Đẩy mạnh phát triển chính phủ điện tử trong ngành hải quan giai đoạn 2019-2020 và định hướng đến 2025
lượt xem 5
download
Nội dung của bài viết này trình bày những khó khăn trong thực hiện chính phủ điện tử của ngành hải quan; một số giải pháp đẩy mạnh thực hiện chính phủ điện tử trong ngành hải quan.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đẩy mạnh phát triển chính phủ điện tử trong ngành hải quan giai đoạn 2019-2020 và định hướng đến 2025
- 206 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ TRONG NGÀNH HẢI QUAN GIAI ĐOẠN 2019 - 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2025 Nguyễn Thị Minh Hòa* TÓM TẮT: Chính phủ điện tử là việc ứng dụng những thành tựu công nghệ thông tin, truyền thông vào các hoạt động của Chính phủ với mục đích nâng cao tính hiệu quả, minh bạch và sự tham gia của người dân vào các hoat động của chính quyền. Qua gần 5 năm triển khai thực hiện chính phủ điện tử trong ngành Hải quan, có thể thấy hiệu quả mà chính phủ điện tử mang lại là rất lớn, tuy nhiên quá trình tổ chức triển khai, vận hành vẫn còn bộc lộ nhiều mặt hạn chế tồn tại khiến chương trình này chưa thực sự phát huy được những tiện ích, hiệu quả như mong đợi. Vậy giải pháp nào đặt ra nhằm thúc đẩy thực hiện chương trình chính phủ điện tử trong ngành Hải quan giai đoạn 2019-2020 và định hướng đến 2025 Từ khóa: Chính phủ điện tử (e-Government); cải cách thủ tục hành chính; thủ tục hải quan; cơ chế một cửa quốc gia (NSW; dịch vụ công trực tuyến ABTRACT: Apparently, E-government is the application of information and communication technology achievements in the Government’s activities with the aim of improving the efficiency, transparency and people’s parrticipation. After nearly 5 years of implementing e-government in Customs, it can be seen that the effectiveness of e-government is great, but the process of organizing and operating still reveals many existing limitations, making this program not really promote the utilities and efficiency as expected. So what solutions are in place to promote the implementation of e-government programs in the Customs sector in the period of 2019-2020 and orientation to 2025? Keywords: E-government (e-Government); administrative reform; customs procedures; National one stop shop mechanism (NSW; online public service 1 - NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG THỰC HIỆN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ CỦA NGÀNH HẢI QUAN Từ những năm 2000, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm, coi trọng phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước, xác định đây là động lực góp phần thúc đẩy công cuộc đổi mới tạo khả năng đi tắt, đón đầu để thực hiện thắng lợi công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Năm 2014, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế với quan điểm “Ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực, song có trọng tâm, trọng điểm. Ưu tiên ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính, cung cấp dịch vụ công, trước hết là trong lĩnh vực liên quan tới doanh nghiệp, người dân như giáo dục, y tế, giao thông, nông nghiệp…”. Nghị quyết đã xác định mục tiêu cụ thể đến năm 2020 triển khai có hiệu quả * Học viện Tài chính, Đức Thắng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam.
- HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 207 chương trình cải cách hành chính, gắn kết chặt chẽ với việc xây dựng Chính phủ điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ cao trong nhiều lĩnh vực. Cụ thể hóa chủ trương của Đảng, năm 2015, Chính phủ đã có Nghị quyết đầu tiên tập trung về Chính phủ điện tử nhằm đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan Nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Nâng vị trí của Việt Nam về Chính phủ điện tử theo xếp hạng của Liên Hợp Quốc. Công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan Nhà nước trên môi trường mạng. Từ những tư tưởng và Nghị quyết trên, bắt đầu từ năm tài khóa 2011 Chính phủ Việt Nam đã ưu tiên thực hiện xây dựng, triển khai hải quan điện tử và thực hiện cơ chế hải quan một cửa quốc gia phục vụ hiện đại hóa hải quan tại Việt Nam. Tiếp đó, năm 2013 ngành Hải quan đã triển khai vận hành chính thức Hệ thống thông quan tự động và hệ thống tình báo hải quan (VNACCS/VCIS) tại 2 Chi cục và nhanh chóng được triển khai lan rộng tới các đơn vị hải quan trong cả nước. Đến tháng 11 năm 2014 sau một quá trình chuẩn bị với nhiều nỗ lực, thủ tục hành chính đầu tiên được triển khai thông qua Cơ chế một cửa quốc gia. Từ ngày 01/3/2017 ngành Hải quan đã triển khai vận hành chính thức Hệ thống dịch vụ công trực tuyến. Từ việc vận hành những hệ thống này, ngành Hải quan với mong muốn triển khai toàn diện Chính phủ điện tử thành một hệ thống tự động, qua đó thay đổi phương thức quản lý, thực hiện thủ tục hải quan đơn giản, hài hòa theo chuẩn mực quốc tế, hỗ trợ tối đa người dân và doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, đúng như chiến lược phát triển của Hải quan Việt Nam. Trong thời gian qua để đẩy mạnh thực hiện chính phủ điện tử ngành Hải quan đã nỗ lực triển khai nhiều hệ thống, cơ chế tự động và đạt được những kết quả nhất định bước đầu, song thực tế triển khai vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu xây dựng một hệ thống tích hợp hoàn chỉnh kết nối người dân, cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan quản lý liên quan. Cụ thể như: Một là, xây dựng cơ chế chính sách và cải cách hành chính còn nhiều phức tạp Trong những năm qua ngành hải quan đã tiến hành ra soát toàn bộ hệ thống văn bản pháp luật hải quan, qua đó xác định được những văn bản cần sửa đổi bổ sung ban hành, đặc biệt là trong năm 2019 xác định có 22 văn bản quy phạm pháp luật cần sửa đổi, bổ sung, ban hành mới trong đó có 6 đề án chuyển từ năm 2018 sang và 16 đề án xây dựng mới trong năm 2019. Mặc dù ngành hải quan đã xác định số lượng lớn các văn bản quy phạm pháp luật cần phải sửa đổi, bổ sung ban hành mới từ đó đã chủ động phối hợp tích cực với các đơn vị liên quan như các Bộ, ngành, văn phòng Chính phủ trong việc xây dựng, hoàn thiện các dự thảo văn bản; đồng thời tập trung nguồn lực thời gian triển khai xây dựng các văn bản đảm bảo thực hiện đúng tiến tiến độ, trình tự, thủ tục nhằm tháo gỡ các vướng mắc của cộng đồng doanh nghiệp, hạn chế các quy định chồng chéo giữa các cơ quan quản lý, đảm bảo tính khả thi, hiệu lực, hiệu quả. Nhưng trong quá trình xây dựng ban hành một số nghị định, thông tư có phạm vi điều chỉnh rộng, phức tạp, cần xin ý kiến của nhiều bộ, ngành và các cơ quan liên quan nhiều lần cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến thời gian tiến độ ban hành các văn bản. Công tác cải cách hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia của ngành hải quan tiếp tục được chú trọng, nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, đảm bảo yêu cầu quản lý, góp phần rút ngắn thời gian thông quan, giảm thiểu các tiêu cực trong giải quyết thủ tục hành chính nhất là ở cấp chi cục. Nhưng vẫn còn rất nhiều
- 208 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA bất cập do đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật chưa quan tâm, chưa chủ động đánh giá tác động của thủ tục hành chính theo quy định của Chính phủ. Việc thống kê thủ tục hành chính để trình Bộ Tài chính công bố đối với một số văn bản quy phạm pháp luật ban hành năm 2018, 2019 thực hiện còn chậm trễ. Vẫn còn một số quy định thủ tục hành chính không đầy đủ, thiếu rõ ràng, thiếu các biểu mẫu dẫn đến lúng túng khi thực hiện áp dụng. Vẫn còn tình trạng giải quyết thủ tục hành chính quá thời hạn quy định, yêu cầu doanh nghiệp nộp hồ sơ ngoài quy định, thu phí không đúng quy định. Hai là, cải cách thủ tục hải quan chưa toàn diện Trong thời gian qua, ngành Hải quan đã có nhiều nỗ lực, cố gắng trong công tác cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách thủ tục hải quan nhằm góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí, thời gian cũng như nâng cao hiệu quả trong quá trình hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu nói riêng, hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn chủ quan và khách quan trong việc thực hiện thủ tục hải quan như: Khó khăn trước hết nằm ở chỗ hệ thống văn bản pháp luật về hải quan là rất lớn nhưng lại thường xuyên thay đổi, thời gian từ khi ban hành đến khi có hiệu lực ngắn và chịu sự điều chỉnh của nhiều Bộ, ngành có liên quan nên có những quy định chồng chéo, không phù hợp với thực tiễn dẫn đến gây khó khăn cho cả cán bộ công chức hải quan lẫn doanh nghiệp thực thi, cập nhật, thực hiện như: Nghị định số 08 năm 2015 được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 59/NĐ-CP năm 2018; Thông tư số 38/TT-BTC năm 2015 được thay thế bằng Thông tư 39/TT-BTC năm 2018… Hiện nay, việc giải quyết thủ tục hải quan cho các doanh nghiệp đã được thực hiện thông qua các hệ thống phần mềm nghiệp vụ hải quan, nhưng do chưa được tích hợp thành một phần mềm tổng hợp liên thông nên trong quá trình kiểm tra hồ sơ, cán bộ, công chức hải quan phải kiểm tra nhiều nội dung, cùng lúc phải thao tác trên nhiều phần mềm (kế toán, quản lý rủi ro, xử lý vi phạm, dịch vụ công trực tuyến…), dẫn đến kéo dài thời gian xử lý hồ sơ. Bên cạnh đó hệ thống hải quan điện tử (Ecustoms) nhiều lúc không ổn định, còn chậm, làm ảnh hưởng đến quá trình truyền dữ liệu của doanh nghiệp cũng như việc tra cứu và khai thác thông tin phục vụ việc làm thủ tục hải quan của cơ quan hải quan. Khó khăn đến từ công tác kiểm tra chuyên ngành của cơ quan hải quan, hiện có rất nhiều Bộ, ngành chưa kết nối với Hệ thống môt cửa quốc gia, chưa thực hiện kết nối với cơ quan hải quan trong việc cập nhật, tra cứu giấy phép hoặc giấy kiểm tra chuyên ngành đối với một số loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nên chưa thực sự tạo thuận lợi do doanh nghiệp vẫn phải đến cơ quan hải quan để nộp bản giấy và cơ quan hải quan vẫn phải thực hiện lưu trữ chứng từ giấy. Đến thời điểm hiện tại mới chỉ có Bộ Giao thông vận tải, Bộ Thông tin - Truyền thông và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn theo quy định tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15-5-2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, điều này cũng gây khó khăn và kéo dài thời gian thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Trong việc thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, khó khăn không chỉ đến từ khâu quản lý Nhà nước mà còn đến từ phía các doanh nghiệp nhưng, trong số các doanh
- HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 209 nghiệp tham gia thực hiện thủ tục hải quan có nhiều DN nhỏ, mới thành lập chưa chú trọng việc đào tạo, ít cử nhân viên tham dự các buổi tập huấn cập nhật chính sách pháp luật về hải quan cũng như kỹ năng khai báo, làm thủ tục hải quan. Do vậy trình độ, năng lực của người khai hải quan còn nhiều hạn chế, chưa nắm bắt kịp thời những thay đổi trong các quy định liên quan đến lĩnh vực hải quan, làm mất nhiều thời gian của cả cơ quan hải quan và doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hiện có nhiều doanh nghiệp ủy thác việc làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cho các đại lý hải quan. Tuy nhiên, đa phần các đại lý hải quan vẫn chỉ dừng lại với vai trò là người khai thuế hải quan hoặc giao nhận hàng hóa cho khách hàng, các thủ tục hải quan quan trọng khác như ký tên, đóng dấu trên tờ khai hải quan, nộp các khoản thuế, phí, lệ phí,… vẫn do các doanh nghiệp tự đứng ra đảm nhiệm. Cụ thể là nhân viên đại lý hải quan lấy giấy giới thiệu từ chính những DN XNK để lấy danh nghĩa là nhân viên của những DN XNK đó đến cơ quan hải quan làm thủ tục hải quan. Trình độ nghiệp vụ của nhân viên đại lý hải quan chưa đồng đều, nhiều nhân viên đại lý hải quan chưa chủ động nghiên cứu và cập nhật thường xuyên về chính sách quản lý hàng hóa XNK và thủ tục hải quan, đặc biệt vẫn còn tình trạng xảy ra sai sót khi khai báo trên tờ khai, chủ yếu liên quan về nghiệp vụ mã số hàng hóa, trị giá tính thuế… Ngoài ra, trong thực hiện thủ tục hải quan còn thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa cơ quan hải quan và các cơ quan khác có liên quan; cán bộ công chức hải quan chưa hướng dẫn đầy đủ và tận tình hoặc yêu cầu cung cấp thông tin và giấy tờ ngoài quy định; thời gian giải phóng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu còn rất cao; kết quả phân luồng hàng hóa (luồng xanh) cũng rất cao; nguồn nhân lực rất lớn và một yếu tố nữa đó là việc thực hiện mô hình Hải quan vùng vẫn chưa được triển khai áp dụng, điều này làm giảm hiệu quả trong quá trình đẩy mạnh thực hiện chính phủ điện tử của Hải quan Việt Nam, điều này được thể hiện cụ thể tại bảng 1 sau: Bảng 1: Tổng hợp mức độ hiệu quả thực hiện thủ tục hải quan các tiêu chí đánh giá của Hải quan Việt Nam và hải quan các nước phát triển Hải quan Số tờ khai Thời gian Thời gian Tỷ lệ kiểm Nguồn Mô hình các nước được xử lý giải phóng giải phóng tra (luồng nhân lực hải quan điện tử hàng xuất hàng nhập xanh) (người) vùng Hải quan 100% 7 phút 2,5 giờ 86% 9.700 Đã áp dụng Pháp Hải quan 100% 1 phút 3,3 giờ 76% 9.000 Đã áp dụng Nhật Bản Hải quan 100% 2 phút 1,5 giờ 96% 5.000 Đã áp dụng Hàn Quốc Hải quan 100% 3 phút 3 giờ phút 85% 500 Đã áp dụng Singapore Hải quan 99,57% 5,2 giờ 38 giờ 57,48% 10.201 Chưa Việt Nam (Nguồn: Tổng cục Hải quan)
- 210 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA Ba là, triển khai Cơ chế một cửa quốc gia còn chậm Cơ chế một cửa quốc gia (NSW) đã được chính thức triển khai từ tháng 11/2014 với các thủ tục ban đầu bao gồm 01 thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) mẫu D của Bộ Công thương và 03 thủ tục liên quan đến quản lý tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh tại cảng biển quốc tế do Bộ Giao thông vận tải chủ trì. Triển khai Cơ chế một cửa quốc gia không chỉ là thực hiện cam kết của Việt Nam trong thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN (ASW), mà còn là một trong những giải pháp quan trọng được kỳ vọng mang lại sự đột phá trong đẩy mạnh thực hiện Chính phủ điện tử ở Việt Nam. Với vai trò là cơ quan thường trực của Ủy ban chỉ đạo quốc gia về cơ chế một cửa ASEAN, cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại. Tổng cục Hải quan đã phối hợp với các Bộ, ngành tích cực triển khai các thủ tục hành chính mới, mở rộng phạm vi, số lượng doanh nghiệp tham gia đối với các thủ tục hành chính đã được triển khai thực hiện trên Cơ chế một cửa quốc gia đáp ứng mục tiêu và tiến độ kế hoạch tổng thể triển khai Chính phủ điện tử. Trong năm 2019 đã phối hợp với các Bộ, ngành triển khai nốt số thủ tục hành chính trên cơ chế một quốc gia, tính đến 30/6 năm 2019, đã có 13 Bộ, ngành tham gia kết nối; 173 thủ tục hành chính được đưa lên cơ chế một cửa quốc gia với tổng số hồ sơ hành chính đã được xử lý trên cổng thông tin điện tử một cửa quốc gia là gần 2,27 triệu bộ hồ sơ của hơn 30,7 nghìn doanh nghiệp. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực từ Chính phủ, các Bộ, ngành và đã đạt được kết quả nhất định bước đầu, nhưng thực tế trong quá trình triển khai NSW chậm, chưa thực sự đẩy mạnh thực hiện chính phủ điện tử trong ngành Hải quan: Nguồn lực để thực hiện hoạt động giám sát, quản lý, vận hành các hệ thống cơ chế một cửa quốc gia và cơ chế một cửa ASEAN bao gồm hệ thống xử lý xử lý dữ liệu điện tử hải quan và đường kết nối đến 35 cục hải quan tỉnh, thành phố, cần kết nối đến 12 bộ, ngành, cổng thông tin một cửa quốc gia và 12 hệ thống xử lý chuyên ngành còn hạn chế. Bên cạnh đó, việc phối hợp giữa các cơ quan rất phức tạp, nhiều lúc chưa kịp thời xử lý khi xảy ra sự cố tại các hệ thống quản lý chuyên ngành hoặc có yêu cầu nâng cấp điều chỉnh. Công tác kiểm tra chuyên ngành vẫn còn nhiều hạn chế, vướng mắc, chưa đưa ra được một mục tiêu; Một số Bộ, ngành còn thiếu quyết liệt và khẩn trương trong triển khai các nhiệm vụ; việc xây dựng và ban hành các danh mục chuyên ngành cũng tồn tại nhiều hạn chế; Văn bản quy phạm pháp luật quy định về quản lý và kiểm tra chuyên ngành còn nhiều, phần vì quản lý và kiểm tra giọng. Một số Bộ, ngành chậm ban hành các thông tư hướng dẫn gây khó khăn cho doanh nghiệp và các cơ quan liên quan trong quá trình thực hiện. Bốn là, ứng dụng công nghệ thông tin và cung cấp dịch vụ công trực tuyến chưa tích hợp hoàn toàn Trong thời gian qua ngành Hải quan quyết liệt triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước về hải quan, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính và tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong chủ trương chung của Chính phủ. Do khối lượng công việc trong ứng dụng công nghệ thông tin và cung cấp dịch vụ công trực tuyến nhiều, đặc biệt một số phần việc lớn như: xây dựng đề án tái thiết kế tổng thể hệ thống công nghệ thông tin lên hải quan, triển khai đề án đầu tư hệ thống seal định vị điện tử phục vụ công tác giám sát đối với hàng hóa chịu sự giám sát hải quan vận chuyển bằng container, thanh toán điện tử. Vì vậy, trong quá trình triển khai một số công việc đôi lúc còn chậm so với kế hoạch đề ra, đặc biệt là đối với việc xây dựng đề án tái thiết kế tổng thể hệ thống công nghệ thông tin ngành hải quan hiện nay đang rất chậm, việc hoàn thiện
- HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 211 các hệ thống công nghệ thông tin phục vụ quản lý nhà nước về hải quan đặc biệt là việc hoàn thiện hệ thống quản lý hàng hóa tự động tại các cảng biển và cảng hàng không đồng thời với việc triển khai mạnh mẽ về cung cấp dịch vụ công trực tuyến chưa đạt kết quả như kế hoạch đặt ra. 2 - MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ TRONG NGÀNH HẢI QUAN Trong thời gian tới để đẩy mạnh thực hiện chính phủ điện tử trong ngành Hải quan, ngành Hải quan cần tiếp tục cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan; đẩy mạnh cải cách hiện đại hóa việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực quản lý, giám sát hàng hóa suất nhập khẩu; mở rộng thực hiện thanh toán điện tử nâng số ngân hàng tham gia phối hợp thu ngân sách với cơ quan Hải quan.., cụ thể: Thứ nhất, hoàn thiện cơ sở pháp lý đẩy nhanh tiến trình Chính phủ điện tử Tiếp tục hoàn thiện chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2019 đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng, các đề án trong chương trình công tác trọng tâm của ngành hải quan kèm theo quyết định 144/QĐ-TCHQ ngày 17/01/2019. Trong đó, quý III, IV/2019 thực hiện: 8 đề án trình chính phủ, Thủ tướng chính phủ, Quốc Hội (chi tiết tại Bảng 1); 06 đề án trình bộ tài chính; 44 đề án trình tổng cục hải quan. Trình chính phủ ban hành: Nghị định sửa đổi, bổ sung nghị định số 167 /NĐ-CP ngày 27/12/2016 của Chính phủ về kinh doanh hàng miễn thuế; Nghị định thay thế nghị định số 127/201/NĐ-CP ngày 15/12/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan và nghị định số 45/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 127 /2013/NĐ-CP; Quyết định thay thế Quyết định số 20/QĐ-TTg ngày 26/4/2018 của Thủ tướng chính phủ quy định việc thực hiện tiêu hủy thuốc lá ngoại nhập lậu bị tịch thu là thuốc lá giả, thuốc là không đảm bảo chất lượng, và thí điểm bán đấu giá thuốc lá ngoại nhập lậu bị tịch thu còn chất lượng để xuất khẩu ra nước ngoài. Trình Bộ tài chính ban hành: Thông tư thay thế Thông tư 13/2015/TT-BTC ngày 30/1/2015; Thông tư hướng dẫn nghị định quy định thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa và cảnh thông qua hệ thống quá cảnh ASEAN-ACTS thực hiện nghị định thư số 7; Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 14/2018/NĐ-CP ngày 23/01/2018 quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới; Thông tư thay thế Thông tư 168 /2011/TT-BTC ngày 21/11/2011 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thống kê nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 72/2014/TT-BTC ngày 30/5/2014; Thông tư quy định tiêu chí đánh giá tuân thủ và tổ chức đánh giá tuân thủ pháp luật hải quan của doanh nghiệp trong quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa. Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Tài chính hoàn thiện Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 134/2016/NĐ-CP; Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 125/2017/ NĐ-CP. Đánh giá đầy đủ tác động của việc áp dụng và không áp dụng các chính sách mới đến công tác quản lý nhà nước về hải quan trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt trong bối cảnh cơ quan hải quan đang đẩy nhanh thực hiện chính phủ điện tử trong ngành Hải quan.
- 212 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA Bảng 2: Đề án, công việc cần ban hành trình Chính phủ, Thủ tướng chính phủ, Quốc Hội ban hành Tên đề án, công việc Số lượng - Đề án, công việc trình Chính phủ, Thủ tướng chính phủ, Quốc Hội 08 - Các đề án, CTTT trình Bộ Tài chính 06 - Các đề án, CTTT trình Tổng cục Hải quan 44 (Nguồn: Tổng cục Hải quan) Thứ hai, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, rõ ràng, minh bạch, công khai, thuận tiện, thống nhất, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế về hải quan, tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, phương tiện vận tải; giảm chi phí, thời gian của người dân và doanh nghiệp trong việc thực hiện thủ tục hải quan. Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm triển khai đầy đủ kế hoạch công tác kiểm soát thủ tục hành chính năm 2019 của Bộ Tài chính. Nâng cao chất lượng hoạt động đánh giá tác động của thủ tục hành chính trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật hải quan. Khẩn trương thống kê, trình Bộ công bố thủ tục hành chính quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật hải quan bị chậm công bố thủ tục hành chính. Đối với các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành, không để chậm công bố thủ tục hành chính. Tiếp nhận, xử lý kịp thời các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp về thủ tục hành chính hải quan. Thứ ba, đẩy mạnh triển khai cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại. Phấn đấu hoàn thành triển khai mới 6 một thủ tục hành chính trong năm 2019 trên cơ chế một cửa quốc gia bao gồm: 18 thủ tục chuyển từ năm 2018 sang và 43 thủ tục của năm 2019 theo quyết định số 1254 /QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ; chuẩn bị thực hiện trao đổi thông tin tờ khai hải quan ASEAN và chứng nhận kiểm dịch động thực vật với các nước ASEAN theo kế hoạch chung của ASEAN; chuẩn bị thực hiện trao đổi thông tin tờ khai hải quan và C/O điện tử với liên minh kinh tế Á-Âu và Hàn Quốc. Thực hiện tốt vai trò điều phối trong việc triển khai cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN và kiểm tra chuyên ngành: điều phối, theo dõi, giám sát, đôn đốc các bộ, ngành trong việc triển khai; tham mưu cho Ủy ban 1899 trong việc chỉ đạo, điều hành quyết liệt việc triển khai của các Bộ, ngành thực hiện cơ chế một cửa quốc gia và cơ chế một cửa ASEAN. Tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý cho triển khai cơ chế một cửa quốc gia và một cửa ASEAN; Thiết lập cơ chế giám sát, báo cáo và đánh giá độc lập, phối hợp với phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam xây dựng và thiết lập cơ chế giám sát việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ của các Bộ, ngành theo chương trình kế hoạch của Chính phủ. Thứ tư, ứng dụng công nghệ thông tin và cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Trong thời gian tới ngành hải quan tiếp tục tập trung triển khai các nhiệm vụ và giải pháp liên
- HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 213 quan đến ứng dụng công nghệ thông tin trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến, cụ thể như sau: Hoàn thiện đề án tái thiết kế tổng thể hệ thống công nghệ thông tin của ngành Hải quan và tập trung triển khai đề án; trình Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung kế hoạch 5 năm ứng dụng công nghệ thông tin của ngành hải quan giai đoạn 2016 đến 2020 nhằm đáp ứng yêu cầu triển khai nhiệm vụ mới; Tổ chức thực hiện nghiêm túc các kết luận của kiểm toán nhà nước về hệ thống công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý thu ngân sách nhà nước và gửi báo cáo kết quả thực hiện cho kiểm toán nhà nước; Thực hiện thí điểm trao đổi C/O điện tử sử dụng công nghệ blockchain với hải quan Hàn Quốc. Triển khai đề án đầu tư hệ thống seal Định vị điện tử phục vụ công tác giám sát đối với hàng hóa chịu sự giám sát hải quan vận chuyển bằng container của ngành và hệ thống quản lý hàng hóa tự động tại các cảng biển. Chủ động nghiên cứu và từng bước ứng dụng các thành tựu công nghệ cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong công tác quản lý nhà nước về hải quan như internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Bigdata), phân tích thông minh (BI), Di động (mobility), chuỗi khối (blockchain), ảo hoá (Could) và trí tuệ thiên tạo (AI). Đảm bảo quản lý, vận hành hệ thống công nghệ thông tin tiếp tục hoạt động ổn định, an ninh, an toàn, hỗ trợ kịp thời và đắc lực cho người dân và doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục hải quan, hoàn thiện môi trường làm việc điện tử trong ngành hải quan, để mạnh thực hiện chính phủ điện tử. Tăng cường cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp, trong đó tập trung triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 cho tám thủ tục hành (Nâng cấp hai thủ tục hành chính từ dịch vụ công trực tuyến mức độ 1 thành dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; đề xuất thủ tục hành chính từ dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 thành dịch vụ công trực tuyến mức độ 4) Đã đăng ký với Bộ Tài chính và sẵn sàng cung cấp dịch vụ công trực tuyến tối thiểu mức độ 3 trong trường hợp có các thủ tục hành chính được bổ sung hoặc sửa đổi. Hoàn thiện việc triển khai hệ thống cổng thông tin điện tử tập trung của ngành hải quan, để sẵn sàng cung cấp thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp trong quá trình thực hiện tục hải quan. Thứ năm, các giải pháp khác Tiếp tục triển khai nhiệm vụ về đo lường thời gian thực hiện thủ tục hành chính, thủ tục thông quan hải quan, đánh giá mức độ hài lòng của cộng đồng doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các dịch vụ công qua cơ chế một cửa quốc gia. Nếu được triển khai thường xuyên, các biện pháp trên trên không chỉ tăng hiệu quả công việc mà còn góp phần là nhân tố tích cực góp phần đẩy nhanh thực hiện chính phủ điện tử của ngành Hải quan Xây dựng chương trình đánh giá dịch vụ công trong lĩnh vực hải quan và hoàn thiện sớm hướng dẫn đánh giá chi phí tuân thủ thủ tục hành chính, tổ chức tham vấn chính sách pháp luật hải quan đối với hiệp hội doanh nghiệp theo chương trình xây dựng pháp luật hải quan năm 2019. Triển khai thực hiện và điều phối thực hiện kế hoạch nâng cao chất lượng chỉ số giao dịch thương mại qua biên giới của Việt Nam giai đoạn 2019 - 2020 đảm bảo đúng yêu cầu về lộ trình, kết quả, mục tiêu đã đặt ra của ngành.
- 214 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA Đối với công tác giám sát, quản lý về hải quan cần tiếp tục tăng cường xây dựng hoàn thiện đề án tổng thể về: quản lý hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu, nhằm mục đích kết nối các cơ quan chính phủ và các bên trong chuỗi cung ứng liên quan đến các hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trên nền cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN theo quyết định 1254 /QĐ-TTg ngày 26/9/2018 của Thủ tướng chính phủ. Cải cách toàn diện công tác quản lý và kiểm tra chuyên ngành, kết nối cổng thông tin một cửa quốc gia theo như vụ phân công tại các nghị quyết của chính phủ; tổ chức triển khai nghị định quy định về thực hiện cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa suất nhập khẩu ngay khi được thủ tướng chính phủ phê duyệt ban hành; đồng thời hoàn thiện công tác thông tin thương mại quốc gia (VTIP). Ngành Hải quan cần phối hợp với các Bộ, ngành triển khai hoàn thiện việc sửa đổi các văn bản về quản lý và kiểm tra chuyên ngành theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, trực tiếp làm việc với các Bộ, ngành để khẩn trương giải quyết những vướng mắc, tồn tại trong công tác kiểm tra chuyên ngành; xây dựng tiêu chí thành lập, tạo dựng, giải thể địa điểm kiểm tra chuyên ngành tập trung trình thủ tướng chính phủ ban hành trong năm 2020. 3 - KẾT LUẬN Qua 5 năm triển khai thực hiện chính phủ điện tử của ngành Hải quan có thể thấy vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, khiến chương trình này chưa thực sự phát huy được tiện ích, hiệu quả như mong đợi. Để chương trình này hiệu quả hơn nữa cần thiết phải có sự vào cuộc tích cực hơn nữa từ các Bộ, ngành, các cơ quan quản lý nhà nước cũng như cả cộng đồng doanh nghiệp. Trong khuôn khổ bài nghiên cứu, tác giả đã đề xuất một số giải pháp phát triển chính phủ điện tử trong ngành hải quan theo Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử, đồng thời đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 7/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trong tâm phát triển chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử 2. Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 7/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trong tâm phát triển chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025. 2. Thái Bình “Ngành Hải quan thực hiện hiệu quả các nội dung về Chính phủ điện tử”, Tạp chí Hải quan ngày 09/04/19. 3. Báo cáo tổng kết công tác năm 2018 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2019 của Tổng cục Hải quan. 4. Báo cáo kết quả thực hiện công tác 6 tháng đầu năm, chương trình thực hiện công tác 6 tháng cuối năm 2019 của Tổng cục Hải quan.
- HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 215 3. Hội nghị Thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại (2018), Kỷ yếu Hội nghị. 4. Ngân hàng thế giới (2018), Ưu tiên cải cách nhằm giảm chi phí thương mại và tăng cường năng lực cạnh tranh của Việt Nam, Chương trình hợp tác chiến lược Úc - Ngân hàng thế giới tại Việt Nam. [3]. Ngô Minh Hải (2016), Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu đáp ứng yêu cầu cải cách hiện đại hóa hải quan, Đề tài NCKH cấp Bộ, Tổng cục Hải quan. [4]. Thái Bùi Hải An & Nguyễn Hoàng Tuấn (2013), Cơ chế hải quan một cửa quốc gia: kinh nghiệm các nước và đề xuất cho Việt Nam, Đề tài NCKH cấp Học viện, Học viện Tài chính. [5]. Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa Asean, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại (2017), Cẩm nang về Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa Asean, Tổng cục Hải quan.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghiên cứu khoa học " ảnh hưởng của chính sách tới phát triển trồng rừng sản xuất ở các tỉnh miền núi phía bắc "
10 p | 92 | 22
-
công văn số: 516 /BXD-QLN triển khai các dự án xây dựng
3 p | 156 | 13
-
Đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến để đáp ứng nền kinh tế số
5 p | 65 | 11
-
Đồng bằng sông Cửu Long với chiến lược phát triển “8G”
3 p | 35 | 7
-
Phú Yên đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài
5 p | 74 | 5
-
Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của ngành công thương về kiến thức cải cách hành chính
6 p | 42 | 5
-
Khoa học công nghệ - động lực phát triển và tạo giá trị mới cho doanh nghiệp Việt Nam
8 p | 9 | 3
-
Phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam thế kỷ XXI: Phần 1
64 p | 12 | 3
-
Xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển tại Việt Nam trong quá trình gia nhập cộng đồng kinh tế Asean
10 p | 67 | 3
-
Thể chế hay địa lý là yếu tố quyết định phát triển
7 p | 62 | 3
-
Điểm mới trong nghiên cứu, áp dụng tiêu chí tỉnh công nghiệp của Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ
7 p | 23 | 2
-
khuôn khổ chính sách thúc đẩy tăng trưởng xanh cacbon thấp ở các nước đang phát triển Châu Á
72 p | 43 | 2
-
Tổng luận Phát triển các tập đoàn đầu tàu ở một số nước tiêu biểu và kinh nghiệm cho Việt Nam
50 p | 65 | 2
-
Bản tin Cải cách hành chính Bản tin nội bộ của văn phòng Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ - Số 15/2019
44 p | 40 | 2
-
Kết quả thực hiện chương trình 135 trong phát triển kinh tế xã hội ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
6 p | 64 | 2
-
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống kho bạc nhà nước
3 p | 59 | 1
-
Giải pháp phát triển kinh tế số ở Việt Nam
10 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn