JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br />
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8B, pp. 100-107<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0164<br />
<br />
DẠY HỌC TÍCH HỢP CHỦ ĐỀ “NĂNG LƯỢNG GIÓ VÀ SỬ DỤNG NĂNG<br />
LƯỢNG GIÓ” NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ<br />
Nguyễn Mai Hùng<br />
Khoa Sư phạm Trung học, Trường Đại học Hạ Long<br />
Tóm tắt. Bài báo mô tả quá trình xây dựng và tổ chức dạy học tích hợp chủ đề “Năng lượng<br />
gió và sử dụng năng lượng gió” có thể phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh.<br />
Kết quả thực nghiệm cho thấy việc tổ chức dạy học chủ đề tích hợp là khả thi và góp phần<br />
phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh.<br />
Từ khóa: Dạy học tích hợp, năng lượng gió, chủ đề, năng lực, giải quyết vấn đề.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
Hiện nay các cơ sở giáo dục ở các tỉnh trong cả nước đang thực hiện đổi mới đồng bộ<br />
phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển<br />
năng lực của học sinh trên tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo<br />
dục và đào tạo. Theo dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục – Đào<br />
tạo tháng 7 năm 2015, hệ thống các môn học ở trường phổ thông được thiết kế theo định hướng<br />
bảo đảm cân đối nội dung các lĩnh vực giáo dục, phù hợp với từng cấp học, lớp học; thống nhất<br />
giữa các lớp học trước với các lớp học sau; tích hợp mạnh ở các lớp học dưới, phân hoá dần ở các<br />
lớp học trên; tương thích với các môn học của nhiều nước trên thế giới. Tên của từng môn học được<br />
gọi dựa theo các môn học trong chương trình hiện hành, có điều chỉnh để phản ánh tốt nhất nội<br />
dung, tính chất, ý nghĩa giáo dục của môn học trong từng cấp học, do đó tên một môn học có thể<br />
thay đổi ở từng cấp học. Chẳng hạn trong lĩnh vực giáo dục khoa học (khoa học tự nhiên và khoa<br />
học xã hội) chỉ có 1 môn học Cuộc sống quanh ta (các lớp 1,2,3); tách thành 2 môn học Tìm hiểu<br />
Xã hội và Tìm hiểu Tự nhiên (các lớp 4, 5); tương ứng với 2 môn học Khoa học Xã hội và Khoa<br />
học Tự nhiên (trung học cơ sở) [1].<br />
Để tiếp cận với chương trình giáo dục phổ thông mới, trong thời gian qua một số giáo viên<br />
ở các trường phổ thông đã thí điểm áp dụng dạy học tích hợp (DHTH) với các chủ đề tự xây dựng<br />
nhằm phát triển một số năng lực của học sinh [2].<br />
Khi tổ chức dạy học một chủ đề tích hợp có thể hình thành và phát triển một số năng lực<br />
của học sinh. Trong bài báo này chúng tôi muốn trao đổi về DHTH nhằm phát triển năng lực giải<br />
quyết vấn đề của học sinh.<br />
Ngày nhận bài: 15/6/2016. Ngày nhận đăng: 18/9/216.<br />
Liên hệ: Nguyễn Mai Hùng, e-mail: nguyenmaihung@daihochalong.edu.vn<br />
<br />
100<br />
<br />
Dạy học tích hợp chủ đề “Năng lượng gió và sử dụng năng lượng gió” nhằm phát triển...<br />
<br />
2.<br />
2.1.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
Dạy học tích hợp và tình hình dạy học tích hợp ở Việt Nam hiện nay<br />
<br />
Có nhiều quan điểm về DHTH đã được đưa ra trong các nghiên cứu gần đây, trong bài báo<br />
chúng tôi sử dụng quan điểm như sau:<br />
Dạy học tích hợp là định hướng dạy học để học sinh phát triển khả năng huy động tổng hợp<br />
kiến thức, kĩ năng,... thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong<br />
học tập và trong cuộc sống, được thực hiện ngay trong quá trình lĩnh hội tri thức và rèn luyện kĩ<br />
năng; phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề [3].<br />
Dạy học tích hợp đòi hỏi việc học tập trong nhà trường phải được gắn với các tình huống<br />
của cuộc sống mà sau này học sinh có thể đối mặt vì thế nó trở nên có ý nghĩa đối với học sinh.<br />
Các tình huống gắn với cuộc sống kích thích học sinh huy động các kiến thức đã có từ các môn<br />
học, tìm kiếm thêm thông tin để giải thích vấn đề, có thể làm thí nghiệm hoặc xây dựng mô hình<br />
để giải quyết vấn đề đặt ra. Thông qua các hoạt động học tập của chủ đề tích hợp học sinh có điều<br />
kiện hình thành và phát triển những phương pháp, kĩ năng như phân tích, tổng hợp thông tin, đề<br />
xuất các giải pháp, đánh giá giải pháp... từ đó hình thành và phát triển năng lực của học sinh.<br />
DHTH không nặng về đánh giá kiến thức học sinh lĩnh hội được mà quan tâm đến việc học<br />
sinh có năng lực sử dụng kiến thức trong các tình huống cần giải quyết nhất là những tình huống<br />
thực trong cuộc sống [3].<br />
Ở Việt Nam hiện nay quan điểm dạy học tích hợp theo chủ đề đã được áp dụng ở cấp học<br />
mầm non và một số môn học ở cấp tiểu học. Ở cấp THCS và THPT việc áp dụng DHTH diễn ra<br />
chủ yếu là lồng ghép nội dung cần tích hợp vào các bài học. Gần đây đã có một số giáo viên tự tìm<br />
hiểu kiến thức của các môn học khác có thể tích hợp được với môn của mình để xây dựng chủ đề<br />
DHTH, tổ chức dạy theo chủ đề nhằm mục tiêu phát triển năng lực của học sinh [2].<br />
<br />
2.2.<br />
<br />
Dạy học tích hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh<br />
<br />
Năng lực giải quyết vấn đề là khả năng cá nhân sử dụng hiệu quả các quá trình nhận thức,<br />
hành động và thái độ, động cơ, xúc cảm để giải quyết những tình huống vấn đề mà ở đó không có<br />
sẵn quy trình, thủ tục, giải pháp thông thường.<br />
Số lượng cũng như tên các<br />
thành tố của năng lực giải quyết<br />
vấn đề có phần khác biệt giữa<br />
các chuyên gia, tổ chức giáo dục,<br />
tùy thuộc vào cách tiếp cận năng<br />
lực. Chúng tôi sử dụng quan điểm<br />
năng lực giải quyết vấn đề bao<br />
gồm các thành tố cơ bản là: Khám<br />
phá và hiểu vấn đề, Trình bày và<br />
phát biểu vấn đề, Đề xuất giải<br />
pháp và thực hiện giải pháp giải<br />
quyết vấn đề, Đánh giá giải pháp<br />
Hình 1.<br />
và Điều chỉnh giải pháp.<br />
Với quan điểm về DHTH và năng lực giải quyết vấn đề như trên, chúng tôi xây dựng chủ đề<br />
DHTH “Năng lượng gió và sử dụng năng lượng gió” cho học sinh trung học cơ sở (THCS) nhằm<br />
phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh theo quy trình 7 bước [4].<br />
Chủ đề gồm 6 nội dung được mô tả theo sơ đồ hình 1.<br />
101<br />
<br />
Nguyễn Mai Hùng<br />
<br />
Nội dung của chủ đề tích hợp liên quan đến kiến thức của môn Địa lí ở các lớp 6, 7, 8, phần<br />
gió, khí hậu, thời tiết. Chủ đề có liên quan kiến thức bức xạ nhiệt và đối lưu, công, cơ năng, hiện<br />
tượng cảm ứng điện từ và phần năng lượng ở môn Vật lí các lớp 8, 9. Môn Sinh học có liên quan<br />
kiến thức sinh thái môi trường ở lớp 9.<br />
Các vấn đề học sinh cần giải quyết khi học chủ đề là:<br />
Nguồn gốc của gió là gì? Năng lượng gió là gì? Làm thế nào để đo năng lượng gió?<br />
Năng lượng gió sử dụng trong giao thông, Sử dụng trong nông nghiệp và trong sản xuất<br />
điện như thế nào? Tiềm năng và tương lai sử dụng năng lượng gió ở Việt Nam thế nào?<br />
Để giải quyết được các vấn đề trên chúng tôi xây dựng 8 nhiệm vụ học tập (hoạt động) của<br />
học sinh cụ thể là:<br />
Hoạt động 1: Tìm hiểu nguồn gốc của gió chính trên trái đất,<br />
Hoạt động 2: Giải thích sự tạo gió trong tự nhiên,<br />
Hoạt động 3: Mô tả sức mạnh của gió,<br />
Hoạt động 4: Chế tạo dụng cụ đo tốc độ của gió,<br />
Hoạt động 5: Chế tạo mô hình thuyền buồm có thể đi ngược chiều gió,<br />
Hoạt động 6: Chế tạo mô hình bơm nước bằng sức gió,<br />
Hoạt động 7: Chế tạo mô hình điện gió,<br />
Hoạt động 8: Đánh giá tiềm năng gió ở Việt Nam, đánh giá việc sử dụng năng lượng gió tại<br />
Việt Nam hiện tại và tương lai.<br />
Để học sinh giải quyết được vấn đề nguồn gốc của gió là gì, chúng tôi xây dựng hoạt động<br />
1 và hoạt động 2. Khi học Địa lí lớp 6 học sinh đã biết gió là sự chuyển động của không khí từ nơi<br />
khí áp cao đến nơi có khí áp thấp nhưng không giải thích được tại sao lại có sự chênh lệch khí áp<br />
nên không giải thích được nguồn gốc của gió trong tự nhiên. Khi học về đối lưu khí ở vật lí lớp<br />
8 học sinh biết dòng đối lưu sinh ra do có sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai vùng không khí nhưng<br />
không biết dùng để giải thích nguồn gốc của gió. Chúng tôi xây dựng tình huống học tập để học<br />
sinh tổng hợp các kiến thức của hai môn giải thích được nguồn gốc của gió trong tự nhiên. Qua<br />
hoạt động học tập này thì học sinh đã vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề của cuộc<br />
sống nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh.<br />
Hoạt động 1 làm nảy sinh vấn đề từ tình huống thực tế, học sinh quan sát hình ảnh của các<br />
loại gió trên trái đất và hoàn lưu khí quyển trên trái đất. Từ hình ảnh quan sát học sinh xác định<br />
vấn đề cần giải quyết và phát biểu vấn đề cần giải quyết.<br />
Hoạt động 2 là quá trình giải quyết và kết luận vấn đề từ đó giải quyết những vấn đề liên<br />
quan. Ở hoạt động này học sinh đưa ra giả thuyết về sự tạo thành gió trong khí quyển, làm mô hình<br />
tạo gió từ các vật liệu dễ kiếm để chứng minh cho giả thuyết đã đưa ra và kết luận vấn đề, từ đó<br />
giải thích được sự tạo thành gió trên trái đất.<br />
Hoạt động 3, hoạt động 4 nhằm giải quyết vấn đề Năng lượng gió là gì? Làm thế nào để đo<br />
năng lượng gió. Ở hoạt động 3 học sinh được quan sát video về thang gió Beaufort từ cấp 1 đến<br />
cấp 12 tương ứng với tác động lên cây, nhà, nước biển, từ đó thấy được sức mạnh của gió. Vấn<br />
đề được đặt ra là đo sức mạnh của gió như thế nào. Học sinh sẽ chỉ ra được sức mạnh của gió là<br />
động năng của khối không khí từ đó đưa ra phương án đo năng lượng gió thông qua đo tốc độ gió.<br />
Hoạt động 4 học sinh chế tạo dụng cụ đo tốc độ gió từ những vật dụng dễ tìm kiếm để kiểm tra giả<br />
thuyết đã đưa ra.<br />
Hoạt động 5 giải quyết vấn đề Năng lượng gió sử dụng trong giao thông như thế nào?<br />
Từ kiến thức thực tế học sinh thấy ngay con người đã sử dụng năng lượng gió để đẩy thuyền<br />
102<br />
<br />
Dạy học tích hợp chủ đề “Năng lượng gió và sử dụng năng lượng gió” nhằm phát triển...<br />
<br />
di chuyển, chúng tôi xây dựng tình huống làm thế nào để thuyền buồm di chuyển ngược chiều gió<br />
là tình huống có vấn đề cho học sinh. Học sinh tìm hiểu về cấu tạo của thuyền buồm từ đó đưa<br />
ra giả thuyết về cách di chuyển ngược chiều gió của thuyền buồm. Học sinh chế tạo thuyền buồm<br />
từ các vật liệu dễ tìm để kiểm tra giả thuyết đã đưa ra, giải thích được hiện cách thuyền buồm di<br />
chuyển ngược gió trong thực tế.<br />
Hoạt động 6 giải quyết vấn đề Năng lượng gió sử dụng trong nông nghiệp như thế nào?<br />
Trong nông nghiệp năng lượng gió được sử dụng để xay thóc, để bơm nước, chúng tôi xây<br />
dựng tình huống bơm nước bằng sức gió để phục vụ trong sản xuất nông nghiệp. Thông tin về một<br />
nông dân được cấp bằng sáng chế về máy bơm nước bằng sức gió sẽ kích thích học sinh tìm hiểu<br />
và đưa ra vấn để làm máy bơm nước bằng sức gió như thế nào. Học sinh tìm hiểu và đưa ra giả<br />
thuyết về hoạt động của máy bơm nước bằng sức gió sau đó làm mô hình để kiểm tra giả thuyết<br />
đã đưa ra. Trong hoạt động này học sinh sẽ thấy được sự chuyển hóa năng lượng qua từng bộ phận<br />
của máy bơm nước.<br />
Hoạt động 7 giải quyết vấn đề sản xuất điện từ gió như thế nào?<br />
Sản xuất điện từ gió hiện nay đang được phát triển ở Việt Nam. Chúng tôi xây dựng tình<br />
huống là thông tin về nhà máy điện gió ở Bạc Liêu để học sinh đưa ra vấn đề sản xuất điện từ gió<br />
như thế nào. Để giải quyết vấn đề này học sinh phải huy động kiến thức về chuyển hóa năng lượng,<br />
kiến thức về hiện tượng cảm ứng điện từ để đưa ra giả thuyết về hoạt động của máy điện gió. Học<br />
sinh làm mô hình máy phát điện bằng sức gió từ các vật tìm kiếm được để kiểm tra giả thuyết đã<br />
đưa ra.<br />
Hoạt động 8 đánh giá tiềm năng và tương lai sử dụng năng lượng gió ở Việt Nam. Trong<br />
hoạt động này học sinh trình bày bài báo cáo về tiềm năng gió và việc sử dụng năng lượng gió ở<br />
Việt Nam. Học sinh sẽ huy động kiến thức về gió, khí hậu Việt Nam ở môn địa lí, kiến thức về<br />
môi trường ở môn sinh học, tìm hiểu thông tin thực tế để đánh giá việc sử dụng năng lượng gió<br />
có nên phát triển ở Việt Nam. Qua hoạt động nay học sinh biết những vùng miền ở Việt Nam có<br />
thể khai thác tiềm năng gió, giải thích được việc người ta đặt nhà máy điện gió tập trung ở một số<br />
vùng miền của Việt Nam.<br />
Chúng tôi xây dựng các hoạt động theo tiến trình dạy học giải quyết vấn đề, ví dụ<br />
Tiến trình cụ thể giải quyết vấn đề nguồn gốc của gió như sau:<br />
1. Làm nảy sinh vấn đề từ tình huống thực tế: Tìm hiểu về nguồn gốc của gió trên trái đất.<br />
↓<br />
2. Phát biểu vấn đề cần giải quyết: Gió trên trái đất có nguồn gốc như thế nào?<br />
↓<br />
3. Giải quyết vấn đề:<br />
- Đề xuất giả thuyết: Khi không khí bị chiếu nóng giãn nở bốc lên cao sẽ tạo ra vùng có khí<br />
áp thấp, không khí ở vùng lạnh hơn có khí áp cao. Sự chuyển động của không khí từ nơi áp<br />
cao đến nơi áp thấp tạo ra gió.<br />
- Thiết kế thí nghiệm kiểm tra giả thuyết<br />
+ Dụng cụ: mô hình tạo gió gồm các chai nhựa, đèn dây tóc, que hương...<br />
+ Tiến hành: lắp các chai nhựa để khí có chu trình tuần hoàn kín.<br />
Chiếu sáng vào 1 chai nhựa làm nóng không khí trong chai, quan sát chiều chuyển động của<br />
khói do que hương tạo ra.<br />
+ Kết quả khói chuyển động theo chiều xác định, đúng với giả thuyết.<br />
↓<br />
103<br />
<br />
Nguyễn Mai Hùng<br />
<br />
4. Kết luận:<br />
Do sự chiếu sảng không đồng đều của mặt trời tạo ra sự chênh lệch khí áp giữa các vùng<br />
trên trái đất. Không khí chuyển động từ vùng khí áp cao sang vùng khí áp thấp tạo thành<br />
gió.<br />
↓<br />
5. Vận dụng kiến thức mới để giải quyết những nhiệm vụ đặt ra tiếp theo: Giải thích sự tạo<br />
thành gió Tín phong, Tây ôn đới, Đông cực.<br />
Để đánh giá năng lực của học sinh chúng tôi thông qua phiếu học tập, quan sát, và rubic.<br />
Ví dụ rubic đánh giá năng lực giải quyết vấn đề nguồn gốc của gió<br />
Thành tố<br />
<br />
1. Khám<br />
phá và<br />
hiểu vấn<br />
đề<br />
<br />
Mức 1 (M1)<br />
Lựa chọn được<br />
cẩu hỏi (vấn<br />
đề) trong đoạn<br />
thông tin cho<br />
trước, chỉ ra<br />
được nhiệm vụ<br />
cần giải quyết.<br />
-HS trả lời câu<br />
hỏi 1,2 phiếu<br />
HT1.<br />
<br />
Mức 2 (M2)<br />
Phát hiện được<br />
vấn đề trong<br />
tình huống xác<br />
định,<br />
nhưng<br />
vấn đề chưa<br />
được phát biểu<br />
rõ ràng.<br />
- HS trả lời<br />
câu 1,2,3 phiếu<br />
HT1.<br />
<br />
Mức 3 (M3)<br />
<br />
Mức 5 (M5)<br />
<br />
Đề xuất các<br />
bước để giải<br />
quyết vấn đề<br />
mới (thực tiễn).<br />
- HS Hoàn<br />
thành tốt phiếu<br />
học tập 2 –<br />
3.1M4<br />
<br />
Đề xuất được<br />
nhiều<br />
giải<br />
pháp<br />
khác<br />
nhau,<br />
lựa<br />
chọn ra giải<br />
pháp tối ưu<br />
(khả thi) để<br />
giải quyết một<br />
vấn đề mới.<br />
<br />
Tự đặt ra vấn đề<br />
trọng một tình<br />
huống mới.<br />
- HS đặt VĐ<br />
trong<br />
tình<br />
huống mới<br />
<br />
2. Trình<br />
bày, phát<br />
biểu vấn<br />
đề<br />
<br />
Sử dụng được<br />
ít nhất một<br />
phương<br />
thức<br />
(văn bản, hình<br />
vẽ, biểu bảng)<br />
để diễn đạt lại<br />
vấn đề.<br />
- HS tra lời câu<br />
4 phiếu HT 1Phát biểu được<br />
bằng 1 cách.<br />
<br />
Sử dụng được ít<br />
nhất 2 cách diễn<br />
đạt lại vấn đề.<br />
- HS trả lời câu<br />
4 phiếu HT1<br />
Phát biểu ít<br />
nhất 2 cách.<br />
<br />
Diễn đạt bằng ít<br />
nhất 2 cách vấn<br />
đề và các nhiệm<br />
vụ bộ phận của<br />
vấn đề.<br />
- HS trả lời câu<br />
4 phiếu HT1<br />
Phát biểu ít<br />
nhất 2 cách,<br />
và có diễn giải<br />
nhiệm vụ vấn<br />
đề.<br />
<br />
3.<br />
Đề<br />
xuất giải<br />
pháp<br />
và thực<br />
hiện giải<br />
pháp<br />
giải<br />
quyết<br />
vấn đề<br />
3.1. Đề<br />
xuất giải<br />
pháp:<br />
<br />
Nhận ra được<br />
các bước thực<br />
hiện giải quyết<br />
vấn đề theo văn<br />
bản có sẵn.<br />
- HS nêu cách<br />
thức giải quyết<br />
VĐ nguồn gốc<br />
gió khi GV<br />
hướng dẫn cách<br />
thức chung –<br />
3.1 M1.<br />
<br />
Lặp lại các<br />
bước theo một<br />
quy trình giải<br />
quyết vấn đề<br />
đã biết để giải<br />
quyết một vấn<br />
đề tương tự.<br />
- HS hoàn<br />
thành<br />
phiếu<br />
HT2 khi có<br />
phiếu trợ giúp<br />
2.1 – 3.1M2.<br />
<br />
Đề xuất các<br />
bước để giải<br />
quyết vấn đề đặt<br />
ra (giả định).<br />
- HS nêu được<br />
cách thức giải<br />
quyết vấn đề<br />
khi GV hỏi –<br />
3.1M3.<br />
<br />
104<br />
<br />
Mức 4 (M4)<br />
<br />