intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dấu ấn văn xuôi trong cấu trúc câu thơ Việt đương đại

Chia sẻ: Lâm Đức Duy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

35
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Dấu ấn văn xuôi trong cấu trúc câu thơ Việt đương đại trình bày: Thực tiễn sáng tạo thi ca sau 1975 cho thấy, dấu ấn văn xuôi đã in vào thơ thông qua việc thiết lập các mô hình cấu trúc mới của ngôn bản nghệ thuật,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dấu ấn văn xuôi trong cấu trúc câu thơ Việt đương đại

DẤU ẤN VĂN XUÔI<br /> TRONG CẤU TRÚC CÂU THƠ VIỆT ĐƯƠNG ĐẠI<br /> NGUYỄN THANH TÂM<br /> Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế<br /> Tóm tắt: Thực tiễn sáng tạo thi ca sau 1975 cho thấy, dấu ấn văn xuôi đã in<br /> vào thơ thông qua việc thiết lập các mô hình cấu trúc mới của ngôn bản nghệ<br /> thuật. Sau những cuộc đối thoại, hoặc thầm lặng hoặc ầm ĩ, những lệch<br /> chuẩn của thơ đương đại so với thi pháp thơ truyền thống xuất hiện nhiều<br /> hơn. Có thể nói, những nét mới xét ở bình diện hình thể câu thơ là dấu hiệu<br /> bắt mắt nhất ghi nhận sự có mặt của chất văn xuôi trong cấu trúc thi ca.<br /> <br /> 1. MỞ ĐẦU<br /> Ra đời trong bầu không khí thực sự thoáng đãng, “không bị ràng buộc bởi những cấm<br /> kỵ dài dài”, thơ đương đại tạo nên ba dòng chảy: cách tân, đổi mới mạnh mẽ/ lặng lẽ<br /> cách tân trên cái nền truyền thống/ vẫn nặng lòng với những khuôn vàng thước ngọc<br /> xưa cũ. Tuy nhiên, dẫu đi theo hướng nào thì thơ Việt sau 1975 cũng đang vận động<br /> theo đúng tính chất động của thể loại. Không đơn giản là sự lặp lại những quy luật có<br /> tính loại hình, thơ đương đại đã mở cửa cho văn xuôi cộng cư trong “cương thổ” của<br /> mình. Từ đó, dấu ấn văn xuôi đã hằn lên trên tất cả các cấp độ của kết cấu thơ, trong đó<br /> phải kể đến bình diện cấu trúc câu thơ.<br /> 2. NHỮNG BIỂU HIỆN CHỦ YẾU CỦA DẤU ẤN VĂN XUÔI TRONG CẤU TRÚC<br /> CÂU THƠ VIỆT ĐƯƠNG ĐẠI<br /> 2.1. Khuynh hướng đẩy câu thơ đi theo trục ngang<br /> Ginsburg đã từng nói: "Đổi mới trữ tình là việc phá vỡ các mô hình mang tính quy<br /> phạm". Xét về mặt hình thể, cấu trúc ngôn từ văn xuôi rất khác biệt so với thơ. Nếu như<br /> thơ bị cố định trong những khuôn âm, khuôn luật nhất định thì câu văn xuôi thoát khỏi<br /> mọi ràng buộc. Không theo một cấu trúc nhất quán, câu văn xuôi được quyền "co duỗi"<br /> một cách tự nhiên mà không nề hà đến ranh giới dòng và câu. Tuy nhiên, xu hướng điển<br /> hình vận động trong thơ sau 1975 là sự hình thành những câu thơ tự do phóng túng hình<br /> hài. Nói cách khác, thơ đã thoát xác khỏi những ràng buộc của thơ cách luật để mở rộng<br /> về dung lượng từ ngữ:<br /> Những chiều xa quê tôi mong dòng sông nâng lên ngang trời cho tôi được nhìn thấy<br /> Cho đôi mắt nhớ thương của tôi như hai hốc đất ven bờ, nơi những chú bống đến làm tổ<br /> được giàn giụa nước mưa sông<br /> (Nguyễn Quang Thiều, Sông Đáy)<br /> Chỉ bằng trực quan, người đọc cũng dễ nhận ra sự lệch chuẩn so với thơ truyền thống.<br /> Trước đây, người làm thơ chủ yếu dựa vào vần để tạo nhạc tính cho thơ. Tuy nhiên, các<br /> Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br /> ISSN 1859-1612, Số 02(18)/2011: tr. 41-48<br /> <br /> 42<br /> <br /> NGUYỄN THỊ THANH TÂM<br /> <br /> nhà thơ sau 1975 tuyên bố đã: "Giã từ câu thơ trơn nhẵn tựa miếng gạch bông". Trong<br /> khi thơ truyền thống luôn ổn định về số lượng âm tiết và đều đặn về quãng ngắt hơi thì<br /> thơ đương đại lại có những khúc xạ mới. Không còn là những kết cấu luôn hướng tới<br /> “dập tắt sự dư thừa thuộc về ngôn ngữ”, câu thơ đương đại đang làm lớn mình bằng<br /> cách gia tăng số lượng âm tiết trong những dòng thơ. Những câu thơ như thế đã gợi lại<br /> trạng thái cấu trúc câu văn xuôi. Tuy nhiên, đó là sự giãn nở cần thiết để mọi cung bậc<br /> của trái tim "mất ngủ" kiểu như Nguyễn Quang Thiều được soi chiếu ở mọi nguồn lạch.<br /> Đó cũng chính là con đường "giải phóng câu thơ, tạo dáng lại cho câu thơ tiếng Việt"<br /> [2, 133].<br /> Xét về mặt cấu trúc, câu văn xuôi còn khác thơ ở tính đa ngữ trong kết cấu câu. Thơ<br /> Việt sau 1975 đã chối bỏ những quy tắc ước lệ vốn đã được mã hoá của thể loại để "văn<br /> xuôi hoá câu thơ", tái tạo câu thơ trong tính văn xuôi nhằm chuyển tải hiệu quả tính<br /> chất phong phú, phức tạp của vận hội mới, cuộc sống mới. Một số tác giả đã có ý thức<br /> làm lỏng hoá những “điều cấm đoán” của lí luận thể loại để sử dụng cấu trúc văn xuôi<br /> nhằm bồi đắp cho thơ những khoảng trống thị giác mà thi pháp thể loại không cho phép.<br /> Nói cách khác, các tác giả đã cố tình phá luật để tạo sự nới giãn dòng thơ. Về hiện<br /> tượng này, Nguyễn Thái Hòa đã nhận định: "Các nhà thơ hầu như không tìm cách nén<br /> chữ, vặn lời, không cần phải rút ngắn, kéo dài các tín hiệu, lời nói thế nào cứ đặt<br /> nguyên xi như vậy, cốt chuyện cái tự nhiên, không cần gò bó để lấy cái ý, cái tứ của<br /> toàn bài" [1, 16]. Với việc để cho câu thơ trải rộng và dềnh dàng ra tưởng như buông<br /> thả, thi nhân cũng đồng thời muốn vượt qua nhạc tính bên ngoài để đi vào nhịp điệu bên<br /> trong:<br /> Và ông đã đánh thức tôi, Ginsberg, tôi ngủ mê như con chó thỉnh thoảng nói mớ, thỉnh<br /> thoảng vẫy đuôi, thỉnh thoảng tru lên những giấc mơ uất nghẹn. Và ông đã đánh thức<br /> tôi, con cú bìa rừng, giọt sương buổi sớm, tiếng rao đồng nát vọng từ kiếp trước, cơn<br /> gió vò xé những trang báo, những bản thảo mệnh yểu, tâng bốc truyền thông, chiếc xe<br /> đạp chạy qua ngày nắng gắt…<br /> (Thanh Thảo, Và ông đã đánh thức tôi, Ginsberg…)<br /> Với những dòng thơ như thế thì "yếu tố quyền uy" truyền thống của thơ là vần không<br /> còn được duy trì. Nói như Nguyễn Phan Cảnh, những tham số thanh học của ngôn ngữ<br /> đã không được tổ chức. Nhịp điệu, một "đặc ngữ" sống còn của thơ, đã chuyển dịch và<br /> vang âm theo kiểu khác. Thay vào đó là sự xác lập vai trò của ngữ điệu - một thứ nhịp<br /> điệu chủ yếu được dạo lên từ chính cảm xúc của con người. Một thời gian rất dài dưới<br /> sự thống trị của thơ cách luật, "yếu tố quyền uy" trong thơ là vần. Thơ sau 1975 có xu<br /> hướng thiết lập một thế lực mới, đó là uy quyền của ngữ điệu, nhịp điệu trong thơ. Và kì<br /> thực, đó nhiều khi không phải là nhịp điệu bên ngoài mà chủ yếu là nhịp điệu bên trong<br /> của cảm xúc. Trường ca Đổ bóng xuống mặt trời của Trần Anh Thái có những câu thơ<br /> làm xót lòng người:<br /> Ba mươi năm chị đi tìm mồ anh mà không tìm được<br /> Chị có lỗi gì đâu sao anh lại không về<br /> <br /> DẤU ẤN VĂN XUÔI TRONG CẤU TRÚC CÂU THƠ VIỆT ĐƯƠNG ĐẠI<br /> <br /> 43<br /> <br /> Giỗ tết người ta mua hương hoa viếng người thân trong nghĩa trang liệt sĩ<br /> Nén nhang chị thắp trời không…<br /> Nỗi lòng của người phụ nữ thời hậu chiến nghe ra thật buồn tủi. Nhà thơ đang nói hộ<br /> nhân vật, đang phân trần thay chị bằng câu thơ Chị có lỗi gì đâu sao anh lại không về.<br /> Trong trường hợp này, xúc cảm chủ quan của nhà thơ đã can thiệp vào cấu trúc câu thơ,<br /> làm nên những dòng thơ dài lê thê như chính tiếng thở não ruột của những trái tim giàu<br /> lòng trắc ẩn. Đó chính là nhịp điệu sâu lắng bên trong của thơ, một chất thơ rất đẹp của<br /> cuộc đời.<br /> Với sự du nhập của cấu trúc câu văn xuôi, dòng thơ không còn là những khuôn hình ổn<br /> định về số lượng từ ngữ. Những phát ngôn bộn bề âm tiết đã án ngữ trong thơ. Tuy vậy,<br /> đó không phải là những "dòng chữ nằm dài chết ươn". Sự giãn nở số lượng từ ngữ để<br /> buông phóng tâm tình không đồng nghĩa với sự buông thả, bừa bãi. Những câu thơ phá<br /> thể ấy không phải là kết quả của lối viết tự động theo kiểu "tự nhiên nhi nhiên" của<br /> những nhà thơ lười lao động nghệ thuật. Với thi sĩ, đó là con đường để khai phóng mạch<br /> tâm tình:<br /> Có phải ác mộng không một ngày mặt trời rơi xuống thành sông, Anh cùng em bơi<br /> trong vị mặn<br /> Có phải huyễn hoặc không một ngày từ những đôi mắt hóa đá nàng Tô Thị nàng<br /> Vọng Phu òa chảy bao giọt hồi sinh, tình yêu nối gần tất cả<br /> Không phải bao giờ khóc cũng là đau khổ...<br /> (Vi Thuỳ Linh, Ở lại)<br /> Ở một góc độ nào đó, tính kiệm lời của thi ca đã bị phá vỡ từ sự xâm thực của thuộc<br /> tính văn xuôi này. Biên độ ngữ nghĩa cũng sẽ giãn ra chứ không căng như khi nhà thơ<br /> sáng tác theo một khuôn âm, khuôn luật. Nhờ thế, thi sĩ đã nói được rất nhiều điều, phổ<br /> được rất nhiều tâm sự vào thơ. Những câu thơ của Vi Thuỳ Linh đã cắm rễ từ nỗi đau<br /> xa xưa, mặc niệm nó và dự cảm cho đời mình. Từ những con chữ nối dài ấy, cảm hứng<br /> hồi sinh và niềm tin về chất keo dính của tình yêu cũng đã vỡ òa.<br /> 2.2. Khuynh hướng đẩy câu thơ đi theo trục kết hợp của văn xuôi<br /> Những ví dụ mà người viết đưa ra ở trên đều là những câu thơ nối dài xóa mất ranh giới<br /> giữa câu thơ và dòng thơ. Hiện trạng câu văn xuôi trong thơ, vì thế, dễ nhận diện ngay<br /> từ những ấn tượng thị giác ban đầu. Tuy nhiên, có rất nhiều câu thơ đã vượt sang lãnh<br /> địa văn xuôi bằng cách khác:<br /> Tôi đã tới hang động yến sào tôi đã thèm ăn yến<br /> vậy mà chưa được nếm bao giờ<br /> hàng quốc cấm<br /> nghe nói từ xưa làm vua sướng lắm<br /> <br /> 44<br /> <br /> NGUYỄN THỊ THANH TÂM<br /> <br /> mà đôi khi tôi cũng sợ làm vua<br /> (Nguyễn Trọng Tạo, Tin thì tin không tin thì thôi)<br /> Dòng thơ ở đây đã có những phân đoạn đứt gãy. Nhưng nếu chúng ta tháo dỡ văn bản<br /> ra, xâu chuỗi các dòng thơ ấy lại sẽ có những câu văn xuôi trong cấu trúc trọn vẹn của<br /> nó. Nói như Mã Giang Lân, đó là hiện tượng "kéo dài câu thơ bằng lối xuống dòng<br /> không viết hoa chữ đầu dòng nhằm tạo ra những câu thơ theo chiều dọc". Phạm Thị<br /> Ngọc Liên là nhà thơ nữ có thói quen đưa văn xuôi vào thơ mình bằng con đường này:<br /> Có những lúc người ta nắm lấy cuộc sống bằng cả<br /> hai tay và hai chân<br /> cuộc sống vẫn chuội đi<br /> tuột xuống<br /> khoảnh khắc giữa sự sống và cái chết như một màn sương<br /> nửa muốn đi qua nửa còn ngoái lại<br /> cái tức tưởi của những điều dở dang trên đời<br /> lẫn trong sự cô quạnh của đường đi<br /> dường như trộn lẫn<br /> (Mây trắng)<br /> Hiện tượng chia tách câu thơ thành nhiều dòng thơ như Nguyễn Trọng Tạo, Phạm Thị<br /> Ngọc Liên trên đây là sự trá hình khôn ngoan của hình thái câu văn xuôi. Nói cách khác,<br /> đó là sự gãy gập của câu văn xuôi thành những phân đoạn từ ngữ nhỏ để tạo nên sự<br /> không tương ứng giữa câu thơ và dòng thơ. Điều phối cho sự không tương ứng ấy chính<br /> là trục kết hợp của thể loại văn xuôi. Đứng đằng sau, trục kết hợp lặng lẽ cắt câu thơ<br /> thành từng mảnh, từng phân mảnh. Quá trình triển khai câu thơ dựa trên quan hệ kế cận,<br /> tiếp nối của từ ngữ kiểu như thế chính là biểu hiện của việc hướng thơ đi theo trục kết<br /> hợp đặc thù của văn xuôi. Trục lựa chọn để bảo tồn nguyên lí song hành - nguyên lí ban<br /> sơ của thi ca không có mặt trong những câu thơ như thế này:<br /> Những phận người mang thèm khát, như mưa<br /> như triệu triệu hạt đan cài xoá nhoà ranh giới<br /> được hạnh phúc một lần oà vỡ<br /> từ đâu đó trong thẳm sâu của đất<br /> bay lên<br /> những<br /> ước vọng<br /> mây...<br /> <br /> DẤU ẤN VĂN XUÔI TRONG CẤU TRÚC CÂU THƠ VIỆT ĐƯƠNG ĐẠI<br /> <br /> 45<br /> <br /> (Nguyễn Phan Quế Mai, Ước vọng mây)<br /> Những âm tiết cuối cùng giữ chức năng là biên giới ngữ pháp của các dòng thơ không<br /> tạo ra những chuỗi âm thanh ”có kích thước đều đặn”. Âm, từ không đứng cùng nhau<br /> trong đơn vị dòng thơ mà xô nhau dạt sang những địa phận khác. Câu thơ bị chẻ nhỏ để<br /> hữu hình hoá khát vọng nức nở, khó khăn của phận người về một sự thăng hoa, thoát<br /> kiếp ra khỏi cuộc đời ngắn ngủi, chênh vênh - như mưa, được là mây sau hành trình hoá<br /> thân từ biển cả, sông ngòi, đồng ruộng, từ nước mắt sung sướng và khổ đau.<br /> 2.3. Khuynh hướng gia tăng thành phần thuyết minh, miêu tả trong cấu trúc câu thơ<br /> "Nếu văn xuôi dùng tiếng nói trực tiếp của đời sống để biểu đạt đời sống với tất cả sự<br /> bộn bề, đa dạng để tiếp cận cả chiều sâu lẫn chiều rộng của nó thì thơ là sự chưng cất<br /> từ bộn bề đa dạng trực tiếp ấy để gạn lấy cái tinh tuý nhất" (Từ điển Bách khoa Việt<br /> Nam). Gương mặt riêng của thơ trong tâm thức con người là thế. Chưng cất tinh tế các<br /> vỉa quặng ngôn từ để tạo nên một thế giới thật tinh túy, hàm súc là con đường nghệ<br /> thuật của thể loại này. Trong quá trình giải mã thơ theo kí hiệu học, thi pháp học, Hoàng<br /> Trinh đã xem "tính gián tiếp trong biểu hiện và phản ánh" là đặc thù quan trọng của<br /> thơ. Điều đó bắt nguồn từ tư duy nguyên thuỷ của con người là tư duy tái tạo lại các sự<br /> vật và hiện thực lịch sử bằng những huyền thoại, ẩn dụ và biểu tượng. Tuy vậy, chính<br /> tác giả cũng thừa nhận: "Dĩ nhiên, trong nhiều bài thơ vẫn có ngôn từ biểu hiện trực<br /> tiếp". [3, 94]. Nhận định này phù hợp với thực tiễn sáng tạo thơ sau 1975 - một thực tiễn<br /> ghi nhận sự hiện diện của thành phần thuyết minh, miêu tả trong câu thơ. Con đường<br /> giải tượng trưng, giải hàm súc thơ hình thành từ thiên hướng đi vào cái chi tiết, cụ thể<br /> hoá ấy.<br /> Thành phần thuyết minh, miêu tả vốn là đặc điểm của văn xuôi tự sự. Thành phần này<br /> có chức năng tái hiện và phân tích các sự vật, hiện tượng để làm giàu khả năng tường<br /> giải cho tác phẩm. Giờ đây, thành phần này đã lần lượt ngả bóng vào thơ với tần số<br /> không hề nhỏ: “Lần trước tiễn em đi – một chuyến tàu chật chội: người đứng tràn đầu<br /> toa, những toa đen nồng mùi mồ hôi và mùi lợn gà, cánh đi buôn ồn ào chất hàng, vài<br /> ba kẻ khả nghi lang thang trên sân ga. Anh nhìn theo, lo âu xót xa: dòng nước bất trắc<br /> kia đang cuốn đi khuất dần chiếc thuyền giấy mỏng manh trong trắng tình yêu anh…”<br /> (Bế Kiến Quốc, Trước cửa ga).<br /> Thành phần miêu tả án ngữ dày trên những dòng thơ đã tạo nên sự không cân bằng về<br /> mặt cấu trúc câu. Tồn tại trong hiện tượng này, thành phần chủ ngữ chỉ là vệt nhỏ còn<br /> thành phần vị ngữ lại chiếm phần lớn khoảng không của câu thơ:<br /> Hắn là nơi hoàn thiện:<br /> của gương đã lành / sâu đã nở / trinh đã mất / cáp đã đứt / cống đã thông…<br /> là phế thải của giẻ rách / mảnh thuỷ tinh / băng vệ sinh / giày dép lạc mốt…<br /> là viên đạn bay đi chạm đích / những vòng kinh hồi sinh / dòng sông gặp biển…<br /> (Mai Văn Phấn, Hắn)<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2