Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 8 năm 2019-2020 - Trường THCS&THPT Võ Nguyên Giáp
lượt xem 1
download
Mời các bạn học sinh cùng tham khảo Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 8 năm 2019-2020 - Trường THCS&THPT Võ Nguyên Giáp. Đây là tài liệu hữu ích để các bạn ôn tập, hệ thống kiến thức môn Vật lí 8 học kì 1, luyện tập làm bài để đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 8 năm 2019-2020 - Trường THCS&THPT Võ Nguyên Giáp
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN VẬT LÍ 8 - HKI (2019-2020) I. LÝ THUYẾT 1/ Chuyển động cơ học: - Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác gọi là chuyển động cơ học. - Chuyển động và đứng yên có tính tương đối tuỳ thuộc vào vật chọn làm mốc, người ta thường chọn những vật gắn với Trái đất làm vật mốc. - Các dạng chuyển động thường gặp là: chuyển động thẳng và chuyển động cong. - Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không đổi theo thời gian. - Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian. 2/ Vận tốc: - Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường được trong một đơn vị thời gian: Công thức v= - Vận tốc trung bình của một chuyển động không đều trn một quãng đường được tính bằng công thức: = v: là vận tốc ( m/s hoặc km/h) Trong đó S: quãng đường( m hoặc km) t: thời gian (s hoặc h) 3/ Lực là một đại lượng véctơ được biểu diễn bằng một mũi tên có: - Gốc là điểm đặt của lực. - Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực. - Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ lệ xích cho trước. 4/ Hai lực cân bằng là: hai lực cùng đặt trên cùng một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau. - Dưới tác dụng của các lực cân bằng, một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên; đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. Chuyển động này gọi là chuyển động theo quán tính. - Khi có lực tác dụng, mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì có quán tính. 5/ Lực ma sát: - Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác. - Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt một vật khác. - Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật bị tác dụng của lực khác. - Lực ma sát có thể có lợi hoặc có ích. 6/ Áp suất: - Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. Tác dụng của áp lực càng lớn khi áp lực càng lớn và diện tích bị ép càng nhỏ. - Áp suất là độ lớn của áp lực lên một đơn vị diện tích bị ép Công thức: p= p: là áp suất (N/m2 hoặc Pa) Trong đó: F: là áp lực (N) S: là diện tích bị ép (m2). - Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó
- Công thức p = d.h p: là áp suất chất lỏng ( Pa) Trong đó: d: là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3) h: là độ cao tính từ điểm tính áp suất tới mặt thoáng của chất lỏng (m). - Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh khác nhau đều ở cùng một độ cao. - Trái đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi phương. + Áp suất khí quyển bằng áp suất của cột thuỷ ngân trong ống Tôlixeli, do đó người ta thường dùng mmHg làm đơn vị đo áp suất khí quyển. + Nói áp suất khí quyển bằng 76 cmHg có nghĩa là: Ap suất của khí quyển bằng áp suất của cột thuỷ ngân cao 76 cm. 7/ Lực đẩy Ácsimét: Mọi vật nhúng vào chất lỏng bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên với một lực có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ. Lực này gọi là lực đẩy Acsimét Công thức FA = d.V. FA: là lực đẩy Acsimet (N) Trong đó: d: là trong lượng riêng của chất lỏng( N/m3) V: là thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3). 8/ Sự nổi: Nhúng một vật vào chất lỏng thì: - Vật chìm xuống khi lực đẩy Acsimet nhỏ hơn trọng lượng của vật: FA < P. - Vật nổi khi đẩy Acsimet lớn hơn trọng lượng của vật: FA > P. - Vật lơ lửng khi đẩy Acsimet bằng trọng lượng của vật: FA = P. 9/ Công cơ học: - Thuật ngữ công cơ học chỉ dùng trong trường hợp có lực tác dụng vào vật làm vật chuyển dời. - Công cơ học phụ thuộc hai yếu tố: lực tác dụng vào vật và quãng đường vật dịch chuyển. - Nếu vật chuyển dời theo phương vuông góc với phương của lực thì công A của lực đó bằng không. - Công thức tính công cơ học khi F làm vật dịch chuyển một quãng đường s tho phương của lực : A= F.s A: công của lực F (J) Trong đó: F: là lực tác dụng vào vật (N) S: quãng đường vật dịch chuyển (m). 1J = 1N.1m = 1Nm II. BÀI TẬP 1) Một vật chuyển động trên đoạn đường AB dài 250m trong nửa đoạn đường đầu nó đi với vận tốc 5 m/s, nửa đoạn đường sau nó đi với vận tốc 10 m/s. Tính thời gian vật chuyển động hết quãng đường AB. 2) Một ôtô đi 30 phút trên con đường bằng phẳng với vận tôc 40km/h, sau đó lên dốc 15 phút với vận tốc 32 km/h. Tính quãng đường ôtô đã đi trong hai giai đoạn trên. 3) Một vận động viên thực hiện cuọc đua vượt đèo như sau: quãng đường lên đèo 45km đi trong 2giờ 15 phút. Quãng đường xuống đèo 30km đi trong 24 phút. Tính vận tốc trung bình trên mỗi quãng đường đua và trên cả quãng đường. 4) Một vật có khối lượng 8kg đặt trên mặt sàn nằm ngang. Diện tích mặt tiếp xúc của vật với mặt sàn là 50cm2. Tính áp suất tác dụng lên mặt sàn.
- 5) Đổ một lượng nước vào trong cốc sao cho độ cao của nước trong cốc là 8cm. Tính áp suất lên đáy cốc và một điểm cách đáy cốc 5cm. 6) Hãy biểu diễn lực sau: - Một vật nặng 3kg đặt trên mặt sàn nằm ngang. - lực kéo 1500 N có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên. - Lực kéo 2600N có phương nằm ngang, chiều từ phải qua trái. 7) Một quả cầu bằng thủy tinh có khối lượng 1kg, khối lượng riêng 2700 kg/ m3 treo vào một lực kế. Sau đó nhúng vào nước, tính: a) Trọng lượng quả cầu khi chưa nhúng vào nước. b) Lực đẩy Acsimet lên quả cầu khi nhúng vào nước. c) Lực kế chỉ bao nhiêu khi nhúng vào nước? 8) Người ta dùng một cần cẩu để nâng đều một thùng hàng khối lượng 4000kg lên độ cao 10m. Tính công thực hiện trong trường hợp này. III. TRẮC NGHIỆM (Chọn một phương án ĐÚNG tương ứng với mỗi câu) Câu 1: Có một ô tô đang chạy trên đường. Trong các câu mô tả sau, câu nào đúng? A. Ô tô đứng yên so với mặt đường. B. Ô tô đứng yên so với người lái xe. C. Ô tô chuyển động so với người lái xe. D. Ô tô đứng yên so với cây bên đường. Câu 2: Đơn vị hợp pháp của vận tốc là: A. km/s. B. km/h. C. m.s. D. m/h. Câu 3: Một người đi xe đạp trong 2,5 giờ với vận tốc trung bình là 12 km/h. Quãng đường người đó đi được là: A. 30 m. B. 4,8 km. C. 4,8 m D. 30 km. Câu 4: Trong các chuyển động sau, chuyển động nào là đều? A. Chuyển động của một xe đạp đang xuống dốc. B. Chuyển động của đoàn tàu đang vào nhà ga. C. Chuyển động của đầu kim đồng hồ. D. Chuyển động của quả banh đang lăn trên sân. Câu 5: Áp lực tác dụng lên mặt sàn 500N, diện tích tiếp xúc với mặt sàn là 4m2. Áp suất tác dụng lên sàn là: A. 125 Pa. B. 2000 N/m2. C. 125 m2 /N. D. 125 N. Câu 6: Có một ô tô đang chạy trên đường. Trong các câu mô tả sau, câu nào không đúng? A. Ô tô chuyển động so với mặt đường. B. Ô tô đứng yên so với người lái xe. C. Ô tô chuyển động so với người lái xe. D. Ô tô chuyển động so với cây bên đường. Câu 7: Một ôtô đỗ trong bến xe, trong các vật mốc sau đây, đối với vật mốc nào thì ôtô xem là chuyển động? A. Bến xe. B. Một ôtô khác đang rời bến. C. Cột điện trước bến xe. D. Một ôtô khác đang đậu trong bến. Câu 9: 18 km/h tương ứng với bao nhiêu m/s? A. 5 m/s. B. 15 m/s . C. 18 m/s. D. 1,8 m/s. Câu 10: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào vận tốc của vật thay đổi? A. Khi có một lực tác dụng lên vật. B. Khi không có lực nào tác dụng lên vật. C. Khi có hai lực tác dụng lên vật cân bằng nhau. D. Khi các lực tác dụng lên vật cân bằng. Câu 11: Một vật có khối lượng m = 8 kg buộc vào một sợi dây. Cần phải giữ dây với một lực là bao nhiêu để vật cân bằng? A. F > 80 N. B. F = 8N. C. F < 80 N. D. F = 80 N. Câu 12: Trường hợp nào sau đây không có công cơ học? A.Một học sinh đang cố sức đẩy hòn đá nhưng không dịch chuyển. B. Người lực sĩ đang nâng quả tạ từ thấp lên cao. C. Một khán giả đang ngồi xem phim trong rạp. D. Một em bé đang búng cho hòn bi lăn trên mặt bàn.
- Câu 13: Một bình hình trụ cao 25 cm đựng đầy nước. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3. Áp suất của nước tác dụng lên đáy bình là: A. 25 Pa. B. 250 Pa. C. 2500 Pa. D. 25000 Pa. Câu 14: Một xe ô tô đang chuyển động thẳng thì đột ngột dừng lại. Hành khách trên xe sẽ như thế nào? A. Hành khách nghiêng sang phải B. Hành khách nghiêng sang trái C. Hành khách ngã về phía trước D. Hành khách ngã về phía sau Câu 15: Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng sang phải, chứng tỏ xe: A. đột ngột giảm vận tốc B. đột ngột tăng vận tốc. C. đột ngột rẽ sang phải D. đột ngột rẽ sang trái. Câu 16: Đơn vị đo lực là: A. kg. B. lít. C. mét. D. Niutơn. Câu 17: Một người đi bộ với vận tốc 4,4km/h, khoảng cách từ nhà đến nơi làm việc là bao nhiêu km, biết thời gian cần để người đó đi từ nhà đến nơi làm việc là 15 phút? A. 15km B. 4,4km C. 1,1km D. Một kết quả khác. Câu 18: Hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp bị bẹp theo nhiều phía. Câu giải thích nào sau đây là đúng nhất? A. Vì không khí bên trong hộp sữa bị co lại. B. Vì áp suất không khí bên trong hộp sữa nhỏ hơn áp suất ở bên ngoài. C. Vì hộp sữa rất nhẹ. D. Vì hộp sữa chịu tác dụng của áp suất khí quyển. Câu 19: Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau: A. Lực ma sát xuất hiện giữa tay và cán dao là có ích. B. Lực ma sát xuất hiện ở nơi tiếp xúc giữa đinh và tường là có ích. C. Lực ma sát xuất hiện ở giữa má phanh xe đạp và vành bánh xe khi phanh là có hại. D. Lực ma sát xuất hiện ở nơi tiếp xúc giữa que diêm và vỏ bao diêm là có ích. Câu 20: Treo một vật nặng vào lực kế ở ngoài không khí, lực kế chỉ giá trị P1. Nhúng vật nặng trong nước, lực kế chỉ giá trị P2. Kết quả nào sau đây là đúng? A. P1 ≥ P2. B. P1 > P2. C. P1 = P2. D. P1 < P2. Câu 21: Tại sao khi lặn người thợ lặn phải mặc bộ áo lặn? A. Vì khi lặn sâu, lực cản rất lớn. B. Vì khi lặn sâu, nhiệt độ rất thấp. C. Vì khi lặn sâu, áp suất rất lớn. D. Vì khi lặn sâu, áo lặn giúp cơ thể dễ dàng chuyển động trong nước. Câu 22: Trong các câu sau, câu nào đúng? A. Ma sát hoàn toàn không cần thiết. B. Ma sát có thể có ích hoặc có hại. C. Ma sát luôn có hại. D. Ma sát luôn có ích. Câu 23: Một ôtô khởi hành từ Tuy Hòa lúc 8 giờ, đến Quy Nhơn lúc 11 giờ. Vận tốc trung bình của ôtô đó là bao nhiêu? Biết quãng đường Tuy Hòa-Quy Nhơn dài 150 000m. A. v = 50 m/h. B. v = 5 km/h. C.v = 50 km/h. D. v = 150 km/h. Câu 24: Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến quán tính? A. Giũ quần áo cho sạch bụi. B. Chỉ có hai hiện tượng A và C. C. Vẩy mực ra khỏi bút. D. Gõ cán búa xuống nền để tra búa vào cán. Câu 25. Một áp lực 600N gây áp suất 3 000 N/m lên diện tích bị ép có độ lớn: 2 A. 2 000 cm2 ; B. 200 cm2 ; C. 20 cm2 ; D. 0,2 cm2 Câu 26. Câu nào sau đây nói về áp suất chất lỏng là đúng? A. Chất lỏng chỉ gây áp suất theo phương thẳng đứng từ trên xuống. B. Áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng. C. Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương. D. Áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc vào chiều cao của cột chất lỏng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 97 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 121 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì I, môn Sinh học 11 – Năm học 2018-2019
1 p | 83 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
10 p | 40 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
6 p | 51 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 52 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
7 p | 59 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 51 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
6 p | 44 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2016-2017 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 48 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
9 p | 49 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
1 p | 70 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 83 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
1 p | 46 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
17 p | 44 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
6 p | 82 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn