intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khoá 3 (2009-2012) - Nghề: Điện tàu thủy - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đáp án: ĐA ĐTT-LT24

Chia sẻ: Lê Na | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

40
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khoá 3 (2009-2012) - Nghề: Điện tàu thủy - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đáp án: ĐA ĐTT-LT24 sau đây với lời giải chi tiết sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn sinh viên nghề Điện tàu thủy học tập và ôn thi hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khoá 3 (2009-2012) - Nghề: Điện tàu thủy - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đáp án: ĐA ĐTT-LT24

  1. CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ 3 (2009 ­ 2012) NGHỀ:  ĐIỆN TÀU THUỶ MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đáp án: ĐA ĐTT ­ LT 24 Câu Nội dung Điểm I. Phần bắt buộc 1 Trình bày các yêu cầu cơ bản đối với hệ thiết bị điện trong hệ  2,0 thống lái? Các yêu cầu cơ bản đối với hệ  thiết bị  điện trong hệ  thống   lái : 0,2 ­ Công tác phải đảm bảo không có sự cố  0,2 ­ Có độ tin cậy cao (Tính thay thế, dữ trữ để công tác liên  tục)  0,2 ­ Có đủ mô men quay cần thiết để khắc phục mômen cản  tối đa sinh ra trong trục lái.  0,2 ­ Đảm bảo tốc độ bẻ lái đã được qui định.  0,2 ­ Điều khiển đơn giản, dễ dàng  0,2 ­ Có các bộ phận theo dõi kiểm tra công tác  0,2 ­ Có thể điều khiển từ hai đến 3 chỗ.  0,2 ­ Có thể nhanh chóng chuyển trạm từ điều khiển này sang  trạm điều khiển khác hay sang chế độ lái sự cố.  0,2 ­ Kích thước và trọng lượng nhỏ, chăm sóc bảo dưỡng dễ  dàng.  0,2 ­ Giá thành thấp và kinh tế khi vận hành.  2 Vẽ  sơ  đồ  và trình bày điều kiện để  đưa các máy phát điện một  2,0 chiều kích từ hỗn hợp vào làm việc song song?  * Sơ đồ  1,0 1/4
  2. 1,0 * Điều kiện để các máy phát điện một chiều kích từ hỗn hợp có  thể công tác song song với nhau:  ­ Điện áp định mức phải bằng nhau. ­ Có cùng kiểu kích từ. ­ Đặc tính ngoài phải có dạng như nhau, điều kiện này  đảm bảo sự phân phối tải tỷ lệ với công suất của từng máy. ­ Điều kiện cùng cực tính, nghĩa là phải nối cực dương  của máy phát 2 vào cực dương của thanh cái, cực âm của máy  phát 2 vào cực âm của thanh cái. ­ Sức điện động của máy phát 2 phải bằng điện áp U trên  thanh cái. ­ Có dây cân bằng.  Cho sơ đồ điều khiển hệ thống cần cẩu  như hình vẽ. Hãy: 3 ­ Giải thích ý nghĩa các ký hiệu trong sơ đồ 3,0 ­ Trình bày nguyên lý hoạt động ?   2/4
  3. 1. Ý nghĩa các ký hiệu trong sơ đồ   ­ M: Động cơ không đồng bộ 3 pha rotor dây quấn 1,0 ­ F1, F2: Cầu chì ­ TM: Phanh thuỷ lực ­ OL: Rơle nhiệt ­ CB: Áptômát ­ K1, K2: Công tắc tơ chiều nâng và hạ hàng ­ K3,  K4: Công tắc tơ trung gian ­ K: Công tắc tơ bảo vệ điện áp không ­ TM1, TM2: Rơle thời gian OFFDELAY ­ HT: Công tắc hành trình ­ KC: Bộ khống chế có 5 tiếp điểm KC1, KC2, KC3, KC4,  KC5 ­ R1, R2: Điện trở phụ 2. Nguyên lý hoạt động của sơ đồ   Đóng CB cấp nguồn cho hệ thống 2,0 * Vị trí nâng hàng:  0,75 ­ Khi tay khống chế  KC  ở  vị  trí ”0” tiếp điểm KC1 đóng  làm cho cuộn dây điều khiển công tắc tơ  K có điện, đóng các   tiếp điểm thường mở cho mạch điều khiển.  ­ Khi quay tay khống chế  sang vị  trí ”I” tiếp điểm KC2  đóng làm cho cuộn dây điều khiển công tắc tơ K1 có điện, đóng  các tiếp điểm thường mở  K1  ở  mạch động lực cấp nguồn cho  động cơ M. Đồng thời cấp nguồn cho phanh TM giải phóng trục   động cơ. Động cơ  hoạt động qua hai cấp điện trở  phụ  R1, R2   với dòng điện khởi động thấp và nâng hàng ở tốc độ thấp. Đồng  thời tiếp điểm K1  ở  mạch điều khiển mở  ra làm cho cuộn dây  điều khiển rơle thời gian T1 mất điện, tiếp điểm đóng chậm T1  đóng lại cấp điện cho cuộn điều khiển công tắc tơ K3. ­ Nếu quay tay khống chế sang vị trí ”II” thì động cơ cũng  chưa chuyển ngay sang tốc độ 2. Phải sau khoảng thời gian nhất   định tiếp điểm rơle thời gian T1 đóng lại lúc đó cuộn dây điều  khiển công tắc tơ  K3 có điện. Làm cho tiếp điểm K3  ở  mạch  động lực đóng lại loại bỏ  bớt điện trở  phụ  R1 ra khỏi rotor.   Động cơ chuyển sang tốc độ 2. Đồng thời tiếp điểm K3 ở mạch  điều khiển mở ra, làm cho cuộn dây điều khiển rơle thời gian T2  mất điện. Sau một khoảng thời gian nhất định tiếp điểm đóng  chậm T2 đóng lại cấp điện cho cuộn dây điều khiển công tắc tơ  K4. ­ Nếu quay tay khống chế sang vị trí ”III” thì động cơ cũng  chưa chuyển ngay sang tốc độ 3. Phải sau khoảng thời gian nhất   định tiếp điểm rơle thời gian T2 đóng lại lúc đó cuộn dây điều  3/4
  4. khiển công tắc tơ  K4 có điện. Làm cho tiếp điểm K4  ở  mạch  động lực đóng lại loại bỏ  cấp điện trở  phụ  R2 còn lại ra khỏi   rotor. Động cơ chuyển sang tốc độ 3 và hoạt động ở chế độ định  mức. ­ Công tắc hành trình được lắp ở đầu cần cẩu để ngắt khi   0,75 hàng đã lên đến đỉnh cần. * Vị trí hạ hàng: Tương tự như  vị  trí nâng hàng chỉ  khác là công tắc tơ  K2  có điện, các tiếp điểm K2  ở  mạch động lực đóng lại, đảo pha  0,5 điện nguồn vào stator để  động cơ  đổi chiều quay theo chiều hạ  hàng. * Bảo vệ ­ Rơle nhiệt OL bảo vệ quá tải cho động cơ ­ Cầu chì F1, F2 bảo vệ ngắn mạch cho mạch điều khiển  ­ Áptômát CB bảo vệ ngắn mạch cho toàn mạch. ­ Tiếp điểm thường đóng K2 và K1 là tiếp điểm dùng để  khoá chéo lẫn nhau. Tránh cho K1 và K2 hoạt động cùng một lúc. Cộng (I) 07 II.  Phần tự chọn, do trường tự chọn 1 ….. 2 ….. Cộng (II) 03 Tổng cộng (I + II) 10 ………, ngày    tháng     năm 2012 DUYỆT HỘI ĐỒNG THI TỐT  TIỂU BAN RA ĐỀ  NGHIỆP 4/4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2