intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐBSCL - Tạo chuỗi liên kết nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

83
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết ĐBSCL - Tạo chuỗi liên kết nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp chỉ ra việc cần nâng cao hiệu quả sản xuất, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất trong việc tạo chuỗi liên kết nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp tại ĐBSCL.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐBSCL - Tạo chuỗi liên kết nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp

ĐBSCL - Tạo chuỗi liên kết nâng cao<br /> hiệu quả sản xuất nông nghiệp<br /> ĐBSCL là vùng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp.<br /> Song, việc liên kết trong sản xuất và nghiên cứu,ứng dụng khoa học kỹ thuật<br /> trong nông nghiệp của vùng còn hạn chế, từ đó chưa giúp phát huy hết các tiềm<br /> năng to lớn của cả vùng. Đây cũng là vấn đề được quan tâm đặt ra tại Hội thảo<br /> "Tạo mối liên kết giữa các nhà (Nhà nước-nhà khoa học- nhà doanh nghiệpnhà nông dân), tạo chuỗi liên kết giá trị, hỗ trợ đầu tư phát triển khoa học kỹ<br /> thuật về nông nghiệp cho vùng ĐBSCL" vừa diễn ra tại TP Cần Thơ do Trung<br /> tâm Nghiên cứu ứng dụng phát triển thương hiệu Việt (Liên hiệp các Hội khoa<br /> học và Kỹ thuật Việt Nam) đã phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông<br /> thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức.<br /> * Cần nâng cao hiệu quả sản xuất<br /> ĐBSCL đang là vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của cả nước. Với diện tích<br /> tự nhiên khoảng 4 triệu ha (chiếm chỉ 12% diện tích cả nước) nhưng sản xuất hơn<br /> 50% sản lượng lúa, đóng góp trên 90% sản lượng gạo xuất khẩu, là vùng đảm bảo<br /> an ninh lương thực quốc gia và cung cấp hơn 52% sản lượng thủy sản, trên 60% kim<br /> ngạch xuất khẩu thủy sản và trên 70% sản lượng trái cây của cả nước. Dù đạt được<br /> các thành tựu vượt bậc về sản lượng và lượng xuất khẩu nhiều loại nông sản nhưng<br /> năng suất lao động trong vùng được nhiều chuyên gia đánh giá là còn thấp, dẫn đến<br /> hiệu quả sản xuất chưa cao, đời sống của phần lớn nông dân còn gặp khó. Cơ cấu<br /> lao động trong vùng chủ yếu tham gia vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, trong khi<br /> diện tích đất bình quân đầu người thấp và nông dân chưa có điều kiện đa dạng hóa<br /> thu nhập từ nghề nông...<br /> Toàn vùng ĐBSCL có trên 17,2 triệu dân nhưng phần lớn còn tham gia vào sản xuất<br /> nông nghiệp. Do diện tích đất canh tác ít, nông dân trong vùng đang phải sản xuất<br /> lúa theo hướng thâm canh rất cao, với 3 vụ lúa trong năm. Theo Phó giáo sư, tiến sĩ<br /> Phạm Văn Dư, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), với khoảng hơn<br /> 50% số hộ nông dân trong vùng có diện tích canh tác lúa chỉ ở mức từ 0,5-2ha, thì<br /> nông dân rất khó cải thiện thu nhập dù sản xuất tới 3 vụ lúa/năm. Đối với nhiều hộ<br /> nông dân có diện tích canh tác dưới 1 ha, trong trường hợp sản xuất và tiêu thụ sản<br /> phẩm thuận lợi, thu nhập của mỗi thành viên trong gia đình từ cây lúa thường chỉ ở<br /> 1<br /> <br /> mức trên dưới 150.000 đồng/tháng. Phó giáo sư, tiến sĩ Phạm Văn Dư cho rằng: "<br /> Để giảm các rủi ro và nâng cao hiệu quả trong sản xuất, nông dân trong vùng cần<br /> tăng cường liên kết, phát triển sản xuất theo chuỗi thông qua mô hình "cánh đồng<br /> lớn" có sự tham gia bao tiêu sản phẩm của doanh nghiệp. Đồng thời, cần tận dụng<br /> thời gian nhàn rỗi và khai thác tốt các nguồn phụ phẩm trong sản xuất lúa như: rơm<br /> rạ, trấu…để phát triển thêm các hoạt động sản xuất khác nhằm có điều kiện cải thiện<br /> thu nhập".<br /> <br /> Thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp tại mô hình "cánh đồng lớn" ở phường<br /> Tân Hưng, (quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ).<br /> Hiện nay, năng suất, sản lượng nhiều loại cây trồng, vật nuôi của ĐBSCL đạt khá<br /> tốt và với trình độ canh tác ngày càng được nâng cao nông dân có thể xử lý cho nhiều<br /> loại cây trồng ra trái theo ý muốn và chủ động trong nhân giống, phát triển nuôi<br /> trồng nhiều loại vật nuôi. Tuy nhiên, cũng giống như cây lúa, hiệu quả sản xuất đối<br /> với nhiều loại cây ăn trái, rau màu và vật nuôi của vùng ĐBSCL vẫn còn thấp do<br /> nhiều nguyên nhân, trong đó có phần do chất lượng chưa đảm bảo, thiếu độ đồng<br /> nhất và ổn định, đầu ra sản phẩm bấp bênh, sản phẩm chưa phát huy được giá trị<br /> tăng thêm. Theo Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Minh Châu, Nguyên Viện Trưởng Viện<br /> cây ăn quả miền Nam, dù đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất trái cây cho lợi nhuận<br /> cao, nhưng nhìn chung sản xuất trái cây tại ĐBSCL vẫn còn nhiều hạn chế, chưa<br /> phát huy hết các tiềm năng lợi thế sẵn có. Sản xuất trái cây trong vùng vẫn còn nhỏ<br /> lẻ, tự phát, thiếu liên kết sản xuất để có trái cây số lượng lớn, đồng đều chất lượng<br /> và dán cùng một logo. Việc xuất khẩu trái cây còn hạn chế, chủ yếu xuất khẩu dạng<br /> thô nên giá trị thấp, không tồn trữ được lâu, nông dân thường xuyên gặp tình trạng<br /> được mùa mất giá…<br /> * Đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất<br /> <br /> 2<br /> <br /> Theo nhiều nhà quản lý và chuyên gia, với diện tích đất sản xuất của mỗi nông hộ<br /> khá hạn chế, để nâng cao thu nhập cho nông dân vùng ĐBSCL cần phải tăng cường<br /> đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất. Đồng<br /> thời, tạo sự liên kết chặt chẽ, hình thành chuỗi giá trị trong sản xuất, chế biến, tiêu<br /> thụ sản phẩm. Mặt khác, các địa phương cần có các cách làm năng động, sáng tạo,<br /> có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn nông thôn như đầu<br /> tư làm công nghiệp, làm dịch vụ trên địa bàn nông thôn. Qua đó, góp phần giải quyết<br /> việc làm cho người lao động, chuyển lao động trực tiếp làm nông nghiệp sang làm<br /> dịch vụ, làm công nghiệp, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho lao động nông thôn.<br /> Các địa phương cũng phải tăng cường liên kết vùng gắn với việc bổ sung hoàn chỉnh<br /> các huy hoạch phát triển nhằm phát huy tốt các tiềm năng, thế mạnh chung của cả<br /> vùng và từng địa phương. Các bộ ngành Trung ương cần tiếp tục hỗ trợ cho vùng<br /> ĐBSCL trong đầu tư phát triển các cơ sở hạ tầng thủy lợi phục vụ sản xuất nông<br /> nghiệp của vùng, tạo thuận lợi phát triển, nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả.<br /> Có cơ chế, chính sách ưu đãi nhiều hơn trong khuyến khích việc liên kết và đưa khoa<br /> học kỹ thuật vào cuộc sống, nhất là đối với khâu thu hoạch, chế biến và bảo quản<br /> nông sản sau thu hoạch…<br /> Thứ Trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc, cho rằng, nông nghiệp<br /> vùng ĐBSCL đạt được nhiều thành tự nổi bật sau 30 năm đổi mới. Tuy nhiên, hiện<br /> các yếu tố thuận lợi cho phát triển trong giai đoạn trước đây không còn nhiều như:<br /> lao động giá rẻ dồi dào, xuất khẩu nông sản thô có giá .v.v. Trong giai đoạn mới,<br /> muốn có sự phát triển đột phá cho nông nghiệp và kinh tế- xã hội của vùng nói<br /> chung, chúng ta cần phải nâng cao năng suất lao động, đầu tư đúng mức cho khoa<br /> học kỹ thuật và nâng công tác quản lý lên tầng mức mới. Trong đó, việc thực hiện<br /> liên kết tốt giữa các bên có liên quan và đầu tư ứng dụng kịp thời các tiến bộ khoa<br /> học kỹ thuật mới là rất quan trọng nhằm nâng cao năng suất lao động, hiện đại hóa<br /> nông nghiệp. Ông Ngô Đông Hải, Trưởng Văn phòng Đại diện phía Nam, Bộ<br /> NN&PTNT, cũng nhìn nhận, ngành nông nghiệp nước ta đang đứng trước yêu cầu<br /> cần phải đổi mới, để nâng cao vị thế cạnh tranh, do vậy đòi hỏi phải tăng cường áp<br /> dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm<br /> và sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên. Đây cũng là các vấn đề đã được nêu ra<br /> trong Đề án tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp và đang được ngành nông nghiệp cả<br /> nước tập trung thực hiện.<br /> Thời gian qua, mô hình "cánh đồng lớn" được triển khai tại TP Cần Thơ, với việc<br /> liên kết các hoạt động khuyến nông theo nhóm nông dân trên 1 cánh đồng, có sự<br /> tham gia của doanh nghiệp, không chỉ giúp nông dân có đầu ra sản phẩm ổn định mà<br /> hiệu quả sản xuất cũng được nâng cao nhờ giá thành sản xuất giảm, chất lượng sản<br /> phẩm được nâng lên, kéo giá bán tăng. Ông Phạm Văn Quỳnh, Giám đốc Sở<br /> 3<br /> <br /> NN&PTNT TP Cần Thơ, vững tin cho rằng: "Chất lượng, giá trị hạt gạo của ĐBSCL<br /> sẽ được nâng cao, đồng thời giảm được chi phí sản xuất và ít ảnh hưởng xấu cho môi<br /> trường nếu chúng ta thực hiện tốt việc tăng cường ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ<br /> thuật vào sản xuất thông qua việc đẩy mạnh nhân rộng mô hình "cánh đồng lớn" tại<br /> các địa phương trong vùng". Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Minh Châu, Nguyên Viện<br /> Trưởng Viện cây ăn quả miền Nam, chỉ ra rằng: "Với nhiều loại trái cây ngon và có<br /> khả năng cho trái quanh năm, ĐBSCL có rất nhiều tiềm năng để đẩy mạnh xuất khẩu,<br /> tăng thu ngoại tệ nếu chúng ta tổ chức tốt lại sản xuất và quan tâm đầu tư, khắc phục<br /> ngay các yếu kém trong khâu bảo quản, chế biến trái cây sau thu hoạch".<br /> Các nhà khoa học và nhiều viện, trường trong nước hiện đã nghiên cứu, đưa ra nhiều<br /> quy trình sản xuất rau màu và các loại cây trồng vật nuôi theo hướng an toàn sinh<br /> học, hạn chế sử dụng hoặc tiến tới không sử dụng các loại phân bón, hóa chất độc<br /> hại, vừa đảm bảo an toàn cho sức khoẻ người sử dụng và cho môi trường mà vẫn<br /> đảm bảo năng suất, chất lượng và hiệu quả cao cho người sản suất. Phó Giáo sư, tiến<br /> sĩ Trần Thị Ba, Giảng viên Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Trường Đại<br /> học Cần Thơ, cho rằng, nông dân vùng ĐBSCL cần quan tâm đẩy mạnh ứng dụng<br /> các tiến bộ này vào sản xuất trong thời gian tới nhằm đảm bảo tốt vệ sinh an toàn<br /> thực phẩm đối với các loại nông sản và giúp sử dụng tài nguyên tiết kiệm và hạn chế<br /> các tác động xấu đến môi trường trong quá trình sản xuất.<br /> Bài, ảnh: Khánh Trung<br /> <br /> 4<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0