TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP KHOA VĂN HÓA - DU LỊCH<br />
<br />
<br />
ĐÀO TẠO CÔNG TÁC XÃ HỘI Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP<br />
NGÀNH ĐÀO TẠO ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI<br />
ThS. Kiều Văn Tu<br />
Phó Trưởng Bộ môn Công tác xã hội, Khoa Văn hóa du lịch<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Ngành công tác xã hội (CTXH) ra đời như một môn khoa học và được đưa vào đào<br />
tạo trong các trường đại học ở châu Âu và Bắc Mỹ từ khoảng hơn một trăm năm trước, nhưng<br />
là ngành khoa học rất mới mẻ trong hệ thống đào tạo của các trường đại học ở Việt Nam. Đến<br />
năm 2018, ở bậc đại học cả nước có khoảng năm mươi cơ sở đào tạo chuyên ngành công tác xã<br />
hội. Trường đại học Đồng Tháp là một trong ba trường đào tạo ngành công tác xã hội ở khu<br />
vực đồng bằng sông Cửu Long.<br />
Năm 2019, ngành công tác xã hội đã được đào tạo 14 năm và đã nhanh chóng khẳng<br />
định được vị thế của mình trong hệ thống các ngành đào tạo của Trường đại học Đồng Tháp.<br />
CTXH trở thành một trong những ngành đào tạo đáp ứng nguồn nhân lực ở cả phương diện số<br />
lượng và phương diện chất lượng nguồn nhân lực. Việc đào tạo ngành công tác xã hội ở trường<br />
đại học Đồng Tháp là hoàn toàn phù hợp với chủ trương đào tạo đại học của Bộ Giáo dục và<br />
Đào tạo. Đào tạo để đáp ứng nhu cầu xã hội và thực hiện Đề án phát triển nghề Công tác xã hội<br />
giai đoạn 2010-2020 (Đề án 32) của Thủ tướng Chính phủ.<br />
2. KẾT QUẢ ĐÀO TẠO<br />
2.1 Đào tạo công tác xã hội để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội<br />
Ở Việt Nam, mầm mống của công tác xã hội đã có từ rất sớm, ngay trong xã hội phong<br />
kiến tại các làng xã đã tồn tại các mô hình ruộng đất công mà sản phẩm thu được chủ yếu để<br />
trợ cấp cho các đối tượng “có hoàn cảnh” trong thôn xóm như bệnh tật, góa bụa, trẻ mồ côi...<br />
Nhà chùa, nhà thờ cũng là những nơi trú ngụ cho những người đói rách qua đường. Các xã hội<br />
sau đó đã phát triển nhiều mô hình xã hội khác nhau cho việc trợ giúp người nghèo, người khó<br />
khăn, hoạn nạn, mất thăng bằng xã hội, để họ trở lại với cuộc sống bình thường. Có thể nói<br />
những nội dung cơ bản mà công tác xã hội đề cập đến chúng ta đã có từ lâu, nhưng chưa hình<br />
thành một hệ thống khoa học, việc giải quyết các vấn đề xã hội vẫn mang tính mò mẫm, thiếu<br />
các công cụ mang tính khoa học.<br />
Công tác xã hội như một khoa học xã hội ứng dụng cũng chỉ nhận được sự phổ biến<br />
rộng rãi ở nước ta trong gần hai chục năm lại đây. Đó là sự đáp ứng những đòi hỏi, những nhu<br />
cầu tất yếu trong sự phát triển của xã hội.<br />
Ngày nay cùng với sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế, những vấn đề xã hội bức<br />
xúc cũng đang có xu hướng bùng phát và duy trì ở mức cao. Cụ thể như:<br />
Tình hình nhiễm HIV/AIDS: Tính đến ngày 17/4/2012, tổng số trường hợp nhiễm HIV<br />
hiện còn sống là 200.792 trường hợp, số bệnh nhân AIDS hiện tại là 50.560 trường hợp. Tổng<br />
số người nhiễm HIV đã tử vong là 52.951 trường hợp (nguồn: website HIV Online)<br />
Vấn đề nghèo đói: Theo tổ chức Ngân hàng thế giới, tỉ lệ nghèo đói ở Việt nam năm<br />
2010 là 20,7%, nghèo đô thị là 6%, nghèo nông thôn là 27%. Riêng ở khu vực đồng bằng sông<br />
Cửu Long tỷ lệ nghèo đói là 18,7%<br />
Trong thế giới ngày nay, việc giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội tương tự<br />
không thể cứ mò mẫm, theo chủ nghĩa kinh nghiệm thuần túy hoặc theo chủ nghĩa duy lý trí.<br />
CTXH cần phải mang tính chuyên nghiệp, những người làm CTXH cần phải được đào tạo một<br />
cách chính quy, có bài bản.<br />
2.2 Đào tạo nguồn nhân lực công tác xã hội ở trường đại học Đồng Tháp từ 2005 đến nay<br />
Trường đại học Đồng Tháp là nơi đào tạo tất cả các ngành sư phạm ở các cấp học, có<br />
uy tín và có truyền thống lâu đời. Để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội và nhu cầu đào tạo<br />
nguồn nhân lực cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Nhà trường đã phát triển đào tạo các<br />
ngành ngoài sư phạm trong đó có ngành công tác xã hội. Với quan điểm truyền bá tri thức và<br />
đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về các ngành khoa học xã hội và nhân văn, phục vụ sự<br />
Trang 9<br />
KỶ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2019<br />
<br />
nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Trong khi đó công tác xã hội là một ngành khoa học<br />
ứng dụng thuộc lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn và đã được đào tạo có tính chuyên nghiệp<br />
từ nhiều năm nay ở hầu hết các trường Đại học nổi tiếng trên thế giới. Vì vậy việc đưa vào đào<br />
tạo ngành công tác xã hội tại trường đại học Đồng Tháp là bước đi đúng, đáp ứng nhu cầu phát<br />
triển của xã hội, phù hợp với định hướng và sứ mệnh của nhà trường.<br />
Từ thực tế 14 năm đào tạo ngành công tác xã hội càng cho thấy vai trò quan trọng<br />
trong đào tạo nguồn nhân lực công tác xã hội của ngành đào tạo này.<br />
Về mặt số lượng<br />
Số lượng sinh viên trúng tuyển vào học ngành công tác xã hội có thay đổi theo từng<br />
năm (bảng 1). Nhìn một cách tổng thể thì đây là ngành đào tạo đang có nhiều nhu cầu việc làm<br />
trong xã hội nên số lượng sinh viên tuyển sinh vào học là tương đối ổn định. Có những năm<br />
điều kiện tuyển sinh đầu vào gặp khó khăn, nhiều ngành trong trường không đủ số lượng sinh<br />
viên để có thể mở lớp, nhưng ngành công tác xã hội vẫn duy trì được một đến 2 lớp (gồm cả hệ<br />
vừa làm vừa học).<br />
Bảng 1 Số lượng sinh viên chính quy học ngành công tác xã hội ở trường đại học Đồng<br />
Tháp từ năm 2005 đến nay (đơn vị tính: người)<br />
<br />
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018<br />
<br />
<br />
Số<br />
lượng<br />
32 42 58 75 69 57 18 18 34 34 49 17 29 14<br />
sinh<br />
viên<br />
<br />
Nguồn: Bộ môn Công tác xã hội, trường đại học Đồng Tháp, năm 2018<br />
Hệ đào tạo vừa làm vừa học là hệ đào tạo dành cho những người đang công tác trong<br />
các cơ quan, xí nghiệp, các tổ chức xã hội và không có điều kiện học tập ở hệ chính quy. Năm<br />
2012, nhà trường đã đưa ngành công tác xã hội vào đào tạo vừa làm vừa học. Kết quả tuyên<br />
sinh các lớp ở các tỉnh trong khu vực cụ thể trong bảng 2.<br />
Bảng 2 Số lượng sinh viên vừa làm vừa học học ngành công tác xã hội ở các tỉnh liên kết<br />
đào tạo từ năm 2012 đến nay (đơn vị tính: người)<br />
Tỉnh liên kết Cà Mau Vĩnh Long An Giang Đồng Tháp Kon<br />
đào tạo Tum<br />
Số lượng 139 107 72 78 25<br />
Nguồn: Bộ môn Công tác xã hội, trường đại học Đồng Tháp, năm 2018<br />
Như vậy, so với nhiều ngành đào tạo ở trường Đại học Đồng Tháp, công tác xã hội là<br />
ngành đào tạo có sức thu hút xã hội khá cao, hay nói cách khác nhu cầu của người học (đó cũng<br />
thể hiện nhu cầu của xã hội) đối với ngành đào tạo này ở Trường là hiện thực.<br />
Về mặt chất lượng<br />
Kết quả của 5 khóa sinh viên tốt nghiệp ra trường cho thấy ngành công tác xã hội đã<br />
đáp ứng nhu cầu việc làm của xã hội. Trong số 207 sinh viên ra trường (không tính số lượng<br />
sinh viên vừa mới tốt nghiệp Khóa 2014) thì có 125 sinh viên có việc làm trong các cơ quan<br />
nhà nước nhà nước, 40 em có việc làm ở các tổ chức xã hội trong nước và quốc tế (bảng 3).<br />
Khoảng 90% sinh viên có việc làm hiện đang làm việc ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.<br />
Các cơ quan Nhà nước có số lương sinh viên tốt nghiệp ngành công tác xã hội vào làm việc<br />
nhiều là các Sở, Phòng Lao động thương binh và xã hội; Bảo hiểm xã hội; Ủy ban nhân dân các<br />
xã, phường… Công việc mà các em phụ trách thường là lĩnh vực chính sách xã hội; tư vấn<br />
chăm sóc bảo vệ trẻ em, bảo vệ trẻ em; phòng chống tệ nạn xã hội; tư vấn việc làm, nghề nghiệp<br />
cho thanh niên; tham vấn người bị nhiễm HIV; cán bộ phụ trách văn hóa xã hội ở các xã,<br />
phường.<br />
<br />
<br />
<br />
Trang 10<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP KHOA VĂN HÓA - DU LỊCH<br />
<br />
Bảng 3 Tình hình việc làm của sinh viên học ngành công tác xã hội khi ra trường (đơn vị<br />
tính: người)<br />
2005- 2006- 2007- 2008- 2009-<br />
Khóa đào tạo Tổng<br />
2009 2010 2011 2012 2013<br />
Số lượng sinh viên 32 42 58 75 69 276<br />
Số lượng sinh viên có việc làm<br />
trong cơ quan nhà nước 28 32 34 31 11 136<br />
Số lượng sinh viên có việc làm<br />
ở tổ chức xã hội khác 2 5 12 21 4 44<br />
Sinh viên tốt nghiệp đi học cao học;<br />
tự tạo việc làm; đang tìm việc làm 2 4 10 23 54 93<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Số lượng sinh viên<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Số lượng sinh viên có việc<br />
làm trong cơ quan nhà nước<br />
<br />
<br />
<br />
Số lượng sinh viên có việc<br />
làm ở tổ chức xã hội khác<br />
<br />
<br />
<br />
Sinh viên tốt nghiệp đi học cao<br />
học; đang tìm việc làm<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguồn: Bộ môn Công tác xã hội, trường đại học Đồng Tháp, năm 2018<br />
Từ bảng 3 cho thấy, đến khóa năm 2013 có 44 sinh viên ra trường đi làm việc tại các<br />
cơ quan khác. Điều này cho thấy rằng xu hướng sinh viên tốt nghiệp ngành công tác xã hội tìm<br />
được việc làm ở các tổ chức xã hội, các tổ chức xã hội tư nhân, các dự án, các tổ chức phi chính<br />
phủ đang có chiều hướng gia tăng.<br />
2.3 Những yếu tố quan trọng để đạt được những kết quả đào tạo<br />
Trên cơ sở những cái đã có, cùng kết quả 14 năm đào tạo cũng như qua những số liệu<br />
về tình hình tuyển sinh và việc làm của sinh viên ngành công tác xã hội có thể giúp để thấy<br />
được các yếu tố quan trọng để có được kết quả đào tạo ngành công tác xã hội ở trường đại học<br />
Đồng Tháp, cụ thể như sau<br />
- Thứ nhất, về chương trình đào tạo: Trên cơ sở văn bản qui định về qui chế đào tạo<br />
theo tín chỉ, Nhà trường đã tổ chức xây dựng chương trình đào tạo ngành CTXH cho phù hợp<br />
với sứ mệnh, đặc điểm và các yêu cầu của Trường, là trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học<br />
đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện<br />
đại hóa đất nước.<br />
<br />
Trang 11<br />
KỶ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2019<br />
<br />
Chương trình đào tạo ngành công tác xã hội hiện được thiết kế với 122 tín chỉ, được<br />
đào tạo trong 8 học kỳ, khối kiến thức đại cương là 34 tín chỉ, khối kiến thức chuyên ngành là<br />
88 tín chỉ. Với cấu trúc này, chương trình vừa kết hợp được sức mạnh và những đặc điểm của<br />
trường đại học Đồng Tháp, vừa chú trọng nhiều đến khối kiến thức ngành và chuyên ngành.<br />
Với mục tiêu đào tạo các cử nhân công tác xã hội có thể thực hiện việc cung ứng dịch vụ công<br />
tác xã hội tại các cơ sở và tổ chức xã hội. Làm công tác xã hội chuyên nghiệp trong các lĩnh<br />
vực khác nhau: sức khỏe, giáo dục, pháp luật, kinh tế, truyền thông, văn hóa, môi trường...<br />
Chương trình đã giành khá nhiều thời lượng cho kiến thức thực hành, thực tập thực tế. Số tín<br />
chỉ dành cho thực hành, thực tập là 16 tín chỉ (tương đương 1 học kỳ), cũng như đào tạo các<br />
phương pháp kỹ năng cho sinh viên như tham vấn, quan hệ công chúng... Có thể nói đây là<br />
ngành đào tạo giành thời lượng cho thực hành, thực tập, thực tế nhiều nhất trong các ngành đào<br />
tạo của trường đại học Đồng Tháp.<br />
- Thứ hai, về cơ sở đào tạo: Đến nay, trường đại học Đồng Tháp là một trong 3 trường<br />
trực thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Nhiều ngành đào tạo<br />
có truyền thống lâu đời, đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm, trình độ, có uy tín. Nhiều môn học,<br />
chuyên đề, đề tài khoa học liên quan đến các vấn đề: an sinh xã hội, bảo hiểm xã hội, chính<br />
sách xã hội, phát triển cộng đồng, xóa đói giảm nghèo, các tệ nạn xã hội… đều đã được đưa<br />
vào giảng dạy và nghiên cứu. Cùng đứng chân trên địa bàn thành phố Cao Lãnh có các cơ sở<br />
xã hội như Trung tâm Công tác xã hội trẻ em tỉnh Đồng Thám, Trung tâm Phòng chống<br />
HIV/AIDS… đó đều là những cơ sở thực hành hữu ích cho sinh viên công tác xã hội, giúp sinh<br />
viên gắn kết giữa học lý thuyết với nghiên cứu khoa học, gắn kết giữa lý thuyết với thực tế xã<br />
hội. Điều đó góp phần cùng với Nhà trường có đủ cơ sở, năng lực để đào tạo có chất lượng và<br />
phát triển nhanh chóng ngành công tác xã hội.<br />
- Thứ ba, sự quan tâm của chính quyền tỉnh Đồng Tháp và các tổ chức xã hội đối với<br />
ngành công tác xã hội: ngành công tác xã hội luôn nhận được sự quan tâm, sự ủng hộ cả về vật<br />
chất lẫn tinh thần của chính quyền tỉnh Đồng Tháp và các tổ chức xã hội đối với ngành công<br />
tác xã hội. Chính quyền địa phương đã tạo mọi điều kiện để triển khai công tác tuyển sinh và<br />
đào tạo ngành học này đối với hệ đào tạo vừa làm vừa học. Nhà trường đã nhận được sự hỗ trợ<br />
trực tiếp của các tổ chức quốc tế như Save Children in Vietnam; SWEEP – trường đại học San<br />
Jose State, Hoa Kỳ; Trung tâm Công tác xã hội trẻ em Donkoi, Lào; Quỹ Học bổng Nguyễn<br />
Thị Oanh, Trung tâm Nghiên cứu, tư vấn Công tác xã hội và phát triển cộng đồng (SDRC)<br />
TP.HCM… các tổ chức này đã giúp đỡ học phí, tài liệu, giáo trình, xây dựng chương trình đào<br />
tạo, giảng dạy, tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn trong đào tạo công tác xã hội. Đặc<br />
biệt là Chương trình SWEEP- trường đại học San Jose State, Hoa Kỳ hỗ trợ giảng viên CTXH<br />
và cán bộ quản lý của Nhà trường đi tập huấn chuyên môn về đào tạo và quản lý chuyên ngành<br />
CTXH tại Hoa Kỳ.<br />
Như vậy, đề có được những kết quả đào tạo nguồn nhân lực CTXH ở trường đại học<br />
Đồng Tháp như hiện nay là nhờ vào các yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan từ phía giảng<br />
viên CTXH và Lãnh đạo Nhà trường. Trong đó yếu tố quan trọng nhất là giảng viên CTXH và<br />
Lãnh đạo trường xác định là đào tạo để đáp ứng nhu cầu của xã hội, đào tạo nguồn nhân lực<br />
công tác xã hội cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long.<br />
3. Những cơ hội và thách thức trong quá trình đào tạo<br />
3.1 Những cơ hội<br />
Ngành công tác xã hội có vai trò rất quan trọng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội<br />
như: Củng cố an sinh xã hội thông qua việc cải thiện các vấn đề xã hội và tăng cường khả năng<br />
giải quyết vấn đề cho cá nhân và cộng đồng; Trợ giúp cá nhân, nhóm và cộng đồng, cũng như<br />
môi trường xã hội rộng hơn giải quyết và đối phó với khó khăn trong cuộc sống; Kết nối con<br />
người với các nguồn lực và hệ thống các dịch vụ xã hội, cũng như việ c thúc đẩy các tổ chức<br />
xã hội cung cấp dịch vụ và nguồn lực cho con người hoạt động có hiệu quả và mang tính nhân<br />
văn; Thúc đẩy thực hiện và vận động chính sách hỗ trợ các nhóm yếu thế đẩy mạnh an sinh và<br />
công bằng xã hội; Tổ chức nghiên cứu các vấn đề xã hội nhằm cải thiện khung pháp lý và tăng<br />
<br />
Trang 12<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP KHOA VĂN HÓA - DU LỊCH<br />
<br />
cường dịch vụ đáp ứng phù hợp cho các nhóm đối tượng; Giáo dục cộng đồng nâng cao nhận<br />
thức và năng lực về giải quyết các vấn đề xã hội.<br />
Ngành công tác xã hội có thể làm việc ở các lĩnh vực như:<br />
Bảo vệ trẻ em và phụ nữ nạn nhân của bạo hành gia đình và các hành thức hành hạ,<br />
ngược đãi, bóc lột, lạm dụng khác;<br />
Bảo trợ xã hội, bao gồm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người cao tuổi, người khuyết tật,...<br />
Phòng chống tệ nạn xã hội;<br />
Tư pháp (điều tra, truy tố, xét xử, luật sư, tư vấn, trợ giúp pháp lý…)<br />
Các chương trình cho thanh niên, người chưa thành niên;<br />
Giáo dục ở các cấp học;<br />
Y tế, bao gồm cả lĩnh vực sức khỏe tâm thần;<br />
Phát triển cộng đồng;<br />
Quản lý các dịch vụ xã hội;<br />
Nghiên cứu chính sách …<br />
Vai trò và vị trí quan trọng của ngành công tác xã hội là những cơ hội để đào tạo và phát<br />
triển nghề công tác xã hội ở Viêt Nam nói chung và ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói<br />
riêng.<br />
Với Quyết định 32/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì nghề công tác xã hội đã được<br />
khẳng định ở Việt Nam về mã số, ngạch bậc, thực hiện ở các cấp, bước đầu đã có cơ sở pháp<br />
lý. Việc tồn tại và phát triển công tác xã hội ở Việt Nam đã trở thành một nhu cầu xã hội. Trên<br />
thực tế, công tác xã hội với những biểu hiện cụ thể của nó đã được đề cập trong pháp luật Việt<br />
Nam từ rất sớm, ngay những năm 40-50 của thế kỷ trước thông qua các hoạt động trợ giúp, hỗ<br />
trợ người cao tuổi, trẻ em mồ côi, khuyết tật, những người gặp hoàn cảnh đặc biệt khó khăn do<br />
cá nhân, tổ chức như Hội Chữ thập đỏ, phụ nữ, thanh niên …thực hiện. Do đó, việc sửa đổi, bổ<br />
sung hệ thống văn bản pháp luật về lĩnh vực này đã có tiền đề và là một thuận lợi để chúng ta<br />
hoàn thiện.<br />
Đã có những văn bản có liên quan đến hoạt động công tác xã hội được quy định trong<br />
các lĩnh vực cụ thể là cơ sở thuận lợi cho việc bổ sung, điều chỉnh, xây dựng các quy định pháp<br />
luật về nghề công tác xã hội trong thời gian tới. Nhiều nội dung liên quan đến công tác xã hội<br />
đã được qui định trong pháp luật Việt Nam, có liên quan đến nhiều lĩnh vực của các Bộ, ngành.<br />
Pháp luật Việt Nam đã có một số văn bản quy định trực tiếp về công tác xã hội như Luật nuôi<br />
con nuôi, Nghị định số 19/2011/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn Luật nuôi con nuôi, Nghị<br />
định 67 và Nghị định 136 về chính sách trợ giúp xã hội bảo trợ xã hội, luật về trách nhiệm của<br />
con cái khi nuôi dưỡng người già…Bên cạnh đó có nhiều văn bản mặc dù không quy định cụ<br />
thể về công tác xã hội nhưng đã có quy định thể hiện khá rõ nét bản chất của công tác xã hội và<br />
dịch vụ công tác xã hội.<br />
Việc tổ chức thực hiện các quy định có liên quan đến công tác xã hội và dịch vụ công<br />
tác xã hội về cơ bản đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền, lãnh đạo các ban ngành, tổ chức<br />
quan tâm chỉ đạo, triển khai và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, đó là cơ sở để từng<br />
bước đóng góp vào sự phát triển, hoàn thiện ngành, nghề công tác xã hội ở Việt Nam.<br />
Trong bối cảnh phát triển nghề CTXH nói chung ở nước ta thì có rất nhiều tổ chức xã<br />
hội, các tổ chức quốc tế quan tâm hỗ trợ nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn<br />
nhân lực CTXH. Đây là một cơ hội rất lớn để Nhà trường có thể kết nối và hợp tác với các tổ<br />
chức trong và ngoài nước nhằm góp phần thực hiện Đề án 32.<br />
3.2 Những thách thức<br />
Nhận thức về ngành nghề công tác xã hội còn nhiều hạn chế, đặc biệt là các bạn trẻ ít<br />
hiểu biết về ngành công tác xã hội nên khó khăn trong công tác tuyển sinh đầu vào. Còn hạn<br />
chế trong công tác truyền thông, nâng cao nhận thức về công tác xã hội chuyên nghiệp ở Việt<br />
Nam nói chung và ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói riêng tới các cấp, các ngành, tới<br />
mọi người dân, phổ biến tuyên truyền rộng rãi về vị trí, vai trò của công tác xã hội chuyên<br />
nghiệp trong việc can thiệp, giải quyết các vấn đề xã hội.<br />
Trang 13<br />
KỶ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2019<br />
<br />
Giảng viên có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành công tác xã hội còn ít so với nhu<br />
cầu đào tạo hiện nay của Nhà trường. Hiện nay có 8 giảng viên tham gia giảng dạy các môn<br />
học chuyên ngành công tác xã hội, các giảng viên này có trình độ thạc sĩ hoặc đang học tiến sĩ<br />
chuyên ngành công tác xã hội hoặc các ngành gần như xã hội học, dịch vụ xã hội và phát triển.<br />
Hiện nay, chưa có giảng viên đạt trình độ tiến sĩ chuyên ngành công tác xã hội, đây là một thách<br />
thức lớn đối với ngành công tác xã hội ở trường đại học Đồng Tháp.<br />
Ở đồng bằng sông Cửu Long, các dịch vụ xã hội, các cơ sở xã hội nơi mà sinh viên có<br />
thể đến để thực hành, thực tập còn quá ít so với nhu cầu. Đây là thách thức lớn trong quá trình<br />
đào tạo và phát triển nghề công tác xã hội ở trường đại học Đồng Tháp.<br />
Chưa có những qui định cụ thể về định biên (biên chế) CTXH trong các cơ quan, tổ<br />
chức xã hội là một thách thức quan trọng trong việc đảm bảo đầu ra trong đào tạo và phát triển<br />
nghề CTXH.<br />
Trong đào tạo ngành công tác xã hội, Nhà trường đã liên kết đào tạo với các tỉnh trong<br />
khu vực đồng bằng sông Cửu Long để đào đạo và cung cấp nguồn nhân lực công tác xã hội.<br />
Nhưng một số tỉnh trong khu vực lân cận lại liên kết đào tạo đại học hoặc các khóa học ngắn<br />
hạn với các trường đại học ở xa khu vực điều này gây tốn kém và lãng phí trong quá trình đào<br />
tạo và tận dụng nguồn nhân lực.<br />
4. Kiến nghị và đề xuất<br />
Trong quá trình đào tạo, Bộ môn CTXH, trường đại học Đồng Tháp xin có một số kiến<br />
nghị và đề xuất như sau:<br />
Bộ LĐ-TB&XH phối hợp với các cơ quan hoàn thành quy định về định biên (biên chế)<br />
công tác xã hội trong các cơ quan có thể tuyển dụng cán bộ làm CTXH. Ví dụ như: nhân viên<br />
làm CTXH trong bệnh viện, trong trường học, trong các cơ quan đoàn thể…<br />
Bộ LĐ-TB&XH phối hợp Bộ Giáo dục và đào tạo và các tổ chức hỗ trợ, ưu tiên đào tạo<br />
nâng cao trình độ giảng viên đang trực tiếp đào tạo sinh viên ngành CTXH. Cụ thể như đào tạo<br />
giảng viên có trình độ tiến sĩ chuyên ngành CTXH ở các nước phát triển.<br />
Bộ LĐ-TB&XH phối hợp với các cơ quan để truyền thông nhiều hơn nữa về ngành,<br />
nghề CTXH làm cho người dân, đặc biệt là học sinh phổ thông hiểu biết nhiều hơn về ngành<br />
CTXH.<br />
Phát triển nguồn nhân lực công tác xã hội là giải pháp quan trọng để góp phần giải quyết<br />
các vấn đề xã hội trên. Trường đại học Đồng Tháp đã, đang và sẽ tiếp tục đào tạo và cung cấp<br />
nguồn nhân lực công tác xã hội cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long và trong cả nước. Đây<br />
cũng là nhiệm vụ quan trọng trong các mục tiêu của Đề án 32 phát triển nghề công tác xã hội<br />
giai đoạn 2010-2020./.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1/ ThS Hà Đình Bốn, Phát triển công tác xã hội ở Việt Nam về phương diện pháp luật, bài viết<br />
trong kỷ yếu Hội thảo quốc tế về chia sẻ kinh nghiệm về an sinh xã hội và công tác xã hội, ngày<br />
công tác xã hội 2012 tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.<br />
2/ PGS.TS. Phạm Văn Quyết, Đào tạo công tác xã hội ở trường ĐHKHXH&NV – ngành đào<br />
tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, bài viết tại Hội thảo khoa học “Nghiên cứu và đào tạo Công tác<br />
Xã hội trong quá trình hội nhập và phát triển, 2008.<br />
3/ Thạc sỹ Kiều Văn Tu, Báo cáo kết quả thực hiện đề án 32, Cục Bảo trợ xã hội, Bộ<br />
LĐTB&XH, năm 2016<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trang 14<br />