Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Tân Lang
lượt xem 3
download
Hi vọng Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Tân Lang sẽ là tư liệu ôn tập hữu ích giúp các em hệ thống kiến thức, nâng cao kỹ năng làm bài tập và trả lời câu hỏi để bài thi sắp tới đạt kết quả tốt nhất. Mời các em cùng tham khảo đề cương!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Tân Lang
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 11 Phần I: Đọc hiểu (Ngữ liệu ngoài SGK, là một đoạn trích thuộc kiểu văn bản nghệ thuật hoặc văn bản thông tin với dung lượng phù) Phạm vi kiến thức ôn tập gồm: Phương thức biểu đạt. Phong cách ngôn ngữ. Biện pháp tu từ Đề tài, chủ đề, từ ngữ, chi tiết, hình ảnh, câu...trong văn bản. Học sinh nắm vững các kiến thức trên để: Nhận biết được phương thức biểu đạt, biện pháp tu từ…của văn bản. Nhận biết thông tin được thể hiện, phản ánh trực tiếp trong văn bản. Khái quát được chủ đề hoặc ý chính của văn bản. Hiểu được nghĩa tường minh và hàm ẩn của văn bản. Lí giải nội dung, ý nghĩa từ ngữ, chi tiết, hình ảnh, câu văn...trong văn bản. Lí giải suy luận, cắt nghĩacác nội dung khác nhau để rút ra thông điệp, ý nghĩa của văn bản hoặc trình bày quan điểm cá nhân... Phần II: Làm văn Câu1. Nghị luận xã hội (viết đoạn văn: khoảng 150 chữ), tương ứng khoảng 1012 dòng Chủ đề: Con người trong mối quan hệ với bản thân và xã hội: Sự tự lập, sự trải nghiệm, sự chia sẻ, tinh thần trách nhiệm... Học sinh cần xác định được: Xác định được yêu cầu đặt ra trong đề bài (nội dung, hình thức, tư liệu) Hiểu đúng vấn đề nghị luận Lựa chọn và sắp xếp các luận điểm để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận. 1
- Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận Vận dụng kết hợp kiến thức, kỹ năng để viết đoạn văn hoàn chỉnh trình bày suy nghĩ, quan điểm về vấn đề xã hội. Câu 2. Nghị luận văn học (viết bài văn hoàn chỉnh) Nghị luận về một đoạn truyện, một nhận vật, một phương diện về nhân vật; một khía cạnh về nội dung, nghệ thuật của một trong các tác phẩm: Hai đứa trẻ (Thạch Lam); Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân); Chí Phèo (Nam Cao). MỘT SỐ ĐỀ TRONG TÁC PHẨM HAI ĐỨA TRẺ (THẠCH LAM) Đề 1: (...) Hai chị em nghe thấy tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi. Một làn khói bừng sáng trắng lên đằng xa, tiếp đến tiếng hành khách ồn ào khe khẽ. (...) (...) Tiếng còi đã rít lên, và tàu rầm rộ đi tới. Liên dắt em đứng dậy để nhìn đoàn xe vụt qua, các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường. Liên chỉ thoáng trông thấy những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính sáng trắng. (...) Chuyến tàu đêm nay không đông như mọi khi, thưa vắng người và hình như kém sáng hơn. Nhưng họ ở Hà Nội về! Liên lặng theo mơ tưởng. Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực, vui vẻ và huyên náo. Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua. Một thế giới khác hẳn, đối với Liên, khác hẳn cái vầng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu. Đêm tối vẫn bao bọc chung quanh, đêm của đất quê, và ngoài kia, đồng ruộng mênh mang và yên lặng. (Hai đứa trẻ Thạch Lam, Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2009, tr.100) Cảm nhận của em về cảnh đoàn tàu đi qua phố huyện trong đoạn trích trên. Từ đó làm rõ ý nghĩa của chuyến tàu đêm đối với cuộc sống của người dân nơi phố huyện./. Dàn ý *Mở bài: Khẳng định: Tác phẩm nghệ thuật nào cũng có những cảnh đặc sắc đóng vai trò quan trọng trong biểu hiện chủ đề, tư tưởng tác phẩm. 2
- Khái quát chung về cảnh đợi tàu: Nếu Chữ người tử tù có cảnh cho chữ thì có lẽ Hai đứa trẻ (tác phẩm tiêu biểu của nhà văn viết truyện ngắn xuất sắc Thạch Lam) có cảnh đợi tàu của hai chị em. * Thân bài: 1. Hình ảnh đoàn tàu qua phố huyện Ánh sáng của đèn chiếu rực khắp nơi. Còi kêu lớn và to. Âm thanh tàu vang to. Khi tàu đi qua thì màn đêm bao vây. 2. Cảnh đợi tàu a. Người dân phố huyện: Dù mệt mỏi nhưng vẫn chờ tàu đến. Chờ để bán hàng, mưu sinh. Đoàn tàu đến để con người nơi đây kiếm sống. Niềm hi vọng và chờ đợi. b. Đối với chị em Liên: Rất mệt mỏi nhưng vẫn đợi. An rất buồn ngủ nhưng vẫn cố thức để đợi đoàn tàu. Liên có những tâm trạng của một đứa trẻ có khát khao lớn. Cảnh chờ đợi rất chân thành. c. Ý nghĩa của cảnh đợi tàu: Người dân đợi tàu để bán hàng. Chị em Liên đợi tàu để nhớ về kỉ niệm Hà Nội, nghe lời mẹ dặn và có những hi vọng, khát khao về cuộc sống tươi đẹp hơn. * Kết bài: Nhận định khái quát nhất về cảnh đợi tàu của hai chị em Liên và bút pháp nghệ thuật Thạch Lam sử dụng để tạo nên thành công của cảnh: bút pháp lãng mạn xen hiện thực, nghệ thuật miêu tả nội tâm… Liên hệ trình bày cảm nhận bản thân về cảnh đặc sắc đó Đề 2: Nêu cảm nhận của em về bức tranh phố huyện lúc chiều tàn trong Hai đứa trẻ. Dàn ý bức tranh phố huyện lúc chiều tàn trong Hai đứa trẻ I. Mở bài 3
- Đôi nét về tác giả Thạch Lam và tác phẩm Hai đứa trẻ: Thạch Lam là một cây bút viết truyện ngắn tài hoa xuất sắc. Hai đứa trẻ là một trong những truyện ngắn tiêu biểu của ông. Cảm nhận chung về bức tranh phố huyện lúc chiều tàn: Đây là bức tranh thiên nhiên và cuộc sống giàu ý nghĩa II. Thân bài Bức tranh phố huyện vào thời điểm chiều tàn được vẽ nên bằng sự hòa phối giữa con người và cảnh vật, đó là khung cảnh ngày tàn, cảnh chợ tàn cùng những kiếp người nhỏ bé và đặc biệt nữa là tâm trạng của Liên trước thời khắc của ngày tàn: 1. Khung cảnh ngày tàn Âm thanh: + Tiếng trống thu không: Tiếng trống khép lại một buổi chiều quê lặng lẽ + Tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng. + Tiếng muỗi vo ve. ⇒ Âm thanh xuất hiện dường như lại càng nhấn mạnh cho sự tĩnh lặng của buổi chiều tàn Hình ảnh, màu sắc: + “Phương tây đỏ rực như lửa cháy” + “Những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”. ⇒ Màu sắc đẹp nhưng gợi lên một buổi chiều tàn lặng lẽ ảm đạm Đường nét: dãy tre làng cắt hình rõ rệt trên nền trời. ⇒ Bức hoạ đồng quê quen thuộc, bình dị, thơ mộng, gợi cảm, mang cốt cách Việt Nam. Nhịp điệu chậm, giàu hình ảnh và nhạc điệu ⇒ Khung cảnh thiên nhiên đượm buồn, đồng thời thấy được sự cảm nhận tinh tế 2. Cảnh chợ tàn và những kiếp người nơi phố huyện Cảnh chợ tàn cộng hưởng với khung cảnh thiên nhiên ngày tàn + Chợ đã vãn từ lâu, người về hết và tiếng ồn ào cũng mất + Chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía. ⇒ Khung cảnh buồn, tàn tạ, trống vắng, quạnh hiu Con người: + Mấy đứa trẻ con nhà nghèo tìm tòi, nhặt nhạnh những thứ còn sót lại ở chợ: dường như gánh nặng cuộc đời cũng đè lên đôi vai chúng. + Mẹ con chị Tí: với cái hàng nước đơn sơ, vắng khách. + Bà cụ Thi: hơi điên đến mua rượu lúc đêm tối rồi đi lần vào bóng tối. + Bác Siêu với gánh hàng phở một thứ quà xa xỉ. 4
- + Gia đình bác xẩm mù sống bằng lời ca tiếng đàn và lòng hảo tâm của khách qua đường. ⇒ Cảnh chợ tàn và những kiếp người tàn tạ: sự tàn lụi, sự nghèo đói, tiêu điều của phố huyện nghèo. 3. Tâm trạng của Liên trước thời khắc ngày tàn Cảm nhận rất rõ: “mùi riêng của đất, của quê hương này” từ tâm hồn nhạy cảm Cảnh ngày tàn và những kiếp người tàn tạ: gợi cho Liên nỗi buồn thấm thía Động lòng thương những đứa trẻ nhà nghèo nhưng chính chị cũng không có tiền mà cho chúng. Xót thương mẹ con chị Tí: ngày mò cua bắt tép, tối dọn cái hàng nước chè tươi chả kiếm được bao nhiêu. ⇒ Liên là một cô bé có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, có lòng trắc ẩn, yêu thương con người. Đây cũng là nhân vật mà Thạch Lam gửi gắm tâm tư của mình. ⇒ Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn được Thạch Lam xây dựng trong tác phẩm mang vẻ trầm buồn hiu hắt của một vùng quê nghèo mà con người luôn quẩn quanh, tẻ nhạt nhưng đồng thời gửi gắm bao suy tư của tác giả về quê hương xứ sở. III. Kết bài Đánh giá chung về những nét đặc sắc nghệ thuật làm nên thành công trong việc xây dựng bức tranh phố huyện lúc chiều tàn nói chung và toàn truyện ngắn nói riêng. Trình bày một vài cảm nhận cá nhân. MỘT SỐ ĐỀ TRONG TÁC PHẨM CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ (NGUYỄN TUÂN) Đề 1: Phân tích cảnh cho chữ trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân Dàn ý phân tích cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân I. Mở bài: Nguyễn Tuân là nhà văn yêu cái đẹp và luôn hướng tới nó. Văn ông không thiếu những con người, những hoàn cảnh đẹp đến hoàn bích mà cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù là ví dụ điển hình. Trong tác phẩm Chữ người tử tù thì cảnh cho chữ chính là trung tâm của mọi giá trị nghệ thuật, nó vừa khắc họa chân dung người tử tù hiên ngang, thi vị lại vừa thể hiện được tư tưởng nhân văn sâu sắc. Cảnh cho chữ là một áng văn "xưa nay chưa từng có" 5
- II. Thân bài 1. Tóm tắt hoàn cảnh trước khi cho chữ Người tù Huấn Cao: vốn là người có tâm hồn phóng khoáng, thích tự do và chán ghét những kẻ nhũng nhiễu nhân dân. Ông còn là người nghệ sĩ tài năng yêu thích cái đẹp và luôn giữ gìn thiên lương trong sáng. Huấn Cao cũng có nguyên tắc riêng của mình, ông viết chữ nổi tiếng nhưng chỉ cho những người ông quý, không bao giờ cúi đầu trước uy quyền và đồng tiền. Quản ngục: một người có thiên lương, biết quý trọng người hiền và yêu cái đẹp nhưng lại làm nghề quản ngục. Khao khát được chữ của Huấn Cao treo trong nhà là khao khát lớn đời ông. Cảnh cho chữ diễn ra trong ngục tối. Trong bối cảnh giữa một người tù và một tên quản ngục, ban đầu Huấn Cao không nhận ra tấm lòng của viên quản ngục nhưng sau đó người tử tù không thể từ chối mong muốn chính đáng của một người biệt nhỡn liên tài. 2. Diễn biến cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù + Thời gian: Tình huống cho chữ diễn ra hết sức tự nhiên trong thời gian giữa đêm nhưng lại là thời gian cuối cùng của một con người tài hoa. + Không gian: Cảnh cho chữ thiêng liêng lại được diễn ra trong cảnh u ám của ngục tối. Bối cảnh được khắc họa trên nền đất ẩm thấp, mùi hôi của dán, chuột… + Người cho chữ là người tử tù nhưng oai phong, đang trong tư thế ban ân huệ cuối cùng của mình cho người khác. Kẻ xin chữ lẻ ra là người có quyền hành hơn nhưng cúi đầu mang ơn. 3. Giải thích tại sao Cảnh cho chữ là cảnh tượng xưa nay chưa từng có: + Thông thường người ta chỉ sáng tác nghệ thuật ở nơi có không gian rộng rãi, trang nghiêm hay ít nhất là nơi sạch sẽ, đằng này cảnh cho chữ lại diễn ra nơi cái ác ngự trị. + Người nghệ sĩ làm ra tác phẩm nghệ thuật phải thật sự thoải mái về tâm lí, thể xác trong khi Huấn Cao phải đeo gông, xiềng xích và nhận án tử vào ngày hôm sau. + Người quản ngục là người có quyền bắt buộc kẻ tử tù nhưng ngược lại kẻ tử tù lại ở vị thế cao hơn có quyền cho hay không cho chữ. 4. Ý nghĩa của cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù + Ca ngợi tấm lòng thiên lương của hai nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục + Ca ngợi sự chiến thắng của cái đẹp dù ở nơi u ám nhất. 6
- + Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn trong con người của Huấn Cao từ đó thể hiện quan niệm thẩm mĩ của Nguyễn Tuân. III. Kết bài Một lần nữa khẳng định lại cảnh cho chữ là cảnh tượng đẹp và mang nhiều ý nghĩa thể hiện được sự nâng niu, coi trọng cái đẹp, cái chữ trong tác phẩm của nhà văn Nguyễn Tuân. Đề 2: Phân tích nhân vật Huấn Cao I. Mở bài Vang bóng một thời gồm 11 truyện viết về một thời đã xa, nay chỉ còn vang bóng. Qua tập truyện. Nguyễn Tuân đã bày tỏ sự bất hòa sâu sắc đối với xã hội buổi giao thời cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX ở nước ta và ca ngợi những nhà nho tài hoa không chịu vứt bỏ lương tâm, chạy theo danh lợi, vẫn giữ thiên lương cao đẹp. Một trong những nhân vật tiêu biểu là Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù. Ta hãy phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao, một hình tượng có tính cuốn hút mãnh liệt về khí phách, tâm hồn và tài hoa. II. Thân bài A. CON NGƯỜI MANG NÉT ĐẸP CỦA KHÍ PHÁCH, TƯ THẾ Bằng một thứ văn xuôi điêu luyện gợi được không khí cổ kính của một thời đã qua, Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công những nét tính cách nhân vật. 1. Một con người tự trọng, sống hiên ngang bất khuất. Tự trọng, không ham quyền và hám lợi: “Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ”. 7
- Hiên ngang bất khuất: “...những người chọc trời quấy nước, đến trên đầu người tu, người ta cũng còn chẳng biết ai nữa...” 2. Chí lớn không thành, coi thường gian khổ, kể cả cái chết kề bên Chống lại triều đình, bị bắt giam tử ngục, vẫn coi thường: “Đến cái cảnh chết chém, ông cũng chẳng sợ nữa ...” Có những suy nghĩ, hành vi thật phóng khoáng: Ông Huấn Cao vẫn thản nhiên nhận rượu thịt của viên quản ngục, coi như đó là một việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình, dù đang bị giam cầm. 3. Khinh bỉ những kẻ đại diện cho quyền lực thống trị. Dưới mắt ông, chúng chỉ là là tiểu nhân thị oai, nên ông luôn tỏ ra khinh bỉ chúng, dù ở giữa cảnh tàn nhẫn, lừa lọc, giữa một dõng cặn bã. Thái độ và ngôn ngữ nhân vật cực kì khinh bạc. Sau khi viên quản ngục khép nép hỏi Huấn Cao có cần gì nữa không, ông đã trả lời như tát nước vào mặt đối phương: “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ cần có một điều, là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”. Khí phách đó, tư thế đó luôn luôn hiên ngang lồng lộng giữa cái nền xám xịt của ngục tù. B. CON NGƯỜI MANG NÉT ĐẸP CỦA TÂM HỒN, TÀI HOA 1. Tâm hồn cao quý Huấn Cao ca ngợi thiên lương, tức là cái bản chất tốt đẹp của con người: “Tôi bảo thực đấy, thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã (...) Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng nhem nhuốc mất cả đời lương thiện đi”. Lời 8
- khuyên bảo cuối cùng đối với viên quản ngục thể hiện cái tâm của nhân vật Huấn Cao vậy. 2. Yêu cái đẹp và cảm thông với người yêu quý cái đẹp. Huấn Cao kiêu bạc là thế, nhưng khi hiểu được tấm lòng chân thành của ngục quan, ông vui vẻ nhận cho chữ, mà còn tỏ ra cảm động. “Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. 3. Rất mực tài hoa Thư pháp (phép viết chữ, nghệ thuật viết chữ Hán) vốn là một thú cao nhã của người xưa, bên cạnh cầm, kì, thi, họa. Ông Huấn có tài viết chữ đẹp, “vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp”. Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm. Cái tài hoa ấy chỉ dành riêng cho người tri kỉ: “Đời ta cũng mới viết có hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân của ta thôi”. Và lần này như một ngoại lệ, ông cho chữ viên quản ngục, vì “Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người”. Con người ấy đã thực hiện lời hứa với viên quản ngục, thể hiện cái tài hoa tuyệt thế của mình trong một khung cảnh đầy xúc động. Bằng hiện pháp đối lập, Nguyễn Tuân đã làm toát lên chủ đề của truyện trong đoạn cuối truyện. Cai cao đẹp (viết chữ vốn là một việc thanh cao, long trọng, với lụa tràng, mực thắm, nét chữ vuông tươi tắn) đối lập với cái dơ bẩn (cảnh buồng nhà ngục tối, chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián). Hình ảnh kì vĩ của người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang đậm tô nét chữ đối lập với hình ảnh co ro của thầy thơ lại run run bưng chậu mực và của viên quan ngục khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ (...), chắp tay vái người tù một vái. 9
- Tất cả thể hiện ý nghĩa sâu sắc: cái đẹp có thể sản sinh từ nơi tội ác ngự trị, giữa mảnh đất chết (nhà ngục), bởi một con người sắp chết (tử tội Huấn Cao). Còn lời Huấn Cao khuyên viên quản ngục lại mang ý nghĩa bổ sung: cái đẹp không thể cũng sống chung với tội ác. C. HÌNH TƯỢNG CAO ĐẸP CỦA NHÂN VẬT 1. Hình tượng nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù tượng trưng cho cái đẹp của khí phách, của tài hoa hòa hợp cái đẹp của thiên lương. 2. Nhân vật Huấn Cao, cũng như nhiều nhân vật chính diện khác trong Vang bóng một thời, nhất thiết phải là một con người tài hoa. Song ở Huấn Cao, bên cạnh cái tài hoa, còn có vẻ đẹp khí phách của một con người có trách nhiệm đối với thời cuộc và cái đẹp của thiên lương. Đó cũng là nét độc đáo của hình tượng nhân vật Huấn Cao, so với các nhân vật khác trong Vang bóng một thời. III. Kết bài. Nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Tuân trong “Chữ người tử tù” mang tính cổ kính qua hệ thống ngôn ngữ, lối suy nghĩ, cung cách đối xử... toát lên không khí của một thời mà nay đã thành vang bóng. Nghệ thuật ấy cũng mang tính hiện đại với nhưng đoạn phân tích ý nghĩa sâu kín, diễn biến tâm lí nhân vật một cách tinh tế. MỘT SỐ ĐỀ TRONG TÁC PHẨM CHÍ PHÈO (NAM CAO) Đề 1: Phân tích tiếng chửi của Chí Phèo ở đầu truyện ngắn Chí Phèo 1. Mở bài Giới thiệu tác giả Nam Cao và tác phẩm Chí Phèo Giới thiệu nhân vật Chí Phèo 2. Thân bài * Kết cấu trần thuật: Tác giả đưa tiếng chửi lên đầu truyện với mục đích để lại sự độc đáo và ấn tượng cho người đọc. Tác giả đã không sử dụng cách kể chuyện theo khuôn khổ 10
- truyền thống mà theo kết cấu hồi tưởng, những tình tiết mở đầu cực kỳ bất ngờ và khiến người đọc thực sự lôi cuốn. * Nghệ thuật: – Nghệ thuật trần thuật qua nhiều ngôi khác nhau: + Kể chuyện theo giọng chửi bực tức của Chí Phèo. + Kể chuyện theo giọng dân làng thờ ơ, hờ hững. + Kể chuyện theo giọng trần thuật của tác giả. – Tiếng chửi tăng cấp. + Ban đầu là chửi đơn thuần chửi chung như chửi “trời”, “đời”, “tất cả làng Vũ Đại”, “chửi đứa nào không chửi nhau với hắn”, “chửi đứa đẻ ra hắn”. – Tăng cấp về cảm xúc của nhân vật mỗi lúc một tăng dần như: “Tức mình”, “Tức thật!”, “Thế này thì tức thật!”, “Tức chết đi được mất”. => Thể hiện cảm xúc của nhân vật mỗi lúc một tăng theo và bi kịch của Chí Phèo ngày càng bi thảm. – Ý nghĩa tiếng chửi: Qua tiếng chửi, Nam Cao đặt ra một nghịch lý trước người đọc: Chí Phèo say hay tỉnh? Rõ ràng ông đã khẳng định “cứ rượu say là hắn chửi”. Nhưng nếu đó là tiếng chửi của một người say và mất hết ý thức, tại sao lại lớp lang rành mạch (sự tăng cấp giữa các đối tượng), tại sao vẫn nhận ra “thân hắn khổ đến nông nỗi này”. Say mà tỉnh, tỉnh mà say, đó là trạng thái lưỡng phân của hình tượng Chí Phèo, qua đó Nam Cao hé lộ cho người đọc thấy được ý thức tỉnh táo của Chí Phèo sau cái vô thức của kẻ say, nỗi đau con người sau hình thù quỷ dữ, khát vọng lương thiện sau những hành động, lời nói côn đồ, ác độc. Ngay ở đoạn văn tiếng chửi mở đầu tác phẩm, tác giả đã trình bày ba bi kịch chính của Chí Phèo, và đó cũng là nền tảng triển khai những bi kịch này xuyên suốt tác phẩm: + Bi kịch số phận: Cả cuộc đời Chí Phèo chỉ là con số không, không cha không mẹ không gia đình, không tài sản của cải. Chí Phèo chửi cha mẹ mình, thực ra chính là chửi chính mình, chửi chính số kiếp đau đớn của mình. “Nhưng biết đứa nào đẻ ra Chí Phèo”, câu hỏi ấy vang lên không lời đáp như chính sự bế tắc, bất lực của Chí, một kẻ bị chối bỏ ngay từ khi mới ra đời và phải sống cả kiếp ngườithú đau đớn, chật vật. + Bi kịch tha hóa: Cùng với việc đánh mất nhân hình, tiếng chửi và hành động rạch mặt ăn vạ, đập phá, đâm chém chính là những biểu hiện của quá trình “lưu manh hóa”, dần biến Chí Phèo thành “Con quỷ dữ của làng Vũ Đại”. + Bi kịch bị tước đoạt quyền làm người: Tiếng chửi của Chí Phèo không có một lời đáp. Bởi vì, tất cả dân làng Vũ Đại đều không xem Chí Phèo là con người. Đây là hệ quả tất yếu từ những đau thương mà Chí Phèo gây ra cho họ. Tình 11
- cảnh “chỉ ba con chó dữ với một thằng say rượu” cho thấy sự cô đơn tận cùng của Chí Phèo, bị chối bỏ, bị đẩy ra ngoài xã hội người của làng Vũ Đại, bị tước đoạt quyền làm người. Tiếng chửi của Chí Phèo, do vậy, chính là một nỗ lực tuyệt vọng để giao tiếp, chính là tiếng kêu cứu của khao khát lương thiện trong vô thức của Chí Phèo, là “tiếng hát lộn ngược” vô vọng tìm sự sẻ chia, thấu hiểu. * NHẬN XÉT: Qua chi tiết tiếng chửi, ta thấy được bút pháp hiện thực của Nam Cao rất nghiêm nhặt. Bằng giọng văn lạnh lùng, sắc lạnh, Nam Cao vừa gợi ra được mối quan hệ giữa Chí Phèo (tính cách điển hình) với làng Vũ Đại (hoàn cảnh điển hình), vừa gợi ra được số phận, bi kịch của nhân vật trung tâm. Mặt khác, ẩn sâu trong giọng điệu tự sự lạnh lùng có phần khinh bạc ấy, là một trái tim yêu thương, thấu hiểu, xót xa thấm thía của một tấm lòng đau người, đau đời tha thiết. Đặc sắc nghệ thuật trần thuật của Nam Cao qua đoạn tiếng chửi ++ Kết cấu đi thẳng vào vấn đề chính: trong tiếng chửi hội tụ các vấn đề quan trọng mà tác giả muốn triển khai. Cách dẫn dắt cuốn hút, hấp dẫn người đọc. ++ Cách kể chuyện đa chủ thể: bằng lời nửa trực tiếp, tiếng chửi vừa có điểm nhìn của Nam Cao, vừa có điểm nhìn của Chí Phèo, vừa có điểm nhìn của làng Vũ Đại. Đoạn văn là tổng hòa của các cuộc đối thoại: cuộc đối thoại dân chủ giữa nhà văn và bạn đọc; cuộc đối thoại giữa tác giả và nhân vật; cuộc đối thoại vô vọng giữa Chí Phèo và dân làng Vũ Đại… ++ Ngôn ngữ sống động, đa giọng điệu. Nghệ thuật trần thuật đạt đến trình độ bậc thầy, làm nên sức sống cho tác phẩm. 3. Kết bài Rút ra kết luận và cảm nghĩ Đề 2: Cảm nhận về chi tiết bát cháo hành trong truyện ngắn Chí Phèo Dàn ý Vài nét về tác giả Nam Cao và tác phẩm Chí Phèo: Nam Cao là tác giả của nhiều truyện ngắn hiện thực xuất sắc. Trong số những tác phẩm tiêu biểu của ông, không thể bỏ qua Chí Phèo, một truyện ngắn chứa đựng chiều sâu tư tưởng của nhà văn Nam Cao Trong mỗi tác phẩm văn học, chi tiết nghệ thuật tuy nhỏ nhưng có những chi tiết lại mang ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc thể hiện tư tưởng, chủ đề tác 12
- phẩm. “Bát cháo hành” trong Chí Phèo là một trong những chi tiết nghẹ thuật như thế! 1.Sự xuất hiện Chi tiết xuất hiện trong phần giữa truyện Sau cuộc gặp gỡ về thể xác giữa Chí Phèo và thị Nở ở vườn chuối, sáng hôm sau, Chí Phèo bị cảm. Chính Thị Nở là người đã chủ động về nhà nấu cháo sang mang sang cho Chí Phèo 2. Bát cháo hành trong sự cảm nhận của Chí Phèo Nồi cháo còn nóng nguyên….vừa sang thị đã đi tìm gạo, hành thì may nhà lại còn Bát cháo hành khiến Chí Phèo rất “ngạc nhiên” và thấy “mắt như ươn ướt”, bởi vì đây là lần đầu tiên hắn được một người đàn bà cho Bát cháo hành khiến Chí Phèo “bâng khuâng” Cảm nhận: “Cháo mới thơm làm sao!” bát cháo là sự quan tâm của Thị Nở dành cho hắn Chỉ khói xông vào mũi cũng đủ làm người nhẹ nhõm Hắn nhận ra cháo hành rất ngon ⇒ Bát cháo hành giản dị trong cảm nhận của Chí Phèo là thứ rất ngon, đó là chi tiết khiến hắn lần đầu tiên và cũng là duy nhất cảm thấy được quan tâm, nó đánh thức nhân tính bấy lâu nay bị vùi lấp trong Chí Phèo 3. Ý nghĩa chi tiết bát cháo hành – Về nội dung: + Thể hiện tình yêu thương của Thị Nở dành cho Chí phèo + Là hương vị của hạnh phúc, tình yêu muộn màng mà Chí Phèo được hưởng + Khơi dậy niềm khao khát được làm hoà với mọi người, hi vọng vào một cơ hội được trở về với cuộc sống lương thiện – Về nghệ thuật: + Khắc họa sâu sắc nét tính cách, tâm lí và bi kịch của nhân vật Chí Phèo + Đây là chi tiết thúc đẩy cốt truyện phát triển + Là chi tiết tác giả gửi gắm niềm tin vào sức mạnh cảm hóa con người bằng tình người Khẳng định lại vai trò của chi tiết bát cháo hành trong việc đánh thức sự lương thiện trong tâm hồn Chí nói riêng và trong việc thể hiện chủ để, tư tưởng truyện nói chung Liên hệ cảm nhận của bản thân về chi tiết đặc sắc này 13
- GIÁO VIÊN BỘ MÔN TRẦN THỊ BẢN 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì I, môn Sinh học 11 – Năm học 2018-2019
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 97 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 121 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
10 p | 40 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
6 p | 51 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 52 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
7 p | 59 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 51 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
6 p | 44 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2016-2017 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 48 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
9 p | 49 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
1 p | 70 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 83 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
1 p | 46 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
17 p | 44 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
6 p | 82 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn