TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC<br />
<br />
HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION<br />
<br />
JOURNAL OF SCIENCE<br />
<br />
KHOA HỌC GIÁO DỤC<br />
EDUCATION SCIENCE<br />
ISSN:<br />
1859-3100 Tập 15, Số 4 (2018): 40-50<br />
Vol. 15, No. 4 (2018): 40-50<br />
Email: tapchikhoahoc@hcmue.edu.vn; Website: http://tckh.hcmue.edu.vn<br />
<br />
DẠY HỌC KHÁM PHÁ MÔN ĐẠI SỐ TUYẾN TÍNH<br />
CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG VÀ ĐẠI HỌC<br />
Nguyễn Viết Dương1*, Nguyễn Ngọc Giang2, Đỗ Ngọc Yến1<br />
1<br />
2<br />
<br />
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông<br />
Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh<br />
<br />
Ngày nhận bài: 16-01-2018; ngày nhận bài sửa: 26-3-2018; ngày duyệt đăng: 23-4-2018<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Bài báo đề cập quan điểm về dạy học, quy trình dạy học, những ưu và nhược điểm của dạy<br />
học khám phá cũng như ví dụ minh họa phương pháp dạy học khám phá trong dạy môn Đại số<br />
tuyến tính.<br />
Từ khóa: dạy học khám phá, đại số tuyến tính.<br />
ABSTRACT<br />
The discovery learning of linear algebra for students of colleges and universities<br />
The article discusses the point of view of teaching, processing, weak points and strong points<br />
of discovery learning as well as the illustrated example of discovery learning method in teaching<br />
linear algebra.<br />
Keywords: discovery learning, linear algebra.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
Dạy học khám phá (DHKP) là phương pháp dạy học tích cực hóa người học, lấy<br />
người học làm trung tâm bởi nó thỏa mãn bốn đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học<br />
lấy người học làm trung tâm (Nguyễn Kỳ, 1995, tr. 72-78):<br />
- Thứ nhất, người học là chủ thể của hoạt động giáo dục. Người học không học thụ<br />
động theo kiểu truyền thống thầy đọc, trò chép mà tự mình tìm tòi, khám phá, phát hiện ra<br />
kiến thức mới, tự kiến tạo kiến thức cho chính mình, tự mình tìm ra chân lí.<br />
- Thứ hai môi trường dạy học ở đây là lớp học đóng vai trò chủ thể, là thực tiễn xã hội<br />
của ngày nay và ngày mai ở ngay trong nhà trường. Lớp học tạo môi trường xã hội trung<br />
gian giữa trò và thầy. Lớp học ngày nay hoàn toàn khác với lớp học ngày xưa. Lớp học<br />
ngày nay đóng vai trò lớp học truyền thống có thầy và trò gặp mặt trực tiếp nhưng cũng<br />
đóng vai trò lớp học ảo nơi thầy và trò giao tiếp nhau qua mạng internet. Những người học<br />
ở các vùng miền khác nhau có thể học thầy ở bất cứ nơi nào trên thế giới.<br />
- Thứ ba, người thầy trong kiểu DHKP tự nguyện rời bỏ vai trò chủ thể. Các hoạt động<br />
bây giờ không xoay quanh trung tâm thầy giáo nữa mà xoay quanh những hoạt động của<br />
trò. Các hoạt động một chiều giữa thầy và trò không tồn tại nữa mà đó là đối thoại đa chiều<br />
*<br />
<br />
Email: nvduong@ptithcm.edu.vn<br />
<br />
40<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM<br />
<br />
Nguyễn Viết Dương và tgk<br />
<br />
giữa trò - trò, trò - thầy, hợp tác với bạn, học bạn. Thầy là “chốt” cuối cùng kết luận, khẳng<br />
định kiến thức mà trò tự mình khám phá, tìm ra.<br />
- Thứ tư, DHKP là kiểu dạy học giúp tự đánh giá, tự sửa sai, tự điều chỉnh. Sau khi<br />
thực hiện các hoạt động khám phá của mình, người học tự xem xét lại những lỗi lầm mắc<br />
phải, rút kinh nghiệm về cách học, cách giải quyết vấn đề, điều chỉnh, hoàn thiện kiến thức<br />
do mình phát hiện ra.<br />
Từ những đặc điểm trên ta rút ra một điều, việc vận dụng phương pháp DHKP vào<br />
thực tiễn là vấn đề cần được quan tâm, nghiên cứu, phổ biến một cách rộng rãi hơn nữa.<br />
Trong quá trình dạy học, chúng tôi nhận thấy có thể áp dụng được phương pháp DHKP<br />
vào môn Đại số tuyến tính một cách hiệu quả. Các em sinh viên (SV) tỏ ra hứng thú khi<br />
học môn Đại số tuyến tính. SV thích tìm tòi về những ứng dụng, mở rộng kiến thức mà<br />
mình được học. Lớp học trở nên sôi động và hứng thú hơn nhiều so với các lớp học truyền<br />
thống.<br />
2.<br />
Nội dung<br />
2.1. Quan điểm về dạy học khám phá<br />
Theo Borthick và Jones, trong DHKP, người tham gia học cách nhận ra vấn đề, mô<br />
tả vấn đề, tìm kiếm thông tin liên quan đến phát triển chiến lược giải, thực hiện chiếc lược<br />
chọn lựa. Trong DHKP cộng tác, những người tham gia sẽ giải các bài toán cùng với nhau.<br />
(Nguyễn Ngọc Giang, 2016, tr. 12)<br />
Theo Judith Conway, DHKP là một cách tiếp cận có hướng dẫn thông qua sự tương<br />
tác giữa SV và môi trường học tập của SV qua việc khám phá và tiến hành với các đối<br />
tượng, tranh giành những câu hỏi và tranh luận, cũng như thực hiện các thực nghiệm (TN)<br />
cho mình. (Nguyễn Ngọc Giang, 2016, tr. 12)<br />
Theo Bùi Văn Nghị, khám phá là quá trình hoạt động và tư duy, có thể bao gồm quan<br />
sát, phân tích, nhận định, đánh giá, nêu giả thiết, suy luận… nhằm đưa ra những khái niệm,<br />
phát hiện ra những tính chất, quy luật… trong các sự vật, hiện tượng và các mối liên hệ<br />
giữa chúng. (Nguyễn Ngọc Giang, 2016, tr. 12)<br />
Theo Van Joolingen: DHKP là một kiểu dạy học xây dựng kiến thức người học qua<br />
TN trong một phạm vi kiến thức nào đó và rút ra các quy luật từ các kết quả của những TN<br />
này. Nền tảng căn bản của việc dạy khám phá là người học thực sự xây dựng kiến thức cho<br />
chính họ. (Nguyễn Ngọc Giang, 2016, tr. 12)<br />
2.2. Quy trình dạy học khám phá<br />
Qua tham khảo Roger Bybee và các cộng sự, chúng tôi có chỉnh sửa bổ sung đưa ra<br />
quy trình DHKP gồm 5 bước, gọi là quy trình 5E (Engage: Tạo chú ý; Explore: Khảo sát;<br />
Explain: Giải thích; Elaborate: Phát biểu; Evaluation: Đánh giá).<br />
Bước 1. Tạo chú ý (Engage)<br />
SV được tiếp xúc và giao nhiệm vụ. Lúc này, SV bắt đầu tạo mối liên hệ giữa kinh<br />
nghiệm đã có và những kinh nghiệm hiện tại, đưa ra những kiến thức cơ sở cho các hoạt<br />
41<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM<br />
<br />
Tập 15, Số 4 (2018): 40-50<br />
<br />
động và kích thích sự tham gia vào các hoạt động này. Việc đặt các câu hỏi, chỉ ra vấn đề,<br />
đưa ra sự kiện mới hoặc xây dựng các tình huống có vấn đề là những cách tạo sự chú ý và<br />
hướng SV vào đúng nhiệm vụ trọng tâm. (Nguyễn Ngọc Giang, 2016, tr. 13)<br />
Bước 2. Khảo sát (Explore)<br />
SV sẽ hình thành vững chắc nền tảng kiến thức khi tự học một mình ở nhà. Ở trên<br />
lớp, SV được tổ chức làm việc theo nhóm, làm việc cá nhân và làm việc chung cho cả lớp.<br />
Cách học này sẽ xây dựng được những kinh nghiệm chung và điều đó giúp SV chia sẻ,<br />
giao lưu với nhau. Giảng viên (GV) lúc này hoạt động như một người điều phối, điều<br />
khiển, cung cấp học liệu và gợi ý nội dung SV cần tập trung tìm hiểu. Quá trình tìm tòi<br />
khám phá của SV là định hướng cho GV đưa ra các chỉ dẫn trong suốt quá trình dạy học.<br />
(Nguyễn Ngọc Giang, 2016, tr. 13)<br />
Bước 3. Giải thích (Explain)<br />
SV bắt đầu hình thành những hiểu biết khái quát thông qua những gì mà SV thu nhận<br />
được sau quá trình trao đổi và tương tác thông tin. Ngôn ngữ giúp việc thể hiện những hiểu<br />
biết này sâu sắc và logic hơn. Ở đây, quá trình giao lưu, giao tiếp, tương tác xuất hiện giữa<br />
GV- SV, SV-SV với phương tiện dạy học hoặc trong chính bản thân SV. Khi làm việc theo<br />
nhóm, SV giúp nhau cùng hiểu vấn đề bằng cách kết nối các ý tưởng, những vấn đề đặt ra,<br />
các giả thuyết và kết quả quan sát được. Ngôn ngữ là công cụ để giao tiếp, nó giúp SV phát<br />
triển các ý tưởng, lập luận các giả định, xác lập giả thuyết, từ đó trình bày ý kiến của bản<br />
thân. Thông qua đó, GV định hướng và điều chỉnh câu trả lời của SV. Sau khi giúp SV có<br />
những trải nghiệm về thực tế, GV phải đưa ra các thuật ngữ, các khái niệm chính xác, ghi<br />
lại các hoạt động của SV. Qua đó, GV thấy được biểu hiện sự tiến bộ của SV. (Nguyễn<br />
Ngọc Giang, 2016, tr. 14)<br />
Bước 4. Phát biểu (Elaborate)<br />
SV được mở rộng vốn khái niệm mà mình đã học, kết nối với những khái niệm có<br />
liên quan và vận dụng những hiểu biết của mình vào thế giới xung quanh, mô hình hóa các<br />
bài toán thực tế nếu được. (Nguyễn Ngọc Giang, 2016, tr. 14)<br />
Bước 5. Đánh giá (Evaluation)<br />
Đánh giá là giai đoạn cuối cùng của quy trình 5E. GV xác định những kiến thức và<br />
khái niệm mà SV đã đạt được. Kiểm tra và đánh giá có thể tiến hành tại mọi thời điểm<br />
trong quá trình học tập. Một số công cụ hỗ trợ quá trình chẩn đoán này như bài kiểm tra,<br />
phỏng vấn, tự luận về các vấn đề, tình huống cụ thể gắn với mục đích đánh giá. Những kết<br />
quả của quá trình đánh giá sẽ là gợi ý để GV tiếp tục điều chỉnh việc dạy, tổ chức hướng<br />
dẫn SV, lên kế hoạch cho những bài học tiếp theo. (Nguyễn Ngọc Giang, 2016, tr. 14)<br />
2.3. Những ưu điểm và hạn chế của dạy học khám phá<br />
Dạy học khám phá có những ưu điểm và hạn chế sau:<br />
Ưu điểm:<br />
<br />
42<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM<br />
<br />
Nguyễn Viết Dương và tgk<br />
<br />
- DHKP làm cho SV tích cực trong tiến trình học tập, khi tham gia học tập thì SV chú<br />
ý hơn;<br />
- DHKP thúc đẩy tính tò mò;<br />
- DHKP thúc đẩy sự phát triển các kĩ năng học tập cao về đời sống xã hội;<br />
- DHKP cho phép cá nhân hóa kinh nghiệm học tập;<br />
- DHKP có tính khuyến khích cao vì nó cho phép các cá nhân có cơ hội trải nghiệm và<br />
khám phá điều gì đó cho chính bản thân;<br />
- DHKP xây dựng trước tiên trên nền tảng kiến thức và sự hiểu biết của SV;<br />
- Hoạt động DHKP tập trung sự chú ý của SV vào những ý tưởng quan trọng hay các<br />
kĩ thuật quan trọng;<br />
- DHKP buộc SV phải luôn phản hồi và những kết quả phản hồi này trong tiến trình<br />
xử lí thông tin sẽ trở nên sâu sắc hơn nhiều so với việc ghi nhớ đơn thuần;<br />
- DHKP cung cấp cho SV cơ hội nhận được phản hồi nhanh về hiểu biết của SV;<br />
- DHKP cho phép SV kết nối thông tin với các sự kiện để tạo ra sự kích thích đối với<br />
việc ghi nhớ thông tin;<br />
- DHKP là động cơ thúc đẩy, nó có khả năng kết hợp ý muốn của các cá nhân về giải<br />
quyết vấn đề thành công với việc nhớ lại thông tin. (Nguyễn Ngọc Giang, 2016, tr. 16)<br />
Hạn chế:<br />
- DHKP có khả năng gây nhầm lẫn cho SV nếu SV không có nền tảng kiến thức ban<br />
đầu;<br />
- DHKP có những hạn chế về thực hành khi các trường học không coi đó là phương<br />
pháp dạy học chính để SV học các bài học;<br />
- DHKP quá tốn thời gian cho việc thực hiện các hoạt động bài học (ví dụ các hoạt<br />
động toán học), sẽ không đủ thời giờ để SV có thể “khám phá” hết tất cả mọi điều trong<br />
năm học của SV;<br />
- DHKP yêu cầu GV phải chuẩn bị nhiều thứ dành cho chỉnh sai, nhiều phản hồi về<br />
việc SV mắc sai lầm (quá trình thử và sai);<br />
- DHKP có thể trở thành rào cản, đó là có quá nhiều kĩ năng quan trọng và thông tin<br />
quan trọng mà tất cả SV nên học;<br />
- Nếu DHKP được thực hiện như một thuyết giáo dục quan trọng bậc nhất thì dễ có<br />
khuynh hướng tạo ra một nền giáo dục không đầy đủ. (Nguyễn Ngọc Giang, 2016, tr. 16-17)<br />
Chúng tôi bổ sung thêm một số hạn chế khác của DHKP trong lớp học truyền thống:<br />
- DHKP trong lớp học truyền thống chỉ thực hiện được với số ít SV, không tương tác<br />
được với các SV ở các vùng địa lí khác nhau, chẳng hạn SV ở tỉnh này, tỉnh kia hay quốc<br />
gia này, quốc gia kia. Môi trường tương tác trong DHKP truyền thống là hạn chế.<br />
- DHKP truyền thống với số đông SV thì không đủ các chuyên gia trợ giúp trong các<br />
pha phản hồi ngay tức thì. Khi SV chọn sai một lựa chọn thì DHKP truyền thống không<br />
ngay lập tức đưa ra thông tin cũng như hướng dẫn bổ trợ cho SV.<br />
43<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM<br />
<br />
Tập 15, Số 4 (2018): 40-50<br />
<br />
- DHKP truyền thống thường phải có thầy mới thực hiện được các pha dạy học. SV<br />
khám phá theo các hoạt động, yêu cầu của thầy.<br />
2.4. Sự cần thiết trong việc đổi mới phương pháp dạy học môn Đại số tuyến tính<br />
Nguyễn Hữu Việt Hưng (2001, tr. 3-4) cho rằng, Đại số tuyến tính là một ngành toán<br />
học nghiên cứu về không gian vectơ, hệ phương trình tuyến tính và các phép biến đổi<br />
tuyến tính giữa chúng. Ngày nay, Đại số tuyến tính được ứng dụng vào hàng loạt lĩnh vực<br />
khác nhau, từ Giải tích tới Hình học Vi phân và Lí thuyết biểu diễn nhóm, từ Cơ học, Vật lí<br />
học tới Kĩ thuật… Vì thế, nó đã trở thành một môn học cơ sở cho việc đào tạo các giáo<br />
viên trung học, các chuyên gia bậc đại học, trên đại học thuộc các chuyên ngành khoa học<br />
cơ bản và công nghệ trong tất cả các trường đại học. Một đặc trưng nổi bật trong thời đại<br />
chúng ta là sự ứng dụng rộng rãi các phương pháp toán học và khoa học máy tính trong<br />
mọi lĩnh vực khác nhau của đời sống, kinh tế, tài chính, văn hóa, khoa học kĩ thuật, y tế,<br />
bảo mật, quản lí, ra quyết định và thiết lập các hệ thống phức tạp… và Đại số tuyến tính đã<br />
đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong nhiều hoạt động khoa học khác nhau. Trong lĩnh<br />
vực tài chính, ngân hàng, Đại số tuyến tính được ứng dụng trong việc tìm sự cân bằng giữa<br />
cung và cầu của một hàng hóa nào đó trên thị trường. Trong ngành Công nghệ và Khoa<br />
học máy tính, Đại số tuyến tính đã tràn ngập vào hầu hết các lĩnh vực quan trọng như: Lí<br />
thuyết đồ thị (Graph theory), Đồ họa máy tính (Computer graphics), Mật mã<br />
(Cryptography), Mô hình mạng (Network models),…<br />
Chính vì tầm quan trọng của môn Đại số tuyến tính, việc đổi mới phương pháp dạy<br />
học môn học này ở các trường đại học, cao đẳng là hoàn toàn cần thiết.<br />
2.5. Ví dụ minh họa vận dụng dạy học khám phá vào môn Đại số tuyến tính<br />
Bài toán 1.<br />
1 x<br />
1<br />
Tính định thức: A 1 1 x<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
1 ?<br />
1 x<br />
<br />
- GV đặt câu hỏi: Em hãy giải bài toán?<br />
SV có thể tính toán theo cách giải sử dụng quy tắc Sarrus:<br />
<br />
Cách 1. (Sử dụng quy tắc Sarrus)<br />
<br />
44<br />
<br />