intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề Cương môn học Kinh tế vĩ mô

Chia sẻ: Huỳnh Thị Hồng Ngọc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:21

582
lượt xem
237
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

I. Định nghĩa: - GDP(Tổng sản phẩm trong nước hay tổng sản phẩm quốc nội) : là tổng giá trị bằng tiền của toàn bộ hàng hoá và dịch vụ cuối cùng do nền kinh tế sản xuất ra trong một khoảng thời gian nhất định(thường là 1 năm) trong phạm vi lãnh thổ nhất định.(xét theo lãnh thổ)

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề Cương môn học Kinh tế vĩ mô

  1. Huỳnh Thị Hồng Ngọc Kinh tế vĩ mô   Bài 1: ĐO LƯỜNG SẢN LƯỢNG QUỐC GIA Định nghĩa: I. - GDP(Tổng sản phẩm trong nước hay tổng sản phẩm quốc nội) : là tổng giá trị bằng tiền của toàn bộ hàng hoá và dịch vụ cuối cùng do nền kinh tế sản xuất ra trong một khoảng thời gian nhất định(thường là 1 năm) trong phạm vi lãnh thổ nhất định.(xét theo lãnh thổ) - GNP(Tổng sản phẩm quốc dân): là tổng giá trị bằng tiền của toàn bộ sản phẩm và dịch vụ cuối cùng do công dân một nước sản xuất ra trong một khoảng thời gian nhất định(thường là 1 năm). (xét theo quyền sở hữu) II. Cách tính GDP : 1. Phương pháp tính theo chi tiêu: GDP được xác định bằng cách cộng toàn bộ các khoản chi mua hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra bên trong lãnh thổ của một nước Trong đó: GDPmp: là tổng sản phẩm trong nước tính theo giá thị trường - : các khoản chi mua hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ của tư nhân - C : các khoản đầu tư của cả tư nhân lẫn nhà nước - I : các khoản chi mua hàng hoá và dịch vụ của chính phủ - G : các khoản chi mua hàng hoá nước ngoài - X : các khoản nhập khẩu. Được tính bằng công thức : M = Cm + Im + - M Gm : các khoản chi mua hàng hoá tiêu và dịch vụ nước ngoài Cm  : các khoản đầu tư nước ngoài Im  : các khoản chi mua hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ nước ngoài Gm  của chính phủ. 2. Phương pháp tính theo sản lượng: GDP được xác định bằng cách cộng tất cả các giá trị gia tăng của các nguồn lực sản xuất Giá trị gia tăng = giá trị đầu ra – giá trị đầu vào.  Lưu ý: 1
  2. Huỳnh Thị Hồng Ngọc Khi tính GDP ta dùng giá cả trên thị trường,những khoản không được tính vào GDP: Hàng hoá đã sử dụng - Hàng hoá và dịch vụ trung gian(còn nằm trong quá trình sản xuất để tạo ra - những sản phẩm hoàn chỉnh hơn) Hàng hoá và dịch vụ bất hợp pháp. - 3. Phương pháp tính theo thu nhập: GDP được xác định bằng cách cộng toàn bộ thu nhập được tạo ra bởi các yêu tố sản xuất. GDP = W + i + R + + Te + De Trong đó: : tiền lương - W : tiền trả lãi vay - i : tiền thuê tài sản - R : lợi nhuận - Te : thuế gián thu( là khoản thuế mà người đóng thuế không phải là người - chịu thuế cuối cùng, vd: thuế nhập khẩu, thuế GTGT, …) De : khấu hao( là số phản ánh sự chênh lệch giá trong thời điểm đầu và - thời điểm cuối của sản phẩm) III. Cách tính GNP: GNP = GDP + thu nhập chuyển vào – thu nhập chuyển ra Trong đó: Thu nhập chuyển vào gồm: lợi nhuận từ đầu tư, tiền lãi cổ phiếu, trái phiếu, - tiền lãi tiết kiệm, các khoản thu nhập khác. Thu nhập chuyển ra gồm: tiền đầu tư ra nước ngoài, tiền chi mua hàng hoá - và dịch vụ nước ngoài,… Một số khái niệm khác: IV. Lưu lượng dùng để đo giá trị của đại lượng trong một khoảng thời gian. - Tích lượng dùng để đo giá trị của đại lượng trong một thời điểm. - Số gộp là số đo lường trước khi khấu hao. - Số ròng là số đo lường sau khi khấu hao. - Giá trị danh nghĩa là giá trị được tính bằng giá cả của năm hiện hành - Giá trị thực là giá trị được tính bằng giá cả của năm trước đó được chọn làm - mốc tính toán. 2
  3. Huỳnh Thị Hồng Ngọc Bài 2: XÁC ĐỊNH SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG TRONG NỀN KINH TẾ MỞ Xác định điểm cân bằng sản lượng quốc gia: I. 1. Xác định sản lượng quốc gia trong nền kinh tế đóng: 1.1 Tổng cầu(AD): Giả định : Nền kinh tế đóng cửa - Không có chính phủ - Giá cả ổn định, không thay đổi - Ta có: AD = C + I Với : - C : chi tiêu : đầu tư - I 1.1.1 Hàm chi tiêu C: C = f(Yd) là hàm số dạng tuyến tính, C = Co + Cm.Yd Trong đó: Co : tiêu dùng tự định hay tiêu dùng tối thiểu(là hằng số) - : Thu nhập khả dụng Yd - Cm(MPC): Tiêu dùng biên Ý nghĩa: Tiêu dùng tự định là khoản chi tiêu mà hộ gia đình hay người lao động dự - tính sẽ dùng trong một khoảng thời gian thường là một tháng. Thu nhập khả dụng là số thu nhập còn lại cuối cùng trong tổng thu nhập sau - khi đã đóng các khoản tiền bắt buộc như: bảo hiểm, thuế,… Tiêu dùng biên(hay khuynh hướng tiêu dùng biên) là số cho biết khi thu nhập - khả dụng tăng thêm 1 đơn vị giá trị thì chi tiêu tăng thêm một khoản là Cm đơn vị giá trị và ngược lại. Thu nhập khả dụng Yd: Trong đó: : Tổng thu nhập - Y : Thuế trực thu - Td 3
  4. Huỳnh Thị Hồng Ngọc : Thuế gián thu - Ti : chi chuyển nhượng - Tr (Theo giản định thì ta xét trong nền kinh tế đóng, không có chính phủ nên các đại lượng Td, Ti, Tr đều bằng 0 nên Yd = Y) Thu nhập khả dụng sử dụng cho mục đích tiêu dùng và tiết kiệm nên: Yd = C + S Ta xét hàm số tiết kiệm S: S = f(Yd) là dạng hàm số tuyến tính: S = So + Sm.Yd Với: : tiết kiệm tự định(là hằng số) - So Sm(MPS):tiết kiệm biên. - Ý nghĩa: Tiết kiệm tự định là khoản tiền mà hộ gia đình hay người lao động dự tính sẽ - tiết kiệm trong khoản thời gian nhất định thường là một tháng Tiết kiệm biên là số cho biết khi thu nhập khả dụng tăng thêm 1 đơn vị giá trị - thì tiết kiệm sẽ tăng thêm Sm đơn vị giá trị và ngược lại Mối quan hệ của C và S: - C+S = Yd - Cm + Sm = 1 - Co + So = 0 Hàm đầu tư I: 1.1.2 Đầu tư vừa ảnh hưởng đếm cầu(trong ngắn hạn), vừa ảnh hưởng đến cung(trong dài hạn) và chịu nhiều ảnh hưởng từ các nhân tố thuế, lãi suất, sản lượng quốc gia,… Nếu các yếu tố khác không đổi thì I là hàm số dạng tuyến tính: I = Io + Im.Y Với: Io : đầu tư tự định(là hằng số) - Im : đầu tư biên (0
  5. Huỳnh Thị Hồng Ngọc Tổng cầu: AD = C + I Mức sản lượng cân bằng được xác định khi AS = AD Y = C + I (*) Với: - I = Io + Im.Y - C = Co + Cm.Yd - Yd = Y Áp dụng thế vào (*) ta có công thức: 2. Xác định sản lượng quốc gia trong nền kinh tế mở: 2.1 Các thành thần của tổng cầu trong nền kinh tế mở: AD = C + I + G + X – M Trong đó: C : các khoản chi mua hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ của tư nhân - : các khoản đầu tư của cả tư nhân lẫn nhà nước - I G : các khoản chi mua hàng hoá và dịch vụ của chính phủ - X : các khoản chi mua hàng hoá nước ngoài - M : các khoản nhập khẩu. - Hàm chi tiêu C: (Tương tự như ở nền kinh tế đóng) C = Co + Cm.Yd Hàm đầu tư I: (Tương tự như ở nền kinh tế đóng) I = Io + Im.Yd Thu nhập khả dụng Yd = Y – (Td+Ti) + Tr (*) Trong đó: Y : Tổng thu nhập - Td : Thuế trực thu - Ti : Thuế gián thu - Tr : chi chuyển nhượng - Đặt Tx là tổng số thuế, Tx = Td + Ti Khi đó (*) trở thành : Yd = Y – Tx + Tr Yd = Y – ( Tx – Tr) Gọi T là thuế ròng, T = Tx – Tr. 5
  6. Huỳnh Thị Hồng Ngọc Vậy ta có : Yd = Y – T Thu chi ngân sách của chính phủ: Thu ngân sách từ các khoản: - Thuế - Vay nợ từ công chúng hay từ các tổ chức nước ngoài  Nhận viện trợ từ nước ngoài hay các tổ chức quốc tế.  Ta có : T = Tx - Tr Xét Tx = f(Y) Tx = To + Tm.Y Trong đó: To : thuế tự định - : thuế biên (0
  7. Huỳnh Thị Hồng Ngọc Ý muốn mua hàng hoá của người và doanh nghiệp nước ngoài - Chính sách đối ngoại - Tỷ giá giữa đồng tiền trong nước và ngoài nước. - Hàm xuất khẩu: X = Xo Nhập khẩu - Nhập khẩu phụ thuộc vào thu nhập của doanh nghiệp trong nước. - Ý muốn mua hàng hoá của người dân và doanh nghiệp trong nước - Chính sách đối ngoại - Tỷ giá giữa đồng tiền trong nước và ngoài nước. - Hàm nhập khẩu:M = Mo + Mm.Y Trong đó : nhập khẩu tự định - Mo : nhập khẩu biên (0
  8. Huỳnh Thị Hồng Ngọc - G = Go - X = Xo - M = Mo + Mm.Y Ta có phương trình xác định sản lượng cân bằng: Dựa vào mối quan hệ giữa những khoản bơm vào và những khoản lò 2.2.2 rỉ : Ta có: Yd = Y – T Y = Yd + T Mà Yd = C + S Vậy Y = C + S +T (1) Như trên ta có: Y = C + I + G + X – M (2) Từ (1) và (2) ta có: C + S +T = C + I + G + X – M S + T + M = I + G + X Mô hình số nhân: II. Khái niệm: 1. Mỗi cá nhân bỏ tiền ra để mua hàng hoá và có được lượng hàng hoá như ý muốn, điều đó có nghĩa nếu tổng cho tiêu tăng thêm được đáp ứng bằng lượng hàng hoá tương ứng thì đó chính là tổng sản lượng hàng hoá tăng thêm. Gọ i : k là số nhân - Y là thay đổi của tổng sản lượng - AD là lượng thay đổi của tổng cầu - Ta có: Y = k * AD Ý nghĩa: Số nhân cho biết khi tổng cầu tăng thêm một đơn vị thì tổng sản lượng quốc gia tăng thêm một khoản là k đơn vị và ngược lại. Số nhân trong các trường hợp: 2. Có dân cư: - Có dân cư, doanh nghiệp: - Có dân cư, doanh nghiệp, chính phủ : - 8
  9. Huỳnh Thị Hồng Ngọc Có dân cư, doanh nghiệp, chính phủ : - Số nhân cá biệt: - Của tiêu dùng: kC = k  Của đầu tư: kI = k  Của chi ngân sách mua hàng hoá và dịch vụ:  kG = k Của thuế: k.Tx = -k.Cm  Của chi chuyển nhượng:  kTr = kCm Của thuế ròng: kT = -kCm  Của xuất khẩu ròng:kNX= k  III. Chính sách tài khoá: Sản lượng tiềm năng(Yp) là mức sản lượng mà nền kinh tế đạt được khi sử dụng mọi nguồn lực. Mục tiêu: 1. Giữ ổn định kinh tế và ổn định giá trị tiền tệ: - Sản lượng thực tế bằng sản lượng tiềm năng - Giảm sự dao động của chu kỳ kinh doanh - Công cụ: 2. Thuế ròng: T = Tx - Tr - Chi ngân sách chính phủ mua hàng hoá và dịch vụ (G) - Nguyên tắc hoạch định chính sách tài khoá: 3. Dựa vào các công cụ trên chính sách tài khoá tác động vào thu nhập khả dụng  thay đổi chi tiêu  thay đổi tổng cầu  thay đổi sản lượng Ví dụ: Yd T   C AD  Y G 9
  10. Huỳnh Thị Hồng Ngọc Khi nền kinh tế trong tình trạng suy thoái(YYp): ta cần áp dụng chính - sách tài khoá thu hẹp để làm giảm sản lượng bằng cách tăng thuế ròng và giảm chi ngân sách Định lượng cho chính sách tài khoá: 4. ( ) Khi đó: Phương trình trên có nhiều cặp nghiệm, mỗi cặp nghiệm là 1 phương án của chính sách tài khoá. Chính phủ có thể lựa chọn phương án tối ưu nhất. Bài 3: TIỀN TỆ, NGÂN HÀNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Tiền tệ: I. 1. Khái niệm: Tiền là một phương tiện trao đổi được thừa nhận chung để thực hiện các giao dịch như thanh toán nợ, mua bán, trao đổi hàng hoá và dịch vụ, … 2. Các hình thái tiền tệ: Tiền bằng hàng hoá: - Là thời kì mà một loại hàng hoá nào đó được sử dụng làm trung gian  trong trao đổi như gia súc, thuốc lá, đồng, sắt, vàng, bạc,… Đến thế kỉ thứ 19 tiền bằng hàng hoá hầu hết là kim loại với đặc điểm  là giá trị ghi trên đồng tiền bằng đúng với giá trị của trọng lượng kim loại để đúc nên đồng tiền. Tiền quy ước: là tiền kim loại và tiền giấy. Đặc điểm là giá trị ghi trên đồng - tiền hay tờ tiền lớn hơn nhiều lần so với giá trị vật chất làm ra đồng tiền hay tờ tiền đó. Tiền quy ước được pháp luật quy định giá trị và bảo vệ. Nhược điểm: 10
  11. Huỳnh Thị Hồng Ngọc Chi phí phát hành cao  Chi phí bảo vệ cao như chống tiền giả  Cần bảo quản trong quá trình lưu hành  Tiền qua ngân hàng: - Gồm các dạng: Chi phiếu  Thẻ thanh toán  Thẻ tín dụng  …  Mọi thanh toán, mua bán, giao dịch điều có thể thực hiện mà không có sự xuất hiện của tiền mặt. 3. Chức năng của tiền: Làm thước đo giá trị: tiền cho phép đo lường giá trị của những hàng hoá - không giống nhau và lập nên quan hệ tương hỗ giữa các hàng hoá đó. Là phương tiện trao đổi: - Tích trữ giá trị: - 4. Mức cung tiền hay khối tiền tệ: Trước 1980(quan điểm hẹp) khối tiền tệ là lượng tiền mặt ngoài ngân - hàng gồm tiền đang lưu hành trong dân cư và các doanh nghiệp(CM) và các khoản tiền gởi không kì hạn (DM) Mo = CM + DM. Sau 1980(quan điểm rộng) khối tiền tệ - M1 = CM + DM  M2 = M1 + tiền gởi tiến kiệm có kì hạn và không kì hạn  M3 = M2 + tiền gởi theo các định chế tài chánh khác.  …  Nhưng trong chương trình chúng ta chấp nhận khái niệm căn bản nhất của khối tiền tệ là M = M1 II. Ngân hàng: 1. Hệ thống ngân hàng bao gồm: 1.1 Ngân hàng trung ương chức năng cơ bản: Điều tiết sự hoạt động của hệ thống ngân hàng trung gian - 11
  12. Huỳnh Thị Hồng Ngọc Kiểm soát lượng cung tiền tệ và tài trợ cho sự thâm hụt ngân sách của - chính phủ Vai trò: Thực hiện chính sách tiền tệ nhằm đạt mục tiêu: - tăng trưởng kinh tế - giảm tỉ lệ thất nghiệp - giữ ổn định thị trường - - … 1.2 Hệ thống ngân hàng trung gian: Là cầu nối giữa người gởi tiền với các nhân hoặc doanh nghiệp cần vay tiền hay giữa dân cư, doanh nghiệp và ngân hàng trung ương. 2. Chức năng cơ bản: Kinh doanh tiền tệ - Đầu tư. - 3. Cách tạo tiền tiền thông qua hệ thống ngân hàng: 3.1 Các khái niệm: Dự trữ bắt buộc Rbb: là dự trữ tối thiểu theo yêu cầu của ngân hàng trung - ương, dự trữ này được đưa về ngân hàng trung ương. Dự trữ tuỳ ý hay dự trữ dư thừa Rty: là lượng tiền mặt để lại tại ngân hàng - trung gian nhằm đáp ứng nhu cầu chi trả hằng ngày cho những kháhc hàng đến rút tiền. Đặt RM : là dự trữ chung DM : tiền gởi của khách hàng. - d : tỳ lệ dự trữ chung - dbb : tỳ lệ dự trữ bắt buộc - dty : tỳ lệ dự trữ tuỳ ý - Ta có: RM = Rbb + Rty d = dbb + dty khi đó tỉ lệ dự trữ dư thừa ở mỗi ngân hàng trung gian là khác nhau vì vậy tỉ lệ dự trữ chung của các ngân hàng trung gian cũng khác nhau. 3.2 Giả định: Tỉ lệ dự trữ chung xem như là giống nhau ở tất cả các ngân hàng trung gian - Mọi người đề sử dụng tiền qua ngân hàng - 12
  13. Huỳnh Thị Hồng Ngọc - Ngân hàng trung gian cho vay hết lượng tiền gởi của khách hàng sau khi trừ đi phần dự trữ. Ví dụ: anh A có 1.000.000 gởi vào ng trung gian I, tỉ lệ dự trữ chung là 10%, ta có bảng phản ánh quá trình tạo ra tiền thông qua hệ thống ngân hàng như sau: Tiền gởi của khách Dự trữ chung Tiền cho vay của Tên ngân hàng trung gian (NHTG) hàng NGTG NHTG I 1.000.000 100.000 900.000 NHTG II 900.000 90.000 810.000 NHTG III 810.000 81.000 729.000 NHTG IV 729.000 72.900 656.100 … … … … Tổng cộng 10.000.000 1.000.000 9.000.000 - Xuất phát từ số tiền ban đầu là 1.000.000 anh A gởi tổng số lượng tiền thông qua hệ thống ngân hàng trung gian là 10.000.000. - Ngược lại với quá trình tạo tiền là quá trình phá huỷ tiền khi có một lượng tiền rút ra khỏi ngân hàng thì tác động dây chuyền sẽ làm cho lượng tiền gởi thông qua hệ thống ngân hàng trung gian giảm đi nhiều lần. 4. Số nhân tiền tệ: 4.1 Khái niệm: - Tiền mạnh H hay còn gọi là tiền cơ sở bao gồm tiền nằm ngoài ngân hàng và tiền mặt trong ngân hàng trung gian. H = CM + RM - Số nhân tiền tệ kM là hệ số phản ánh sự thay đổi trong mức cung tiền tệ khi lượng tiền mạnh thay đổi một đơn vị. Với mức cung tiền :  H tiền mạnh :H = CM + RM  kM số nhân tiền  4.2 cách tính: Đặt: 13
  14. Huỳnh Thị Hồng Ngọc Vậy: Hay: 5. Thị trường tiền tệ: 5.1 Cung tiền tệ: SM = M Công cụ của ngân hàng trung ương để điều tiết lương cung tiền: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc: - Khi ngân hàng trung ương tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc thì tỉ lệ dự trữ chung sẽ tăng(nếu tỉ lệ dự trữ tuỳ ý không đổi) dẫn đến lượng tiền các ngân hàng trung gian đưa ra cho vay sẽ giảm kéo theo lượng cung tiền cũng sẽ giảm. Ngược lại ngân hàng trung ương có thể giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc để tăng lượng cung tiền. Lãi suất chiết khấu: - Lãi suất chiết khấu là lãi suất được áp dụng khi ngân hàng trung ương cho các ngân hàng trung gian vay từ quỹ dự trữ của ngân hàng trung ương. Bằng cách thay đổi lãi suất chiết khấu ngân hàng trung ương sẽ làm cho các ngân hàng trung gian thay đổi quyết định tăng hay giảm vay tiền. Từ đó tác động đến lượng tiền mà cá ngân hàng trung gian đưa vào thị trường. Hoạt động thị trường mở: - Khi ngân hàng trung ương bán ra một lượng trái phiếu kho bạc thì các hộ gia đình, doanh nghiệp sẽ dùng tiền mặt hoặc chi phiếu để mua trái phiếu nói cách khác một lượng tiền sẽ được rút khỏi ngân hàng trung gian, làm giảm lượng cung tiền và ngươc lại. 5.2 Cầu tiền tệ LM : - Lãi suất là hệ số quy định số tiền lãi phải trả cho một khoản vay trong một khoảng thời gian nhất định. - Cầu tiền tệ là lượng tiền mà người ta muốn nắm giữ ở những mức lãi suất khác nhau để giao dịch, dự phòng và đầu cơ 14
  15. Huỳnh Thị Hồng Ngọc Cầu tiền tệ giao dịch : là lượng tiền dành cho mục đích mua bán, trao  đổi, thanh toán, …hàng ngày trên thị trường sản phẩm Cầu tiền tệ dự phòng: là lương tiền dành cho những giao dịch không  lường trước được hoặc cho những trường hợp khẩn cấp Cầu tiền tệ đầu cơ: là lượng tiền dành cho mục đích đầu cơ tài chính  Hàm cầu tiền tệ theo lãi suất: Đặt : Ta có: 5.3 Cân bằng trên thị trường tiền tệ: Lãi suất cân bằng được xác định khi LM = SM Lãi suất cân bằng thay đổi khi có sự thay đổi của một trong các đại lượng sau: Lượng cung tiền - Thu nhập - Tính chất cạnh tranh của các ngân hàng trung gian - Mức giá - 5.4 Tác động của lãi suất đến đầ tư và tiêu dùng: Tác động đến tiêu dùng: Ngân hàng có hai loại lãi suất: lãi suất cho vay, lãi suất tiết kiệm - - Khi ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm thì lượng cung tiền giảm và chi tiêu sẽ gi ảm - Khi ngân hàng tăng lãi suất cho vay thì làm cho người dân giảm vay tiền và chi tiêu sẽ giảm. Ta có hàm C = f(r) là hàm số tuyến tính Trong đó: tiêu dùng tự định - Co tiêu dùng biên theo lãi suất - 15
  16. Huỳnh Thị Hồng Ngọc Ý nghĩa: - Tiêu dùng tự định là khoản chi tiêu mà hộ gia đình hay người lao động dự tính sẽ dùng trong một khoảng thời gian thường là một tháng. Tiêu dùng biên theo lai suất là số cho biết khi lãi suất tăng thêm 1 đơn vị giá - trị thì chi tiêu giảm đi một khoản là đơn vị giá trị và ngược lại. Trước đó ta có : C = f(Yd) vậy ta có hàm : C = f(Yd, r) Và Cm lúc này ta nên gọi chính xác hơn là tiêu dùng biên theo thu nhập khả dụng. Tác động đến đầu tư: Trong điều kiện các yêu tố khác không đổi, nếu lãi suất ngày càng cao khiến các doanh nghiệp giảm vay tiền làm cho đầu tư ngày càng giảm và ngược lại Ta có hàm I = f(r) là hàm số tuyến tính Trong đó: : đầu tư tự định(là hằng số) - Io : đầu tư biên theo lãi suất - Ý nghĩa: Đầu tư tự định là khoản đầu tư không phụ thuộc vào thu nhập quốc gia. - Đầu tư biên theo lãi suất phản ánh khi lãi suất tăng thêm 1 đơn vị giá trị thì - làm cho doanh nghiệp đầu tư giảm một khoản đơn vị giá trị và ngược lại. Trước đó ta có : I = f(Y) vậy ta có hàm : I = f(Y, r) Và Im lúc này ta nên gọi chính xác hơn là đầu tư biên theo sản lượng quốc gia(hay thu nhập quốc gia). 6. Chính sách tiền tệ: 6.1 Mục tiêu: Giữ ổn định kinh tế và ổn định giá trị tiền tệ: - Sản lượng thực tế bằng sản lượng tiềm năng - Thất nghiệp thực tế bằng thất nghiệp tự nhiên - Lạm phát vừa phải. - 6.2 Công cụ của chính sách tiền tệ: 16
  17. Huỳnh Thị Hồng Ngọc Chính sách tiền tệ tác động thông qua ngân hàng trung ương làm thay đổi lượng cung tiền trong nền kinh tế. Có các công cụ: Tỉ lệ dự trữ bắt buộc - Lãi suất chiết khấu - Hoạt động thị trường mở. - 6.3 Nguyên tắc hoạch định chính sách tiền tệ: Dựa vào các ông cụ  Thay đổi  thay đổi r  thay đổi I và C  thay đổi AD  thay đổi Y ví dụ: dbb , r    r  I,C   AD  Y mua vào TPCP khi nền kinh tế suy thoái (Y Yp) thực hiệc chính sách tiền tệ thu hẹp: - tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc  tăng lãi suất chiết khấu  bán ra trái phiếu của chính phủ  6.4 định lượng cho chính sách tiền tệ:  17
  18. Huỳnh Thị Hồng Ngọc Bài 4: LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP Lạm phát: I. 1. Khái niệm: - Mức giá chung: là mức giá trung bình của tất cả hàng hoá và dịch vụ trong nền kinh tế ở kỳ này so với kỳ gốc - Lạm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên trong một khoảng thời gian nhất định. Giảm phát là tình trạng mức giá chung giảm liên tục trong một thời gian nhất - định - Giảm lạm phát là mức giá chung tăng lên nhưng tốc độ gia tăng thấp hơn so với kì trước. - Chỉ số giá là chỉ số phản ánh sự thay đổi của giá cả hàng hoá và dịch vụ của một năm nào đó so với năm gốc. - Tỉ lệ lạm phát là tỉ lệ phần trăm gia tăng của mức giá chung của kỳ này so với kỳ trước Tỉ lệ lạm phát hằng năm(If) được tính theo công thức: Các loại chỉ số giá sau đây được sử dụng để tính tỉ lệ lạm phát: - Chỉ số giá hàng tiêu dùng (CPI):  Chỉ số giá hàng tiêu dùng năm t được xác định: Với: : khối lượng sản phẩm i mà 1 gia đình tiêu dùng ở năm gốc - : giá sản phẩm i năm t - : giá sản phẩm i năm gốc - Chỉ số giảm phát theo GDP( ) :  Trong đó: 18
  19. Huỳnh Thị Hồng Ngọc : khối lượng sản phẩm loại i mà 1 gia đình tiêu dùng ở năm gốc - : giá sản phẩm i năm t - : giá sản phẩm i năm gốc - 2. Phân loại lạm phát: Lạm phát vừa phải(lạm phát 1 con số): - Khi giá cả tăng chậm, dưới 10% một năm  Đồng tiền ổn định  Lạm phát phi mã(lạm phát 2,3 son số) : - Khi giá cả tăng từ 20%,30% đến 200% một năm  Đồng tiền mất giá nhanh chóng  Siêu lạm phát(lạm phát >= 4 con số): - Khi tỉ lệ tăng giá lớn hơn 1000% một năm  Đồng tiền mất giá nghiêm trọng  3. Nguyên nhân của lạm phát: 3.1 Lạm phát do cầu kéo: Xuất phát từ sự gia tăng tổng cầu, đường AD dịch chuyển sang phải là cho mức sản lượng tăng và mức gia hcung cũng tăng lên. Các nguyên nhân làm gia tăng tổng cầu: Dân cư tăng chi tiêu: - Doanh nghiệp tăng đầu tư - Chính phủ tăng chi mua hàng hoá và dịch vụ - Người nước ngoài tăng mua hàng hoá và dịch vụ trong nước. - - ……… 3.2 Lạm phát do cung: Lạm phát do cung xảy ra khi chi phí sản xuất tăng đẩy đường tổng cung AS dịch chuyển sang trái làm sản lượng giảm và mức giá chung tăng, dẫn tới nền kinh tế vừa suy thoái, vừa lạm phát. Nguyên nhân làm chi phí sản xuất tăng: Tiền lương tăng(nhưng năng suất lao động không tăng) - Điều kiện khai thác các yếu tố sản xuất khan hiếm và tốn kém hơn - Thuế tăng - - ……… 3.3 Lạm phát quán tính: 19
  20. Huỳnh Thị Hồng Ngọc Lạm phát quán tính còn được gọi là lạm phát dự đoán. Đó là lạm phát mà mọi người dự đoán nó sẽ xảy ra trong tương lai. 4. Tác động của lạm phát: Phân phối lại thu nhập và tài sản giữa các thành phần dân cư: - Nếu tỉ lệ lạm phát thấp và có thể dự đoán thì không xảy ra sự phân  phối lại Nếu tỉ lệ lạm phát biến đổi không thể dự đoán trước hay tỉ lệ lạm phát  tăng quá cao thì sẽ dẫn đến sự phân phối lại tài sản và thu nhập, có lợi cho những người vay nợ, gây thiệt hại cho người cho vay, người có thu nhập cố định, người hưởng trợ cấp vì Lãi suất thực = lãi suất danh nghĩa – tỷ lệ lạm phát  Làm thay đổi co cấu kinh tế - Do sự biến động giá cả tương đối giữa các loại hàng hoá và dịch vụ. Làm thay đổi sản lượng và công ăn việc làm: - Lạm phát do cung:  Mức giá chung tăng, sản lượng quốc gia giảm, tỉ lệ thất nghiệp tăng lên Lạm phát do cầu:  Mức giá chung tăng, sản lượng quốc gia tăng, tỉ lệ thất nghiệp giảm 5. Biện pháp giảm lạm phát: - Nếu lạm phát do cầu: khi đó sản lượng thực tế vượt quá sản lượng tiềm năng, ta cần giảm tổng cầu bằng cách: Giảm chi tiêu của chính phủ, tăng thuế  Giảm mức cung tiền tệ.  ………  Nếu lạm phát do cung: cần tăng tổng cung bằng cách: - Giảm chi phí sản xuất  Giảm thuế  Cải tiến kĩ thuật  Hợp lý hoá sản xuất  Tổ chức quản lý hữu hiệu hơn.  Thất nghiệp: II. - Lực lượng lao động trong nền kinh tế bao gồm những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, đang làm việc hay không có việc làm và đang tìm việc. - Thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động đang tìm việc nhưng chưa có việc làm. Tỉ lệ thất nghiệp được tính như sau: - 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2