YOMEDIA
ADSENSE
DẠY CHƯƠNG PHONG CÁCH HỌCBẰNG PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH
68
lượt xem 4
download
lượt xem 4
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
THựC TRạNG BAN ĐầU CủA VấN Đề : + Trong phân môn tiếng Việt khối 11 ở chương II ( sách Tiếng Việt 11 ) học sinh sẽ tìm hiểu về phong cách học . Đây là chương khá quan trọng . Bởi vì học kĩ và ứng dụng tốt , học sinh sẽ rèn luyện cho bản thân mình kỹ năng nói và viết thích ứng với từng yêu cầu của hoàn cảnh làm cho nhu cầu giao tiếp của bản thân đạt hiệu quả cao nhất . Thực tế , có nhiều học sinh làm bài viết khá giỏi...
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: DẠY CHƯƠNG PHONG CÁCH HỌCBẰNG PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH
- DẠY CHƯƠNG PHONG CÁCH HỌC BẰNG PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH -------- I/. THựC TRạNG BAN ĐầU CủA VấN Đề : + Trong phân môn tiếng Việt khối 11 ở chương II ( sách Tiếng Việt 11 ) học sinh sẽ tìm hiểu về phong cách học . Đây là chương khá quan trọng . Bởi vì học kĩ và ứng dụng tốt , học sinh sẽ rèn luyện cho bản thân mình kỹ năng nói và viết thích ứng với từng yêu cầu của hoàn cảnh làm cho nhu cầu giao tiếp của bản thân đạt hiệu quả cao nhất . Thực tế , có nhiều học sinh làm bài viết khá giỏi nhưng khi trình bày một vấn đề trước đông người thì lại mất bình tỉnh , lúng túng , diễn đạt còn nhiều hạn chế . Nên cần thiết cho các em làm quen với hình thức học này . + Nếu chương phong cách học được thực hiện bằng phương pháp diễn giảng và kết hợp sách giáo khoa thì sẽ trở nên đơn điệu bởi vì ở các phong cách cụ thể nội dung bài học có những đề mục giống nhau như :
- 1/. Khái niệm 2/. Đặc điểm sử dụng các phương tiện diễn đạt : a/. Về mặt chữ viết . b/. Về mặt từ ngữ c/. Về mặt ngữ pháp d/. Về mặt bố cục , trình bày . Vì vậy giờ học tiếng việt sẽ trở th ành nặng nề không gây hứng thú cho học sinh. Hơn nữa khi không hứng thú các em sẽ không tập trung cho b ài học , giờ học sẽ không đạt kết quả cao . + Nhìn trong chương trình thì chương phong cách học chiếm khá nhiều tiết . Một chương học khá quan trọng có nhiều ứng dụng trong thực tế m à học sinh chưa có ý thức học tập tự giác . Đây là một vấn đề mà người giảng dạy phải suy nghĩ . II /. LÝ DO ĐặT VấN Đề :
- + Ở những lớp khá giỏi có những học sinh có khả năng diễn đạt tốt , vốn ngôn ngữ phong phú , có khả năng sáng tạo thì đó là điều kiện thuận lợi để giáo viên vận dụng phương pháp mới . + Từ thực trạng trên 3 năm trở lại đây , bản thân tôi đã tiến hành áp dụng phương pháp thuyết trình vào giảng dạy đối với chương phong cách học . Trong quá trình thực hiện dần dần khắc phục hạn chế , bổ sung th êm cách thực hiện , phát huy được khả năng của cá nhân và tập thể học sinh . + Phương pháp này sẽ đạt kết quả tốt nếu giáo viên có tổ chức có hướng dẩn học sinh thực hiện từ xa và bản thân các em phải nhiệt tình cố gắng học tập . III/. CÁC BIệN PHÁP TIếN HÀNH : Tùy theo tình hình học tập và trình độ của từng lớp mà giáo viên có thể áp dụng từng bước , từng phần trong một bài , cả bài hay nhiều bài . Ở lớp khá giỏi có thể tiến hành như sau :
- a/. Khi học đến chương phong cách học có những bài giáo viên phải hướng dẩn giảng dạy cụ thể cho học sinh để các em có cái nh ìn tổng thể về chương này. + Bài 4 : Những hiểu biết cơ bản về phong cách học + Bài 5 : phong cách ngôn ngữ sinh hoạt + Bài 5 : phong cách ngôn ngữ gọt giũa . b/. Riêng các bài : + Phong cách ngôn ngữ khoa học và phong cách ngôn ngữ chính luận ( bài 7). + Phong cách ngôn ngữ báo – Công luận và phong cách ngôn ngữ hành chính ( bài 8) . + Phong cách ngôn ngữ văn chương ( bài 9) Giáo viên phân công cho 6 tổ của lớp , riêng bài phong cách ngôn ngữ văn chương có thể ghép tổ 5 và tổ 6 thành một tổ . Sau đó cho tiến h ành bóc thăm để có sự công bằng ( mỗi tổ một bài) .
- c/. Chuẩn bị : + Sau khi dạy xong bài 6 ( phong cách ngôn ngữ gọt giũa ) giáo viên nên tiến hành phân công và cho học sinh chuẩn bị từ xa . + Giáo viên nên hướng dẩn học sinh cách thực hiện . – Ở các tổ nên chọn một nhóm gồm 4 học sinh , chú ý những em khá giỏi , dạn dĩ , linh lợi và có khả năng nói . – Trong 4 học sinh được chọn nên phân chia nội dung cụ thể để chuẩn bị ( có thể chỉ chọn 2 học sinh). + Học sinh của lớp phải soạn bài vì phần này sách giáo khoa đã ghi rất cô động ( giáo viên phải kiểm tra ) Các bước tiến hành : Ví dụ : Giáo viên dạy bài “ Phong Cách Ngôn Ngữ Báo Công Luận” và tổ thực hiện là tổ 1 . + Tổ thuyết trình gồm 4 học sinh ngồi mặt nhìn xuống các bạn .
- + Những phần thuộc nội dung b ài học , những tư liệu cần dẫn chứng cho bài thuyết trình phải được học sinh ghi sẵn trên bảng để khi cần minh họa không phải tốn thời gian ( Có tổ ghi sẵn nội dung trên bảng đen hoặc giấy cứng ) + Khi giáo viên bước vào lớp học sinh đã chuẩn bị sẵn , giáo viên chỉ giới thiệu và cho tiến hành ( giáo viên nên chọn ngồi ở vị trí thích hợp nhất để quan sát và quản lý lớp ) + Một học sinh đại diện tổ sẽ giới thiệu nội dung và phân công nhiệm vụ của các thành viên trong tổ sẽd thuyết trình . + Sau đó các học sinh lần lượt thuyết trình các phần đã được phân công . Đa số các em đều chuẩn bị rất nhiều loại báo và đặc san để khi cần thiết minh họa cho nội dung thêm sáng rõ có sức thuyết phục . Những em thuyết trình đều nắm rõ vấn đề nên các em nói chứ không đọc tài liệu . + Khi đã thuyết trình xong , một em đại diện nhóm nhấn mạnh các nội dung trọng tâm để khắc sâu kiến thức .
- + Tiếp theo tổ thuyết trình sẽ trả lời các câu hỏi của lớp .Những câu hỏi thắc mắc sẽ được ghi giấy và chuyển lên cho tổ thuyết trình . Các em trong tổ sẽ hội ý và cử đại diện trả lời. Dùng hình thức câu hỏi không ghi tên giúp các em tự nhiên khi hỏi . Những câu hỏi có khả năng giống nhau hoặc gần ý nhau th ì chỉ trả lời ý cơ bản nhất . Câu hỏi nào khó giáo viên sẽ trả lời sau . Những câu hỏi đặt ra làm các em hiểu rõ vấn đề . Có khả năng xảy ra tranh luận nếu câu trả lời không thỏa m ãn . + Để kết thúc buổi thuyết trình , giáo viên có thể củng cố thêm những nội dung khó chưa rõ chưa giải quyết được sau đó nhận xét những ưu khuyết điểm ( phần này nên nêu rõ để các tổ sau rút kinh nghiệm ). + Giáo viện chỉ cho điểm khi kết thúc đợt thuyết trình . Lưu ý : + Các tổ thuyết trình trước sẽ có nhiều hạn chế hơn các tổ sau nên khi cho điểm giáo viên nên lưu ý . + Cuối đợt nên cho các em bình chọn từ các tổ một học sinh thuyết trình nổi bật để khen thưởng .
- + Phần nêu câu thắc mắc của học sinh rất phong phú , trong mỗi bài dạy sẽ có những câu hỏi như : Bài phong cách ngôn ngữ báo– công luận : Một bản tin dự báo thời tiết có phải thuộc phong – cách ngôn ngữ báo – công luận không ? – Thông báo của trường đối với học sinh phải phong cách …. ? – Quảng cáo trên báo , đài có phải thuộc phong cách …? – Tại sao nhà báo phải có lương tri ? – Có ai không chịu ảnh hưởng của phong cách này ? – Nhà báo đưa tin không đúng sự thật có tội gì không ? – Có phải tất cả những gì đăng trên báo cũng thuộc phong cách…..?
- – Các truyện ngắn , các văn bản , luật đăng trên báo thì thuộc phong cách ngôn ngữ báo – công luận không ? – Tường thuật đá banh trên đài có phải phong cách ….? – ……………………….. Bài phong cách ngôn ngữ hành chính : – Quan tòa đọc bản luận tội bị cáo có thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính ? – Có ai trong chúng ta không sử dụng phong cách ngôn ngữ hành chính ? – “Bình Ngô Đại Cáo” của Nguyễn Trãi có thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính ? – Tại sao phong cách này đòi hỏi sự chính xác cao độ ?
- – Phong cách này có sử dụng từ Hán Việt không ? – Tại sao phong cách này không sử dụng biện pháp tu từ . – Văn bản nghị quyết tại các đại hội của Đảng thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận hay phong cách này? – Đơn xin nghỉ học , thông báo của trường có phải thuộc phong cách này ? – …………….. IV/. KếT QUả : + Do nhiều lần tiếp xúc vấn đề nên học sinh hiểu sâu hơn bài học . + Phát huy được năng lực của học sinh ( Cá nhân và tập thể ) + Rèn luyện cho học sinh kĩ năng nói , tư duy nhanh nhạy trong xử lý tình huống .
- + Tiết học sinh động gây hứng thú cho học sinh . V /. NGUYÊN NHÂN THÀNH CÔNG VÀ TồN TạI : + Giáo viên vận dụng được phương pháp mới trong giảng dạy . + Học sinh có thời gian tự tìm tòi nghiên cứu đi sâu vào một vấn đề khoa học . + Giáo viên nhiệt tình gợi hướng dẩn và tổ chức . Tuy vậy , vẫn còn một số học sinh ít tập trung lơ là trong việc học , thụ động . Có một vài em khi chuẩn bị kĩ nhưng khi đứng trước đông người không diễn đạt trôi chảy ý của mình . VI/. BÀI HọC KINH NGHIệM : + Vận dụng phương pháp này tùy theo từng lớp , tùy theo đối tượng học sinh . + Tiết học có thành công là do phần thuyết trình của từng cá nhân trong tổ nên khâu chọn học sinh để thuyết trình rất quan trọng .
- + Giáo viên nên phân bố thời gian hợp lý . + Khi dạy giáo viên gợi ý tổ thuyết trình kiểm tra bài học trước của các bạn . Cuối chương cho học sinh làm bài kiểm tra . + Tổ thuyết trình sẽ giải quyết luôn cả phần bài tập ở cuối mỗi bài . ------------
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn