YOMEDIA
ADSENSE
ĐỀ CƯƠNG A4
113
lượt xem 15
download
lượt xem 15
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Câu 1 : Ý thức là gì. Nêu các trạng thái RLYT trên lâm sàng (không đi sâu phân tích các giai đoạn hôn mê ? I. Định nghĩa : ý thức là sự nhận thức của 1 cá thể về bản thân mình và môi trường xung quanh. - Các biểu hiện lâm sàng của YT là : thức tỉnh, đáp ứng, nhận thức
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: ĐỀ CƯƠNG A4
- ĐỀ CƯƠNG A4 : Câu 1 : Ý thức là gì. Nêu các trạng thái RLYT trên lâm sàng (không đi sâu phân tích các giai đoạn hôn mê ? I. Định nghĩa : ý thức là sự nhận thức của 1 cá thể về bản thân mình và môi trường xung quanh. - Các biểu hiện lâm sàng của YT là : thức tỉnh, đáp ứng, nhận thức Trong đó : sự thức tỉnh và đáp ứng do trung tâm dưới vỏ đảm nhận còn sự nhận thức là chức năng của vỏ não. - Thức tỉnh: biểu hiện bằng mở mắt tự nhiên (mở mắt khi đang ngủ mà có ai đánh thức) - Đáp ứng: là hoạt động có định hướng của cơ thể trả lời lại các kích thích từ bên ngoài. Có 2 loại đáp ứng có ý thức và đáp ứng vô thức. - Nhận thức: là khả năng hiểu các kích thích ngôn ngữ. Nhận biết được các kích thích tri giác như: nhiệt độ, đau... II - Các trạng thái RL ý thức trên lâm sang : Trên LS dựa vào các rối loạn chức năng thức tỉnh, đáp ứng, nhận thức. Phân biệt các trạng thái rối loạn ý thức sau: 1. Ngủ gà : - Bn luôn buồn ngủ,ngái ngủ. - Giảm khả năng thức tỉnh cũng như thời gian thúc tỉnh. - Khi đánh thức dậy thì chức năng nhận thức và đáp ứng hoàn toàn bình thường 2. Lú lẫn : - Là tình trạng sững sờ. - Bn mất khả năng định hướng về bản thân(tên,tuổi,quê quán..) và không gian, thời gian... 3. U ám : - Tất cả các chức năng của ý thức đều giảm nặng, nhưng hô hấp còn bình thường. Còn có 1 vài cử động tự phát, thực hiện một vài cử động đơn giản theo mệnh lệnh 4. Hôn mê : - Mất hoàn toàn chức năng: thức tỉnh, đáp ứng, nhận thức, kèm theo rối loạn : tim mạch, hô hấp, thực vât. - các trạng thái lú lẫn ,ngủ gà và u ám được gọi chung là giai đoạn tiền hôn mê. Các RLYT khác: a. Trạng thái thực vật: Còn chức năng thức tỉnh nhưng mất chức năng nhận thức LS - Kh«ng cã kn vËn ®éng chñ ®éng - ko cã kn tù ¨n - ko cã lêi nãi cã nghÜa - ko cã nhËn thøc - khả năng ®¸p øng gi¶m nhiÒu - ®¹i tiÓu tiÖn ko tù chñ b.Chết não: - Tổn thương nặng, không hồi phục chức năng của não bộ và thân não. - Mất hết chức năng: thức tỉnh, đáp ứng, nhận thức, mất vĩnh viễn các chức năng trên. - BN chắc chắn đi đến tử vong. 1
- c.Hội chứng khoá trái : tæn th−¬ng bã th¸p ,bã gèi,thÓ l−íi c¹nh trung t©m cÇu n·o - liệt tứ chi. - Liệt mặt 2 bên. - Liệt môi. - Liệt lưỡi, hầu, thanh quản. d.Câm, bất động : + Không vận động chủ động được + Không nói được + Mở mắt tự nhiên, mở mắt khi kích thích + Có thể vận động nhãn cầu ,nhìn theo vật chuyển động 2
- Câu 2 : Một bệnh nhân bị liệt dây thần kinh số VII kiểu ngoại vi một bên, hãy biện luận chẩn đoán về phương dịện định khu: I. Giải phẫu: 1. Dây VII là dây thần kinh hỗn hợp, có đầy đủ chức năng của dây thần kinh ngoại vi (vận động , cảm giác, thực vật,dinh dưỡng và phản xạ). 2. Dây VII gồm có 4 nhân: + nhân vận động + nhân cảm giác + 2 nhân thực vật 3. Đường đi của dây VII gồm có 3 đoạn: + đoạn trong sọ + đoạn trong xương đá + đoạn ngoài xg đá ( ngoài sọ). 4. Phân nhánh: - Nhánh bên : + Nhánh trong xg đá: . Nhánh đá nông lớn ( cùng nhánh đá sâu lớn của dây IX) : tiết dịch cho tuyến lệ,các tuyến niêm mạc mũi, hầu. . Nhánh đá nông bé. . Dây cơ bàn đạp : điều tiết cơ bàn đạp. . Thừng nhĩ: mang sợi vị giác của dây VII’: cho 2/3 trước lưỡi và sợi phó giao cảm đến các hạch dưới hàm ,dưới lưỡi. . Nhánh cảm giác ống tai ngoài và vành tai. + Nhánh ngoài xg đá : . Nhánh nối với dây IX là quai Haller. . Nhánh tai sau. . Dây của thân sau cơ nhị thân và cơ trâm – móng. - Nhánh tận : + Nhánh thái dương mặt:vận động các bám da ở trên đường ngang qua 2 mép ở miệng. Có sợi vận động cho cơ trán ,cơ mày và cơ vòng mi khi dây này bị liệt thì mắt ko nhắm được. + Nhánh cổ mặt : vận động cơ bám da ở dưới đường ngang qua 2 mép xuống đến tận cơ bám da cổ. II. Triệu chứng lâm sang : - Khi tỉnh : hai bên mặt không cân đối , các cơ mặt bị kéo về bên lành, nửa mặt bên bệnh bất động, nhẽo ( giảm trương lực cơ ), trán mất nếp nhăn, lông mày hơi sụp xuống, má hơi sệ, rãnh mũi –má mờ, góc mép miệng bị sệ xuống, nghe vang đau, chẩy nước mắt nhiều . - Khi cử động mặt mất cân đối rõ rệt : + Bệnh nhân không nhăn trán được, mắt nhắm không kín (dấu hiệu hở mi), không làm được động tác nhe răng , phồng má, mím môi, huýt sáo, thổi lửa, chau mày . + Dấu hiệu CHARLES-BELL (+) III. Chuẩn đoán định khu tổn thương dây VII: 3
- 1. Đoạn trong sọ : 1.1.Hội chứng Millard-Gubler ( do tổn thương 1/2 cầu não ): - Liệt dây VII ngoại vi bên tổn thương. - Liệt 1/2 người kiểu TW bên đối diện. 1.2 .Hội chứng Foville cầu não dưới ( do tổn thương 1/2 cầu não dưới ) - hai mắt nhìn sang bên đối diện với tổn thương. - liệt mặt ngoại vi bên tổn thương. - liệt nửa người bên đối diện kiểu TW( trừ mặt ). 1.3. Hội chứng góc cầu tiểu não : - Bên tổn thương : liệt dây V dây VI dây VII & hc tiểu não,nặng hơn có HC tháp bên đối diện. - Bên đối diện : liệt 1/2 người kiểu trung ương . 2. Đoạn trong màng não: -Liệt VII ngoại vi. - HC màng não. 3. Đoạn trong xương đá : 3.1 Trong ống tai trong : - tổn thương dây VII gặp trong gẫy vỡ xương đá hay u dây VII . - hội chứng ống tai trong : liệt dây VII và dây VIII. 3.2 Đoạn từ góc cầu tiểu não tới hạch gối : gây tổn thương tất cả các nhánh. biểu hiện: 6 triệu chứng : 1.khô mắt 2.nghe vang đau 3. giảm tiết nước bọt. 4.Giảm vị giác 2/3 trước lưỡi. 5. Giảm cảm giác ống tai ngoài và một phần vành tai ( vùng Ramsay – Hunt). 6.liệt nửa mặt. 3.3. Đoạn giữa dây đá nông lớn và dây thần kinh cơ bàn đạp : Có triệu chúng từ 2 -> 6. 3.4 Đoạn giữa cơ bàn đạp và thừng nhĩ: Có triệu chứng từ 3 -> 6. 3.5 Tổn thương dây VII sau khi ra khỏi lỗ trâm chũm : Gây liệt vận động đơn thuần ,ko có RL cảm giác và vị giác. 3.6. Tổn thương trong tuyến mang tai : - Có thể chỉ tổn thương 1 nhánh cũng gây liệt từng phần ( phần trên hay phần dưới mắt). 4
- Câu 3:Nêu đặc điểm lâm sang của hội chứng thắt lưng hông và nguyên nhân thường gặp? I. GP : - Các khoanh đoạn tủy thắt lưng L1,L2 nằm ngang mức đốt sống D11 và các khoanh đoạn tủy L3,L4,L5 nằm ngang mức đốt sống D12.Chóp tủy nằm ngang mức đốt sống L1. - Từ các khoanh đoạn trên ,các rễ TK tương ứng đi ra ,các nhánh trước của các dây TK tủy sống tạo thành đám rối TK thắt lưng cùng .ĐR thần kinh thắt lưng cùng được tạo thành bởi 1 phần các nhánh trước của dây TK L3,L4 và S1 cùng các dây L5,S1,S2. - Tủy sống kết thúc ngang mức đốt sống L1,L2.Bao rễ TK kết thúc ở mức S2. - Khi cột sống hoặc đĩa đệm có những thay đổi bệnh lý thì các dây rễ TK cũng bị tổn thương theo. II. LS: - Biểu hiện trch của 2 hội chứng thành phần : 1. Hội chứng cột sống : 1.1.Cơ năng: Đau vùng CSTL: - Thường có điều kiện xuất hiện: Sau 1 chấn thương nặng, sau mang vác nặng, tư thế sinh hoạt, lao động bất lợi kéo dài. - Đau có thể xuất hiện từ từ theo kiểu cấp hoặc mãn tính : + Cấp tính: Đau rất dữ dội + Mãn tính hoặc bán cấp : đau âm ỉ 1.2Thực thể: - Biến dạng CS: + Thay đổi độ cong sinh lý CSTL : Giảm ưỡn, mất ưỡn CSTL ,cong sinh lý đảo ngược (gù). + Lệch vẹo cột sống. - Điểm đau CS . - Tăng trương lực cơ cạnh sống - Giảm biên độ hoạt động của CSTL : + Hạn chế động tác: cúi , ngửa, xoay, nghiêng + Khi cúi: chỉ số Schober giảm bn đau - Dấu hiệu:Bonnet (+): gấp mạnh cẳng chân vào đùi , đùi vào bụng-->bn đau 5
- 2.3 Rối loạn cảm giác: - Cảm giác nông của các rễ TK bị rối loạn. - Trong đó 2 rễ L5,S1 là quan trọng , cần được phát hiện khi khám. - Rễ L5: Phân bố cảm giác dải da dọc mặt ngoài đùi cẳng chân --> mắt cá ngoài, mu bàn chân, ngón 1,2 - Rễ S1: phân bố cảm giác dải da dọc mặt sau đùi, cẳng chân--> gót, gan bàn chân 2.4 Rối loạn vận động: - Bn không đi xa được do đau, đi phải nghỉ từng đoạn - Giảm sức cơ do rễ TK bị tổn thương phân bố - Rễ L5 bị tổn thương giảm sức cơ nhóm cơ chày trước bn gấp mu khó, không đứng được gót - Rễ S1 bị tổn thương: Giảm sức cơ cơ dép khó duỗi thẳng bàn chân, không đứng được trên mũi chân 2.5 Rối loạn phản xạ: - Tổn thương rễ S1 --> giảm hoặc mất phản xạ gân gót 2.6 Rối loạn thực vật dinh dưỡng: - Nhiệt độ da giảm, RL tiết mồ hôi - Mất phản xạ dựng lông - Móng tay chân khô dễ gãy.Teo cơ - Nói chung RLTKTV trong tổn thương rễ không rõ bằng do tổn thương thần kinh ngoại vi. B.Nguyên nhân: - thoái hóa CSTL. - thoát vị đĩa đệm CSTL. - Chấn thương CSTL - u,lao,dị dạng cột sống TL. - VCSDK. - trượt ĐS,xẹp ĐS,gai đôi CS .. - U rễ TK. - U cột sống. 6
- Câu4: Chỉ định COSTL. Chống chỉ định. Biến chứng ? - DNT ở người lớn bình thường có khoảng : 150 -180 ml DNT được chứa trong não thất,khoang dưới nhện và các bể não. - DNT có 3 chức năng chính: + Bảo vệ hệ thần kinh trung ương trước các sang chấn cơ học. + Đảm bảo sự tuân hoàn của các dịch thần kinh,các Hormon,các kháng thể,các BC. + Tham gia điều chỉnh độ pH và cân bằng điện giải của hệ TK trung ương. - Khi hệ thần kinh trung ương bị tổn thương thì DNT sẽ có những thay đổi tương ứng. COSTL là xét nghiệm rất thường dung trong thần kinh để chẩn đoán và điều trị. I. Chỉ định: 1. Cho mục đích chẩn đoán : - Thăm dò thành phần dịch não tủy: màu sắc,áp lực, thành phần DNT (TB,CTTB,Albumin,Glucose). - Kiểm soát sự lưu thông dịch não tủy để chẩn đoán bệnh lý ở não và tủy sống. - Bơm thuốc cản quang chụp bao rễ TK, chụp tuỷ cản quang . 2.Cho mục đích điều trị: - Rút bớt DNT làm giảm ALNS sau chấn thương( thường rút 5-8ml) - Lấy bỏ máu và sản phẩm phân huỷ của máu sau chảy máu dưới nhện do chấn thương hoặc tai biến mạch máu não(ít làm) - Đưa Corticoid vào DNT để điều trị viêm tuỷ, viêm màng nhện tuỷ - Bơm khí O2 : điều trị tâm thần, động kinh - Đưa kháng sinh vào để điều trị viêm màng não, viêm tuỷ - Đưa thuốc gây tê vào để gây tê phục vụ PT phần dưới cơ thể. 3.Cho mđ nghiên cứu tuần hoàn DNT, NCứu DNT động II. Chống chỉ định: - Tăng áp lực sọ não, Phù não nặng. - Nghi có u hố sọ sau hoặc lớn bán cầu đại não - Tổn thương tủy cổ. - Bội nhiễm ,NK vùng CSTL:Viêm tấy mủ vùng chọc OSTL, Lao CS-TS đang tiến triển - RL máu đông máu chảy,Bệnh ưu chảy máu ,Suy tuỷ -Bn ko đồng ý. III. Các biến chứng khi chọc OSTL: 1. Tụt kẹt não: tụt kẹt thuỳ thái dương vào khe Bitchat hoặc tụt kẹt hạnh nhân tiểu não vào lỗ chẩm. - Xảy ra khi Bn có phù não hoặc tăng áp lực nội sọ. - Biểu hiện: + RL nghiêm trọng chức năng hô hấp ,tim mạch,BN tím tái. + Cơn duỗi cứng tứ chi. - Phòng biến chứng trên xẩy ra: + Kiểm tra đáy mắt trước chọc OSTL: nếu có phù đĩa thị-->không chọc + Bn nằm đầu thấp + Kim có đường kính nòng < 0,8mm 7
- + Khi rút thông kim, chỉ được để DNT chảy thành từng giọt 2. NK : tại vị trí chọc kim hoặc VMN - não: - Sau vài ngày chọc OSTL: bn đau đầu, cổ cứng, sốt, nôn 3. Chảy máu hoặc tạo ổ máu tụ ngoài màng cứng,dưới màng cứng: 4.Đau đầu do thay đổi áp lực DNT hoặc mất DNT qua đường chọc 5. 1 số biến chúng khác : Đau vùng chọc kim,gãy kim ,dị ứng thuốc 8
- Câu 5: Chụp bao rễ TK là gì? Nêu quy trình kĩ thuật của phương pháp? I. Định nghĩa: - Chụp bao rễ thần kinh là phương pháp chụp XQ sau khi đưa chất cản quang vào trong khoang dưới nhện vùng thắt lưng cùng, để đánh giá gián tiếp vị trí, hình dáng đĩa đệm,và hình thái ống sống thắt lưng vùng đuôi ngựa. - Đây là một trong 2 kỹ thuật của chụp tuỷ cản quang : + Chụp cản quang bơm khí + chụp cản quang bơm thuốc. II.Quy trình kỹ thuật : 1.Chuẩn bị dụng cụ: + 1 khay men có trải săng vô trùng, gạc băngvà găng tay vô khuẩn, khay quả đậu có bông cồn íôd, cồn 70o,…. + Kim chọc OSTL : 25,26,27 G + Áp kế Claude hoặc ống thuỷ tinh để đo áp lực DNT + Bơm kim tiêm để gây tê + Thuốc tê Lidocain hoặc Novocain + Thuốc cản quang hiện nay thường dùng là Omipaque,Pamiray 2. chuẩn bị bệnh nhân: + giải thích, làm công tác tư tưởng. + tối trước khi làm thủ thuật cho bn uông 1viên seduxen 5mg, ghi điện tim,chiếu tim phổi, soi đáy mắt,xét nghiệm máu đông máu chảy,thử phản ứng thuốc tê… - Vị trí chọc: + Khoang gian đốt sống L3-L4 hoặc L4-L5. + Đường chọc thường là đường giữa ( đường nối các mỏm gai) - Tư thế bn: + Ngồi hoặc nằm (tốt nhất là nằm cong lưng tôm: đầu gấp vào ngực, đầu gối sát bụng,hai tay ôm đầu gối) + Bộc lộ vùng lưng ,sát trùng rộng vùng chọc kim : 1lần cồn iod, 2 lần cồn trắng. + Phủ xăng lỗ,để hở vùng chọc. 3. Kỹ thuật: - Đánh dấu vùng định chọc bằng kẻ 1 đường liên mào chậu 2 bên( đuờng đó đi liên gai sau của L4-L5 - Gây tê 2-3ml Lidocain 2% (thử phản ứng trước),gây tê 2 thì: + Thì 1: gây tê trong da. + Thì 2 : gây tê theo đường chọc kim. - Chọc kim: Mũi kim vuông góc với CS. Kim đi qua lớp da, dưới da, dây chằng liên gai, dây chằng vàng, tổ chức lỏng lẻo ngoài màng cứng, cuối cùng là màng cứng tuỷ đầu kim vào đến khoang dưới nhện. + Từ từ rút thông nòng cuả kim sẽ thấy DNT chảy rathành giọt.( Nếu chưa có DNT->xoay kim, đẩy nhẹ và đưa vào sâu hơn 1 chút). 9
- + Tiến hành đo áp lực DNT bằng áp kế Claude hoặc bằng ống thủy tinh.. Nếu không có dụng cụ đo thì đếm giọt: bình thường 60 =>80 giọt/phút hoặc bằng 10 – 15 mmHg ở tư thế BN nằm ngang. + Kiểm tra độ lưu thông DNT: nghiệm pháp Quickenstedt, stookey. - Bơm 8-10ml Omipaque loại 300mg/l . + Rút kim , băng vô trùng. + Điều chỉnh bàn dốc 30 =>40độ. Đầu ở phía cao. + Chụp 3 =>4 phim: thẳng, nghiêng, 1 hoặc 2 phim chếch 3/4 T hoặc P, nếu bn đau chân. + Sau khi chụp bất động Bn ở tư thế đầu cao 45o . Theo dõi bn sau thủ thuật. 10
- Câu 6: Nêu chẩn đoán phân biệt giữa chảy máu não và nhồi máu não về phương diện lâm sàng? I. Định nghĩa: - Theo tổ chức y tế thế giới OMS đột quỵ mạch máu não được định nghĩa như sau: “ Đột quỵ là một hội chứng lâm sàng được đặc trưng bởi sự mất cấp tính chức năng của não (thường là khu trú), tồn tại quá 24 giờ hay tử vong trước 24 giờ. Những triệu chứng thần kinh khu trú phù hợp với vùng não do đông mạch bị tổn thương phân bố, không do nguyên nhân chấn thương”. II. Phân loại : ĐQN là bệnh hay gặp ,là nguyên nhân tử vong thứ 2 trong các bệnh lý tim mạch.Có 2 thể: 1. Đột quỵ chảy máu: - Chảy máu não(chảy máu trong nhu mô não) - Chảy máu dưới nhện - Chảy máu não thất : + Chảy máu não thất tiên phát + Chảy máu não thất thứ phát + Chảy máu não thất trào ngược 2. Đột quỵ nhồi máu: - Huyết khối động mạch não - Tắc mạch não - Hội chứng lỗ khuyết III. Phân biệt đột quỵ nhồi máu và đột quỵ chảy máu: - Thang điểm SSS. - 10 triệu chứng LS 1. Dựa vào thang điểm Siriraij (Siriraij score scale gọi tắt là thang điểm SSS): - SSS là một thang điểm lâm sàng có công thức tính như sau: SSS = ( 2,5 x ý thức ) + ( 2 x đau đầu ) + ( 2 x buồn nôn ) + ( 0,1 x huyết áp tâm trương) - ( 3 x dấu hiệu vữa xơ ) – 12 - Cách tính điểm như sau: + Đau đầu: Nếu có : 1 điểm Nếu không : 0 điểm + Ý thức: Bình thường : 0 điểm Tiền hôn mê : 1 điểm Hôn mê : 2 điểm Các biểu hiện vữa xơ là: tiểu đường, khập khiễng cách hồi, thành động mạch cứng Có biểu hiện vữa xơ: 01 điểm Không có biểu hiện vữa xơ: 0 điểm - Đánh giá kết quả: SSS < -1 Chẩn đoán là nhồi máu não SSS > +1 Chẩn đoán là chảy máu não -1 < SSS
- 2.Bệnh nhân đau đầu nhiều. 3. Xuất hiện nôn và buồn nôn. 4. Huyết áp khi khởi phát tăng cao (HA tâm trương > 200mmHg). Bệnh nhân có tiền sử tăng HA). 5.Bệnh nhân có hội chứng màng não. 6. Rối loạn ý thức . 7. Rối loạn cơ vòng. 8. Co giật . 9. Quay mắt, quay đâu về một bên. 10. Có biểu hiện co cứng mất vỏ và duỗi cứng mất não. cho mỗi triệu chứng 1đ. Bảng điểm ls đột quị não có 10đ. . nếu < 3đ thì chẩn đoán nhồi máu não. . nếu >= 3đ thì chẩn đoán CMN. 3. Các yếu tố nguy cơ: - Tuổi: tuổi cao nhưng tuổi trung bình của BN ĐQ CMN thấp hơn nhóm BN đột quỵ thếu máu não. - Tiền sử : CMN: THA NMN : ĐTĐ , bệnh tim mạch,xơ vữa động mạch não. 12
- Câu7: Nguyên tắc điều trị bảo tồn TVĐĐ cột sống thắt lưng? Chỉ định điều trị phẫu thuật? I- Điều trị nội khoa: 1. Nguyên tắc : - Điều tri cơ bản và có hệ thống. - Kết hợp khéo léo phức bộ 3 liệu pháp: + Tiêm ngoài màng cứng. + Kéo giãn cột sống – lý liệu pháp. + Dùng thuốc : giảm đau non – steroid ,giãn cơ , Vtm…. 2. Điều trị cụ thể: 2.1. Chế độ bất động: - Nằm giường cứng 5 – 7 ngày ( trong giai đoạn cấp tính). 2.2. Dùng thuốc: 2.2.1.giảm đau – chống viêm: - Các nhóm thuốc: 1. Acid salicylic: Aspirin, Aspirin pH8 : 0,5 x 2 viên /ngày. Aspegic : 0,5 x 1 – 2 lọ TM. 2. Nhóm Indol : Indomethacin ,indocin : 25 mg x 2 – 4 viên /ngày. 3. Nhóm Pyrazolon: phenylbutazol (Butadion) ( hiện nay ko dung do gây giảm BC,suy tủy,đái máu..) 4. Nhóm Meloxicam : Mobic: 7,5 mg x 2 viên /ngày. 15 mg x 1 viên /ngày. 5. Nhóm oxicam : + Piroxicam: piroxicam ,piricam : 20 mg x 2 – 4 viên /ngày. Feldel : 20 mg x 1 – 2 ống TB + Tenoxicam: Tilcotil : 20mg x 1 lọ TB. 20 mg x 2 viên /ngày. 6. Propionic: Ibuprofen( advil : 0,2 x 2-3 viên 7. Diclofenac : voltarel : 50 mg x 2 -3 viên/ngày. Diclofenac : 75 mg x 1 -2 ống TB. 8. Coxibs: Celecoxib, Rofecoxib, Waldecoxib - Tác dụng phụ: + Viêm loét DD – TT,ruột. + Dùng kéo dài ảnh hưởng đến thần kinh trung ương như hoa mắt ,nhức đầu ,ngủ gà,mất ngủ,trầm cảm,kích thích ,ảo giác ,thay đổi tâm thần. - CCĐ: + Tiền sử dị ứng với các thuốc nói trên. + Tiền sử có biểu hiện V loét DD – tá tràng. + Suy gan ,suy thận. - Nguyên tắc sử dụng thuốc : + Uống trong và ngay sau bữa ăn để tránh kích thích niêm mạc DD. + Uống nhiều nước khi uống thuốc . 13
- + Uống thuốc bảo vệ niêm mạc DD như Maalox,cimetidin. 2.2.2.Thuốc giãn cơ: Myonal 50mg/viên Mydocalm 50mg x 4 viên/ngày .... - Tác dụng : + Trên hệ TKTW : chủ yếu làm giảm cung phản xạ tủy sống do ức chế phản xạ sinap,chủ yếu là các noron hướng tâm có nhiều ở tủy. - CCĐ: + Bệnh nhược cơ . + Quá mẫm cảm với tolperison. + Ko dùng cho trẻ em Mydocalm dạng tiêm. - Sử dụng thuốc: uống trước ăn. 2.2.3 Các thuốc khác: - Tăng dẫn truyền TK : Cerebrolysin : 5 ml x 2 ống/ngày Nootropyl 800 x 2 – 4 viên /ngày Nivalin 2,5 mg x 2 ống TB - VTM B : Methylcoban 500 mg x 1 ống TB Ancopir x 1 – 2 viên /ngày. - Thuốc bảo vệ niêm mạc DD : Maalox 400 mg x 2 viên ( uống sau ăn) Omeprazol 20 mg x 1 viên 2.3. Tiêm ngoài màng cứng : - Thuốc Hydro cortisol cùng lidocain hoặc Novocain vào khoang ngoài màng cứng. + Vị trí tiêm: khoang gian đốt L4 – L5. + Mỗi đợt tiêm 4 – 5 mũi, cách nhau 2 ngày tiêm 1 lần. - CĐ : Bn TVDD giai đoạn 1,2 3a. - CCĐ : + BN có HC NT- NĐ + Lao cột sống. + K cột sống . + Mẫm cảm với Novocain hoặc lidocain + TVDD giai đoạn 3b,4 - Thuốc : Hydro cortisol acetate 150 mg + 1 ml Novocain 0,25 %. - Tai biến: + nhiễm trùng và apxe vùng tiêm. + tiêm nhiều gây HC Cushing. 2.4 Kéo giãn cột sống kết hợp châm cứu bấm huyệt, xoa bóp, vật lý trị liệu(dùng nhiệt, điện phân thuốc). 2.5 Các phương pháp đặc biệt khi cần : - Phương pháp hóa tiêu nhân. - Phương pháp tiêm nội đĩa đệm,chọc hút qua da làm giảm áp nội đĩa đệm. 14
- - Điều trị bằng Laser . - Các phương pháp can thiệp nội đĩa đệm khác. II- Các chỉ định đtrị PT: 1- CĐ tuyệt đối: - TVĐĐ gây thiếu hụt vận động xảy ra nhanh như: liệt bàn chân. - TVĐĐ thể giả u gây: Hội chứng đưôi ngựa, hội chứng chèn ép tuỷ 2- CĐ tương đối: - Giai đoan 3b trở lên: lâm sàng có triệu chứng chèn ép rễ, với hội chứng rễ điển hình: đau vùng thắt lưng, đau lan theo rễ TK. Mất hoàn toàn chức năng rễ. - Hoặc giai đoạn 2 nhưng đã điều trị bảo tồn cơ bản, đúng phác đồ bởi bs thần kinh hơn 2 tháng mà không có kết quả. 15
- Câu 8: Chẩn đoán và các nguyên nhân gây động kinh ? I. Khái niệm: Động kinh là sự rối loạn chức năng thần kinh trung ương theo từng cơn do sự phóng điện đột ngột, quá mức của các neuron. WTO và tổ chức quốc tế chống động kinh xác định: Động kinh là tình trạng được xác định bởi cơn động kinh không do sốt cao, tái phát từ hai cơn trở lên, không bị kích thích lên cơn bởi các nguyên nhân được xác định tức thì như các rối loạn chuyển hóa cấp tính hay sự ngừng thuốc hay rượu đột ngột. II- Chẩn đoán: 1. Lâm sàng: cơn động kinh có những đặc tính sau: - Cơn xuất hiện đột ngột, tự nhiên, tự thoái lui - Xuất hiện từng cơn ngắn từ vài giây đến vài phút - Trong cơn có rối loạn chức năng thần kinh trung ương: vđ,cảm giác,TV,giác quan,tâm thần - Cơn có tính chất định hình: cơn sau giống cơn trước. - Mất ý thức 2. Cận lâm sàng: EEG : Xuất hiện đột ngột và biến mất đột ngột các hoạt động điện não dưới biên độ rất cao dưới dạng: gai nhọn, nhọn sóng, sóng chậm delta, thelta, các phức hợp nhọn sóng chậm, đa nhọn sóng III. Chẩn đoán thể: 1. Cơn động kinh toàn thể: xuất hiện ở cả 2 bên,có RLYT trong cơn,ĐHình hay gặp là cơn toàn thể co cứng,co giật và cơn toàn thể vắng y thức 2. Cơn động kinh cục bộ: Xảy ra chỉ giới hạn một phần cơ thể,hoặc một CN nhất định của não,Hay gặp cơn co giật cục bộ , Cơn ĐK cục bộ thực vật IV. Chẩn đoán nguyên nhân: 1. ĐK không rõ căn nguyên (ĐK căn nguyên ẩn) chiếm 65% : có nguyên nhân nhưng không tìm ra được, hay chưa tìm ra. Hay bệnh sử, LS, CLS không chỉ ra được tổn thương ở não để giải thích hợp lý cơn. 2. ĐK nguyên phát: chiếm 28,4%. Không rõ nguyên nhân, hay gặp ở lứa tuổi nhỏ hơn 20 tuổi. 3. Động kinh có nguyên nhân: Chia làm 5 nhóm: - Mạch máu: + Bệnh sinh: dị dạng mạch não, u mạch, thông động tĩnh mạch, phình mạch não. + Mắc phải: xuất huyết não, màng não, chảy máu não, nhồi máu não, tắc mạch - Viêm: Viêm não, màng não, abces não, nhiễm khuẩn cấp tính do lao, virus, vi khuẩn, KST, giang mai - Chấn thương: + Chấn thương sản khoa: forceps, giác hút, ngạt, mổ đẻ, đẻ quá nhanh. + Chấn thương sọ não. - U não: khoảng 40-50% U não gây ĐK, thường là ĐK cục bộ. - Di truyền V. Chẩn đoán phân biệt: 16
- 1. Ngất: là tình trạng mất ý thức đột ngột không kèm theo biểu hiện co giật. - có liên quan đến yếu tố vận mạch, huyết áp. - Tự phục hồi trong thời gian rất ngắn (
- Câu 9: Các triệu chứng của bệnh Parkinson ? I- Khái niệm: Parkinson là một bệnh thoái hóa của hệ ngoại tháp hay gặp ở người cao tuổi . II- Triệu chứng: 1.Ở giai đoạn sớm: + Mệt mỏi, đau cổ, táo bón, trầm cảm + Vụng về khi thực hiện các động tác tinh tế như: cài cúc áo, tra chìa khóa vào ổ, viết chữ. + Các triệu chứng này sẽ rất có giá trị nếu chỉ có ở một bên cơ thể. + Ngoài ra có thể có kéo lê một chân , giảm hoạt động một tay, bong vẩy, da ở mặt, đầu gối, tăng khi xúc động. 2. Điển hình : có 3 triệu chứng: run khi nghỉ,cứng đờ,giảm vận động. 2.1.Run: - Đặc điểm: + Run ko hữu ý. + Run khi nghỉ ( ở tư thế nửa nghỉ), tăng khi xúc động, khi nghỉ ngơi thoải mái ( ngủ) và làm động tác hữu ý ko run. + Thấy rõ ở ngọn chi, môi , đầu lưỡi. + Biên độ nhỏ , tần số nhanh. + Thường khu trú ở một bên cơ thể. + Động tác run ở ngón 1,2 khiến ta liên tưởng đến động tác vê thuốc hay đếm tiền. - Thường bắt dầu tù ngón tay→ bàn tay→ toàn bộ cánh tay→ đầu→ mi mắt→ lưỡi. 2.2.Tăng trương lực: cứng đơ lan tràn quá mức thường thấy ở các cơ chống đối với trọng lực. - Bệnh nhân thường có tư thế nửa gấp, tăng phản xạ tư thế. - Tăng trương lực cơ bám da mặt : Mặt gân guốc,vô tình,nét mặt tượng - Dấu hiệu bánh xe răng cưa : cho gấp cẳng tay vào cánh tay thì không gấp 1 lần ngay mà gấp theo từng nấc. 2.3.Giảm vận động:BH vđ chậm,ít động tác - Mất các động tác tự nhiên : + của nét mặt : chớp mắt,cười. + Của chân tay : ko vung tay khi đi. - Mất vẻ biểu lộ nét mặt tình cảm của bản thân - Bước đi ngắn, chậm, khó dừng lại. giai đoạn nặng: người bị đông cứng 3- Các triệu chứng khác: - Rối loạn tâm thần: + Không nói hoặc nói ít + Kích động, trầm cảm là triệu chứng chính hay gặp + Không có giảm trí nhớ (do tổn thướng dưới vỏ) + Giai đoạn muộn có thể gặp ảo giác, sa sút trí tuệ. - Rối loạn thần kinh thực vật: lần lượt là : + Tăng tiết , phù tím tái ngọn tri 18
- + Rối loan chức năng dạ dầy, rối loạn cương, rối loạn bàng quang cấp. + Hạ huyết áp tư thế đứng. - Rối loạn phản xạ: + Phản xạ gân xương, phản xạ mũi mi nhậy - RL cảm giác : Đứng ngồi không yên, nóng bức ,loạn cảm đau. 19
- Câu 10: Đặc điểm lâm sàng của viêm đa dây thần kinh do thiếu vitaminB1: Bệnh viêm đa dây thần kinh do thiếu vitaminB1 còn gọi là bệnh tê phù hay bệnh Beri- Beri. Bệnh thường xảy ra khi khẩu phần ăn thiếu vitaminB1 trong một khoảng thời gian ít nhất là 80-90 ngày. I- Lâm sàng: Bệnh biểu hiện với ba nhóm triệu chứng chính là phù, rối loạn tim mạch, tổn thương thần kinh ngoại vi. Qua hai giai đoạn : 1. Giai đoạn khởi phát: bệnh thường bắt đầu bằng triệu chứng: + Mệt mỏi chán ăn, táo bón, buồn nôn. + Cảm giác căng ở hai bắp chân. + Giảm cảm giác nông ngoài da, dị cảm ngọn chi kiểu kim châm hay kiểu kiến bò. + Phản xạ gân xương tăng nhẹ tim đập nhanh. 2. Giai đoạn toàn phát: 2.1. HC thần kinh ngoại vi: - Rối loạn vận động: liệt đối xứng hai chi dưới, liệt từ ngọn chi đến gốc chi. - Rối loạn cảm giác: tê bì, dị cảm ngoài da (cảm giác nóng ở ngón chân hay đu ở bàn chân) kiểu bít tất hay găng tay. - Rối loạn phản xạ: giảm hay mất phản xạ gân xương ở tứ chi, nhất là hai chi dưới. - Rối lọan dinh dưỡng thực vật: thường teo cơ nhanh, nếu nặng có loét điểm tỳ. - Đôi khi có tổn thương dây thần kinh sọ não nhưng rất hiếm: Tổn thương dây II gây giảm thị lực Tổn thương dây III gây lác ngoài Tổn thương dây IV gây lác trong Tổn thương dây VIII gây giảm thính lực Tổn thương dây IX gây dị cảm ở lưỡi,đau vùng amidal,gốc lưỡi. Tổn thương dây X gây giọng nói khàn,khó nuốt ăn nghẹn. 2.2. HC tim mạch: - giãn mạch ngoại vi: da xanh tím hay tím. - Tình trạng Suy tim cả hai bên tâm thất: khó chịu, hồi hộp, khó thở,mệt mỏi,tim đập nhanh, mạch 90 l/p,huyết áp tối đa bình thường, huyết áp tối thiểu tăng. - Tình trạng ứ đọng muối và nước làm cho phù tăng. + lúc đầu ở hai mắt cá chân, sau lan dần lên bụng và mặt. + Giai đoạn đầu phù cứng, sau phù mềm. + Dấu hiệu Godet ( +). 2.3. ko có RL cơ vòng. Nếu bệnh nhân có phù thì gọi là viêm đa dây thần kinh thể ướt. Không có phù thì gọi là viêm đa dây thần kinh thể khô. 20
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn