VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 440 (Kì 2 - 10/2018), tr 40-43<br />
<br />
DẠY HỌC GIẢI MỘT SỐ DẠNG TOÁN SỐ HỌC<br />
THEO HƯỚNG RÈN LUYỆN TƯ DUY SÁNG TẠO<br />
CHO HỌC SINH KHÁ, GIỎI LỚP 8, 9 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ<br />
Nguyễn Thiện Chí - Trường Trung học cơ sở Võ Việt Tân, tỉnh Tiền Giang<br />
Ngày nhận bài: 09/07/2018; ngày sửa chữa: 20/07/2018; ngày duyệt đăng: 29/08/2018.<br />
Abstract: Creative thinking is a form of independent thinking, which creates new and special ideas<br />
that solve problems with high efficiency. The article presents some typical arithmethical issue<br />
(divisible problem, indivisible problem, integral solution equation) to develop creative thinking for<br />
good secondary students in three main aspects: flexibility, fluency and speciality, and hence to<br />
improve the quality of teaching Maths in secondary schools.<br />
Keywords: creative thinking, students, secondary school.<br />
1. Mở đầu<br />
Đổi mới phương pháp dạy học không chỉ nhằm mục<br />
tiêu thay đổi cách dạy truyền thụ kiến thức một chiều,<br />
học sinh (HS) thụ động trong học tập mà chú trọng dạy<br />
học rèn luyện năng lực cho HS. Nghị quyết Hội nghị lần<br />
thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt<br />
Nam khóa VII về tiếp tục đổi mới sự nghiệp GD-ĐT đã<br />
nhận định: “Đổi mới phương pháp dạy và học ở tất cả<br />
các cấp học, bậc học. Kết hợp tốt học với hành, học tập<br />
với lao động sản xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa<br />
học, gắn nhà trường với xã hội, áp dụng những phương<br />
pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho HS năng lực tư<br />
duy sáng tạo (TDST), năng lực giải quyết vấn đề, chú ý<br />
bồi dưỡng những HS có năng khiếu” [1]. Vì vậy, rèn<br />
luyện năng lực TDST cho HS vừa là yêu cầu, vừa là mục<br />
tiêu của giáo dục.<br />
G.Polya đã nghiên cứu bản chất của quá trình giải<br />
toán và sáng tạo toán học [2], [3]. Ở trong nước, các tác<br />
giả Nguyễn Cảnh Toàn [4], Hoàng Chúng [5], Nguyễn<br />
Bá Kim [6],… đã có những công trình nghiên cứu cả về<br />
lí luận và thực tiễn về vấn đề phát triển TDST cho HS<br />
trong dạy học Toán.<br />
Thực tế dạy học cho thấy, một số dạng toán điển<br />
hình của toán số học như: Các bài toán về chia hết và<br />
chia còn dư trên tập hợp số nguyên, phương trình<br />
nghiệm nguyên, số nguyên tố chứa đựng tiềm năng có<br />
thể khai thác, phát triển TDST cho HS khá, giỏi ở<br />
trung học cơ sở (THCS) thông qua các đề thi học sinh<br />
giỏi Toán, thi tuyển vào lớp 10 chuyên. Tuy nhiên,<br />
nhiều HS còn lúng túng khi giải các bài toán đòi hỏi<br />
tính sáng tạo. Bài viết đề cập vấn đề dạy học một số<br />
dạng toán số học theo hướng phát triển các yếu tố của<br />
TDST cho HS khá, giỏi lớp 8, 9 ở trường THCS.<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
2.1. Tư duy sáng tạo<br />
<br />
40<br />
<br />
Lê Hải Yến khi nghiên cứu về tư duy đã cho rằng:<br />
TDST hay tư duy khám phá là loại tư duy mở, phi logic,<br />
có quan hệ chặt chẽ với tư duy phê phán hay tư duy lập<br />
luận logic trong tìm kiếm giải pháp giải quyết vấn đề [7].<br />
Iarosepski M.G và Petropski A.V (dẫn theo [7]) đưa<br />
ra khái niệm TDST: TDST là một trong các dạng của tư<br />
duy, được đặc trưng bởi sự tạo nên sản phẩm mới và<br />
những cấu thành mới trong hoạt động nhận thức. Cái<br />
mới đó, cấu thành mới đó có liên quan đến động cơ, mục<br />
đích, sự đánh giá và ý tưởng của chủ thể. TDST phân biệt<br />
với quá trình tiếp nhận các tri thức, kĩ năng có sẵn, tri<br />
thức và kĩ năng có sẵn được tạo ra bởi tư duy tái tạo [7].<br />
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về TDST, theo<br />
chúng tôi: TDST là một dạng tư duy độc lập, tạo ra ý<br />
tưởng mới độc đáo và có hiệu quả giải quyết vấn đề cao.<br />
Ý tưởng mới được thể hiện ở những điểm: phát hiện ra<br />
vấn đề, tìm hướng đi mới, tạo ra kết quả mới.<br />
2.2. Một số yếu tố đặc trưng của tư duy sáng tạo<br />
Khi nghiên cứu về TDST, P.E.Torrance và<br />
J.P.Guilford (dẫn theo Lê Trung Tín) [8] cho rằng TDST<br />
có 5 tính chất đặc trưng cơ bản sau:<br />
- Tính mềm dẻo: Đó là năng lực thay đổi, nhanh<br />
chóng tiếp cận được với hệ thống tri thức mới, chuyển<br />
từ góc độ quan niệm này sang góc độ quan niệm khác;<br />
định nghĩa lại sự vật, hiện tượng, xây dựng phương<br />
pháp tư duy, tạo ra sự vật mới trong những mối quan hệ<br />
mới. Tính mềm dẻo của tư TDST có một số đặc điểm<br />
cơ bản sau: + Dễ dàng chuyển từ hoạt động trí tuệ này<br />
sang hoạt động trí tuệ khác, vận dụng linh hoạt các hoạt<br />
động phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái<br />
quát hóa, cụ thể hóa, các phương pháp suy luận như quy<br />
nạp và suy diễn; + Nhận ra vấn đề mới trong điều kiện<br />
quen thuộc, thấy được chức năng mới của đối tượng đã<br />
biết; + Là năng lực đưa ra giả thuyết và ý tưởng mới, số<br />
ý tưởng càng nhiều thì sẽ có nhiều khả năng xuất hiện<br />
ý tưởng độc đáo.<br />
Email: thienchi67@gmail.com<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 440 (Kì 2 - 10/2018), tr 40-43<br />
<br />
- Tính nhuần nhuyễn của TDST được thể hiện rõ ở<br />
đặc điểm sau: Tính đa dạng của các cách giải quyết vấn<br />
đề khi giải Toán, khả năng tìm được nhiều giải pháp ở<br />
các góc độ và tình huống khác nhau. Trước một vấn đề<br />
cần giải quyết, người có khả năng TDST sẽ nhanh chóng<br />
tìm ra và đề xuất được nhiều phương án, từ đó tìm được<br />
phương án tối ưu.<br />
- Tính độc đáo của TDST được đặc trưng bởi các khả<br />
năng: - Tìm ra hiện tượng và sự kết hợp mới; - Nhận ra<br />
những mối liên hệ trong các sự kiện; - Tìm ra giải pháp<br />
lạ tuy đã biết những giải pháp khác.<br />
Các yếu tố cơ bản trên không tách rời mà trái lại,<br />
chúng có mối quan hệ mật thiết, hỗ trợ và bổ sung cho<br />
nhau. Khả năng dễ dàng chuyển từ hoạt động trí tuệ này<br />
sang hoạt động trí tuệ khác (tính mềm dẻo), tìm được các<br />
giải pháp dưới các góc độ và tình huống khác nhau (tính<br />
nhuần nhuyễn), nhờ đó đề xuất được nhiều phương án,<br />
tìm được giải pháp lạ, đặc sắc (tính độc đáo). Tuy nhiên,<br />
trong hầu hết các công trình nghiên cứu về TDST cho<br />
thấy, tính mềm dẻo, nhuần nhuyễn, độc đáo là 03 yếu tố<br />
cơ bản nhất của TDST. Các yếu tố này có liên hệ mật<br />
thiết với các yếu tố khác như: tính chính xác, tính hoàn<br />
thiện, tính nhạy cảm vấn đề.<br />
- Tính hoàn thiện: Là khả năng lập kế hoạch, phối hợp<br />
giữa ý nghĩ và hành động, phát triển ý tưởng, kiểm tra và<br />
chứng minh ý tưởng.<br />
- Tính nhạy cảm vấn đề: Là năng lực nhanh chóng<br />
phát hiện ra mâu thuẫn, sai lầm, sự thiếu logic,… trước<br />
những tình huống có vấn đề để sửa chữa, cấu trúc lại hợp<br />
lí, hài hòa nhằm tạo ra ý tưởng mới.<br />
2.3. Dạy học giải một số dạng Toán số học theo hướng<br />
rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh khá, giỏi lớp 8, 9<br />
2.3.1. Tính mềm dẻo<br />
Từ cơ sở lí luận, theo chúng tôi, giáo viên (GV) có<br />
thể rèn tính mềm dẻo của TDST cho HS theo quy trình<br />
giải toán gồm 3 bước sau: - Bước 1: Phân tích tìm lời giải<br />
bài toán (xét xem bài toán thuộc dạng nào? Chọn lựa, huy<br />
động kiến thức thích hợp để tìm lời giải); - Bước 2: Trình<br />
bày lời giải; - Bước 3: Khai thác bài toán dựa trên: + Sự<br />
linh hoạt khi chuyển từ hoạt động trí tuệ này sang hoạt<br />
động trí tuệ khác; + Sử dụng các thao tác tư duy: Tương<br />
tự, đặc biệt hóa, khái quát hóa để khai thác bài toán theo<br />
các hướng sau: Hướng 1: Phát biểu bài toán tương tự;<br />
Hướng 2: Khái quát hóa bài toán; Hướng 3: Thay đổi giả<br />
thiết để có bài toán mới và nghiên cứu các ứng dụng của<br />
bài toán.<br />
Ví dụ 1: Chứng minh (n 5 n) 5, n .<br />
<br />
n 5 n n(n 4 1) n(n 2 1)(n 2 1) . Sau đó, xét số dư<br />
của phép chia n cho 5. Từ đây, HS tìm được lời giải bài toán.<br />
Bước 2: Cách 1: Ta có:<br />
<br />
Bước 1: Để giải bài toán này, HS có thể dễ dàng tìm<br />
được cách giải là biến đổi biểu thức thành nhân tử, cụ thể:<br />
<br />
Bài toán 1: Chứng minh n và n 5 có chữ số tận cùng<br />
giống nhau.<br />
<br />
41<br />
<br />
A n 5 n n(n 4 1) n(n 2 1)(n 2 1) .<br />
<br />
Nếu<br />
<br />
n 5k(k )<br />
<br />
thì A 5 . Nếu n 5k 1 ,<br />
<br />
với k thì n 1 (25k 2 10k) 5 nên A 5 .<br />
2<br />
<br />
Nếu n 5k 2 thì n 2 1 (25k 2 20k 5) 5<br />
nên A 5 . Vậy, A 5 , n .<br />
Bước 3: Khai thác bài toán. Trên cơ sở phân tích đặc<br />
điểm bài toán, nếu HS có tư duy mềm dẻo, GV có thể<br />
hướng dẫn các em tìm các cách giải khác theo định<br />
hướng sau:<br />
- Định hướng 1: Biến đổi biểu thức n 5 n dưới dạng<br />
tổng, ta được:<br />
<br />
n 5 n (n 2)(n 1) n(n 1)(n 2) 5n(n 2 1)<br />
Từ biến đổi này giúp HS nghĩ đến việc giải bài toán<br />
bằng cách sử dụng tính chất: “Tích của n số nguyên liên<br />
tiếp chia hết cho n”, HS tìm ra cách giải sau:<br />
Cách 2:<br />
n5 n (n 2)(n 1)n(n 1)(n 2) 5n(n 2 1) 5<br />
<br />
- Định hướng 2: Từ cách giải 2, HS có thể nghĩ đến<br />
việc xét hiệu của n 5 n với tích của 5 số nguyên liên<br />
tiếp để tìm lời giải. Ta có cách giải sau:<br />
Cách 3:<br />
(n5 n) (n 2)(n 1) n(n 1)(n 2) (5n 3 5n) 5<br />
<br />
- Định hướng 3: Từ cách giải 3, HS có thể xét hiệu<br />
(n 5 n) với 5n(n 2 1) và có cách giải sau:<br />
Cách 4:<br />
<br />
n 5 n 5n(n 2 1) (n 2)(n 1) n(n 1)(n 2) 5<br />
- Định hướng 4: Sử dụng các thao tác tư duy khai thác<br />
bài toán theo các hướng sau:<br />
+ Hướng 1: GV có thể gợi ý HS đề xuất các bài toán<br />
tương tự sau: Chứng minh<br />
<br />
(n 3 n) 3;(n 7 n) 7, n . Bằng cách giải tương<br />
tự, HS giải được các bài toán này.<br />
+ Hướng 2: GV hướng dẫn HS khai thác kết quả bài<br />
toán (n 5 n) 5, n để xây dựng các bài toán mới<br />
như sau:<br />
Từ (n 5 n) 5 , dễ thấy (n 5 n) 10 , ta có các bài<br />
toán sau:<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 440 (Kì 2 - 10/2018), tr 40-43<br />
<br />
Bước 2: Cách 1: Nếu n 3k , với k <br />
thì<br />
2<br />
n n 1 (3k(3k 1) 1) 3 nên (n n 1) 9 .<br />
<br />
Bài toán 2: Chứng minh rằng<br />
<br />
(a<br />
<br />
n4<br />
<br />
2<br />
<br />
a ) 10, a , n N .<br />
n<br />
<br />
*<br />
<br />
<br />
<br />
Nếu<br />
với<br />
n 3k 1 ,<br />
2<br />
n n 1 [9(k k) 3] 9 .<br />
<br />
<br />
<br />
Bài toán 3: a) Chứng minh n 5 n 30 , n .<br />
b) Chứng minh (23n 1 2n )(n5 n) 30, n N .<br />
n<br />
<br />
a<br />
<br />
c) Chứng minh<br />
<br />
i 1<br />
<br />
30 a 5i 30 với a i <br />
<br />
Vậy (n 2 n 1) 9, n <br />
<br />
i 1<br />
<br />
Bài toán 5: Chứng minh (a 5 b ab5 ) 30 , a,b <br />
Bài toán 6: Chứng minh:<br />
(a<br />
<br />
b<br />
<br />
c ) (a<br />
2012<br />
<br />
2008<br />
<br />
b<br />
<br />
2008<br />
<br />
Bài toán 7: 1) Tìm x, y, z <br />
<br />
<br />
<br />
k<br />
<br />
thì<br />
<br />
.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giả sử n 2 n 1 9 , suy ra n 2 n 1 3 . Ta có:<br />
<br />
c ) 30, a,b,c <br />
2008<br />
<br />
(n 2)(n 1) 3 mà (n 2) (n 1) 3 3<br />
(n 2) 3 và (n 1) 3 .<br />
<br />
:<br />
<br />
2019x 5 2015y 2020z x x 2 3 .<br />
2) Tìm x, y <br />
<br />
với<br />
<br />
Bước 3: GV rèn luyện cho HS khả năng tìm được các<br />
cách giải dưới góc độ và tình huống khác nhau, khả năng<br />
xem xét bài toán ở nhiều khía cạnh. GV có thể hướng dẫn<br />
HS tìm các cách giải khác nhau theo các hướng sau:<br />
Cách 1: Chứng minh bằng phương pháp phản chứng.<br />
<br />
(n 5 3n 3 6n) 30, n <br />
<br />
2012<br />
<br />
n 3k 2 ,<br />
<br />
Nếu<br />
<br />
(mở rộng của câu a).<br />
Bài toán 4: Chứng minh<br />
<br />
2012<br />
<br />
thì<br />
<br />
n 2 n 1 [(3k 2)2 (3k 2) 1] 3 .<br />
<br />
n<br />
<br />
i<br />
<br />
k<br />
<br />
2<br />
<br />
nên<br />
<br />
Do đó: (n 2)(n 1) 9 ,<br />
mà (n 2)(n 1) 3 9 3 9 (vô lí).<br />
<br />
:<br />
<br />
Cách 2: Giả sử A (n 2 n 1) 9 ,<br />
<br />
x 5 y 5 1 (x 2)5 (y 3)5 .<br />
<br />
đặt n 2 n 1 9m(m ) n 2 n 1 9m 0 .<br />
<br />
Thông qua các cách giải khác nhau từ bài toán ban<br />
đầu, mỗi cách giải đều vận dụng kiến thức đã học một<br />
cách mềm dẻo. Từ đó, giúp HS vận dụng linh hoạt, sáng<br />
tạo kiến thức đã học vào giải Toán. Từ một bài toán, GV<br />
đã hướng dẫn HS khai thác và phát triển thành nhiều bài<br />
toán mới hấp dẫn hơn nhằm giúp các em hiểu sâu bản<br />
chất của bài toán và phát triển tính tích cực, chủ động<br />
trong học tập.<br />
2.3.2. Tính nhuần nhuyễn<br />
Từ cơ sở lí luận về tính nhuần nhuyễn, GV có thể rèn<br />
tính nhuần tính nhuần nhuyễn cho HS theo quy trình giải<br />
toán gồm 3 bước sau: - Bước 1: Phân tích, tìm tòi lời giải<br />
của bài toán; - Bước 2: Trình bày lời giải; - Bước 3: Khai<br />
thác và giải bài toán theo các cách khác nhau dựa trên sự<br />
phân tích bài toán theo các góc độ khác nhau.<br />
<br />
3(12m 1) 3 , nhưng 9 nên không phải<br />
là số chính phương (vô lí).<br />
2.3.3. Tính độc đáo<br />
Ví dụ 3: Tìm nghiệm nguyên của phương trình:<br />
2<br />
x xy y2 x 2 y2 (1) (Đề thi học sinh giỏi môn Toán<br />
lớp 9, tỉnh Thanh Hóa, năm học 2007-2008).<br />
Để giải bài toán này, thông thường HS biến đổi (1)<br />
về dạng phương trình ước:<br />
(1) (2 xy 1 2x 2y)(2 xy 1 2 x 2 y) 1<br />
<br />
Ví dụ 2: Chứng minh: (n 2 n 1) 9, n .<br />
Phân tích: Bài toán này có nhiều cách giải, tùy theo<br />
sự nhuần nhuyễn về kiến thức mà HS có thể có các cách<br />
tiếp cận khác nhau.<br />
Bước 1: Để giải bài toán này, HS quy về chứng minh<br />
(n n 1) 3 . Vì HS thường giải bài toán chứng minh<br />
chia hết bằng cách xét các trường hợp xảy ra của số dư<br />
nên các em có thể dễ dàng tìm được cách giải bằng cách<br />
xét 03 trường hợp của số dư khi chia n cho 3.<br />
2<br />
<br />
42<br />
<br />
HS quy bài toán về giải các hệ phương trình để tìm x, y.<br />
Với cách tư duy độc đáo, GV có thể hướng dẫn HS<br />
biến đổi phương trình đã cho về các dạng khác nhau<br />
nhằm rèn cho HS khả năng tìm ra các liên tưởng và kết<br />
hợp mới, từ đó tìm được cách giải độc đáo.<br />
Với cách tư duy độc đáo và liên tưởng, HS có thể sử dụng<br />
tính chất điều kiện để phương trình bậc 2 có nghiệm thông qua<br />
cách giải mới: Coi (1) là phương trình bậc hai với x là ẩn số và<br />
y là tham số (hoặc ngược lại), HS biến đổi<br />
(1) (y 2-1)x 2-yx-y 2 0 (phương trình bậc 2 ẩn x). Xét:<br />
Với y 1 , ta có: x 1; với y 1 , ta có: x 1 .<br />
Xét y 1 , ta có: y2 (4y2 3) . Với y 0 , ta<br />
có x 0 ; với y 0 thì 4y2 3 k 2 (k N) .<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 440 (Kì 2 - 10/2018), tr 40-43<br />
<br />
Từ đây, giải phương trình nghiệm nguyên<br />
(2y k)(2y k) 3 , ta tìm được y 1 (loại).<br />
HS có thể biến đổi<br />
<br />
(1) (x 2 1) y2 xy x 2 0 (ẩn y) và giải tương tự.<br />
Tóm lại, để rèn luyện TDST, trước hết cần rèn luyện<br />
tính mềm dẻo cho HS. Nếu HS được rèn luyện tốt và đạt<br />
được tính mềm dẻo trong tư duy khi tiếp cận với các bài<br />
toán, sẽ là cơ sở để hình thành tính nhuần nhuyễn, tính<br />
độc đáo và các đặc tính khác của TDST. Khi thực hiện<br />
dạy theo quy trình này, GV nên sử dụng các loại câu hỏi<br />
và bài tập tác động đến từng yếu tố của TDST như: các<br />
bài tập có cách giải riêng đơn giản hơn là áp dụng công<br />
thức tổng quát (để khắc phục hành động máy móc, không<br />
thay đổi phù hợp với điều kiện mới); các bài tập có nhiều<br />
cách giải khác nhau, đòi hỏi HS biết chuyển từ phương<br />
pháp này sang phương pháp khác; biết phân tích và tổng<br />
hợp để xét bài toán dưới nhiều khía cạnh, trong những<br />
mối liên hệ khác nhau; những bài toán có khả năng khai<br />
thác tốt để sáng tạo nên các bài toán mới, từ đó giúp HS<br />
hứng thú học tập và TDST được phát triển.<br />
3. Kết luận<br />
Thực tiễn dạy học cho thấy, quá trình dạy học các<br />
dạng toán số học cho HS khá, giỏi lớp 8, 9 theo các bước<br />
đã đề xuất ở trên đã giúp các em chủ động, tích cực suy<br />
nghĩ, phân tích được đặc điểm của bài toán theo các góc<br />
độ khác nhau và tìm được nhiều cách giải cho một bài<br />
toán; HS có ý thức tìm tòi, khai thác, phát triển, đề xuất<br />
các bài toán tương tự, bài toán mới. Kết quả thực nghiệm<br />
sư phạm theo các quy trình đã đề xuất ở trên sẽ được<br />
chúng tôi đề cập trong các hướng nghiên cứu tiếp theo.<br />
Tài liệu tham khảo<br />
[1] Đảng cộng sản Việt Nam (2014). Văn kiện Đảng về<br />
phát triển kinh tế - xã hội từ đổi mới (năm 1986) đến<br />
nay. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.<br />
[2] G.Polya (1995). Toán học và suy luận có lí. NXB<br />
Giáo dục.<br />
[3] G.Polya (1997). Sáng tạo toán học. NXB Giáo dục.<br />
[4] Nguyễn Cảnh Toàn (1992).Tập cho học sinh giỏi làm<br />
quen dần với nghiên cứu toán học. NXB Giáo dục.<br />
[5] Hoàng Chúng (1969). Bồi dưỡng khả năng sáng tạo<br />
toán học ở trường phổ thông. NXB Giáo dục.<br />
[6] Nguyễn Bá Kim - Vương Dương Minh - Tôn Thân<br />
(1999). Khuyến khích một số hoạt động trí tuệ của<br />
học sinh qua môn Toán ở trung học cơ sở. NXB<br />
Giáo dục.<br />
[7] Lê Hải Yến (2008). Dạy và học cách tư duy. NXB<br />
Đại học Sư phạm.<br />
[8] Lê Trung Tín (2016). Xây dựng lớp học tư duy thông<br />
qua dạy học hình học không gian lớp 11 trung học<br />
<br />
43<br />
<br />
phổ thông. Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục,<br />
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.<br />
[9] Nguyễn Vũ Thanh (2008). Bồi dưỡng học sinh giỏi<br />
Toán trung học cơ sở Số học. NXB Giáo dục.<br />
[10] Tôn Thân (1995). Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài<br />
tập nhằm bồi dưỡng một số yếu tố của tư duy sáng<br />
tạo cho học sinh khá và giỏi ở trường trung học cơ<br />
sở Việt Nam (thể hiện qua chương các trường hợp<br />
bằng nhau của tam giác lớp 7). Luận án phó tiến sĩ<br />
Khoa học tâm lí, Viện Khoa học giáo dục.<br />
THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG...<br />
<br />
(Tiếp theo trang 4)<br />
3. Kết luận<br />
Nhìn chung, việc quản lí hoạt động lễ hội của hiệu<br />
trưởng các trường MN ở quận Tân Bình, TP. Hồ Chí<br />
Minh được đánh giá tốt. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn<br />
chế trong công tác chỉ đạo và kiểm tra như: công tác chỉ<br />
đạo thực hiện hoạt động lễ nghi phần đầu lễ hội, hoạt<br />
động trò chơi và hoạt động ẩm thực. Bên cạnh đó, công<br />
tác kiểm tra hoạt động trang trí cần được hiệu trưởng<br />
quan tâm thực hiện tốt hơn.<br />
Những kết quả khảo sát trên là cơ sở thực tiễn quan<br />
trọng, định hướng cho chúng tôi đề ra các biện pháp quản<br />
lí tốt hơn hoạt động lễ hội tại các trường MN ở quận Tân<br />
Bình, TP. Hồ Chí Minh.<br />
Tài liệu tham khảo<br />
[1] Bộ GD-ĐT (2015). Điều lệ trường mầm non (ban<br />
hành kèm theo Văn bản hợp nhất số 04/VBHNBGDĐT năm 2015 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT).<br />
[2] Bộ GD-ĐT (2017). Chương trình Giáo dục mầm<br />
non (ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TTBGDĐT và Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT của<br />
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT).<br />
[3] Trần Kiểm - Nguyễn Xuân Thức (2012). Đại cương<br />
khoa học quản lí và quản lí giáo dục. NXB Đại học<br />
Sư phạm.<br />
[4] Harold Koontz - Cyril Odonnell - Heinz Weihrich<br />
(1998). Những vấn đề cốt yếu của quản lí. NXB<br />
Khoa học và Kĩ thuật.<br />
[5] Hoàng Lân - Hoàng Văn Yến (1985). Tổ chức<br />
ngày hội, ngày lễ trong trường lớp mẫu giáo.NXB<br />
Giáo dục.<br />
[6] Hoàng Công Dụng - Trần Chinh (2017). Tổ chức các<br />
hoạt động lễ hội ở trường mầm non (Theo Chương<br />
trình Giáo dục mầm non). NXB Giáo dục Việt Nam.<br />
[7] Nguyễn Thị Hường (2015). Tăng cường công tác<br />
quản lí nhà nước đối với hoạt động lễ hội truyền<br />
thống. Tạp chí Quản lí Nhà nước, số 238, tr 45-48.<br />
<br />