, đào tạo thanh thiếu niên trở thành người Phật tử chân chính để phụng sự đạo pháp và góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Phật giáo... Lý tưởng là tôn trọng hoà bình thế giới, yêu đất nước không phải bằng lời nói mà bằng cuộc sống cụ thể của mỗi người, mở rộng lòng thương, tôn trọng sự sống, trau dồi trí tuệ và tôn trọng sự thật, sống trong sạch từ thể chất lẫn tinh thần, từ lời nói đến việc làm.1 Để làm được 1 Viện Thông tin khoa học, Trung tâm Khoa học về tín ngưỡng và tôn giáo, Những đặc điểm cơ bản của một số tôn giáo lớn ở Việt Nam, thông tin chuyên đề, 1997, tr.103.
  4. 1138 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... tôn chỉ cùng như lý tưởng đó, Phật giáo nhập thế và hoàn thiện nhân cách phật tử theo các con đường sau. 1.1. Dạy giáo lý và làm cố vấn giáo lý cho các phật tử ở các độ tuổi khác nhau * Đối với thanh, thiếu niên Những giáo lý cao siêu của nhà Phật có thể thể chế hoá bằng những điều đơn giản mà Phật tử có thể làm trong cuộc sống hàng ngày thông qua các bài học về ý thức cá nhân, bài học về Phật pháp, bài học về đạo đức gia đình, bài học về kỹ năng sống. Khi tham gia khoá tu mùa hè, các em sẽ được rèn luyện tính tự lập, kỷ luật với thời khoá biểu khoa học, tốt cho sức khoẻ. Khoá tu tạo được sân chơi ý nghĩa, giúp các em có thêm nhiều trải nghiệm thú vị, trang bị nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích trong cuộc sống, vun đắp, nuôi dưỡng đạo đức, tâm hồn trong sáng, lành mạnh và hướng thiện. Đặc biệt, sinh hoạt trong môi trường xa internet, điện thoại, vui chơi các trò chơi dân gian, thể dục thể thao… giúp cho các em có cơ hội học hỏi lẫn nhau, rèn luyện sự đoàn kết tập thể. Ở đây, không ai biết con là ai, không ai biết con xuất thân từ đâu, hoàn ảnh ra sao và đã từng lầm lỗi gì trong quá khứ. Ở đây, mỗi người đều được bình đẳng như nhau, được sống chan hoà và không tồn tại ganh ghét, đố kỵ… Khoá tu như một nốt tĩnh trong cuộc sống của con, con được chăm sóc, dạy bảo và được nhận tình yêu thương từ quý thầy, quý sư cô. (Trần Bảo Châu chia sẻ trong cuốn “Dáng hình của hạnh phúc” - Khoá tu mùa hè chùa Hoằng Pháp). Với tinh thần muốn tạo nên một môi trường lành mạnh, bổ ích cho lứa tuổi thanh niên có điều kiện phát huy và kế thừa những tinh hoa, truyền thống đạo đức từ ngàn xưa. Theo thống kê sơ bộ từ ngày 1-15/6/2019, trên phạm vi cả nước tại các ngôi thiền viện, chùa đã tổ chức 150 khoá tu mùa hè dành cho thanh niên và sinh viên ở các độ tuổi khác nhau. Đối với nhà chùa, các hoạt động giảng dạy giáo lý, mở các khoá tu đã đóng góp và khẳng định vai trò của Phật giáo, sự nhập thế của Phật giáo với xã hội trong việc liên kết các giáo lý nhà Phật hướng tới hoàn thiện tính nhân văn trong mỗi con người để sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. * Đối với những người đã trưởng thành Không ai sinh ra trên đời lại hy vọng mình bất hạnh và khổ đau, ai cũng mong bản thân sẽ luôn gặp may mắn, thuận buồm xuôi gió, nhưng cuộc sống vốn không trọn vẹn, muốn có được hạnh phúc bắt buộc phải tạo ra nó. Thực tế sinh viên ra trường khó có thể chọn đúng nghề mình yêu thích và phù hợp với khả năng của
  5. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 1139 mình, có người yêu thích công việc này nhưng hoàn cảnh gia đình và điều kiện xã hội buộc lòng phải chọn một nghề khác không phù hợp với trình độ và sở thích. Nếu rơi vào hoàn cảnh đó thường chán nản và thất vọng, hơn nữa bước vào nền kinh tế thị trường cùng với sự hội nhập kinh tế, văn hoá con người phải đối mặt với nhiều vấn đề khác nảy sinh. Dường như con người đang phải gồng hết sức mình để lo toan những vấn đề trong cuộc sống. Nhằm hướng con người đến một cuộc sống tốt đẹp hơn, định hướng từ bỏ thói hư tật xấu mà bản thân mỗi con người ai cũng có. Thông qua những phút tĩnh tâm để nhìn lại quá khứ - hướng tới tương lai, mỗi cá nhân sẽ có cách thức lấy lại cân bằng trong cuộc sống, rèn luyện ý chí, cùng nỗ lực hướng tới thành công mới. 2.2. Phát huy tinh thần từ bi cứu khổ, hoạt động từ thiện, nhân đạo Trong những tôn giáo du nhập vào Việt Nam, thì Phật giáo là tôn giáo nhanh chóng được người Việt chấp nhận bởi những giáo lý của nhà Phật có nhiều nét phù hợp với truyền thống dân tộc. Phật giáo luôn đề cao lòng từ bi, nhân ái, từ khi truyền vào Việt Nam, tinh thần cứu khổ cứu nạn của Đức Phật được lan toả. Chính vì vậy, khi tới Việt Nam, Phật giáo mặc dù được xem là tôn giáo xuất thế nhưng từ xưa đến nay tăng ni là những người tham gia và định hướng, cũng như đồng hành nhiệt tình trong các hoạt động xã hội trong đó phải kể đến các hoạt động từ thiện. Trong bối cảnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế hiện nay, kinh tế đang trên đà khởi sắc tuy nhiên cũng có nhiều vấn đề xã hội bức xúc như môi trường tàn phá, phân hoá giàu nghèo sâu sắc, tệ nạn xã hội gia tăng cũng như bất bình đẳng xã hội trên đà tăng tốc... Những vấn đề xã hội này đang trở thành những thách thức hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Hoạt động từ thiện là tiếng nói đóng góp cho sự tồn tại của Phật giáo trong lòng văn hóa dân tộc, là cơ sở để Phật giáo luôn song hành cùng quá trình phát triển của dân tộc. Thông qua các hình thức từ thiện xã hội, Phật giáo kết nối với nhiều tổ chức, cá nhân, tham gia ủng hộ, tạo nên tính liên kết xã hội rộng rãi, khơi dậy lòng nhân ái, phát huy giá trị nhân bản và hình thành lối sống cao đẹp trong nhiều tầng lớp xã hội khác nhau. Bên cạnh đó, nó góp phần củng cổ hơn về chính sách đại đoàn kết của dân tộc, là vũ khí để chống lại các lực lượng lợi dụng chính sách tôn giáo nhằm chia rẽ dân tộc. 2.3. Phật giáo với kinh tế Ngày nhân loại còn ở buổi sơ khai, nhu cầu chỉ đơn giản là “ăn no, mặc ấm”, khi đời sống kinh tế văn hoá xã hội đầy đủ hơn, nhu cầu con người phát triển lên
  6. 1140 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... thành “ăn ngon, mặc đẹp”. Có thể nói dục vọng của con người là không biên giới, trong Kinh Phật có nói con người muốn được thoả mãn yên ổn bằng dục vọng thì cũng giống như khát nước mà cứ tìm rượu để uống, càng uống thì càng khát. Vậy nên, có thể nói những yêu cầu căn bản về nhu cầu phải được thiết lập trên những gì đảm bảo sức khoẻ, sự an lạc của con người về tinh thần cũng như thân thể. Đứng về góc độ kinh tế, mặc dù Phật giáo không đứng ra đầu tư kinh doanh nhưng Giáo hội phải ủng hộ hay định hướng xây dựng những ngành nghề kinh doanh phù hợp. Đứng về góc độ chính trị, Giáo hội không đứng ra tham chính nhưng cũng định hướng cho một chính phủ lành mạnh, biết thuận theo ước vọng thực sự của đại chúng và phản đối những chính phủ tham nhũng. 2.4. Nâng cao nhận thức về các vấn đề của sự sống Đạo Phật là chân thật. Nói là chân thật bởi lẽ khi đức Phật giác ngộ viên mãn rồi, ngài thấy rõ chúng sanh sau khi chết bị luân hồi sanh vào sáu đường: địa ngục, ngũ quỷ, súc sanh, người, a tu la (thần) và trời1. Nếu chúng sanh mê lầm tạo những nghiệp ác nên phải rơi vào ba đường xấu, ai sáng suốt tạo những nghiệp lành thì được sanh lên cõi lành. Trong vòng luân hồi sanh tử đó, muốn sanh chỗ lành phải tu nhân lành, Phật dạy chúng ta cứ y vào lý nhân quả luân hồi. Nhân đã gây thì quả phải chịu, đức Phật không hề quy định rằng ai tin Ngài thì Ngài sẽ ban cho phước lành. Chúng ta kiểm nghiệm lại thế gian không có gì ngoài nhân quả, nhân quả là chân lý trong các tương đối, là một sự thật không thể chối cãi được. Phật tử không tin nhân quả thì không thể gọi là trung thành với Phật được…2 Chính đạo Phật chỉ cho chúng ta biết rõ, mỗi người đều tự quyết số phận đối với bản thân hiện tại và đời sau của mình chứ không do ai định đặt cả. Đa số mọi người nghĩ rằng, cuộc đời do trời sắp đặt, nghĩa là có sao chịu vậy chứ không cưỡng lại được, không thay đổi và chấp nhận cam chịu với những gì đến với mình. 3. Những vấn đề còn tồn tại trong thực hành sinh hoạt tôn giáo Bên cạnh những yếu tố tích cực trên thì hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng cũng đã và đang tồn tại những vướng mắc. Đó là việc người dân, các phật tử họ đặt nhiều niềm tin vào việc tổ chức các nghi lễ, họ cho rằng việc tổ chức các nghi lễ đó sẽ giúp họ tránh được những tác động của cuộc sống hiện tại, mà họ quên đi rằng tất cả sự 1 Thích Thanh Từ (2005), Phật pháp tại thế gian (tập 1), Nxb Tổng hợp, Tp.Hồ Chí Minh, tr.7 2 Thích Thanh Từ (2005), Phật pháp tại thế gian, tập 1, Nxb Tổng hợp, Tp. Hồ Chí Minh, tr.13.
  7. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 1141 thành công hay thất bại của con người đều dựa vào chính bản thân và sự nỗ lực của mình. Thói quen đặt niềm tin vào lực lượng siêu nhiên dần dần sẽ tác động và dẫn đến việc hình thành sự mê tín dị đoan ở con người. Nếu niềm tin của sự mê tín dị đoan hình thành thì nó ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của con người trên cả hai phương diện vật chất và tinh thần. Tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam rất đa dạng và phức tạp, đan xen và pha trộn. Chính việc thực hành những nghi lễ khác ngoài nghi lễ Phật giáo là cơ sở cho sự ra đời các loại hình “dịch vụ Phật giáo” được ra đời tại đây. Bởi “dịch vụ Phật giáo” là sự kết hợp của các yếu tố nghi lễ Phật giáo với Đạo giáo và các tín ngưỡng bản địa đi vào cuộc sống thỏa mãn nhu cầu của cuộc sống đời thường nhằm: an định tinh thần; sức khỏe; kinh tế. Sự kết hợp trên nhiều khi làm cho đời sống tôn giáo tín ngưỡng mất đi giá trị thực, một số hoạt động thực hành không tốt như tổ chức các sinh hoạt tôn giáo trái với giáo lý nhà Phật (khoá lễ cúng vong giải nghiệp tại chùa Ba Vàng) in ấn xuất nhập, lưu hành kinh sách không kiểm soát, sử dụng đất đai, sửa chữa nơi thờ tự huy động sức dân quá nhiều… Trong những ngày lễ, nhà chùa thường sử dụng loa đài hỗ trợ cho việc thực hành nghi lễ điều này đã ảnh hưởng đến sự tĩnh tại, yên bình vốn có của một không gian “Thiêng”. Trong những năm gần đây, hiện tượng ô nhiễm âm thanh tại khu di tích, đặc biệt là không gian chùa dường như đã được chúng ta đề cập nhiều. Trong xã hội hiện nay, những hình thức sinh hoạt tôn giáo của đạo Phật nói riêng hay tư tưởng của đạo Phật nói chung có thể đóng góp một cách đáng kể cho việc thực hiện công bằng xã hội bởi vì giáo hội Phật giáo hàm chứa tự thân nhiều tiềm lực xây dựng tràn đầy xã hội tính. Đây chính là lúc đạo Phật phải đem tình thương và tự do vào cuộc đời để thể hiện và thực hiện lý tưởng Phật giáo. Những gì chính quyền chưa làm thì Giáo hội bằng tất cả khả năng văn hoá và đạo đức thông qua các phương tiện trong lĩnh vực tôn giáo của mình để hỗ trợ thực hiện, đáp ứng và giải quyết các nhu cầu kinh tế, văn hoá và xã hội. T ÀI L I ỆU T H A M K H ẢO 1. Trần Lâm Biền (2020), Văn hoá - nghệ thuật chùa Việt: Vài nét cơ bản, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 2. Nguyễn Đăng Duy (2002), Văn hoá tâm linh, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
  8. 1142 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 3. Thích Nhất Hạnh (2008), Đạo Phật hiện đại hoá, Nxb Văn hoá Thông tin, Tp. Hồ Chí Minh. 4. Thượng toạ Thích Thanh Giác, Truyện tranh về Đức Phật, Nxb Tôn giáo. 5. Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Kự, Phạm Ngọc Long (2010), Chùa Việt Nam, Nxb Thế giới. 6. Thích Thanh Từ (2005), Phật pháp tại Thế , tập 1, Nxb Tổng hợp, Tp. Hồ Chí Minh. 7. Nguyễn Lang (1992), Việt Nam Phật giáo sử luận, tập 1, Nxb Văn học, Hà Nội. 8. Hà Văn Tăng, Trương Thìn (chủ biên) (1999), Tín ngưỡng mê tín, Bộ Văn hoá - Thông tin, Cục Văn hoá - Thông tin, Nxb Thanh niên. 9. Viện Thông tin khoa học, Trung tâm Khoa học về tín ngưỡng và tôn giáo, Những đặc điểm cơ bản của một số tôn giáo lớn ở Việt Nam, thông tin chuyên đề, 1997.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0