ĐỀ CƯƠNG ĐÚC DẦM I
lượt xem 30
download
Mặt ngoài sợi dây thép không được có các vẩy rỉ sủi, không mỡ phủ, không bị bẩn do các chất nghoại lai khác làm ảnh hưởng đến tính bám. Không được thép cường độ cao chịu ảnh hưởng phun nhiệt từ mỏ hàn hơi hoặc hàn điện. Các bó cáp không được để tiếp xúc với bụi bẩn và phải được giỡ trên mặt bằng sạch đã được chuẩn bị đặc biệt. + Các bó cáp CĐC được cung cấp từ nhà máy theo các cuộn có đường kính đủ lớn để có thể tự duỗi thẳng. Các bó cáp bị xoắn, gấp hoặc hư...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: ĐỀ CƯƠNG ĐÚC DẦM I
- COÄNG HOØA XAÕ HOÄI CHUÛ NGHÓA VIEÄT NAM SOCIAL REPUBLIC OF VIETNAM BOÄ GIAO THOÂNG VAÄN TAÛI – MINISTRY OF TRANSPORT BAN QUAÛN LYÙ DÖÏ AÙN 1 – PROJECT MANAGEMENT UNIT No.1 DÖÏ AÙN CAÛI TAÏO NAÂNG CAÁP MAÏNG LÖÔÙI GIAO THOÂNG MIEÀN TRUNG VOÁN VAY ADB 5 CENTRAL REGION TRANSPORT NETWORK PROJECT – ADB5 ĐỀ CƯƠNG ĐÚC D ẦM I D ƯL L=3 3 M (Caàu Km: 4 + 338.34)
- PACKAGE No:DKN 06/TL684 – GOÙI THAÀU DKN06/TL684 ROAD CODE – MAÕ ÑÖÔØNG:1701(TL684–DAK NONG PROVINCE LOCATION – ÑÒA ÑIEÅM: DAK NONG PROVINCE ĐẠI DIỆN NHÀ THÀU PHÊ DUYỆT CỦA KSTT Chu Tuấn Dũng Hoàng Văn Hải NAME CONTRUCTOR: PHU VINH CONTRUCTION COMPANY LIMITED TEÂN NHAØ THAÀU: COÂNG TY TNHH XAÂY DÖÏNG PHUÙ VINH MONTH/ YEAR : 06/2009
- CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ĐIỀU KIỆN VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG: • Chỉ dẫn công nghệ này dùng để chế tạo dầm I LTB = 33m cho cầu Km 4 + 383.10. Thuộc dự án cải tạo nâng cấp mạng lưới gaio thông Miền Trung vốn vay ADB5 – Tỉnh lộ 684 – Đăk Nông, dựa trên các quy định của TCVN và TCN. • Đơn vị thi công: Công ty TNHH XD Phú Vinh • Ván khuôn: Định hình 1/ Một số đặc điểm về cấu tạo dầm: - Chiều dài toàn dầm LTB = 33,492m - Chiều dài nhịp tính toán LTT = 32.2m - Chiều cao dầm h = 1,65m - Mác bê tông M = 400 kg/cm2 _ Số bó cáp cường độ cao 5 bó (loại 12 tao 12,7mm) - Ống gen thép cuộn hệ VSL hoặc OVM - Neo EC - Theo tiêu chuẩn VSL hoặc OVM 2/ Các bước công nghệ: Việc sản xuất dầm cầu Km 4 + 383.10 được tiến hành theo trình tự sau: • Lắp đặt điều chỉnh chính xác ván khuôn cốt thép ống gen và nghiệm thu. • Đổ bê tông và bảo dưỡng bê tông.
- • Tháo dỡ ván khuôn khi bê tông đạt cường độ • Làm sạch lỗ luồn bó thép cường độ cao. • Luồn và căng kéo bó cáp cường độ cao. • Đo đọc độ vồng ngược và kích thước cơ bản của dầm. • Phun vưa xi măng lấp đầy ống gen. • Đặt lưới thép bịt đầu đầm và đầu neo. CHÚ Ý: Những điều chưa quy định trong chỉ dẫn này thì được phép tham khảo trong các quy trình hiện hành (TCVN hay TCN). CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU I/ YÊU CẦU KỸ THUẬT: 1/ Thép cường độ cao: + Dùng loại thép cường độ cao sảm xuất theo tiêu chuẩn “ASTM 416A. Grade 270” được tạo thành tao 7 sợi. + Chỉ tiêu của 1 tao thép 7 sợi: - Đường kính danh định 12,7 mm - Diện tích danh định 96,5 mm2 - Khối lượng danh định 0,7778 kg - Giới hạn chảy 1750 Mpa = 17.844,75 Kg/m2
- - Lực kéo đứt 189 KN - Giới hạn bền kéo 1960 Mpa = 19.986,12 Kg/cm2 - Độ giản dài tương đối 6,7 % - Mô đun đàn hồi 193Gpa = 1.968.021 Kg/cm2 + Chỉ tiêu về cường độ của bó thép 5 – 12: - Số tao trong 1 bó 12 tao (1 tao có 7 sợi) - Tải trọng khi phá hoại tối thiểu 223 tấn + Mặt ngoài sợi dây thép không được có các vẩy rỉ sủi, không mỡ phủ, không bị bẩn do các chất nghoại lai khác làm ảnh hưởng đến tính bám. Không được thép cường độ cao chịu ảnh hưởng phun nhiệt từ mỏ hàn hơi hoặc hàn điện. Các bó cáp không được để tiếp xúc với bụi bẩn và phải được giỡ trên mặt bằng sạch đã được chuẩn bị đặc biệt. + Các bó cáp CĐC được cung cấp từ nhà máy theo các cuộn có đường kính đủ lớn để có thể tự duỗi thẳng. Các bó cáp bị xoắn, gấp hoặc hư hại, bị rỉ rỗ nặng không được phép dùng. + Các chỉ tiêu tuân theo “ASTM 416A Grade 270”. 2/ Cốt thép thường: Dùng loại CI, CII, CIII thao tiêu chuẩn Việt Nam. 3/ Thép bản: Thép để chế tạo bản chôn sẵn dùng δ = 20mm. 4/ Neo và các phụ kiện: Dùng loại VSL EC 5-12 sản xuất theo VSL hoặc OVM. 5/ Ống gen:
- Dùng ống gen thép tiêu chuẩn có gân xoắn, mạ chống gỉ, đường kính ống þ72/65mm. Chú ý: • Nếu trong bản vẽ thiết kế không có dự tính hay chưa có sự thỏa thuận của cơ quan thiết kế tuyệt đối không được thay đổi nhóm hoặc mác thép nào. • Việc bảo quản, vận chuyển thí nghiệm thép phải tuân thủ các quy trình hiện hành và được sự thỏa thuận của cơ quan thiết kế. 6/ Xi măng: + Loại xi măng sử dụng cho việc đúc dầm là xi măng pooc lăng PCB40. Xi măng không được sử dụng nếu bị vón cục hoặc để lâu quá 6 tháng từ ngày sản xuất. + Tính chất cơ lý của xi măng phải phù hợp với TCVN2682 – 78 cụ thể có một số điểm như sau: • Cường độ khi nén phải đảm bảo R28 >= 400 kg/cm2 • Thơi gian bắt đầu ninh kết >=1 giờ • Thời gian kết thúc ninh kết ( kể từ khi bắt đầu trộn
- • Tỉ trọng đá γ >= 2.8 T/m3. • Đường kính lớn nhất của đá không vượt quá 3/4 tĩnh không của các cốt thép hay ống gen và không vượt quá 1/4 bề dày nhỏ nhất của kết cấu. Cấp phối đá chỉ được dùng một trong hai loại sau: Dmin = 5mm Dmax = 20 mm Dmin = 10mm Dmax = 20 mm Tốt nhất nên chọn Dmin = 10mm Dmax = 20mm Tỉ lệ sót trên sàng cho 2 loại như sau: Bảng 1 Kích thước mắt sàng(mm) Dmin 0,5(Dmin+Dmax) Dmax 1,25Dmax Loại Dmin=5mm. Dmax=20mm 5 12,5 20 25 Loại Dmin=10mm. Dmax=20mm 10 15 20 25 Lượng sót tích lũy trên sàng 100- 70-40 10-0 0 90 • Lượng hạt hình thoi, dẹt không vượt quá 15 % trọng lượng. • Hàm lượng các hạt mềm yếu và phong hóa phải
- - Hàm lượng (ính theo trọng lượng} đối với đường kính hạt như sau. Bảng 2 Đường kính mắt sàng (mm) 5 1,2 0,6 0,3 0,15 Lượng sót trên sàng cộng dồn 0-5% 35-55% 65-75% 85-95% 97-100% • Hàm lượng tính theo trọng lượng đối với các tạp chất có hại như sau: • Bùn đất
- 11/ Vật liệu bôi trơn ván khuôn: Nhằm tránh cho ván khuôn dính bám vào bê tông cần bôi trơn các bề mặt có tiếp xúc với bê tông, chất bôi trơn cần đảm bảo các yêu cầu sau: • Tháo dỡ ván khuôn dễ dàng. • Không làm giảm chất lượng bê tông ở chỗ tiếp xúc với ván khuôn. • Không gây nứt nẻ, co ngót tạo thành vết ở bề mặt bê tông. • Không làm rỉ hay ăn mòn ván khuôn. • Thích hợp với việc sử dụng các biện pháp phun hay quét. • Không làm mất màu xi măng của bê tông. II/ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG BẢO QUẢN THÉP: 1/ Thép sợi cường độ cao: Trước khi đưa từng cuộn cáp vào sử dụng cáp thép CĐC phải được kiểm tra đầy đủ các nội dung theo quy định của quy trình, cụ thể có một số điểm chính như sau: Kiểm tra theo các tài liệu chứng chỉ của thép: • Kiểm tra bề mặt bên ngoài của tao thép. • Kiểm tra sự nguyên đai nguyên kiện của cuộn cáp. • Dùng mắt kiểm tra xem thép có rỉ hay không, có bị dính bẩn hay không, có trầy xước dập nát hay không. • Dùng thước kẹp có độ chính xác nhỏ hơn 0,02mm kiểm tra kích thước hình học của tao cáp: độ ovan, đường kính … • Xem xét độ xoắn, vặn của các sợi thép trong tao cáp, vị trí của sợi trong tao thép. * Thí nghiệm: Kiểm tra các chỉ tiêu cơ lý của tao cáp phải có được một số điểm như sau: • Đo đường kính và diện tích tao thép. • Xác định lực phá hoại của tao cáp và cường độ chịu khéo (kg/cm2), độ dãn dài tương ứng. • Xác định ứng suất kéo chảy tương ứng với độ dãn dài 1%. • Xác định modun đàn hồi Px.
- * BẢO QUẢN THÉP CƯỜNG ĐỘ CAO: - Thép CĐC đã được đóng gói cẩn thận tránh bị ẩm dẫn đến bị han rỉ. Trong vận chuyển bảo quản không được để va đập mạnh, không làm hỏng bao bì, không để dây bẩn như dầu mỡ bẩn, phân hóa học, muối và các tạp chất khác. - Khi xếp dỡ vận chuyển không để dập xoắn, xây xát, không kéo lê. - Kho chứa thép CĐC phải có mái che, đảm bảo khô ráo, không ẩm ướt. Thép nhập về phải để riêng từng đợt, kê bó cáp cách sàn khoảng > 20cm, không để đứng bó cáp. 2/ Thép thường: Cốt thép thường phải có chứng chỉ xuất xưởng hay phiếu thí nghiệm để chứng tỏ thép có đầy đủ các tiêu chuẩn về giới hạn chảy, cường độ cực hạn, độ dãn dài, thí nghiệm uốn nguội. Khi nhập về phải để riêng theo từng đợt, tránh nhầm lẫn ki sử dụng. Phải bảo quản cẩn thận tránh rỉ, không để dính các tạp chất có hại. 3/ Neo bó cáp cường độ cao: Trên mỗi dầm chỉ sử dụng một loại neo. Kiểm tra sơ bộ neo theo tiêu chuẩn sau: • Dùng mắt kiểm tra hình dạng neo. • Xem neo có bị rỉ hay không. • Dùng thước đo đạc các kích thước, thông số của neo và sự phù hợp với thiết kế. • Đo độ vồng góc giữa bản neo và đường trục neo. • Kiểm tra độ thông thoáng của lỗ để bơm vữa xi măng. 4/ Kiểm tra ống gen:
- + Ống gen, ống nối ống gen phải được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi đưa vào sử dụng. + Ống gen, ống nối ống gen nhập về phải được bảo quản cản thận tránh rỉ, không để dính các chất bẩn hay dầu mỡ, không làm dập vỡ ống gen. • Không bị lọt vữa xi măng dưới áp lực đổ bê tông • Chịu được lực va chạm cục bộ khi thi công. • Chịu được áp lực rải đều bên ngoài do đổ bê tông • Không bị rò rỉ vữa xi măng dưới áp lực trong khi ống gen bị uốn cong. Nếu ống gen không đảm bảo các thông số kĩ thuật trên thì tuyệt đối không đưa vào sử dụng. 5/ Xi măng: + Xi măng chở về công trường phải tiến hành nghiệm thu đánh dấu và xếp kho theo Mác và các biểu ghi tương ứng. Chiều cao đống xi măng không cao quá 1,5m. + Thời hạn bảo quản xi măng không quá 6 tháng. + Phải lấy mẫu kiểm tra chất lượng xi măng ngay tại hiện trường theo các hạng sau: • Thời gian bắt đầu ninh kết >=1h, kết thúc ninh kết
- CHƯƠNG 3 CHẾ TẠO VÀ LẮP DƯNG VÁN KHUÔN
- 1/ Các quy định chung: + Việc chế tạo ván khuôn, thi công lắp dựng ván khuôn của dầm BTCT DƯL LTB=33 m phải tiến hành theo thiết kế. + Việc thay đổi chỉ được tiến hành khi có sự đồng ý của cơ quan thiết kế. + Bãi đúc dầm được đầm chặt đạt K90. Trên mặt phủ bằng đá mạt hoặc rải cát . Diện tích bãi đúc dầm phụ thuộc vào tổ chức thi công thực tế của đơn vị. + Ván khuôn được đặt trên những kệ băng bê tông cốt thép. Giữa ván khuôn đáy và bệ kệ có đệm cao su dày 2 cm nhằm tăng hiệu quả của dầm. Lưu ý: Bệ kệ ở 2 đầu dầm phải đủ lớn để chịu được ứng suất khi căng cáp, do trọng lượng toàn bộ dầm dồn về bệ kệ ở 2 đầu dầm. + Ván khuôn dầm cần đáp ứng những yêu cầu sau: • Kiên cố ổn định, không biến hình khi chịu tải trọng do trọng lượng và do áp lực ngang của bê tông mới đổ cũng như tất cả các loại tải trọng khác trong quá trình thi công. • Phải đảm bảo đúng hình dạng kích thước và trình tự đổ bê tông của dầm. • Phải đảm bảo kín nước để cho vữa không chảy ra. • Có tính lắp lẫn cho các bộ phận. • Chết tạo và thi công đơn giản đảm bảo sử dụng được nhiều bộ phận chế tạo từ xưởng. • Đảm bảo việc đặt cốt thép và thi công đổ bê tông được thuận tiên. • Đảm bảo việc tháo dỡ lắp đặt dễ dàng không ảnh hưởng đến chất lượng của bê tông dầm. • Đảm bảo an toàn cho người, công trình cũng như các thiết bị thi công. II/ NHỮNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI KẾT CẤU VÁN KHUÔN : + Kết cấu ván khuôn phải hoàn toàn phù hợp với phương pháp và trình tự lắp dựng cốt thép đã được dự kiến. Không nên để nhiều vết nối tại những nơi lộ ra ngoài.
- + Việc phân chia các modun ván khuôn và đà giáo dựa trên trình tự đổ bê tông và và phương pháp tháo lắp, vận chuyển để quyết định. + Để đảm bảo cho việc tháo lắp ván khuôn mà không làm cho các bộ phận ván khuôn tự hại cũng như không làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình cần phải dự kiến các vấn đề sau: • Khi ghép các tấm ván khuôn với nhau bằng các khe nối thẳng đứng và nằm ngang không được để ngàm vào nhau làm cho việc tháo ván khuôn khó khăn. • Trong thiết kế ván khuôn có dự kiến phương pháp tháo dỡ ván khuôn. • Phải bôi dầu vào ván khuôn để giảm lực dính bám giữa ván khuôn và bê tông. 1/ Chế tạo ván khuôn: • Các tấm ván khuôn cũng như các chi tiết khác phải dược chế tạo bằng các ván khuôn mâu làm cữ và có các thiết bị định vị chắc chắn để đảm bảo hình dạng và kích thước chính xác. • Bề mặt làm ván khuôn phải đảm bảo cho mặt bê tông có chất lượng tốt và được phủ bằng tôn thép ở mặt tiếp giáp với bê tông. • Các mảng ván khuôn nghép với nhau phải kín và được chèn bằng những tấm mút xốp để khắc phục tình trạng mất nước và vữa xi măng. • Tất cả các góc của ván khuôn nhỏ hơn 120o phải được vát góc, độ vát thể hiện trong bản vẽ, trong trường hợp không thể hiện trong bản vẽ độ vát đượ sủ dụng 20x20mm. • Các bộ phận của ván khuôn đều được đánh dấu bằng sơn không phai. • Để chánh cho ván khuôn không dính bám vảo bê tông phải bôi dầu vào mặt có tiếp xúc với bê tông. 2/ Lắp đặt – nghiệm thu ván khuôn: • Trước khi đổ bê tông phải tiến hành kiểm tra và nghiệm thu ván khuôn với đầy đủ các bên hữu quan và tiến hành lập biên bản (theo phụ lục). • Các sai số của ván khuôn không được vượt quá các trị số của các quy định trên. 3/ Tháo dỡ ván khuôn:
- • Tháo dỡ ván khuôn thành chỉ được tiến hành sau khi đổ bê tông 24h đẫ đật được cường độ cần thiết (48h đối với dầm chữ I ). • Việc chất tải dù là rất nhỏ lên các bộ phận của bê tông dầm sau khi tháo ván khuôn phải được tính toán với từng trường hợp cụ thể. • Khi tháo dỡ ván khuôn phải được tiến hanh theo trình tự để bảo đảm không gây sứt mẻ cho bê tông dầm. • Ván khuôn tháo xong phải xếp gon gang, tránh gây ảnh hưởng đến các hạng mục khác và dễ gây mất an toàn lao động. CHƯƠNG 4 CHẾ TẠO VÀ LẮP DỰNG CỐT THÉP 1/ Những quy định chung: • Tuyệt đối không được thay đổi số hiệu thép, hình dạng, cách bố trí các thanh cốt thép khi chưa có sự thỏa thuận của cơ quan thiết kế. • Việc lắp đặt cốt thép và lắp đặt ván khuôn phải được kết hợp đồng bộ với nhau sao cho ván khuôn và cốt thép đã lắp không được gây cản trở cho cốt thép lắp sau, ngoài ra còn phải xem xét đến trình tự của công tác bê tông. • Tất cả các lô thép đưa đến công trường phải được kiểm tra đầy đủ về các chứng chỉ theo quy định nếu thiếu phải tiến hành thí nghiệm lại theo các đề cương cụ thể trên tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 4453-87). 2/ Nối và gia công các thanh cốt thép: Tại mối nối thi công dùng mối nối buộc chập. Chiều dài đoạn chập do thiết kế quy định.
- • Các thanh cốt thép phải thẳng, độ sai số tính theo đường tim so với thiết kế
- CHƯƠNG 5 LẮP ĐẶT ỐNG LUỒN BÓ THÉP CĐC 1/ Đặc điểm ống gen: • Đường kính trong các ống phải phù hợp với thiết kế với độ sai số
- CHƯƠNG 6 CHẾ TẠO HỖN HỢP BÊ TÔNG I/ TỶ LỆ PHA TRỘN BÊ TÔNG: 1/ Yêu cầu đối với bê tông DƯL: • Cường độ bê tông >= M400 • Co ngót từ biến nhỏ. • Tính nhuyễn tốt khi rung không bị phân tầng, tỏa nhiệt ít. 2/ Tỷ lệ pha trộn: Tỷ lệ pha trộn hỗn hợp bê tông phải được thiết kế thích ứng với từng đợt bê tông và phải tuân thủ một số chi tiết sau: • lượng xi măng 430kg/m3
- • Tỷ lệ nước / xi măng
- • Đối với chất phụ gia hóa dẻo thì hòa tan chất phụ gia ấy vào trong nước để ở dạng huyền phù sau đó cho xi măng vào trộn một thời gian ngắn và sau cùng là đổ các cốt liệu khác. • Thời gian để trộn bê tông phải qua thí nghiệm xác định. • Bê tông đã được trộn theo đúng khối lượng yêu cầu phải được đổ càng sớm càng tốt, • Không cho phép trộn bê tông thủ công trừ trường hợp khẩn cấp và có sự đồng ý của các bên hữu quan. Mẻ trộn bê tông thủ công không vượt quá 0,2m3 và việc trộn phải được tiến hành trên sàn thi công sạch và không mất nước. Nhiêt độ: Của vật liệu trộn bê tông (cát, đá, xi măng) nên hạn chế trong khoảng 15oC – 32oC, về mùa hè nên đổ bê tông vào trong khoảng thời gian nhiệt độ thấp và phải có biện pháp hạ nhiệt độ cốt liệu: • Che bãi chứa cốt liệu. • Sơn trắng bể chứa nước. • Cách nhiệt đường ống dẫn nước. 2/ Kiểm tra hỗn hợp bê tông: Kiểm tra độ sụt: • Khi quy định độ sụt của bê tông tại nơi đổ phải xét tới sự giảm độ sụt đáng kể do vận chuyển, thời tiết, mức giảm độ sụt này tính từ lúc trộn ra đến lúc đổ vào ván khuôn không được quá 4cm. • Cần kiểm tra độ sụt tại nơi trộn và nơi đúc dầm phải kiểm tra tất cá các mẻ đầu tiên của 1 đợt nếu thấy ổn định thì 3-5 mẻ kiểm tra 1 lần. • Độ sụt bê tông chỉ được phép sai số so với thiết kế ± 2cm. • Trong trường hợp độ sụt khác ± 2cm cần kiểm tra lại độ ẩm của cốt liệu, hiệu chỉnh lại thành phần hỗn hợp của bê tông cho phù hợp. • Thành phần hỗn hợp của bê tông trong từng mẻ trộn phải được cán bộ thí nghiệm, nhân viên kỹ thuật giám sát kiểm tra chặt chẽ . • Đối với mẻ trộn đầu tiên cho phép tăng 5% lượng xi măng để tính đến sự dính bám vữa xi măng vào máy trộn. • Phải có biện pháp che chắn mưa nắng cho cốt liệu trong quá trình trộn bê tông tránh làm thay đổi về nhiệt độ cũng như độ ẩm.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn