VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 435 (Kì 1 - 8/2018), tr 40-43; 63<br />
<br />
DẠY HỌC MÔN SINH HỌC<br />
TIẾP CẬN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI<br />
Đinh Quang Báo - Phan Thị Thanh Hội<br />
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br />
Ngày nhận bài: 10/06/2018; ngày sửa chữa: 15/06/2018; ngày duyệt đăng: 05/07/2018.<br />
Abstract: The article analyzes the main characteristics of the New General Education Program<br />
and thereby identifies some specific teaching methods for Biology. To illustrate the analysis,<br />
understanding and concretization of the objectives for the design and implementation of teaching<br />
content topics, the article proposes a number of examples. These examples explain the process of<br />
activating a curriculum text in a general logic: Analyzing of the general education curriculum →<br />
Subject curriculum → Content Topics → Objectives → Teaching methods and techniques. In this<br />
logic, illustrative examples transform the verb which expresses the objectives into an operational<br />
process which students acquire knowledge and essential skills and competencies. This teaching<br />
process develops professional competency that can be generalized by the formula: Competence =<br />
Knowledge + Skills + Values + Case study.<br />
Keywords: Competency, objective, action, action verb.<br />
1. Mở đầu<br />
Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới có các<br />
điểm chính như: 1) Định hướng phát triển năng lực người<br />
học, điều này yêu cầu người giáo viên (GV) cần phải biết<br />
cách lựa chọn phương pháp dạy học (PPDH), cách đánh<br />
giá kết quả giáo dục đáp ứng mục tiêu hiện thực hóa yêu<br />
cầu cần đạt thành và chuẩn đầu ra của chương trình,<br />
nghĩa là cần xem mục tiêu và chuẩn đầu ra là bản thiết<br />
kế, còn người dạy là người đọc bản vẽ thiết kế và thi công<br />
làm ra sản phẩm là nhân cách học sinh (HS); 2) Chương<br />
trình và sách giáo khoa (SGK) theo định hướng tích hợp<br />
và phân hóa. Dạy học tích hợp là định hướng dạy học<br />
trong đó GV tổ chức, hướng dẫn để HS huy động tổng<br />
hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khoa học<br />
khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập; qua đó<br />
hình thành kiến thức, kĩ năng mới và qua đó phát triển<br />
được các năng lực (NL) cần thiết, đặc biệt là NL giải<br />
quyết vấn đề. Dạy học phân hóa là định hướng dạy học<br />
trong đó GV tổ chức dạy học tùy theo đối tượng HS,<br />
nhằm bảo đảm yêu cầu giáo dục phù hợp với đặc điểm<br />
tâm, sinh lí, nhịp độ, khả năng, nhu cầu và hứng thú khác<br />
nhau của HS; trên cơ sở đó phát triển tối đa tiềm năng<br />
vốn có của mỗi HS; 3) Chương trình được thiết kế theo<br />
hai giai đoạn: giáo dục cơ bản 9 năm ở trung học cơ sở<br />
và giáo dục định hướng nghề nghiệp 3 năm ở trung học<br />
phổ thông. Giai đoạn giáo dục cơ bản HS được học một<br />
hệ thống trọn vẹn về tri thức phổ thông nền tảng; sự tích<br />
hợp chặt chẽ nội dung ở các lĩnh vực khoa học nhằm<br />
trang bị cho HS các kiến thức, kĩ năng cốt lõi và các<br />
nguyên lí khoa học mang tính khái quát về bản chất sự<br />
<br />
40<br />
<br />
vật, hiện tượng khách quan, phát triển được các NL<br />
chung cho người học; giai đoạn giáo dục THPT sẽ phân<br />
hoá sâu đảm bảo cho HS tiếp cận nghề nghiệp phục vụ<br />
trực tiếp cho học nghề, học các chuyên ngành cụ thể ở<br />
các trường trung cấp, cao đẳng, đại học; 4) Thực hiện cơ<br />
chế một chương trình quốc gia, nhiều bộ SGK, điều này<br />
nếu GV biết cách lựa chọn thông tin sẽ là cơ hội cho việc<br />
đổi mới giáo dục; đổi mới PPDH; kiểm tra, đánh giá kết<br />
quả học tập; 5) Kiểm tra, đánh giá và thi cử theo định<br />
hướng đánh giá NL, đòi hỏi phải đổi mới PPDH theo<br />
hướng phát triển NL; liên tục tổ chức điều chỉnh quá trình<br />
giáo dục để khắc phục được những hiện tượng như “ngồi<br />
nhầm lớp”, “nhầm cấp học”, “chọn nhầm nghề”; khi<br />
đánh giá không yêu cầu học thuộc mà phải biết gia công<br />
trí tuệ thông tin thu được, đặc biệt đánh giá tư duy phê<br />
phán, tư duy phản biện sẽ kích thích hứng thú học tập của<br />
HS, tạo một môi trường học tập dân chủ, sáng tạo [1].<br />
Để hiện thực hóa Chương trình GDPT mới, GV, HS<br />
và nhà trường cần có những nỗ lực trong đổi mới chuyên<br />
môn, quản lí. Trong bài viết này, chúng tôi giới thiệu một<br />
số ví dụ minh họa cho việc GV biết phân tích chương<br />
trình, đọc được bản thiết kế yêu cầu cần đạt để tổ chức<br />
dạy học môn Sinh học đáp ứng yêu cầu Chương trình<br />
GDPT mới.<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
2.1. Mục tiêu Chương trình môn Sinh học<br />
Theo Dự thảo Chương trình môn Sinh học, mục tiêu<br />
góp phần hình thành và phát triển ở HS các phẩm chất chủ<br />
yếu, NL chung và NL chuyên môn. Môn Sinh học vừa<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 435 (Kì 1 - 8/2018), tr 40-43; 63<br />
<br />
phát triển các phẩm chất ở HS như tự tin, trung thực,<br />
khách quan, tình yêu thiên nhiên, tôn trọng và biết vận<br />
dụng các quy luật của tự nhiên, để từ đó biết ứng xử với<br />
thế giới tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững;<br />
phát triển NL tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ sinh học, bao<br />
gồm NL nhận thức kiến thức sinh học, NL tìm tòi, khám<br />
phá tự nhiên và NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực<br />
tiễn thông qua việc hệ thống hoá, củng cố kiến thức, phát<br />
triển kĩ năng và giá trị cốt lõi của môn Sinh học đã được<br />
học ở giai đoạn giáo dục cơ bản. Chương trình môn Sinh<br />
học giúp HS tiếp tục tìm hiểu các khái niệm, quy luật sinh<br />
học làm cơ sở khoa học cho việc ứng dụng tiến bộ sinh<br />
học, nhất là tiến bộ của công nghệ sinh học vào thực tiễn<br />
đời sống; trên cơ sở đó HS định hướng được ngành nghề<br />
để tiếp tục học, phát triển sau THPT [2].<br />
2.2. Các phương pháp dạy học đặc thù trong môn Sinh học<br />
Để đáp ứng yêu cầu đặt ra trong mục tiêu, GV cần<br />
đổi mới PPDH và kiểm tra, đánh giá. Trong Dự thảo<br />
Chương trình môn Sinh học đã xác định: Sinh học là môn<br />
học gắn với thực hành, thực nghiệm. Do vậy, dạy HS học<br />
gắn với thực tiễn qua các PPDH, trong đó thí nghiệm<br />
thực hành là đặc trưng. Ngoài sử dụng các PPDH chung,<br />
dạy học môn Sinh học ở THPT cần quan tâm, sử dụng<br />
hiệu quả các PPDH đặc thù. Chẳng hạn như:<br />
- Dạy học bằng sử dụng các phương tiện trực quan:<br />
video, tranh, mô hình, thí nghiệm ảo, quan sát mẫu vật thật,...<br />
- Dạy học thông qua thực hành trong phòng thí<br />
nghiệm, ngoài thực địa.<br />
- Dạy học dự án ứng dụng sinh học; Dự án tìm hiểu<br />
các vấn đề sinh học trong thực tiễn.<br />
Ngoài ra có thể sử dụng các PPDH phổ biến như: dạy<br />
học giải quyết vấn đề, dạy học bằng bài tập tình huống,<br />
dạy học hợp đồng, dạy học vi mô,...<br />
2.3. Triển khai hoạt động dạy - học phát triển phẩm<br />
chất, năng lực<br />
Như đã phân tích ở trên, khi dạy học theo tiếp cận<br />
Chương trình mới, GV cần bám sát yêu cầu cần đạt, coi<br />
các yêu cầu cần đạt là đầu ra kết quả học tập của HS.<br />
Muốn vậy, cần chú ý phân tích các động từ diễn đạt yêu<br />
cầu cần đạt để thiết kế hoạt động phù hợp; khi thiết kế<br />
các hoạt động dạy học cần sử dụng các thông tin, kênh<br />
hình, thí nghiệm, các hoạt động ứng dụng thực tiễn: giải<br />
thích, vận dụng vào thực tiễn và chú ý tới các ngành nghề<br />
liên quan. Mặt khác, tùy mỗi loại kiến thức sinh học mà<br />
có thể sử dụng các PPDH đặc trưng.<br />
TT<br />
<br />
Các loại nội dung<br />
kiến thức sinh học<br />
<br />
Các PPDH đặc trưng<br />
<br />
1<br />
<br />
Hình thái<br />
giải phẫu<br />
<br />
Thực hành quan sát ngoài<br />
thiên nhiên<br />
<br />
41<br />
<br />
Quan sát mẫu vật trong<br />
phòng thí nghiệm<br />
Quan sát tranh, ảnh, mô<br />
hình, video clip.<br />
<br />
2<br />
<br />
Cơ chế sinh lí<br />
<br />
Thí nghiệm: thực hành,<br />
biểu diễn<br />
Thí nghiệm ảo<br />
Video clip, sơ đồ, tranh<br />
ảnh<br />
<br />
3<br />
<br />
Quy luật và quá<br />
trình sinh học<br />
<br />
Video, tranh, ảnh, sơ đồ<br />
Thực địa ngoài thiên<br />
nhiên.<br />
<br />
4<br />
<br />
Kiến thức<br />
ứng dụng<br />
<br />
Thực hành<br />
Tham quan cơ sở sản xuất<br />
Dự án, đề tài<br />
Video clip<br />
<br />
Để thiết kế các hoạt động học tập cho HS, GV bắt đầu<br />
từ các động từ diễn đạt yêu cầu cần đạt. Phân tích kĩ động<br />
từ hành động này phải làm bộc lộ quy trình hoạt động<br />
nhận thức trong đó HS phải huy động kiến thức, kĩ năng<br />
với một ý thức đúng đắn về giá trị để giải quyết vấn đề<br />
học tập. Đó chính là thực hiện công thức:<br />
NĂNG LỰC = KIẾN THỨC + KĨ NĂNG + GIÁ TRỊ<br />
+ TÌNH HUỐNG.<br />
Dựa theo công thức trên, GV và tác giả SGK mới có<br />
thể lựa chọn nội dung, KN, tác nhân kích thích hoạt động<br />
tích cực để HS khai thác.<br />
2.4. Một số ví dụ về dạy học Sinh học trong Chương<br />
trình mới<br />
2.4.1. Dạy học các kiến thức hình thái<br />
Chủ đề: Mối quan hệ kiểu gene - môi trường kiểu hình (Sinh học 12)<br />
Yêu cầu cần đạt: - Phân tích được sự tương tác kiểu<br />
gene và môi trường; - Trình bày được khái niệm, nguyên<br />
nhân phát sinh. Lấy được các ví dụ minh hoạ.<br />
Để đạt được yêu cầu này, GV cho HS quan sát 2 hình<br />
và sơ đồ sau, trả lời các câu:<br />
1) Phân tích đặc điểm cây rau mác và hoa anh thảo ở<br />
các môi trường khác nhau. Phân tích sự khác nhau giữa<br />
các đặc điểm của các đối tượng thể hiện trong hai hình.<br />
2) Trình bày mối quan hệ giữa kiểu gen và môi<br />
trường. Phát biểu khái niệm thường biến.<br />
3) Nguyên nhân phát sinh thường biến là gì?<br />
4) Nếu đưa cây rau mác ở trên cạn xuống trồng trong<br />
môi trường ngập nước thì điều gì sẽ xảy ra?<br />
5) Hãy tìm ra các ví dụ khác tương tự và giải thích.<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 435 (Kì 1 - 8/2018), tr 40-43; 63<br />
<br />
Sơ đồ biến đổi lá cây rau mác<br />
<br />
KIỂU GEN<br />
<br />
(Nguồn: SGK Sinh học 12)<br />
Môi trường 1<br />
Môi trường 2<br />
Môi trường n<br />
<br />
Kiểu hình 1<br />
Kiểu hình 2<br />
Kiểu hình n<br />
<br />
Thường biến<br />
<br />
NL, KN hướng tới: NL tự học, giải quyết vấn đề; KN<br />
quan sát, phân tích, so sánh, đọc thông tin từ tranh/ hình,<br />
KN thiết kế mối quan hệ nhân quả.<br />
2.4.2. Dạy học các kiến thức cơ chế sinh lí<br />
Chủ đề: Chu kì tế bào, nguyên phân<br />
Yêu cầu cần đạt: - Trình bày được một số nhân tố ảnh<br />
hưởng đến quá trình nguyên phân; - Giải thích được sự<br />
phân chia tế bào một cách không bình thường có thể dẫn<br />
đến ung thư.<br />
Để đạt được yêu cầu đó, có thể tổ chức các hoạt động<br />
cho HS như sau:<br />
1) Quan sát và giải thích các sơ đồ sau: Những biến<br />
đổi di truyền cơ thể chuyển các gene tiền ung thư thành<br />
các gene ung thư và quá trình hình thành ung thư vú<br />
ở người.<br />
2) Hãy dự đoán những nguyên nhân nào gây ung<br />
thư? Hình ảnh dưới đây thể hiện nguyên nhân nào trong<br />
các nguyên nhân trên?<br />
<br />
(Nguồn: Campbell - Reece, 2017)<br />
3) Làm thế nào để cơ thể có một hệ thống miễn dịch<br />
khỏe mạnh giúp cho việc phòng và ngăn ngừa ung thư?<br />
4) Hãy tìm hiểu thêm về các nguyên nhân, cách<br />
phòng tránh và cách chiến đấu chống lại ung thư.<br />
<br />
42<br />
<br />
(Nguồn: SGK Sinh học 12)<br />
NL, KN hướng tới: NL tự học, giải quyết vấn đề; KN<br />
quan sát, phân tích, đọc thông tin từ tranh/hình.<br />
Chủ đề: Sinh trưởng ở thực vật<br />
Yêu cầu cần đạt: Nêu được khái niệm và đặc điểm<br />
sinh trưởng ở thực vật. Phân tích được một số yếu tố môi<br />
trường ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển ở thực vật.<br />
GV có thể tổ chức cho HS làm thí nghiệm:<br />
- Hình thức tổ chức: Chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi<br />
nhóm 2-3 HS, từng nhóm chuẩn bị 4 hộp cây đánh số thứ<br />
tự từ 1-4, gieo 10 hạt đậu chất lượng tốt vào mỗi hộp đựng<br />
cát theo thứ tự: hộp 1 để ngoài sáng và tưới nước hàng<br />
ngày; hộp 2 tưới ẩm nước rồi bịt kín bằng túi trong và<br />
không cho không khí vào; hộp 3 cho vào bóng tối, tưới<br />
nước hàng ngày; hộp 4 cho ngoài sáng và không tưới nước.<br />
- Yêu cầu: + Quan sát và ghi lại số liệu về số lượng lá,<br />
kích thước lá, kích thước thân của từng ngày, nhận xét về<br />
số lượng rễ và kích thước rễ. Sau 7-10 ngày mang các cây<br />
ra so sánh hộp 2, 3, 4 với hộp 1 về kích thước thân, lá, màu<br />
sắc lá, thân... Giải thích nguyên nhân dẫn đến hiện tượng<br />
trên; + Qua thí nghiệm này: HS nêu được khái niệm, biểu<br />
hiện sinh trưởng, các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng,<br />
phát triển. + Phẩm chất: tỉ mỉ, cẩn thận, tò mò.<br />
NL, KN hướng tới: giải quyết vấn đề, hợp tác, tìm tòi<br />
và khám phá tự nhiên; KN: làm thí nghiệm, quan sát, thu<br />
thập, phân tích số liệu, giải thích nguyên nhân, giải thích<br />
mối quan hệ nhân - quả.<br />
Cùng thí nghiệm này, có thể lựa chọn đối tượng và thêm<br />
hộp thí nghiệm phun kích thích sinh trưởng và bấm ngọn tỉa<br />
cành từ đó có thể giải thích ứng dụng trong thực tiễn.<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 435 (Kì 1 - 8/2018), tr 40-43; 63<br />
<br />
2.4.3. Dạy học các kiến thức quy luật và quá trình<br />
Chủ đề: Tiến hóa nhỏ<br />
Yêu cầu cần đạt: Phân tích được chọn lọc tự nhiên là<br />
nhân tố chính của quá trình tiến hóa. Để đạt được yêu cầu<br />
trên, GV yêu cầu HS quan sát, phân tích hình Quá trình<br />
hình thành loài hươu cao cổ và giải thích những nhân tố<br />
nào chi phối quá trình hình thành loài hươu cao cổ theo<br />
quan điểm Lamark, Darwin, tiến hóa hiện đại.<br />
NL, KN hướng tới: NL tự học, giải quyết vấn đề; KN<br />
quan sát, phân tích, đọc thông tin từ tranh/ hình, so sánh,<br />
tư duy phản biện, thiết lập mối quan hệ nhân quả.<br />
<br />
2.4.4. Dạy học các kiến thức ứng dụng<br />
Chủ đề: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật<br />
Yêu cầu cần đạt: Vận dụng hiểu biết về dinh dưỡng<br />
trong xây dựng chế độ ăn uống và các biện pháp dinh<br />
dưỡng phù hợp ở mỗi lứa tuổi và trạng thái cơ thể. GV sử<br />
dụng các bảng số liệu, yêu cầu HS xây dựng chế độ ăn phù<br />
hợp cho mỗi lứa tuổi và lao động (xem bảng).<br />
<br />
TT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
<br />
NL, KN hướng tới: NL tự học, giải quyết vấn đề; KN<br />
quan sát, phân tích, đọc thông tin từ bảng, thiết lập mối<br />
quan hệ giữa nhu cầu dinh dưỡng và các loại thực phẩm.<br />
Chủ đề: Một số ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn<br />
Yêu cầu cần đạt: - Trình bày được một số ứng dụng<br />
vi sinh vật trong thực tiễn (sản xuất và bảo quản thực<br />
phẩm, sản xuất thuốc, xử lí môi trường,...); - Thực hiện<br />
được dự án hoặc đề tài tìm hiểu về các sản phẩm công<br />
nghệ vi sinh vật. Làm được tập san các bài viết, tranh ảnh<br />
về công nghệ vi sinh vật; - GV yêu cầu HS thực hiện dự<br />
án: Tìm hiểu ứng dụng của vi sinh vật trong đời sống;<br />
- Các tiểu dự án: làm rượu nếp; làm tương; làm sữa chua;<br />
làm dưa muối chua; - Các câu hỏi định hướng của dự án,<br />
ví dụ: Cơ sở khoa học là gì? Quy trình tiến hành như thế<br />
nào? Làm thế nào để vi sinh vật sinh trưởng nhanh nhất?<br />
Tình hình sản xuất sản phẩm ở địa phương như thế nào?<br />
Làm thế nào để phát triển sản phẩm thương mại hóa?;<br />
- Kế hoạch thực hiện dự án, bao gồm các nhiệm vụ như:<br />
Thu thập thông tin; điều tra, khảo sát về sản phẩm tại địa<br />
phương; thảo luận, xử lí thông tin; viết báo cáo và làm ra<br />
sản phẩm; chiến lược tuyên truyền sản phẩm.<br />
NL, KN hướng tới: NL tự học, giao tiếp, hợp tác, giải<br />
quyết vấn đề; KN thực hành.<br />
3. Kết luận<br />
Trong nội dung bài viết trên đây, trên cơ sở phân tích<br />
mục tiêu chương trình môn Sinh học hướng tới là phát<br />
triển NL, phẩm chất người học và định hướng nghề nghiệp<br />
cho HS, chương trình xác định một số PPDH cụ thể. Dựa<br />
vào các động từ cần đạt thể hiện trong chương trình chúng<br />
tôi đã đưa ra một số ví dụ minh họa ứng với 4 loại kiến<br />
thức đặc trưng môn Sinh học. Các ví dụ này cũng minh<br />
họa cho việc dạy học theo chương trình mới môn Sinh học<br />
nhằm làm tài liệu tham khảo cho GV Sinh học.<br />
<br />
Bảng. Thành phần dinh dưỡng của một số loại thực phẩm<br />
Thành phần dinh dưỡng<br />
Tỉ lệ<br />
Thực phẩm<br />
thải bỏ (%)<br />
Protein<br />
Lipid<br />
Carbohydrate<br />
Gạo tẻ<br />
1,0<br />
8,6<br />
1,5<br />
74,9<br />
Ngô tươi<br />
45<br />
4,1<br />
2,3<br />
39,6<br />
Mì sợi<br />
0<br />
11<br />
0,9<br />
74,2<br />
Thịt bò loại 1<br />
2<br />
21<br />
3,8<br />
Thịt gà ta<br />
52<br />
20,3<br />
13,1<br />
Cà chua<br />
5<br />
0,6<br />
4,2<br />
Cải bắp<br />
10<br />
1,8<br />
5,4<br />
Cải xanh<br />
24<br />
1,7<br />
2,1<br />
Chuối tiêu chín<br />
30<br />
15<br />
0,2<br />
22,2<br />
<br />
Năng lượng<br />
346<br />
196<br />
349<br />
118<br />
199<br />
19<br />
29<br />
15<br />
97<br />
<br />
(Nguồn: https://www.eurofins.vn/vn/tin-tức-kiểm-nghiệm/kiến-thức-ngành/bảng-thành-phần-dinh-dưỡng-thực-phẩm-2/)<br />
(Xem tiếp trang 63)<br />
<br />
43<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 435 (Kì 1 - 8/2018), tr 60-63<br />
<br />
trong quy trình bồi dưỡng tư duy chiến lược. Thấy được<br />
tầm ảnh hưởng cũng như sự quan trọng của cơ sở vật chất<br />
với kết quả bồi dưỡng, Hội nghị lần thứ 3 Trung ương<br />
khóa 8 đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc tăng cường cơ<br />
sở vật chất, phương tiện kĩ thuật, kinh phí bồi dưỡng. Kết<br />
luận số 37-KL/TW ngày 2/2/2009 của Ban Chấp hành<br />
Trung ương về tiếp tục đẩy mạnh Chiến lược cán bộ thời<br />
kì đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước tiếp tục khẳng định<br />
cần huy động mọi nguồn lực và tăng cường đầu tư ngân<br />
sách nhà nước cho việc bồi dưỡng cán bộ cả trong và<br />
ngoài nước, trong và ngoài Đảng. Các quá trình nhận<br />
thức sẽ diễn ra nhanh hơn, phong phú hơn nếu có sự hỗ<br />
trợ của các phương tiện trực quan. Điều đó chứng tỏ cơ<br />
sở vật chất, trang thiết bị có ảnh hưởng, tác động đến kết<br />
quả bồi dưỡng tư duy chiến lược.<br />
- Sự mở rộng giao lưu, hội nhập quốc tế. Việt Nam<br />
đang trong quá trình CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, đòi<br />
hỏi con người Việt Nam cần có sự chủ động, tích cực học<br />
hỏi và tiếp thu tinh hoa văn hóa của thế giới để hội nhập,<br />
đi tắt và để đạt đến mục tiêu này cần tranh thủ những<br />
thành tựu về khoa học và công nghệ từ quá trình giao lưu<br />
và hội nhập, góp phần mở rộng cơ hội để đưa thế giới<br />
đến với Việt Nam gần hơn và đưa Việt Nam vươn ra thế<br />
giới nhanh hơn, song cũng đặt ra không ít thách thức trên<br />
mọi phương diện, tất yếu chúng ta cần có dự báo về<br />
khuynh hướng vận động của thế giới cũng như trong<br />
nước, do vậy trong chương trình bồi dưỡng tư duy chiến<br />
lược cho cán bộ lãnh đạo không thể không tính đến các<br />
nội dung này để đưa vào chương trình bồi dưỡng.<br />
3. Kết luận<br />
Trong quá trình lãnh đạo không cho phép sai lầm về<br />
mặt chiến lược, bởi tư duy chiến lược có tính chính trị, tính<br />
giai cấp và có ý nghĩa quan trọng trong việc hoạch định,<br />
thực hiện các mục tiêu của hệ thống, bộ máy, đơn vị.<br />
Người lãnh đạo dù ở cấp độ nào cũng phải có tư duy chiến<br />
lược. Vì vậy, bồi dưỡng tư duy chiến lược cho cán bộ lãnh<br />
đạo trong quá trình học cao cấp lí luận chính trị đảm bảo<br />
nâng cao nhận thức chính trị, đường lối của Đảng và hiện<br />
thực hóa vào trong các quyết định lãnh đạo phù hợp với<br />
những quy luật của hiện thực khách quan. Trong quá trình<br />
bồi dưỡng tư duy chiến lược cho cán bộ, cần xác định rõ<br />
các yếu tố ảnh hưởng về chủ quan và khách quan cũng như<br />
mức độ ảnh hưởng để tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi<br />
dưỡng phù hợp, đáp ứng với yêu cầu và nhiệm vụ, thực<br />
hiện thắng lợi Chiến lược cán bộ mà Đảng đã đề ra từ Nghị<br />
quyết Hội nghị Trung ương 3 khóa VIII.<br />
Tài liệu tham khảo<br />
[1] Lê Chi Mai (2015). Phát triển tư duy chiến lược của<br />
người lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước. Tạp chí<br />
Lí luận chính trị, số 11, tr 50-54.<br />
<br />
63<br />
<br />
[2] Trần Văn Phòng (2016). Bồi dưỡng tư duy chiến<br />
lược cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lí đáp ứng<br />
yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập<br />
quốc tế ở Việt Nam hiện nay thực trạng và vấn đề<br />
đặt ra. Tạp chí Thông tin khoa học Lí luận chính trị,<br />
số 01, tr 20-25.<br />
[3] Nguyễn Trung Thanh (2016). Một số vấn đề lí luận<br />
về dạy học theo thuyết Đa trí tuệ. Tạp chí Giáo dục,<br />
số 378, tr 22-23; 29.<br />
[4] Phạm Minh Chính (2018). 20 năm thực hiện chiến<br />
lược cán bộ và những bài học quý giá cho chúng ta.<br />
http://dangcongsan.vn.<br />
[5] Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2008).<br />
Kỉ yếu Hội thảo Tư duy chiến lược - Nội dung, đặc<br />
điểm, con đường hình thành. Hà Nội.<br />
[6] Ban Tổ chức Trung ương (2013). Công văn số 4741CV/BTCTW ngày 20/05/2013 về một số vấn đề về<br />
đào tạo cao cấp lí luận chính trị - hành chính.<br />
[7] Irene Sanders. T. (2006). Tư duy chiến lược và khoa<br />
học mới. NXB Tri thức.<br />
[8] Phạm Kiêm Ích (2010). Tính tất yếu của tư duy phức<br />
hợp. Tạp chí Thông tin khoa học xã hội, số 1, tr 15-19.<br />
<br />
DẠY HỌC MÔN SINH HỌC TIẾP CẬN...<br />
(Tiếp theo trang 43)<br />
Tài liệu tham khảo<br />
[1] Bộ GD-ĐT (2017). Chương trình giáo dục phổ<br />
thông - Chương trình tổng thể.<br />
[2] Bộ GD-ĐT (2018). Dự thảo Chương trình giáo dục<br />
môn Sinh học<br />
[3] Campbell-Reece, Urry - Cain - Wasserman Minorsky Jackson (2017, bản dịch). Sinh học. NXB<br />
Giáo dục Việt Nam.<br />
[4] Đinh Quang Báo - Mai Sỹ Tuấn - Phan Thị Thanh<br />
Hội (2017). Định hướng xây dựng chương trình môn<br />
Sinh học trung học phổ thông đáp ứng chương trình<br />
giáo dục phổ thông tổng thể. Tạp chí Giáo dục, số<br />
419, tr 5-9.<br />
[5] Bộ GD-ĐT (2007). Sinh học 12. NXB Giáo dục.<br />
[6] Phan Thị Thanh Hội (2017). Vận dụng phương pháp<br />
đóng vai trong dạy học tích hợp bảo tồn thiên nhiên<br />
và đa dạng sinh học môn Sinh học cấp trung học cơ<br />
sở. Tạp chí Giáo dục, số 404, tr 50-53.<br />
[7] Phan Thị Thanh Hội (2017). Phát triển chương trình<br />
môn Lí luận dạy học Sinh học ở trường đại học sư<br />
phạm. Tạp chí Giáo dục, số 399, tr 27-30; 34.<br />
<br />