Đề án: Đào tạo nghề chế biến chè
lượt xem 8
download
Đề án "Đào tạo nghề chế biến chè" cho lao động trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có hiệu quả thiết thực về mặt kinh tế và xã hội, phù hợp với điều kiện kinh tế, điều kiện tự nhiên của tỉnh, góp phần phát triển nghề trồng chế biến chè ở địa phương. Tham khảo nội dung đề án để nắm bắt nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề án: Đào tạo nghề chế biến chè
- LIÊN MINH HTX VIỆT NAM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRUNG TÂM KHCN&MT Độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày tháng năm 2012 ĐỀ ÁN KHUYẾN CÔNG QUỐC GIA NĂM 2013 1. Tên Đề án: “Đào tạo nghề chế biến chè” 2. Đơn vị thực hiện: Tên: Trung tâm Khoa học công nghệ & môi trường Liên minh HTX Việt Nam Địa chỉ: Ngõ 149 Giảng Võ Đống Đa Hà Nội Điện thoại: 04.3.8234456 04.3.7335929; Fax: 04.3.8236382 Tài khoản số: 0591100194005 Tại kho bạc Nhà nước(NH): TMCP Quân đội chi nhánh Đống Đa Đại diện: Ông Nguyễn Văn Thanh Chức vụ: Tổng giám đốc 3. Cơ sở pháp lý và sự cần thiết của đề án 3.1. Cơ sở pháp lý Căn cứ Nghị định 134/2004/NĐCP ngày 09 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn; Căn cứ Quyết định số 136/2007/QĐ TTg ngày 20 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình Khuyến công Quốc gia đến năm 2012; Căn cứ Thông tư liên tịch số 125/2009/TTLT/BTCBCT ngày 17 tháng 6 năm 2009 của liên Bộ Tài chính Bộ Công Thương quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với Chương trình khuyến công; Căn cứ Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT BTC BLĐTBXH, ngày 30 tháng 7 năm 2010 của liên Bộ Tài chính Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” ban hành theo Quyết định số 1956/QĐTTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ; 1
- Căn cứ Công văn 318/CNĐPQLKC về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch khuyến công năm 2013 ngày 16 tháng 8 năm 2012 của Cục Công nghiệp địa phương Bộ Công thương 3.2. Sự cần thiết của đề án Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001 2012 được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã quyết định thông qua “Đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn theo định hướng hình thành nền nông nghiệp hàng hoá lớn phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng; chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động, tạo vệc làm thu hút nhiều lao động ở nông thôn. Đưa nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm”. Nắm bắt và đẩy mạnh chiến lược này, Thái Nguyên đã và đang từng bước thực hiện có hiệu quả chiến lượng phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước. Hiện nay, tỉnh Thái Nguyên có diện tích chè lớn thứ 2 trong cả nước (17.660 ha), cả 9 huyện, thành thị đều có sản xuất chè. Do thiên nhiên ưu đãi về thổ nhưỡng đất đai, nguồn nước, thời tiết khí hậu, rất phù hợp với cây chè. Vì vậy, nguyên liệu chè búp tươi ở Thái Nguyên có phẩm cấp, chất lượng rất cao. Theo phân tích của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền Núi phía Bắc, chất lượng nguyên liệu chè Thái Nguyên có ưu điểm khác biệt với chất lượng nguyên liệu của các vùng chè khác. Từ những đặc điểm phẩm chất trên, nguyên liệu chè Thái Nguyên có đầy đủ các điều kiện để sản xuất chè xanh chất lượng cao đáp ứng được thị trường trong nước và xuất khẩu. Hiện nay tỉnh Thái Nguyên đang triển khai quy hoạch vùng sản xuất chè an toàn trên địa bàn toàn tỉnh làm cơ sở cho việc thu hút đầu tư sản xuất chè hàng hóa chất lượng, giá trị cao; xây dụng vùng sản xuất nguyên liệu chè an toàn theo hướng hữu cơ, hạn chế sử dụng phân bón vô cơ, hóa chất trừ sâu; áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp GAP, từ khâu sản xuất đến khâu chế biến thành phẩm cuối cùng gắn quy trình sản xuất với việc được chứng nhận bởi các tổ chức chứng nhận trong nước và quốc tế (VietGAP, GlobalGAP, Uzt Certified…). Chương trình chuyển đổi giống mới và ứng dụng các biện pháp canh tác tiên tiến sản xuất chè theo hướng an toàn, đã nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị chè Thái Nguyên. Năm 2005, giá trị sản xuất bình quân đạt 36,5 triệu đồng/ha 2
- đối với chè búp khô; năm 2010 là 68 triệu đồng/ha, có nơi đạt 90 100 triệu đồng/ha (ở thành phố Thái Nguyên). Với các điều kiện ưu đãi về thiên nhiên, cây chè đã đóng góp rất lớn vào GDP của tỉnh, là ngành mũi nhọn của Thái nguyên trong cơ cấu kinh tế hiện nay. Tuy nhiên, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế, HTX, doanh nghiệp chưa đổi mới dây chuyền công nghệ chế biến, sản phẩm chè đen là chủ yếu, chiếm trên 85% còn lại là chè xanh, chè chất lượng cao. Hiện nay, sản phẩm từ chè chủ yếu do các hộ gia đình, HTX, doanh nghiệp chế biến thủ công, năng suất thấp, chất lượng thấp không đáp ứng được tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm cũng như yêu cầu xuất khẩu vào thị trường Mỹ, châu âu, Nhật,… Để giúp các HTX, doanh nghiệp sản xuất chè nắm bắt được kiến thức về chế biến chè mạnh dạn đầu tư công nghệ chế biến chè phù hợp với quy mô HTX, doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm chè tăng giá trị kinh tế, ổn định đời sống cho các hộ nông dân. Do đó, Trung tâm Khoa học Công nghệ và môi trường xây dựng đề án “Đào tạo nghề chế biến chè” là cần thiết và phù hợp với điều kiện thực tế phát triển kinh tế xã hội của địa phương. 4. Mục tiêu và quy mô của đề án + Đào tạo được 300 công nhân có tay nghề cao, đảm bảo vận hành thiết bị chế biến chè đạt tiêu chuẩn trong nước và xuất khẩu + Mở 10 lớp (mỗi lớp 30 học viên). Đào tạo truyền nghề cho 300 công nhân đạt trình độ tay nghề có thể sản xuất ra sản phẩm chè đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. + Nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm chè để có thể cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. 5. Nội dung và tiến độ thực hiện đề án: 5.1. Nội dung của đề án: 5.1.1. Chiêu sinh và lập danh sách học viên Trung tâm KHCN&MT phối hợp với Sở Công Thương, Liên minh HTX tỉnh, Trung tâm khuyến công tỉnh Thái Nguyên cùng phòng Công Thương các huyện, HTX chè Khuôn Gà Hùng Sơn tổ chức tuyển sinh, lập danh sách học viên đăng ký học trên địa bàn toàn tỉnh. Người tham gia đăng ký học nghề phải đảm bảo một số điều kiện như: độ tuổi từ 16 đến 40 tuổi, có ý thức và nhu cầu học, nâng cao tay nghề, tuân thủ các quy định trong học nghề,... 5.1.2. Tổ chức lớp học + Quy mô lớp học 3
- Mở 10 lớp (mỗi lớp 30 học viên), tổ chức đồng thời 10 lớp; + Thời gian chiêu sinh: 03 tháng (tháng 01 tháng 03) + Thời gian học: 03 tháng; Chương trình giảng dạy Giáo viên: là những cán bộ được đào tạo về chế biến chè có trình độ tay nghề cao, có phẩm chất đạo đức, tâm huyết với công việc. Mỗi lớp bố trí 01 giáo viên hướng dẫn. + Hoàn thiện các thủ tục thanh quyết toán: 03 tháng (tháng 07 tháng 09). + Quản lý lớp học: Trung tâm thành lập Ban quản lý lớp học gồm 03 cán bộ. Ban quản lý lớp có nhiệm vụ: Tổ chức chiêu sinh, lập danh sách, chia lớp; Tổ chức khai giảng, bế giảng khi kết thúc khóa đào tạo; Quản lý, theo dõi lớp học trong suốt thời gian đào tạo, truyền nghề; Bố trí các điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện, nguyên vật liệu phục vụ cho việc giảng dạy và học tập; Theo dõi, tổng hợp và hoàn thành các thủ tục thanh quyết toán kinh phí lớp học theo đúng chế độ tài chính Nhà nước quy định; Lập báo cáo việc tổ chức lớp học và đánh giá kết quả thực hiện đề án; 4
- 5.2. Tiến độ thực hiện Từ tháng 03/2013 đến tháng 09/2013 6. Dự toán kinh phí + Tổng vốn đầu tư: 1.200 triệu đồng Trong đó: 800 triệu đồng từ nguồn kinh phí của địa phương; 400 triệu đồng từ nguồn kinh phí từ Chương trình KCQG. (Chi tiết theo phụ lục kèm theo) 7. Tổ chức thực hiện Trung tâm Khoa học Công nghệ và Môi trường Liên minh HTX Việt Nam thực hiện đề án. 8. Đánh giá hiệu quả của Đề án + Đề án được thực hiện thành công sẽ có tác động tích cực đến phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, cụ thể: Giải quyết cho 300 lao động được đào tạo trực tiếp có việc làm, thu nhập ổn định từ 4.000.000 5.000.000 đồng/tháng, góp phần giải quyết cho khoảng 10.000 lao động trên địa bàn tỉnh có thêm việc làm và thu nhập từ 2.000.000 3.000.000 đồng/tháng; Tăng thu nhập cho người lao động, tạo dựng được nghề mới ổn định; Thành lập các tổ hợp tác, HTX chế biến chè có chất lượng cao đáp ứng thị trường trong nước cũng như xuất khẩu; Góp phần thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo cho người dân vùng nông thôn miền núi. 10. Kết luận và đề nghị: Đề án Đào tạo nghề chế biến chè cho lao động trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có hiệu quả thiết thực về mặt kinh tế và xã hội, phù hợp với điều kiện kinh tế, điều kiện tự nhiên của tỉnh. Góp phần phát triển nghề trồng chế biến chè ở địa phương. Trên đây là đề án “Đào tạo nghề chế biến chè” của Trung tâm Khoa học Công nghệ và Môi trường. Kính đề nghị Cục Công nghiệp địa phương Bộ Công Thương, Liên minh HTX Việt Nam xem xét, phê duyệt và hỗ trợ nguồn kinh phí từ Chương trình khuyến công quốc gia để Trung tâm thực hiện Đề án. LIÊN MINH HTX VIỆT NAM KT. TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC 5
- Vũ Quang Phong 6
- Phụ lục 01: Dự toán chi phí thực hiện đề án “Đào tạo nghề chế biến chè” Đơn vị tính: Triệu đồng 7
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo thực tập tại công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Cầu tre
85 p | 939 | 228
-
KHẢO SÁT QUY TRÌNH SẢN XUẤT ĐỒ HỘP KHÓM RẼ QUẠT VÀ BƯỚC ĐẦU THIẾT LẬP HACCP CHO QUY TRÌNH
149 p | 203 | 56
-
LUẬN VĂN: XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG A. ĐÁNH GIÁ VỀ TIỀM NĂNG CỦA NGHÀNH THỦY SẢN –NHỮNG LỢI THẾ VÀ KHÓ KHĂN
46 p | 144 | 29
-
Báo cáo khoa học nông nghiệp " Xác định và xác định các vấn đề ngành công nghiệp, nhu cầu và cơ hội Thông qua một cuộc khảo sát toàn diện và xem xét ngành công nghiệp xưởng cưa nông thôn "
61 p | 61 | 10
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Kết quả bước đầu nghiên cứu đánh giá khả năng bị stress nhiệt ẩm của bò sữa nuôi ở Nghệ An"
8 p | 71 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu quá trình tiện thép hợp kim qua tôi bằng dao PCBN
28 p | 36 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn