Đề bài học kỳ: Phân tích các quy định về vấn đề minh bạch trong hoạt động ngân sách nhà nước; tìm hiểu thực trạng năm 2015 và đề xuất pháp lý nhằm thực hiện tốt việc minh bạch hoạt động ngân sách nhà nước
lượt xem 22
download
Đề bài học kỳ "Phân tích các quy định về vấn đề minh bạch trong hoạt động ngân sách nhà nước; tìm hiểu thực trạng năm 2015 và đề xuất pháp lý nhằm thực hiện tốt việc minh bạch hoạt động ngân sách nhà nước" được nghiên cứu với các nội dung: Khái quát về vấn đề minh bạch trong hoạt động ngân sách nhà nước, thực trạng về vấn đề minh bạch trong hoạt động ngân sách nhà nước trong năm 2015, đề xuất về việc thực hiện việc minh bạch trong hoạt động ngân sách nhà nước.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề bài học kỳ: Phân tích các quy định về vấn đề minh bạch trong hoạt động ngân sách nhà nước; tìm hiểu thực trạng năm 2015 và đề xuất pháp lý nhằm thực hiện tốt việc minh bạch hoạt động ngân sách nhà nước
- LỜI MỞ ĐẦU Từ lâu, hệ thống chính sách công nói chung và chính sách công tài nói riêng đã được quan niệm và sử dụng như là công cụ quan trọng để nhà nước thực hiện các chức năng kinh tế, xã hội của mình. Trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, ngân sách nhà nước không chỉ đảm bảo điều kiện vật chất để thực hiện các chức năng của nhà nước mà còn là công cụ điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế, có tác động đối với sự vận động của xã hội đi theo định hướng phù hợp với chính sách của nhà nước. Các hoạt động ngân sách nhà nước luôn có phạm vi tác động rộng lớn, liên quan đến tất cả các cấp, ngành. Chính vì vậy, minh bạch trong hoạt động ngân sách là vấn đề được toàn thể xã hội quan tâm. Đặc biệt hơn trong bối cảnh nhà nước ta đang tiếp tục đẩy mạnh quá trình đổi mới cải cách hành chính, chú trọng đến việc phát huy tính chủ động, tích cực tham gia của người dân trong việc đóng góp, xây dựng đất nước thì yêu cầu về minh bạch trong hoạt động ngân sách nhà nước càng trở nên quan trọng. Nhận thức được điều đó, em đã lựa chọn đề bài học kỳ: “Phân tích các quy định về vấn đề minh bạch trong hoạt động ngân sách nhà nước; tìm hiểu thực trạng năm 2015 và đề xuất pháp lý nhằm thực hiện tốt việc minh bạch hoạt động ngân sách nhà nước” NỘI DUNG I. Khái quát về vấn đề minh bạch trong hoạt động ngân sách nhà nước a. Khái niệm Ngân sách nhà nước: Với vai trò là một tổ chức đại diện cho người diện thực hiện các công việc ngoại giao, an ninh – quốc phòng, kinh tế, giáo dục,… nhà nước cần có những khoản tài chính, một quỹ tiền tệ tập trung để có thể tạo lập, duy trì bộ máy của mình. Trên cơ sở sự ra đời, tồn tại, phát triển của nhà nước, sự ra đời, tồn tại, phát triển của ngân sách nhà nước là tất yếu, khách quan. Theo các tài liệu nghiên cứu hệ thống về ngân sách, khái niệm “ngân sách nhà nước” bắt đầu hình thành đầu tiên ở nước Anh, sau đó được sử dụng rộng rãi ở Pháp, với ý nghĩa chỉ “túi tiền” của người thủ quỹ ngân khố. Theo đó, tất cả những khoản thu – chi mang tính chất “công” đều thuộc về nhà nước, do nhà nước thực hiện và được gọi là “ngân sách nhà nước”. Ngày nay, thuật ngừ “ngân sách nhà nước” được sử dụng rộng rãi không chỉ trong các diễn đàn khoa học mà cả trong đời sống thực tiễn, với ngụ ý đề cao ý thức chính trị của dân chúng trong việc đóng thuế cho quốc gia để góp phần chia sẻ gánh nặng chi tiêu với chính phủ; đồng thời, nhằm phân biệt giữa ngân sách của nhà nước với ngân sách của hộ gia đình, cá nhân và ngân sách của các tổ chức, đoàn thể xã hội. Trong cuốn “Tài chính công”, Philip E.Taylor đã đưa ra định nghĩa: “Ngân sách là chương trình tài chính chính yếu của Chính phủ. Tài liệu này tạp trung các dự liệu thu và chi trong khoảng thời gian của tài khóa, bao hàm các chương trình hoạt động phải hoạt động phải thực hiện và các phương tiện tài trợ các hoạt động ấy. 1
- Ngân sách nhà nước, trước hết là một khái niệm thuộc phạm trù kinh tế học hay hẹp hơn là tài chính học. Xét từ góc độ này, ngân sách nhà nước được hiểu là bản dự toán các khoản thu chi tiền tệ của một quốc gia, được cơ quan có thẩm quyền của nhà nước quyết định để thực hiện trong một thời hạn nhất định, thường là một năm. Trong khoa học pháp lý, khác với quan niệm về ngân sách nhà nước của các nhà kinh tế, các nhà luật học lại quan niệm ngân sách nhà nước là một đạo luật đặc biệt do Quốc hộ ban hành để cho phép Chính phủ thực hiện trong một thời hạn nhất định. Ngân sách nhà nước là một đạo luật, bởi lẽ, nó được quyết định, phê chuẩn bởi cơ quan lập pháp theo một trình tự luật định và có hiệu lực như một văn bản pháp luật. Trong pháp luật thực định nước ta, khái niệm ngân sách nhà nước được đề cập tại Điều 1 luật Ngân sách nhà nước năm 2002: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước trong dự toán đã được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.” Ngoài ra, tại khoản 14 Điều 4 luật Ngân sách nhà nước năm 2015 (có hiệu lực từ năm ngân sách 2017), ngân sách nhà nước được định nghĩa: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”. Minh bạch hoạt động ngân sách nhà nước: Trước tiên, để hiểu về khái niệm minh bạch trong hoạt động ngân sách nhà nước, ta cần phải hiểu thuật ngữ “minh bạch”. Minh bạch là từ Hán – Việt, được ghép từ minh sáng và bạch trắng. Theo từ điển tiếng Việt, minh bạch là “rõ ràng, rành mạch”. Trong hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung và hoạt động ngân sách nhà nước nói riêng, minh bạch nghĩa là không những phải công khai mà còn phải trong sáng, không khuất tất, không rắc rối, không gây khó khăn cho công dân trong tiếp cận thông tin. Minh bạch là một trong những yếu tố quan trọng để khẳng định sự lành mạnh của cả thể chế lẫn xã hội: Chúng ta đang sống trong thời đại mà khái niệm dân chủ được xem như một đặc tính chính trị. Trong việc tạo dựng một chính phủ con người quản lý con người, khó khăn lớn nằm ở chỗ trước hết phải bảo đảm chính phủ kiểm soát được những người phải quản lý và tiếp theo bảo đảm chính phủ phải kiểm soát được chính bản thân mình. Vì vậy, một nền dân chủ thực sự chỉ có khi quyền lực nhà nước được kiểm soát, hạn chế bởi những thiết chế dân chủ, người dân được tham gia vào các quá trình xã hội. Để hạn chế quyền lực nhà nước, các quốc gia áp dụng và thực thi những phương thức hạn chế quyền lực nhà nước từ bên trong như Hiến pháp và hệ thống luật pháp, tổ chức bộ máy theo các hình thức phân quyền và cơ chế kiềm chế, đối trọng quyền lực khác nhau. Trong đó, công khai, minh bạch được coi là một trong những phương thức hạn chế quyền lực nhà nước từ bên ngoài. Theo đó, nhà nước với tư cách là chủ thể của quyền lực công phải công khai, minh bạch hoạt động của mình với toàn thể xã hội và công chúng. Minh bạch trong hoạt động ngân sách nhà nước là một đòi hỏi tự nhiên. Ngân sách nhà nước được tạo lập chủ yếu do người dân. Vì vậy, người dân có quyền được biết nhà nước sử dụng tiền do mình đóng góp vào những công việc gì, có đúng theo luật định hay không. Nếu như các hoạt động ngân sách rơi vào tình trạng kém minh bạch và trách nhiệm giải trình không đầy đủ sẽ khiến cho Chính phủ gặp phải những phản ứng của người dân trước mỗi đề nghị cải cách thuế cũng như mỗi khi đề xuất các dự án đầu tư 2
- có sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Còn nếu người dân nhìn thấy những đồng thuế mà họ nộp cho nhà nước được chi tiêu một cách có trách nhiệm và hiệu quả thì có lẽ họ đã không phản ứng, đôi khi, đến mức cực đoan. Không những vậy, sự ủng hộ của người dân còn là tiền đề quan trọng cho sự thành công trong các chính sách chi tiêu của Chính phủ cũng như cho mọi cải cách. Ngày nay, trong thời đại toàn cầu hóa, yêu cầu minh bạch lại càng cấp thiết, chúng ta hội nhập càng sâu càng phải minh bạch. Càng ngày, sự chú ý của thế giới đối với tính minh bạch của xã hội chúng ta sẽ càng ngày càng sâu dần, càng chuyên nghiệp dần. Các nhà đầu tư cần thiết xem xét tính minh bạch của hoạt động ngân sách của ta, để qua đó có thể đánh giá, quản lý rủi ro mang lại cho khoản đầu tư của họ vào nước ta. Tóm lại, vấn đề minh bạch trong hoạt động ngân sách nhà nước là rất quan trọng, đòi hỏi phải có sự xem xét, đánh giá, quan tâm ở một mức độ sâu rộng; cần thiết phải được coi là chuẩn mực, yêu cầu của hoạt đông ngân sách nhà nước. b. Các quy định pháp luật về công khai, minh bạch trong hoạt động ngân sách nhà nước Hiến pháp 2013: Minh bạch trong hoạt động ngân sách nhà nước là một vấn đề rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến tính hiệu quả của ngân sách nhà nước. Nó đã được luật hóa thành những nguyên tắc cơ bản của việc thực thi ngân sách nhà nước . Khoản 1 Điều 55, Hiến pháp 2013 quy định: “Ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia, quỹ tài chính nhà nước và các nguồn tài chính công khác do Nhà nước thống nhất quản lý và phải được sử dụng hiệu quả, công bằng, công khai, minh bạch, đúng pháp luật.” Điều khoản về tài chính công này là một điều khoản mới được bổ sung vào Hiến pháp 2013. Việc yêu cầu về tính minh bạch trong hoạt động ngân sách nhà nước được Hiến pháp – bộ luật căn bản của hệ thống pháp lý quy định cho thấy tầm quan trọng của vấn đề này. Điều này sẽ là tiền đề để vấn đề minh bạch trong hoạt động ngân sách nhà nước được quy định cặn kẽ, sâu rộng hơn trong hệ thống pháp luật nước ta. Luật Ngân sách nhà nước năm 2002 và luật Ngân sách nhà nước năm 2015 (có hiệu lục thi hành từ năm ngân sách 2017): Tại Điều 3, luật Ngân sách năm 2002 quy định: “ Ngân sách nhà nước được quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp quản lý, gắn quyền hạn với trách nhiệm.” Ta thấy rằng nguyên tắc công khai minh bạch là nguyên tắc có tính chi phối và ngự trị trong tất cả các hoạt động về ngân sách nhà nước. Minh bạch cần được thể hiện ở tất cả các khâu của hoạt động ngân sách nhà nước như: lập dự toán thu – chi; chi ngân sách hàng năm; phê duyệt dự toán; quyết toán ngân sách; chế độ về kiểm toán và công tác thanh tra. Nhà nước sử dụng quyền lực do người dân trao cho để dùng ngân sách do người dân đóng góp để thực hiện nhiệm vụ của mình thì cần phải có trách nhiệm đối với những những việc làm thuộc quyền hạn của mình. Khi các hoạt động ngân sách nhà nước được đảm bảo minh bạch sẽ làm giảm thiểu tình trạng tham những, hiệu quả của việc sử dụng ngân sách sẽ được nâng cao, góp phần phát triển đất nước. Tuy nhiên, một điều có thể nhận thấy ở luật Ngân sách năm 2002 và các văn bản hướng dẫn chưa quy định rõ nghĩa vụ giải trình, nội dung, hình thức giải trình và trách nhiệm của các bên liên quan trong thực hiện nghĩa vụ giải trình. Hiện nay, nghĩa vụ giải trình thường được thực hiện bằng hình thức chất vấn và trả lời 3
- chất vấn tại các kỳ họp của Quốc hội, Hội đồng nhân dân hoặc bằng văn bản là những báo cáo của các cơ quan cấp dưới báo cáo cấp trên về số liệu thu – chi ngân sách nhưng lại không có những giải trình kèm theo về kết quả thu được từ các hoạt động ngân sách đó. Điều này gây nên những hạn chế trong việc công khai, minh bạch các hoạt động ngân sách nhà nước, tạo điều kiện cho những mập mờ trong thu – chi hoặc những nhân tố của hoạt động sử dụng ngân sách (nhà thầu, nhà cung cấp hàng hóa – dịch vụ,…). Một hạn chế nữa của luật Ngân sách năm 2002 có ảnh hưởng không tốt đến việc minh bạch hoạt động ngân sách nhà nước đó là chưa có quy định rõ về sự tham gia trực tiếp của người dân và các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp trong các hoạt động kiểm tra, giám sát các vấn đề liên quan đến ngân sách nhà nước. Thông tư số 21/2005/TTBTC ngày 22/03/2005 của Bộ Tài chính có ghi nhận: “…Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức đoàn thể trong cơ quan, đơn vị và nhân dân chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện công khai tài chính của các cơ quan, đơn vị” và tại Thông tư số 10/2005/TTBTC ngày 02/02/2015 của Bộ Tài chính cũng ghi nhận việc giám sát công khai tài chính của người dân và các tổ chức đại diện. Tuy nhiên, việc thực hiện quyền giám sát hoạt động công khai, minh bạch trên thực tế gặp rất nhiều khó khăn do những hạn chế nhất định như thiếu cơ chế thi hành, chưa có biện pháp xử phạt khi xảy ra vi phạm. Bên cạnh đó, các quy định về chất vấn và trả lời chất vấn trong các quy định của pháp luật vẫn còn hết sức chung chung khiến quá trình giám sát gặp nhiều khó khăn. Ngày 25/06/2015, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII đã thông qua luật ngân sách năm 2015 (có hiệu lực từ năm ngân sách 2017). Trong luật sửa đổi này, vấn đề minh bạch trong hoạt động ngân sách nhà nước được quy định tại Khoản 1, Điều 8: “Ngân sách nhà nước được quản lý thống nhất, tập trung dân chủ, hiệu quả, tiết kiệm, công khai, minh bạch, công bằng; có phân công, phân cấp quản lý; gắn quyền hạn với trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước các cấp.” Như vậy, minh bạch vẫn là một nguyên tắc cơ bản, quan trong của các hoạt động ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, ta thấy có sự thay đổi khi quy định rõ hơn “gắn quyền hạn với trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước”. Điều này đã quy định trực tiếp chính các cơ quan quản lý nhà nước các cấp phải có trách nhiệm đối với hoạt động liên quan đến ngân sách nhà nước chứ không còn chung chung như luật ngân sách nhà nước năm 2002. Ta thấy rằng hoạt động ngân sách nhà nước luôn có một bên chủ thể là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, vì vậy, việc bổ sung chi tiết hơn này là hợp lý. Tuy nhiên ở cả hai luật Ngân sách nhà nước năm 2002 và năm 2015, dù đã quy định về công khai ngân sách nhưng lại chưa quy định rõ công tác đánh giá và trách nhiệm giải trình các số liệu công khai của các bên liên quan, khiến cho việc công khai hoạt động ngân sách nhà nước trở nên hình thức mà chưa chắc đã minh bạch. Một trong những yêu cầu quan trọng của việc minh bạch, công khai ngân sách nhà nước. Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 đã có rất nhiều bổ sung, sửa đổi về hoạt động công khai ngân sách nhà nước; trong đó, có các quy định về đối tượng, nội dung, cách thức và trách nhiệm công khai. So với luật Ngân sách nhà nước năm 2002, những quy định về công khai trong luật năm 2015 đã được quy định đầy đủ, chi tiết hơn. Luật năm 2015 không chỉ quy định việc công khai trong dự toán, quyết toán, kiểm toán ở các cấp ngân sách mà còn yêu cầu công khai cả giai đoạn chấp hành dự toán, trong quy trình thủ tục kê khai, thu nộp, gia hạn các khoản thu, tạm ứng và thanh toán ngân sách và bổ sưng quy định về báo cáo giải trình, thuyết minh kèm theo các tài liệu, thông tin ngân sách nhà nước được công khai. Ví dụ, việc công khai minh bạch được nhấn mạnh tại điều 15 “Công khai ngân sách nhà nước và giám sát ngân sách nhà nước của cộng đồng”. Điều 15 thể hiện khá đầy đủ các yêu cầu về nội dung công khai, phạm vi công 4
- khai, hình thức công khai và trách nhiệm phải thực hiện công khai. Điều này chứng tỏ được tầm quan trọng của nguyên tắc này trong các toàn bộ các khâu của quy trình ngân sách, bao gồm cả lập dự toán và chấp hành dự toán, cũng như trong kiểm tra, thanh tra, giám sát việc chấp hành ngân sách của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Việc thực hiện công khai, minh bạch ngân sách nhà nước hiện nay được thực hiện theo Thông tư Số: 03/2005/TTBTC của Bộ Tài Chính ngày 06 tháng 01 năm 2005 về Hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với các cấp ngân sách nhà nước và chế độ báo cáo tình hình thực hiện công khai tài chính. Theo đó, việc thực hiện công khai tài chính được áp dụng đối với các chủ thể sau: các cấp ngân sách nhà nước, các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước, các quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước và các quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân. Hình thức công khai gồm có: công bố trong các kỳ họp thường niên của cơ quan, tổ chức, đơn vị, phát hành ấn phẩm; niêm yết công khai, thông báo bằng văn bản; đưa lên trang thông tin điện tử; chất vấn và trả lời chất vấn về công khai tài chính. Về chế độ giám sát, ngoài các cơ quan chức năng, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức đoàn thể và nhân dân cũng được tham gia giám sát thực hiện công khai tài chính. Công khai, minh bạch ngân sách nhà nước là điều kiện cần để nâng cao hiệu quả của ngân sách nhà nước và tăng cường khả năng giám sát của cộng đồng và giảm lãng phí, kém hiệu quả do sự tuỳ tiện, thiếu trách nhiệm của các đơn vị sử dụng ngân sách gây ra. Vì vậy, các quy định về công khai, minh bạch và giám sát ngân sách nhà nước cần thiết phải được cụ thể hơn nữa, tránh tùy tiện và thực thi không đồng nhất giữa các địa phương, các đơn vị lập và sử dụng ngân sách, và như vậy sẽ làm giảm hiệu lực của cơ quan giám sát.. Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2012: Theo kết quả đánh giá của Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) công bố, chỉ số cảm nhận tham nhũng CPI của Việt Nam khá thấp (31/100 điểm, xếp thứ 19/175 – số liệu năm 2014). Tham nhũng nhiều khiến cho ngân sách nhà nước bị thâm hụt, ảnh hưởng đến chất lượng, năng suất của các hoạt động sử dụng ngân sách. Phòng chống tham nhũng cũng là một trong những cách thức tăng minh bạch trong hoạt động ngân sách nhà nước. Vì vậy, ngoài quy định tại luật Ngân sách nhà nước, vấn đề minh bạch trong ngân sách nhà nước còn được đưa vào luật Phòng, chống tham nhũng 2012. Từ nhiều năm nay, nhất là từ khi ban hành Luật Ngân sách nhà nước, các hoạt động ngân sách đã từng bước được công khai hóa với các mức độ khác nhau. Trên cơ sở một số nội dung có tính nguyên tắc về công khai, minh bạch tài chính, ngân sách tại Luật Ngân sách nhà nước, các cơ quan có thẩm quyền đã tiếp tục ban hành nhiều văn bản pháp quy nhằm quy định cụ thể nội dung, trình tự, thủ tục và các vấn đề khác có liên quan đến công khai, minh bạch tài chính, ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, các văn bản nói trên mới chỉ là văn bản dưới luật và đề cập đến vấn đề công khai, minh bạch tài chính, ngân sách dưới góc độ pháp luật tài chính. Vì vậy, Luật Phòng, chống tham nhũng đã “pháp điển hóa” những quy định về công khai, minh bạch tài chính, ngân sách hiện hành với các nội dung như sau: – Các cấp ngân sách, đơn vị dự toán ngân sách phải công khai chi tiết số liệu dự toán và quyết toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê chuẩn, kể cả khoản ngân sách bổ sung; 5
- – Đơn vị dự toán ngân sách có nguồn thu và các khoản chi từ các khoản đóng góp của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật phải công khai mục đích huy động, kết quả huy động và hiệu quả việc sử dụng các nguồn huy động; – Tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ phải công khai: số liệu dự toán, quyết toán; khoản đóng góp của tổ chức, cá nhân (nếu có); cơ sở xác định mức hỗ trợ và số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ; – Dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn từ ngân sách nhà nước phải công khai: việc phân bổ vốn đầu tư trong dự toán ngân sách nhà nước được giao hằng năm cho các dự án; dự toán ngân sách của dự án đầu tư theo kế hoạch đầu tư được duyệt, mức vốn đầu tư của dự án được giao trong dự toán ngân sách năm; quyết toán vốn đầu tư của dự án hằng năm; quyết toán vốn đầu tư khi dự án hoàn thành đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; – Quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước phải công khai các nội dung sau đây: quy chế hoạt động và cơ chế tài chính của quỹ; kế hoạch tài chính hằng năm, trong đó chi tiết các khoản thu, chi có quan hệ với ngân sách nhà nước theo quy định của cấp có thẩm quyền; kết quả hoạt động của quỹ; quyết toán năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt; – Việc phân bổ, sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước cho các dự án, chương trình mục tiêu đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phải công khai cho cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan và nhân dân nơi trực tiếp thụ hưởng biết. Có thể thấy nội dung công khai tài chính, ngân sách trên bao gồm một phạm vi rất rộng về chủ thể có nghĩa vụ phải công khai và các loại thông tin phải công khai. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để các chủ thể có nghĩa vụ thực hiện việc công khai thông tin cũng như để cơ quan, tổ chức và người dân có thể tiếp cận và giám sát các hoạt động tài chính, ngân sách nhà nước. Luật Đầu tư công năm 2014 Đầu tư công là một trong những hoạt động trực tiếp sử dụng ngân sách nhà nước. Trên thực tế, số vốn mà nhà nước ta bỏ ra để đầu tư công là rất lớn, trải rộng trên nhiều lĩnh vực. Các dự án đầu tư công không chỉ bao gồm những dự án thu lợi mà có cả dự án phi lợi nhuận, nhằm thực hiện các mục tiêu vì cộng đồng. Công khai, minh bạch trong hoạt động đầu tư công góp phần tăng tính cạnh tranh, tính công bằng trong huy động và phân bổ nguồn lực của nhà nước. Hơn nữa, công khai minh bạch là sơ sở, điều kiện quan trọng để thực hiện việc giám sát hoạt động đầu tư công được chặt chẽ và hiệu quả hơn, hạn chế sự thất thoát, lãng phí trong đầu tư và xây dựng từ nguồn ngân sách. Trong luật số 49/2014/QH13 luật Đầu tư công, công khai, minh bạch cũng đã được quy định thành nguyên tắc cơ bản của việc quản lý các dự án đầu tư công, ghi nhận tại khoản 5, Điều 12. Ngoài ra, luật cũng dành riêng một điều luật quy định về công khai minh bạch trong đầu tư công: “Điều 14. Công khai, minh bạch trong đầu tư công Nội dung công khai, minh bạch trong đầu tư công, bao gồm: a) Chính sách, pháp luật và việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật trong quản lý và sử dụng vốn đầu tư công; 6
- b) Nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công; c) Nguyên tắc, tiêu chí, căn cứ xác định danh mục dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm; d) Quy hoạch, kế hoạch, chương trình đầu tư công trên địa bàn; vốn bố trí cho từng chương trình theo từng năm, tiến độ thực hiện và giải ngân vốn chương trình đầu tư công; đ) Danh mục dự án trên địa bàn, bao gồm quy mô, tổng mức đầu tư, thời gian, địa điểm; báo cáo đánh giá tác động tổng thể của dự án tới địa bàn đầu tư; e) Kế hoạch phân bổ vốn đầu tư công trung hạn và hằng năm theo từng nguồn vốn, bao gồm danh mục dự án và mức vốn đầu tư công bố trí cho từng dự án; g) Tình hình huy động các nguồn lực và nguồn vốn khác tham gia thực hiện dự án đầu tư công; h) Tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án; i) Tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án theo từng nguồn vốn; k) Kết quả nghiệm thu, đánh giá chương trình, dự án. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiện việc công khai các nội dung đầu tư công theo quy định của pháp luật.” Luật cũng quy định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan đến đề xuất chủ trương đầu tư; quyết định chủ trương đầu tư; lập, thẩm định, phê duyệt chương trình, dự án; theo dõi, đánh giá kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công. Đồng thời, cũng quy định rõ trách nhiệm và các chế tài xử lý vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân, cũng như người đứng đầu các tổ chức, cơ quan có liên quan đến quản lý đầu tư công. Có thể nói, luật Đầu tư công năm 2014 đã có nhiều điểm thực hiện khá tốt yêu cầu minh bạch trong việc sử dụng ngân sách nhà nước trong lĩnh vực này. Các văn bản dưới luật nên tiếp tục quy định rõ hơn, tạo nên một hành lang pháp lý vững chắc để việc minh bạch được thực hiện chặt chẽ nhất. II. Thực trạng về vấn đề minh bạch trong hoạt động ngân sách nhà nước trong năm 2015 Hiện nay, thuận lợi trong vấn đề công khai, minh bạch: đã có những văn bản, những điều khoản quy định về vấn đề công khai minh bạch ngân sách nhà nước, đó là nền tảng để các cơ quan nhà nước cũng như nhân dân có thể biết được hoạt động thu chi ngân sách nhà nước. Khó khăn trong vấn đề công khai, minh bạch đó là: mặc dù đã có quy định về công khai, minh bạch trong ngân sách nhà nước nhưng thực tế không triệt để. Ngay 9̀ 92015, Tổ chức Đối tác Ngân sách quốc tế công bô Ch ́ ỉ số công khai ngân sách mở của Việt Nam năm 2015 chi la 18 đi ̉ ̀ ểm trên thang điểm 100, thấp hơn nhiều so với mức trung bình toàn cầu la 45 đi ̀ ểm. Chi sô nay thâm chi còn thâp h ̉ ́ ̀ ̣ ́ ́ ơn một điêm so v ̉ ơi xêp hang ́ ́ ̣ năm 2014. Việt Nam chưa công bố đề xuất NS, báo cáo kiểm toán muộn so với tiêu chuẩn quốc tế, công khai các tài liệu vẫn thiếu những thông tin cụ thể. So với nhóm quốc gia cùng có điểm số thấp (dưới 60 điểm) về minh bạch NS, Việt Nam đã công bố 5/8 tài liệu NS chủ chốt (so với 23 tài liệu của các quốc gia khác trong nhóm). Mức độ 7
- ̣ thiêu công khai, minh bach v ́ ề ngân sach VN luôn đ ́ ứng gần chót bảng xếp hạng. Rất khó để có thể tìm kiếm các thông tin về ngân sách nhà nước. Cac sô liêu ngân sách nhà n ́ ́ ̣ ước ̀ ̣ ̀ ma Bô Tai chinh th ́ ương công khai trên công thông tin đi ̀ ̉ ện tử, chưa thể hiện được gì nhiêu. ̀ Ở câp đia ph ́ ̣ ương, vấn đề công khai, minh bach ngân sach con t ̣ ́ ̀ ồi tệ hơn nhiêu. Môt ̀ ̣ ̉ khao sat gân đây v ́ ̀ ới hơn 1,100 người dân tai năm tinh la B ̣ ̉ ̀ ắc Giang, Hòa Bình, Nam Định, Quảng Trị và Bà Rịa – Vũng Tàu cua năm tô ch ̉ ̉ ưc xa hôi d ́ ̃ ̣ ươi s ́ ự bao tr ̉ ợ cua Uy ban Tai ̉ ̉ ̀ ́ ́ ̉ ́ ̣ chinh – Ngân sach cua Quôc hôi cho thây điêu đó. K ́ ̀ ết quả tham vấn tại Bắc Giang cho thấy, hơn 43% người dân được hỏi không biết rằng ngân sách được chi cho phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phòng và đảm bảo hoạt động của bộ máy nhà nước; tới hơn 63% số người được hỏi không biết rằng ngân sách được chi trả nợ của nhà nước và chi viện trợ. Trong khi đó, có gân 43% ng ̀ ười dân ở các tỉnh Hòa Bình, Quảng Trị, Vũng Tàu và Nam Định cho biết họ có nghe hoặc có nhìn thấy báo cáo thu – chi ngân sách của xã nhưng không nhớ hoặc không hiểu được những thông tin này. Đăc bi ̣ ệt, chi đầu tư xây dựng cơ bản – thường chênh lệch tới 50% so với dự toán, vượt xa so với hướng dẫn về thông lệ tốt là duy trì chênh lệch chi tiêu ở mức không quá 5% dự toán. Bình quân các tỉnh miền núi phía Bắc chi cao hơn dự toán đến 42%, các tỉnh ở Tây Nguyên chi cao hơn 35%. Còn tại khu vực Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long, mức chi bình quân cao hơn lần lượt là 7% và 9%. Bôi chi ngân sach nha n ̣ ́ ̀ ươc năm 2013 đã vot lên 6,6% ́ ̣ GDP, từ mưc 5,3% GDP đ ́ ược phê duyêt tr ̣ ước đo. Ban d ́ ̉ ự thao đâu tiên cua Luât Ngân ̉ ̀ ̉ ̣ sách nhà nước năm 2015 tưng co điêu khoan x ̀ ́ ̀ ̉ ử ly trach nhiêm ca nhân cua nh ́ ́ ̣ ́ ̉ ững người chi tiêu sai ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, nội dung này lại không được Quôc hôi thông ́ ̣ qua. Nỗ lực của Bộ Tài chính cũng như của Chính phủ trong những năm qua nhằm làm tăng tính minh bạch vấn đề huy động và sử dụng ngân sách nhà nước cho thấy những cải cách đang đi đúng hướng và bước đầu có những kết quả nhất định. Chẳng hạn như Bộ Tài chính thời gian qua luôn công bố những báo cáo hàng tháng về tình hình thực hiện nhiệm vụ tài chính ngân sách nhà nước và công bố kế hoạch, nhiệm vụ công tác trọng tâm cho tháng tiếp theo của ngành tài chính; công bố báo cáo sơ kết tình hình tài chính nửa năm; công khai các báo cáo dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm; và nhiều chuyên mục thông cáo báo chí khác. Những báo cáo này trước đây thường chỉ được gửi trực tiếp cho cấp có thẩm quyền và được sử dụng nội bộ, hiếm khi được công khai. Việc công khai hóa các báo cáo này trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin của Bộ Tài chính rõ ràng là một kết quả tích cực bước đầu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, nội dung các báo cáo này chủ yếu phù hợp cho công tác và chức năng điều hành, quản lý kinh tế của Chính phủ chứ chưa đáp ứng được kỳ vọng và yêu cầu của người dân về phạm vi và chất lượng thông tin công bố. Những thông tin công bố trong các báo cáo này chủ yếu chỉ mới dừng lại ở mức độ khái lược với các số liệu tài chính ngân sách tổng quát, thiếu những phụ lục chi tiết và nhiều nội dung cần phải được giải trình khác. Chẳng hạn như số liệu công bố mới chỉ dừng ở mức độ tổng thu, tổng chi và cân đối ngân sách, tiến thêm một chút là số liệu về cơ cấu thu và chi ở cấp độ đơn giản nhất trong khi hoàn toàn không thấy những báo cáo chi tiết và minh họa đính kèm về tình hình phân bổ ngân sách phân theo cấp, ngành, lĩnh vực, đối tượng, đơn vị... Nếu căn cứ theo bản Quy tắc Thực hành tốt nhất để minh bạch ngân sách của OECD (OECD Best Practices for Budget Transparency) thì những công bố thông tin về tình hình ngân sách của Việt Nam hiện nay còn rất lạc hậu và đơn giản, chưa đáp ứng được phần lớn các nội dung của những quy tắc này. 8
- Đánh giá minh bạch ở Việt Nam của các tổ chức trong – ngoài nước Trong những năm qua, Chính phủ đã có nhiều nỗ lực nhằm tăng cường công tác công khai, minh bạch trong hoạt động quản lý ngân sách nhà nước; từ việc xây dựng quy trình ngân sách minh bạch, rõ ràng; xây dựng hệ thống định mức phân bổ ngân sách và các định mức chi tiêu công khai, minh bạch; công khai và lấy ý kiến rộng rãi về các văn bản luật, các chế độ, chính sách lớn có tác động đến đông đảo người dân; công khai các số liệu, tài liệu liên quan đến dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước; công khai các báo cáo kiểm toán, kết luận thanh tra đối với việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước. Trong báo cáo “Đánh giá minh bạch tài khóa của Việt Nam” được Ngân hàng Thế giới công bố, các chuyên gia của WB cho rằng: Việt Nam đã tiến xa trong việc minh bạch tài khóa, tiến được một bước dài trong việc cải thiện minh bạch về chính sách tài khóa và ngân sách Nhà nước kể từ cuối thập kỷ 90 thời điểm các văn bản ngân sách vẫn được coi là bí mật Nhà nước. Theo đó, hiện nay, Việt Nam đã công bố một bộ văn bản và báo cáo ngân sách tương đối chuẩn mực. Các tổ chức quốc tế khuyến nghị cần công bố các báo cáo liên quan đến ngân sách tại các khâu khác nhau trong quy trình ngân sách. Thực tế trong 10 qua, Việt Nam đã cải thiện đáng kể hiệu quả thực thi của mình theo khía cạnh này và đã công bố được ít nhất 4 báo cáo. Bao gồm: Báo cáo ngân sách được phê duyệt, báo cáo tình hình thực hiện ngân sách hàng quý, báo cáo tài chính cuối năm, và báo cáo kiểm toán bên ngoài. Ngoài ra, báo cáo của WB cũng ghi nhận những thông tin bổ sung được công bố riêng đem lại những thông tin tài khóa quan trọng, chưa được thể hiện đầy đủ trong các báo cáo ngân sách. Tuy nhiên, theo tổ chức Đối tác ngân sách quốc tế (IBP), trong cuộc khảo sát hàng năm của mình nhằm so sánh mức độ minh bạch ngân sách của các quốc gia trên thế giới, IBP đã tiến hành cuộc khảo sát ở hơn 100 quốc gia, sử dụng 140 chỉ báo tổng hợp để tính toán chỉ số OBI (Open Budget Index hay còn gọi là Chỉ số Minh bạch ngân sách) với thang điểm từ 0100. Kết quả được phân thành năm hạng gồm: (i) rộng rãi (extensive) có điểm số từ 81100, (ii) đáng kể (substantial) có điểm số từ 6180, (iii) hạn chế (limited) có điểm số từ 4160, (iv) rất ít (minimal) có điểm số từ 2140, và (v) hiếm hoi (scant and none) có điểm số từ 020. Kết quả xếp hạng chỉ số OBI 2015 của Việt Nam chỉ là 18 điểm, xếp ở nhóm cuối trong năm nhóm kể trên. Nếu so với năm 2008 thì điểm số của Việt Nam đã cải thiện ít nhiều, từ 10 lên 18 điểm, nhưng so với năm 2012 (19 điểm) thì hầu như không cải thiện gì nếu không nói là có phần tụt xuống. So với các nước, Việt Nam chỉ xếp trên vài nước như Trung Quốc (14), Campuchia (8), Venezuela (8), Iraq (3), Myanmar (2)... trong khi lại xếp sau, đặc biệt với điểm số rất chênh lệch so với nhiều nước khác trên thế giới và ngay cả trong khu vực. Công khai nhưng chưa chắc minh bạch Một vấn đề đặt ra cho câu chuyện công khai, minh bạch các hoạt động ngân sách ở nước ta đó là công khai nhưng chưa chắc đã minh bạch. Cần phải nhấn mạnh rằng, minh bạch gắn liền với công khai, công khai là tiền đề của việc minh bạch. Tuy nhiên, chúng ta mới chỉ dừng lại ở mức độ công khai dự toán và quyết toán sau khi được Quốc hội, Hội đồng Nhân dân phê duyệt. Trong khi minh bạch lại yêu cầu ở cả hệ thống ngân sách, trải dài tất cả các khâu của hoạt động ngân sách. Việc công khai ở ta hiện nay mang quá nặng tính hình thức. chưa thuận lợi để người dân hiểu và bày tỏ ý kiến, công khai thông tin chưa gắn với cơ chế giải trình. Công khai thiếu minh bạch thường được thể hiện dưới dạng: công khai ở chỗ tối; công khai, nhưng thiếu những dữ liệu cơ bản; công khai dưới dạng chung chung... 9
- Hiện nay, cách cung cấp thông tin, kênh tuyền tải thông tin chưa phù hợp và nội dung thông tin, vừa thiếu, vừa khó hiểu và thiếu các biện pháp hỗ trợ người dân khi tiếp cận với các thông tin mà họ quan tâm. Người dân cũng không biết, không hiểu các thông tin liên quan đến ngân sách nhà nước nói chung, việc phân bổ ngân sách nhà nước nói riêng, cũng như chi tiết ngân sách chi thường xuyên cho các ban, ngành, đoàn thể hoặc chi cho các chương trình mục tiêu quốc gia. Ví dụ như tại Bắc Giang (khảo sát năm 2015 – kết quả tham vấn cộng đồng cho dự luật Ngân sách nhà nước), từ 37,7% đến 43,2% người dân được hỏi không biết rằng ngân sách được chi cho phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh quốc phòng và hoạt động của bộ máy Nhà nước; từ 59,7% đến 63,1% số người được hỏi không biết rằng, ngân sách được chi trả nợ của Nhà nước và chi viện trợ. Thêm vào đó, tại các địa phương lại chưa có những cơ chế giải đáp, tháo gỡ kịp thời những thắc mắc hoặc ý kiến của người dân, trừ kênh tiếp xúc cử tri, người dân không biết hỏi ai do đó ngân sách công khai nhưng chưa thu hút sự tham gia và quan tâm của cộng đồng vào quá trình quản lý ngân sách ở địa phương. Ta cũng thiếu các quy định về việc kiểm tra, thanh tra các đối tượng có liên quan trong việc thực hiện chế độ công khai ngân sách Nhà nước, chưa quy định rõ về các hình thức xử lý đối với các hành vi vi phạm. Những điều này đã làm mất đi tính dân chủ trong việc minh bạch hoạt động ngân sách nhà nước. Những bất cập giữa chính sách và thực hiện Ở Việt Nam, câu chuyện công khai và minh bạch đang được tiếp nhận như một chủ trương lớn trong quy trình quản lý. Điều này được thể hiện rất rõ trong Hiến pháp năm 2013 và quá trình xây dựng luật pháp, thực thi luật pháp và xây dựng thể chế kinh tế trong thời gian gần đây. Chúng ta đang hướng tới công khai và minh bạch trong mọi khâu quản lý. Hiện nay, đòi hỏi của xã hội là “thông tin nhanh, kịp thời, chính xác”. Trong hoạt động ngân sách nhà nước nói riêng, cần chủ động cung cấp thông tin cho báo chí để tạo sự đồng thuận xã hội, cần thiết phải cung cấp thông tin các khâu của quá trình thực hiện hoạt động ngân sách nhà nước, kể cả những việc làm được và làm chưa được. Đồng thời, phải chú ý đến trách nhiệm giải trình, giải đáp của cơ quan nhà nước đối với những vấn đề nổi cộm, những việc chưa thông suốt, những chủ trương, chính sách mới. Đặc biệt, khi ban hành chủ trương, chính sách thì phải có trách nhiệm giải trình với người dân. Song, nhìn vào thực tế, lại thấy chủ trương thì có, nhưng thực thi lại chưa được bao nhiêu. Mặc dù, về nguyên tắc vẫn là công khai mọi thứ thông tin quản lý, trừ các thông tin thuộc diện bảo mật, nhưng chúng ta vẫn vướng vào một vấn đề rất cơ bản là: Công khai cái gì? Công khai thế nào? Và vướng mắc nhất ở khâu: Thế nào là thông tin thuộc diện bảo mật? Hiện tại, đã có hẳn một nghị định của Chính phủ quy định về thông tin nào thuộc diện "mật", "tối mật" và "tuyệt mật" (Nghị định số 33/2002/NĐCP, ngày 28/3/2002). Tuy nhiên, ở đây có 2 vấn đề đang đặt ra: Thứ nhất, quy định về các độ mật đối với thông tin quản lý của từng ngành, từng lĩnh vực đã hợp lý chưa? Thứ hai: thói quen đóng dấu "mật" vào các công văn khi thấy cần thiết mang tính chủ quan, mà không theo quy định của pháp luật. Vừa qua, khi thảo luận về Luật Ngân sách Nhà nước sửa đổi ta thấy một điều chưa hợp lý. Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải công khai toàn bộ quá trình dự thảo phân bổ ngân sách để lấy ý kiến của người dân, vì ngân sách là tiền đóng góp của Nhân dân, nên 10
- họ có quyền tham gia vào dự định chi tiêu ngân sách. Song, một luồng ý kiến khác lại lập luận rằng, quá trình này không thể công khai vì “nhạy cảm”. Trong Nghị định của Chính phủ quy định về bảo mật thông tin trong lĩnh vực tài chính, ngân sách cũng đang quy định dự toán ngân sách trong quá trình dự thảo thuộc diện bảo mật. Điều này có vẻ chưa được hợp lý. Về nguyên tắc, thì dự thảo kế hoạch chi tiêu ngân sách không thể thuộc diện bảo mật, vì nếu là mật thì đồng nghĩa với việc công nhận có tồn tại khuất tất trong quá trình "chia bánh ngân sách" – trong khi “bánh” là do toàn dân góp lại mà thành. Như vậy, câu chuyện công khai, minh bạch về hoạt động ngân sách nhà nước ở nước ta vẫn còn tồn tại khúc mắc. Dù cho tư duy lý luận có chuyển biến, nhưng thực tế triển khai vẫn còn gặp nhiều thách thức đáng kể. III. Đề xuất về việc thực hiện việc minh bạch trong hoạt động ngân sách nhà nước Về phương thức và các biện pháp bảo đảm sự tham gia của người dân vào quá trình giám sát minh bạch tài chính: Có thể các văn bản pháp luật của ta đã đề cập đến sự tham gia của người dân vào quá trình ngân sách nhưng thực tế, việc người dân thực hiện quyền này như thế nào mới có tính quyết định tính công khai, minh bạch của ngân sách.Thực tiễn thực hiện hoạt động minh công khai, minh bạch ngân sách nhà nước cho thấy, những báo cáo liên quan đến ngân sách (báo cáo dự toán, quyết toán, chấp hành ngân sách) là những báo cáo chuyên ngành, đòi hỏi đối tượng tiếp cận phải có một hiểu biết nhất định về tài chính thì mới có thể hiểu tường tận các thông tin về số liệu đã được công khai. Vì vậy, khi thực hiện hoạt động công khia, minh bạch ngân sách nhà nước nên lựa chọn nội dung phù hợp với từng đối tượng cụ thể. Thông tin ngân sách công bố cho người dân nên là tài liệu trình bày dưới dạng thức đơn giản, không bao gồm hoặc rất ít các thuật ngữ kỹ thuật, nhằm cung cấp cho người dân kế hoạch thu, chi ngân sách trong năm của Chính phủ. Ngân sách có thể được chuẩn bị dưới nhiều dạng để có thể đăng báo, phát trên đài truyền hình, đài tiếng nói hoặc trình bày trong các cuộc họp cộng đồng. Ngoài ra, khi công khai các thông tin về hoạt động ngân sách nhà nước cũng cần phải có trọng tâm, nhấn mạnh đến những nhóm thông tin được người dân quan tâm nhiều nhất, ví dụ như các thông tin về phân bổ ngân sách nhà nước trước khi phê duyệt; các số liệu về chi thường xuyên,.. Cùng với đó, cần tăng cường cơ chế phản hồi thông tin để ý kiến phản hồi của người dân được nhanh chóng chuyển đến cơ quan có thẩm quyền và phản hồi về biện pháp điều chỉnh từ cấp trên xuống cấp dưới. Việc tăng khả năng tiếp cận thông tin và phản hồi thông tin sẽ tạo nên sự trao đổi qua lại, thúc đẩy kỷ luật tài khóa, nâng cao hiệu quả của việc minh bạch hoạt động ngân sách. Để làm được điều này, chúng ta cần quy định rõ trách nhiệm, vai trò, quyền hạn của người dân và các cơ quan đại diện trong hoạt động kiểm tra, giám sát thực hiện công khai, minh bạch ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật về ngân sách nhà nước, nâng cao nhận thức, sự quan tâm của người dân đối với hoạt động ngân sách nhà nước. Tăng cường quy định để tăng cường quyền hạn cho các cơ quan đại diện: Xuất phát từ chức năng phản biện xã hội, giám sát của các cơ quan đại diện của nhân dân và vai trò hỗ trợ người dân tham gia giám sát hiệu quả trong việc công khai, minh bạch hoạt động ngân sách nhà nước. Vì vậy, pháp luật cần tiếp tục mở rộng hơn nữa vai 11
- trò của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp theo định hướng quy định về phát huy giám sát cộng đồng của các tổ chức này và huy động các tổ chức thành viên để giám sát. Việc quy định rõ vai trò của các cơ quan đại diện trong việc tham gia lập, chấp hành, giám sát hoạt động công khai ngân sách nhà nước sẽ nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng nguồn ngân sách, phòng chống lãng phí và thất thoát ngân sách nhà nước. Đối với các quy định về thông tin công khai, minh bạch ngân sách: Hiện nay, các thông tin về ngân sách nhà nước được Bộ Tài chính công khai có mức độ tương đối chi tiết về phân bổ ngân sách và chi tiêu. Tuy nhiên, dù những dữ liệu này đã được công bố kịp thời và rộng rãi nhưng lại không thể truyền tải một cách hoàn toàn rõ ràng về các mục tiêu, ý định chính sách của Chính phủ hay hiệu quả trong việc thực hiện chính sách này. Như vậy, đặt ra yêu cầu là thông tin được công khai cần phải được thể hiện đơn giản, dễ hiểu, kèm theo thuyết minh, giải trình và tập trung trọng tâm vào vấn đề người dân quan tâm như: tổng mức thu – chi ngân sách, các khoản chi vượt dự toán ngân sách,… Đồng thời, theo quy định của luật Ngân sách nhà nước năm 2015, tính minh bạch của hoạt động công khai ngân sách nhà nước đã được tăng cường với quy định tại Điều 15: Quy định về báo cáo thuyết minh kèm số liệu công khai này sẽ giải thích cho cơ sở lập dự toán và đánh giá kết quả quyết toán, hiệu quả chi ngân sách gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của đơn vị, địa phương, lĩnh vực, chương trình, mục tiêu mà các cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao phụ trách. Đây là một quy định có ý nghĩa lớn đối với hoạt động công khai, minh bạch ngân sách nhà nước nên các văn bản dưới luật cần chú ý để hướng dẫn về quy định này được cụ thể hơn sau khi luật Ngân sách nhà nước năm 2015 chính thức có hiệu lực. Mặt khác, để cải thiện được điểm số của Việt Nam trong thang điểm về Chỉ số đánh giá ngân sách OBI hay PEFA, phù hợp với các thông lệ quốc tế thì cần phải xem xét các quy định về thời gian công bố các số liệu tài chính ngân sách nhà nước sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. thời gian công bố này phải kịp thời và đảm bảo để người dân có thể tiếp cận ngay được những thông tin được công khai, nâng cao tính minh bạch trong hoạt động công khai ngân sách. Quy định về trách nhiệm giải trình của các cấp ngân sách, các đơn vị dự toán ngân sách, các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong tất cả các khâu: lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán, kiểm toán và kiểm tra, thanh tra: Quy định này sẽ tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện trách nhiệm giải trình ở các cấp ngân sách, các đơn vị dự toán, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến ngân sách nhà nước. Vì vậy, cần tăng cường nội dung giải trình về ngân sách nhà nước vào các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân, đơn vị có trách nhiệm trong hoạt động công khai, minh bạch ngân sách nhà nước và cả những chế tài xử lý kèm theo. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về quyền tiếp cận thông tin của công dân: 12
- Một trong những ý nghĩa quan trọng của việc công khai, minh bạch ngân sách là đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của công dân. Do vậy, hoàn thiện các quy định của pháp luật về quyền tiếp cận thông tin của người dân sẽ tọ tiền đề vững mạnh cho việc thực hiện hoạt động công khai, minh bạch ngân sách. Tăng cường quyền tiếp cận thông tin là đảm bảo cho việc thực hiện các hoạt động công khai, minh bạch trong lĩnh vực hoạt động ngân sách nhà nước, góp phần đấu tranh chống tham nhũng, tăng cường khả năng giám sát của người dân trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Hoàn thiện hơn nữa các quy định về công khai tài chính đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng ngân sách nhà nước Trong những năm gần đây, vốn đầu tư của Nhà nước vào các dự án xây dựng cơ bản liên tục tăng và chiếm tỷ lệ khoagr 30% tổng sản phẩm quốc nội GDP. Qua đó tạo nên sự chuyển biến quan trọng về vật chất – kỹ thuật, thúc đấy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng năng lực sản xuất, cải thiện văn minh đô thị, đóng góp quyết định vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tuy nhiên, việc quản lý và triển khai thực hiện các dự án còn nhiều hạn chế, yếu kém dẫn đến hiện tượng thất thoát, lãng phí vốn đầu tư và hiệu quả kinh tế của các dự án. Để khắc phục tình trạng này, cần hoàn thiện cơ chế phân cấp, quản lý đầu tư và đặc biệt là tăng cường kỷ luật, kỷ cương và trách nhiệm của các cấp các tổ chức, cá nhân có liên quan thông qua hoạt động công khai việc phân bổ, sử dụng nguồn vốn đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản có vốn là ngân sách nhà nước. Như vậy, cần bổ sung quy định về nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước và trách nhiệm thực hiện công khai, minh bạch của các tổ chức, cá nhân trong lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư công; lập, thẩm định, thông qua và giao kế hoạch thực hiện; chấp hành kế hoạch gồm cả trách nhiệm thông báo về việc công khai và thực hiện việc công khai. Đồng thời, bổ sung thêm quy định cung cấp thông tin về đầu tư các dự án xây dựng cơ bản, đặc biệt là về chương trình, dự án và kế hoạch sau khi đã được phê duyệt hoặc thông qua yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Bên cạnh đó, là quy định về nội dung giám sát, kiểm tra, thanh tra về hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, trong đó, quy định việc thực hiện công khai các hành vi vi phạm nguyên tắc công khai, minh bạch trong đầu tư công và các hành vi bị cấm đầu tư. KẾT LUẬN Minh bạch là một nguyên tắc quan trọng trong toàn bộ quá trình hoạt động ngân sách nhà nước. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến cách thức cũng như hiệu quả của hoạt động ngân sách nhà nước. Minh bạch được tôn trọng thực hiện sẽ giúp cho người dân nắm bắt được các chính sách, từ đó nâng cao sự ủng hộ của người dân đối với chính sách mà nhà nước đưa ra. Minh bạch cũng giúp giảm tham nhũng, làm trong sạch hệ thống chính trị, tăng lòng tin của người dân vào chính quyền, nâng cao hiệu quả của các hoạt động sử dụng ngân sách nhà nước. Yêu cầu về minh bạch trong hoạt động ngân sách nhà nước giờ đây là rất cấp thiết, cần có sự quan tâm sâu rộng không chỉ từ phía cơ quan nhà nước mà còn là của các tổ chức chính trị xã hội, của toàn thể nhân dân. Trên đây, em đã trình bày những tì hiểu của mình về vấn đề minh bạch trong hoạt động ngân sách nhà nước. Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng do vốn hiểu biết và kiến thức còn hạn hẹp nên bài viết của em không tránh khỏi thiếu xót, rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn. 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chuyên đề 1: “Kỹ năng xử lý và phân tích số liệu”
44 p | 250 | 75
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng phân tích - tổng hợp cho học sinh trong dạy học chương Sinh trưởng và phát triển - Sinh học 11
103 p | 188 | 36
-
luận văn: XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN DÙNG ĐỂ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC HỌC PHẦN HÓA PHÂN TÍCH CHƯƠNG CÂN BẰNG TẠO PHỨC TRONG DUNG DỊCH
124 p | 133 | 32
-
CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT TRONG VIỆC NGHIÊN CỨU PHÂN TẦNG XÃ HỘI
15 p | 203 | 31
-
Bài tập lớn Kỹ thuật hệ thống trong Công nghệ hóa học: Phân tích và tổng hợp hệ thống công nghệ hóa học trên cơ sở nhiệt động học (Exergy)
16 p | 231 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu kỹ năng học tập phân môn Tập làm văn của học sinh lớp 2 Trường Tiểu học Thị trấn Sóc Sơn
76 p | 56 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học máy tính: Phát triển các mô hình dựa trên mạng nơ-ron cho phân tích quan điểm theo khía cạnh
136 p | 46 | 10
-
Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Thiết kế và sử dụng bài toán phân tích kỹ thuật trong dạy học động cơ đốt trong, ô tô cho sinh viên sư phạm kỹ thuật
183 p | 62 | 9
-
Bài phân tích môi trường quản lý: Công ty cổ phần phát triển kỹ thuật điện và thương mại KBS
18 p | 99 | 9
-
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu ứng dụng bài toán phân tích đa mục tiêu (MCA) cho việc so sánh và luận chứng phương án bảo trì mặt đường ô tô tại Việt Nam
139 p | 84 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Cơ kỹ thuật: Phát triển phương pháp phần tử hữu hạn đẳng hình học để phân tích và điều khiển đáp ứng kết cấu tấm nhiều lớp
219 p | 44 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Toán học: Xây dựng một số lược đồ chữ ký số tập thể dựa trên bài toán phân tích số
139 p | 49 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Cơ học kỹ thuật: Phân tích đáp ứng của profile cánh máy bay theo cách tiếp cận đối ngẫu
130 p | 37 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch phòng chống úng ngập dựa trên cơ sở phân tích rủi ro
198 p | 39 | 6
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ ngành Cơ học: Phân tích dao động phi tuyến bằng cách tiếp cận trung bình có trọng số
30 p | 34 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học máy tính: Tích hợp đặc trưng ngôn ngữ vào mô hình học thống kê cho phân tích tình cảm
140 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Phân tích quan điểm trong lĩnh vực thức ăn trẻ em sử dụng kỹ thuật học máy
64 p | 8 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn