intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Phước Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Phước Nguyên" dành cho các em học sinh lớp 7 tham khảo, để hệ thống kiến thức học tập cũng như trau dồi kinh nghiệm làm bài thi. Hi vọng sẽ giúp các bạn đạt kết quả tốt trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Phước Nguyên

  1. TRƯỜNG THCS PHƯỚC NGUYÊN TỔ: LÍ-HÓA-SINH-CN-TIN HỌC ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HK1 MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7-NĂM HỌC: 2022-2023 A.KIẾN THỨC TRỌNG TÂM BÀI 1: PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ NĂNG HỌC TẬP MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 1. Phương pháp tìm hiểu tự nhiên Phương pháp tìm hiểu tự nhiên là cách thức tìm hiểu các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên và đời sống, được thực hiện qua các bước: (1) Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu. (2) Hình thành giải thuyết. (3) Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết. (4) Thực hiện kế hoạch. (5) Kết luận. 2. Kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên - Kĩ năng quan sát - Kĩ năng phân loại - Kĩ năng liên kết - Kĩ năng đo - Kĩ năng dự báo - Kĩ năng viết báo cáo - Kĩ năng thuyết trình CHỦ ĐỀ 1: NGUYÊN TỬ - NGUYÊN TỐ HÓA HỌC – SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC BÀI 2: NGUYÊN TỬ 1.Khái quát về mô hình nguyên tử - Nguyên tử có cấu tạo gồm: + Vỏ tạo bởi một hay nhiều electron (kí hiệu là e), mỗi electron có điện tích -1.
  2. + Hạt nhân ở bên trong chứa các hạt proton (p), mỗi proton mang điện tích +1. - Trong nguyên tử, số proton = số electron nên nguyên tử trung hòa về điện. - Trong hạt nhân nguyên tử: + Điện tích hạt nhân = tổng điện tích các hạt proton. + Số đơn vị điện tích hạt nhân = số proton. 2. Khối lượng nguyên tử - Khối lượng nguyên tử là khối lượng của một nguyên tử, bằng tổng khối lượng các hạt (proton, neutron và electron) có trong nguyên tử. - Tuy nhiên, khối lượng nguyên tử rất nhỏ nên để biểu thị khối lượng nguyên tử người ta sử dụng đơn vị khối lượng nguyên tử, viết tắt là amu (atomic mass unit, 1 amu = 1,6605 × 10-24 gam). - Proton và neutron có khối lượng xấp xỉ nhau (gần bằng 1 amu); electron có khối lượng rất bé (chỉ bằng khoảng 0,00055 amu). Do đó, có thể xem như khối lượng của hạt nhân là khối lượng của nguyên tử. - Cách tính: Khối lượng nguyên tử = số proton + số neutron. Ví dụ: Nguyên tử magnesium (Mg) trong hạt nhân có 12 proton và 12 neutron ⇒ Khối lượng nguyên tử magnesium (Mg) = 12 + 12 = 24 (amu) BÀI 3: NGUYÊN TỐ HÓA HỌC 1. Khái niệm về nguyên tố hóa học - Tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân được gọi là nguyên tố hóa học. - Các nguyên tử của cùng một nguyên tố hóa học đều có tính chất hóa học giống nhau. - Như vậy, số proton là đặc trưng cho nguyên tố hóa học. Chú ý: Các nguyên tử cùng loại có thể có số neutron khác nhau. 2. Số lượng các nguyên tố hóa học hiện nay - Hiện nay, đã có hơn 118 nguyên tố hóa học được xác định. Trong đó có 98 nguyên tố được tìm thấy trong tự nhiên, các nguyên tố còn lại là sản phẩm được con người tạo ra từ phản ứng hạt nhân. 3. Kí hiệu hóa học
  3. - Kí hiệu hóa học được biểu diễn bằng một hay hai chữ cái (chữ cái đầu tiên viết in hoa và nếu có chữ cái thứ hai thì viết thường). - Bảng 3.1. Kí hiệu hóa học và khối lượng nguyên tử của một số nguyên tố trang 20 SGK. BÀI 4: SƠ LƯỢC BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC 1. Nguyên tắc xây dựng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn: + Các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân của nguyên tử. + Các nguyên tố hóa học có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng. + Các nguyên tố có tính chất hóa học tương tự nhau được xếp thành một cột. 2. Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học a. Mô tả cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - Bảng tuần hoàn gồm các nguyên tố hóa học mà vị trí được đặc trưng bởi ô nguyên tố, chu kì và nhóm. - Các nguyên tố họ lanthanide và họ actinide được xếp riêng thành 2 hàng ở cuối bảng tuần hoàn. b. Ô nguyên tố - Trong bảng tuần hoàn, mỗi ô nguyên tố cho biết các thông tin cần thiết về một nguyên tố hóa học. - Số hiệu nguyên tử = số đơn vị điện tích hạt nhân = số proton = số electron - Số hiệu nguyên tử cũng là số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn. Ví dụ: Dựa vào ô nguyên tố số 8 trong bảng tuần hoàn ta biết được:
  4. + Số hiệu nguyên tử: 8 + Kí hiệu hóa học: O + Tên nguyên tố: oxygen + Khối lượng nguyên tử: 16 amu + Ngoài ra: Điện tích hạt nhân = +8; Số đơn vị điện tích hạt nhân = số proton = số electron = 8 c. Chu kì trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - Các nguyên tố hóa học có cùng số lớp electron trong nguyên tử được sắp xếp vào cùng một hàng ngang trong bảng tuần hoàn được gọi là chu kì. - Hiện nay, bảng tuần hoàn gồm có 7 chu kì, xét về số lượng các nguyên tố trong mỗi chu kì thì chu kì được chia thành: + Chu kì nhỏ gồm các chu kì 1, 2, 3. + Chu kì lớn gồm các chu kì 4, 5, 6, 7. - Số thứ tự chu kì = số lớp electron. - Nhóm là tập hợp các nguyên tố có tính chất hóa học tương tự nhau và được xếp thành cột, theo chiều tăng dần về điện tích hạt nhân. - Số thứ tự nhóm được kí hiệu bằng các chữ số La Mã từ I đến VIII. Ví dụ: + Nhóm IA gồm các nguyên tố kim loại hoạt động mạnh (trừ H). Nguyên tử của chúng đều có 1 electron ở lớp ngoài cùng. Điện tích hạt nhân tăng từ Li (+3) đên Fr (+87). + Nhóm VIIA gồm các nguyên tố phi kim hoạt động mạnh (trừ At, Ts). Nguyên tử của chúng đều có 7 electron ở lớp ngoài cùng. Điện tích hạt nhân tăng từ F (+9) đến Ts (+117). 3. Các nguyên tố kim loại a. Các nguyên tố kim loại nhóm A
  5. - Các nguyên tố kim loại nhóm A gồm nhóm IA (trừ nguyên tố hydrogen); nhóm IIA, nhóm IIIA (trừ nguyên tố boron), … - Các nguyên tố kim loại thuộc nhóm IA được gọi là nhóm kim loại kiềm. - Các nguyên tố kim loại thuộc nhóm IIA được gọi là nhóm kim loại kiềm thổ. b. Các nguyên tố kim loại nhóm B - Các nguyên tố nhóm B đều là kim loại, mỗi nhóm B tương ứng với một cột trong bảng tuần hoàn (trừ nhóm VIIIB có 3 cột). - Một số kim loại nhóm B có ứng dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày. 4. Các nguyên tố phi kim a. Vị trí - Nhóm nguyên tố phi kim chủ yếu tập trung ở góc bên phải của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. - Các nguyên tố phi kim bao gồm: + Nguyên tố hydrogen ở nhóm IA. + Một số nguyên tố ở nhóm IIIA và IVA. + Hầu hết các nguyên tố thuộc nhóm VA, VIA và VIIA. b. Tính chất - Ở điều kiện thường, các phi kim có thể ở thể rắn, thể lỏng hoặc thể khí. - Nhóm nguyên tố phi kim VIIA được gọi là nhóm nguyên tố halogen. Các đơn chất thuộc nhóm halogen có một số đặc điểm như: + Có màu sắc đậm dần từ fluorine tới iodine, thể thay đổi từ khí – lỏng – rắn. + Độc hại đối với các sinh vật. 4. Nhóm các nguyên tố khí hiếm a. Vị trí trong bảng tuần hoàn - Nhóm VIIIA gồm các nguyên tố khí hiếm: Helium (He); Neon (Ne); Argon (Ar); Krypton (Kr); Xenon (Xe); Radon (Rn) và Oganesson (Og – nguyên tố nhân tạo). b. Tính chất Ở điều kiện thường, các nguyên tố khí hiếm có những đặc điểm giống nhau như: + Chất khí, không màu, tồn tại trong tự nhiên với hàm lượng thấp. + Tồn tại dưới dạng đơn nguyên tử.
  6. + Các nguyên tố của nhóm khí hiếm rất kém hoạt động, hầu như không phản ứng với nhau và với chất khác. c. Ứng dụng - Các nguyên tố khí hiếm chiếm tỉ lệ thể tích rất ít trong không khí nhưng có những ứng dụng quan trọng trong đời sống. CHỦ ĐỀ 2: PHÂN TỬ BÀI 5: PHÂN TỬ - ĐƠN CHẤT – HỢP CHẤT 1. Phân tử a. Khái niệm Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử kết hợp với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của một chất. - Có 2 dạng phân tử: Phân tử tạo bởi một nguyên tố và phân tử tạo bởi nhiều nguyên tố. - Các nguyên tố khí hiếm (He, Ne, Ar, …) và kim loại đều là dạng đặc biệt của phân tử. b. Tính khối lượng phân tử - Khối lượng phân tử của một chất là khối lượng tính bằng đơn vị amu của một phân tử chất đó. - Khối lượng phân tử bằng tổng khối lượng các nguyên tử có trong phân tử. -VD: Khối lượng phân tử carbon dioxide bằng: 12 + 2 × 16 = 44 amu. 2. Đơn chất - Mỗi đơn chất được tạo thành từ nguyên tố hóa học tương ứng. - Tên gọi của đơn chất thường trùng với tên nguyên tố. - Phân tử đơn chất được tạo ra từ một số nguyên tử. Ví dụ: + Phân tử bromine được tạo nên từ 2 nguyên tử bromine. + Phân tử ozone được tạo nên từ 3 nguyên tử oxygen. ⇒ Đơn chất được tạo nên từ một nguyên tố hóa học. Chú ý: Một nguyên tố có thể tạo ra nhiều dạng đơn chất.
  7. Ví dụ: nguyên tố carbon (C) tạo nên than (than muội, than cốc, than gỗ, …), graphite, kim cương, … 3. Hợp chất - Phân tử hợp chất gồm nhiều nguyên tố hóa học tạo nên. - Trong hợp chất, nguyên tử của các nguyên tố kết hợp với nhau theo tỉ lệ và thứ tự nhất định. Ví dụ: + Phân tử nước được tạo nên từ 1 nguyên tử oxygen và 2 nguyên tử hydrogen. B. HỆ THỐNG CÂU HỎI I.TRẮC NGHIỆM Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất Câu 1. Có những hạt nào được tìm thấy trong hạt nhân của nguyên tử? A. Các hạt mang điện tích âm (electron). B. Các hạt neutron và hạt proton. C. Các hạt neutron không mang điện. D. Hạt nhân nguyên tử không chứa hạt nào bên trong. Câu 2. Một đơn vị khối lượng nguyên tử (1 amu) theo định nghĩa có giá trị bằng A. 1/16 khối lượng của nguyên tử oxygen. B. 1/32 khối lượng của nguyên tử sulfur. C. 1/12 khối lượng của nguyên tử carbon. D.1/10 khối lượng của nguyên tử boron. Câu 3. Khối lượng của các hạt dưới nguyên tử (proton, neutron) được đo bằng đơn vị A. gam. B. amu. C. mL. D. kg. Câu 4. Điền từ phù hợp vào chỗ trống: “Số ..... là số đặc trưng của một nguyên tố hoá học”. A. electron. C. neutron. B. proton. D.neutron và electron. Câu 5. Hiện nay, số nguyên tố hoá học trong tự nhiên là
  8. A. 110 B. 102 C. 98 D. 82 Câu 6. Nguyên tố hoá học là tập hợp nguyên tử cùng loại có …. A. cùng số neutron trong hạt nhân. B. cùng số proton trong hạt nhân. C. cùng số electron trong hạt nhân. D. cùng số proton và số neutron trong hạt nhân. Câu 7.Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo thứ tự tăng dần của A. khối lượng. C. tỉ trọng. B. số proton. D. số neutron. Câu 8.Trong ô nguyên tố sau, con số 23 cho biết điều gì? A. Khối lượng nguyên tử của nguyên tố. B. Chu kì của nó. C. Số nguyên tử của nguyên tố. D. Số thứ tự của nguyên tố. Câu 9.Dãy các kim loại nào sau đây được sắp xếp theo chiều tính kim loại tăng dần? A. K, Na, Li, Rb B. Li, K, Rb, Na C. Na, Li, Rb, K D. Li, Na, K, Rb Câu 10. Những nguyên tố hóa học nào sau đây thuộc cùng một nhóm? A. O, S, Se B. N, O, F C. Na, Mg, K D. Ne, Na, Mg Câu 11.Những nguyên tố hóa học nào sau đây thuộc cùng một chu kì? A.Li, Si, Ne B. Mg, P, Ar C. K, Fe, Ag D. B, Al, In Câu 12. Trong các nguyên tử sau, nguyên tử nào có khối lượng nguyên tử lớn nhất? A. Na B. O C. Ca D. H Câu 13. Đơn chất là A. kim loại có trong tự nhiên.
  9. B. phi kim do con người tạo ra. C. những chất luôn có tên gọi trùng với tên nguyên tố hoá học. D. chất tạo ra từ một nguyên tố hoá học. Câu 14.Hợp chất là A. chất tạo từ 2 nguyên tố hoá học. B.chất tạo từ nhiều nguyên tố hoá học. C. chất tạo từ 2 nguyên tố kim loại trở lên. D. chất tạo từ các nguyên tố kim loại và nguyên tố phi kim. II.TỰ LUẬN Câu 1.Kí hiệu hóa học nào sau đây viết sai? Nếu sai, hãy sửa lại cho đúng: H, Li, NA, O, NE, AL, N, K, CA. Câu 2.Em hãy ghi kí hiệu hóa học của các nguyên tố sau: 1)Hydrogen 6) Boron 2) Aluminium 7) Sodium 3) Phosphorus 8) Calcium 4) Nitrogen 9) Carbon 5) Oxygen 10) Magnesium Câu 3.Cho biết sơ đồ hai nguyên tử như hình dưới đây: a b a) Nêu sự giống và khác nhau về thành phần hạt nhân của hai nguyên tử.
  10. b) Giải thích vì sao nói được hai nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học. Viết tên và kí hiệu hóa học của nguyên tố đó. Câu 4.Vào những dịp Tết hay lễ hội ở một số thành phố hoặc khu vui chơi giải trí công cộng, chúng ta thường nhìn thấy những kinh khí cầu đủ màu sắc bay lên bầu trời. Theo em, người ta đã bơm khí nào trong các khí: oxygen, helium, hydrogen vào kinh khí cầu? Giải thích sự lựa chọn đó. Câu 5.Quan sát ô nguyên tố và trả lời các câu hỏi sau: a) Em biết được thông tin gì trong ô nguyên tố calcium? b) Nguyên tố calcium này nằm ở vị trí nào (ô, nhóm, chu kì) trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học? c) Tên gọi của nhóm chứa nguyên tố này là gì? d) Calcium có cần thiết cho cơ thể chúng ta không? Lấy ví dụ minh họa. Câu 6. Cho các nguyên tố sau: Ag, S, Br, Pb,O, C, Fe, Ba, Ar, Hg. Hãy sắp xếp chúng vào bảng dưới đây: Kim loại Phi kim Khí hiếm Câu 7. Trong mật ong có nhiều Fructose. Phân tử Fructose gồm 6 nguyên tử C, 12 nguyên tử H và 6 nguyên tử O. Em hãy cho biết Fructose thuộc loại đơn chất hay hơp chất? Tính khối lượng phân tử fructose. Câu 8. Từ các nguyên tố C, H, O, em hãy liệt kê 3 phân tử quen thuộc mà em biết và tính khối lượng phân tử của chúng. Câu 9. Em hãy cho biết: a) Những nguyên tố nào cần thiết giúp cơ thể phát triển? b) Nguyên tố nào giúp ngăn ngừa bệnh bướu cổ ở người?
  11. -----Hết-----
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2