intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2019-2020 - Trường THCS&THPT Võ Nguyên Giáp

Chia sẻ: Weiying Weiying | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

14
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt kết quả cao trong kì thi học kì sắp tới, mời các bạn học sinh cùng tham khảo Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2019-2020 - Trường THCS&THPT Võ Nguyên Giáp để hệ thống kiến thức và rèn luyện kỹ năng giải bài tập môn học. Chúc các bạn thi tốt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2019-2020 - Trường THCS&THPT Võ Nguyên Giáp

  1. ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA HỌC KÌ I – VẬT LÝ 11 – NĂM HỌC 2019 – 2020 A/ Lý thuyết 1/ Phát biểu định luật Cu-lông và chỉ ra đặc điểm của lực điện giữa hai điện tích điểm. 2/ Nêu nội dụng chính của thuyết êlectron. Nêu các cách làm nhiễm điện một vật (cọ xát, tiếp xúc và hưởng ứng). Phát biểu định luật bảo toàn điện tích. 3/ Điện trường tồn tại ở đâu? Có tính chất gì? Nêu định nghĩa và đơn vị của cường độ điện trường. 4/ Nêu định nghĩa và đơn vị của hiệu điện thế giữa hai điểm của điện trường. Nêu mối quan hệ giữa cường độ điện trường đều và hiệu điện thế giữa hai điểm của điện trường đó. 5/ Nêu nguyên tắc cấu tạo của tụ điện. Nhận dạng một số tụ điện thường dùng và nêu ý nghĩa các số ghi trên mỗi tụ điện. Nêu định nghĩa và đơn vị điện dung của tụ điện. 6/ Dòng điện không đổi là gì? Suất điện động của nguồn điện là gì? 7/ Viết công thức tính công, công suất của nguồn điện. 8/ Phát biểu định luật Ôm đối với toàn mạch. 9/ Viết công thức tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn mắc nối tiếp, mắc song song 10/ Điện trở suất của kim loại tăng theo nhiệt độ như thế nào? Hiện tượng siêu dẫn là gì? Hiện tượng nhiệt điện là gì? 11/ Nêu bản chất của dòng điện trong chất điện phân. Mô tả hiện tượng dương cực tan. Phát biểu các định luật Fa-ra-đây về điện phân và viết hệ thức của các định luật. Nêu một số ứng dụng của hiện tượng điện phân. 12/ Nêu bản chất của dòng điện trong chất khí. Nêu điều kiện tạo ra tia lửa điện, hồ quang điện và ứng dụng của hồ quang điện. 13/ Nêu bản chất của dòng điện trong bán dẫn loại p và bán dẫn loại n. Nêu cấu tạo của lớp chuyển tiếp p – n và tính chất chỉnh lưu của nó. B/ Bài tập Bài 1: Tính lực hút tĩnh điện giữa hạt nhân trong nguyên tử heli với một êlectron trong lớp vỏ nguyên tử. Cho rằng êlectron này nằm cách hạt nhân 2,94.10-11 m. Biết me = 9,1.10-31 kg, mHe = 6,65.10-27 kg, G = 6,67.10-11 m3/kg.s2. Bài 2: Cho 2 điện tích q1 = 3.10-6C và q2 = -4.10-6C nằm tại 2 điểm A, B với AB = 10cm. Đặt điện tích q3 = 6.10-6C tại điểm C. Tính độ lớn hợp lực do q1, q2 tác dụng lên q3 trong trường hợp: a/ AC = 6cm, BC = 4cm b/ AC = 2cm, BC = 12cm. c/ AC = 6cm, BC = 8cm Bài 3: Tính cường độ điện trường do một điện tích q = -2.10-7C gây ra tại điểm M cách điện tích q một khoảng bằng 4 cm. Bài 4: Cho 2 điện tích q1 = 3.10-7C và q2 = 4.10-7C nằm tại 2 điểm A, B với AB = 5cm. Xác định vectơ cường độ điện trường tổng hợp tại: a/ Điểm C, biết AC = 3cm, BC = 2cm b/ Điểm D, biết AD = 8cm, BD = 3cm. c/ Điểm F, biết AF = 3cm, BF = 4cm Bài 5: Một êlectron được thả không vận tốc đầu ở sát bản âm trong điện trường đều giữa hai bản kim loại phẳng tích điện trái dấu, có cường độ điện trường bằng 103 V/m. Khoảng cách giữa hai bản là 1 cm. Tính động năng của êlectron khi nó đến đập vào bản dương.
  2. Bài 6: Một điện tích q > 0 dịch chuyển dọc theo đường sức điện từ M đến N trong điện trường đều có cường độ điện trường 1000 V/m. Biết điện thế tại N là 3V và MN = 1,2 cm. Tính điện thế tại M. Bài 7: Trên vỏ một tụ điện có ghi 20 μF – 200 V. a/ Nối hai bản của tụ điện với một hiệu điện thế 120 V. Tính điện tích của tụ điện. b/ Tính điện tích tối đa mà tụ điện tích được. Bài 8: Cường độ dòng điện không đổi chạy qua dây tóc của một bóng đèn là 0,273 A. a/ Tính điện lượng dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây tóc trong 1 phút. b/ Tính số êlectron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây tóc trong khoảng thời gian nói trên. Bài 9: Tính nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở R = 20 Ω khi dòng điện có cường độ 3 A chạy qua điện trở trong 30 phút. Bài 10: Trên nhãn của một ấm điện có ghi 220 V – 1000 W. Sử dụng ấm điện với hiệu điện thế 220 V để đun sôi 2 lít nước từ nhiệt độ 25oC. Tính thời gian đun nước, biết hiệu suất của ấm là 90% và nhiệt dung riêng của nước là 4190 J/(kg.K) Bài 11: Cho mạch điện như hình vẽ: E = 6V, r = 1,6Ω, R2 = 4Ω, R1 = R3 = 6Ω, E ,r a/ Tính điện trở tương đương của mạch ngoài. A R2 b/ Tính cường độ dòng điện chạy trong mạch và R1 cường độ dòng điện chạy qua R3. c/ Tính hiệu suất của nguồn điện. R3 Bài 12: Cho mạch điện như hình vẽ: E = 12V, r = 2Ω, R1 = 2Ω, Đèn: 8V – 4W E,r a/ Đèn sáng như thế nào? b/ Thay R1 bằng R2 để đèn sáng bình thường. Đ R1 Tính R2. Bài 13: Cho các nguồn điện E1 = E2 = 3V, r1 = r2 = 2Ω, E3 = E4 = 6V, r3 = r4 = 3Ω. Tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn trong các trường hợp sau: E1 E1 E2 E1 E3 E1 E3 E3 E2 E3 E2 E4 E2 E4 Hình a Hình b Hình c Hình d Bài 14: Điện trở suất của dây đồng ở 20oC là 2,8.10-8Ωm . Tính điện trở suất của đồng ở 320oC, biết hệ số nhiệt điện trở α = 0,004 K-1 . Bài 15: Một bóng đèn 220 V – 100 W khi sáng bình thường thì nhiệt độ của dây tóc đèn là 2000oC. Tính điện trở của đèn khi sáng, và khi không sáng, biết nhiệt độ môi trường là 20oC và hệ số nhiệt điện trở của kim loại làm dây tóc đèn là α = 4,5.10-3 K-1. Bài 16: Nối cặp nhiệt điện crômen – alumen với vôn kế thành một mạch kín. Nhúng mối hàn thứ nhất vào li nước ở nhiệt độ 20oC và mối hàn thứ hai vào ngọn đèn ở nhiệt độ 110oC. Biết hệ số nhiệt điện động của cặp nhiệt điện này là 41 μV/K. Khi đó vôn kế chỉ bao nhiêu?
  3. Bài 17: Một bình điện phân chứa dung dịch AgNO3 với hai điện cực bằng bạc. Khi cho dòng điện không đổi có cường độ 1,5 A qua bình điện phân trong 20 phút. Tính khối lượng của bạc bị mất đi ở điện cực anôt sau khoảng thời gian trên. Bạc có khối lượng mol nguyên tử là 108 g/mol. Lấy F = 96500 C/mol. Bài 18: Ước tính hiệu điện thế đã sinh ra tia sét giữa đám mây cao 200 m và một ngọn cây cao 10m. Biết hiệu điện thế cần thiết để có tia lửa điện giữa hai cực phẳng cách nhau 6,1 mm hoặc hai mũi nhọn cách nhau 15,5 mm là 20000 V.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2