intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập môn sinh lý động vật

Chia sẻ: Huongdt Biotech | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:24

306
lượt xem
82
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

a) Khái niệm: -Các động vật có xương sống có 1 hệ đặc biệt gọi là - Hệ bạch huyết: giữ nhiệm vụ đưa nước và các chất hòa tan từ mô về máu. b) Cấu trúc: -Hệ bạch huyết gồm 1 mạng lưới các mao mạch được phân bố rộng rãi khắp các phần của cơ thể. Các mạch này gồm các tĩnh mạch và các mao mạch bạch huyết. Các mao mạch bạch huyết là những mạch nhỏ bịt đầu, nằm ở các khoảng gian bào...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập môn sinh lý động vật

  1. 1 ĐỀ CƯƠNG MÔN SINH LÝ ĐỘNG VẬT Huongdt.lysm@gmail.com-K2 CNSH3-TTU Câu 1: Hệ bạch huyết a) Khái niệm: -Các động vật có xương sống có 1 hệ đặc biệt gọi là - Hệ bạch huyết: giữ nhiệm vụ đưa nước và các chất hòa tan từ mô về máu. b) Cấu trúc: -Hệ bạch huyết gồm 1 mạng lưới các mao mạch được phân bố rộng rãi khắp các phần của cơ thể. Các mạch này gồm các tĩnh mạch và các mao mạch bạch huyết. Các mao mạch bạch huyết là những mạch nhỏ bịt đầu, nằm ở các khoảng gian bào c) Chức năng -Dịch mô, các protein và các chất khác được hấp thu vào mao mạch bạch huyết. Các mao mạch tập trung lại thành các tĩnh mạch bạch huyết nhỏ, sau đó tiếp tục hợp thành các tĩnh mạch bạch huyết lớn hơn và cuối cùng là 2 ống bạch huy ết rất l ớn đ ổ vào tĩnh mạch lớn của hệ tuần hoàn máu ở phần trên của ngực, gần tim. -Các protein rò rỉ cũng được thấm theo đường này bằng cách khuyếch tán vào các mao mạch bạch huyết để đưa về máu. Qúa trình này quan trọng trong việc duy trì cân bằng áp suất thẩm thấu giữa máu và dịch mô. -Ngoài ra hệ bạch huyết còn tiến hành nhiều chức năng khác như tham gia vào hệ miễn nhiễm phá hủy các vi sinh vật từ ngoài xâm nhập, hạch bạch huyết là nơi trú ẩn của nhiều tế bào bạch cầu thực bào. -Khi bạch huyết di chuyển qua hạch, nó được lọc và những phần tử như các tế bào chết, các mảnh vỡ tế bào, các tế bào ung thư và các vi khuẩn bị nhốt lại và bị phá hủy bởi các tế bào thực bào. -Chuyển động của bạch huyết giống như chuyển động của máu trong tĩnh mạch, là kết qủa của sự thay đổi của áp suất được kích thích bởi cử động hô hấp và sự co của các cơ vân ép lên thành mạch đẩy bạch huyết về phía trước theo van 1 chi ều. Câu 2: Chu kỳ tim 1
  2. 2 -Tim đập nhịp nhàng suốt đời kể từ tháng thứ 3 lúc nằm trong bụng mẹ. -Chu kỳ tim kéo dài khoảng 0,8 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây và giãn 0,7 giây. Tâm thất co (Ngay sau tâm nhĩ co 0,3 giây và giãn 0,7 giây (Nếu nhịp tim là 75 lần/ phút), -Như vậy thời gian giãn chung là 0,4 giây. Nhìn toàn bộ chu kỳ tim, thì tim nghỉ ngơi nhiều hơn là làm việc, vì vậy tim đập suốt đời không biết mệt. -Bằng tâm động ký người ta đã ghi lại chu kỳ co bóp đều đặn với các đỉnh co khác nhau của sự co giãn các ngăn tim. Câu 3: Tính đàn hồi và co thắt của động mạch a) Tính đàn hồi: Tính đàn hồi là tính chất của động mạch làm cho nó có khả năng trở về dạng ban đầu mỗi khi biến dạng. Tính đàn hồi do sợi đàn hồi trong thành mạch đảm nhận. Khi máu vào động mạch thì mạch giãn ra, nhưng khi máu ra khỏi thì mạch co trở lại. Tính đàn hồi làm cho máu chảy liên tục, mặc dù tim co bóp tống máu vào động mạch từng đợt và làm tăng lưu lượng máu đối với mỗi đợt co bóp của tim, nhờ đó tiết kiệm năng lượng. b) Tính co thắt: Tính co thắt là khả năng của động mạch co lại cho lòng mạch hẹp đi, giảm lượng máu đi qua. Tính chất này làm cho động mạch thay đổi thiết diện điều hòa lượng máu đến cơ quan, tính co thắt do cơ trơn ở thành mạch đảm nhận. Câu 4: Điều hòa nhịp tim Hoạt động tim thường xuyên được điều hòa phù hợp với yêu cầu cung cấp máu cho hoạt động cơ thể, bởi những yếu tố từ bên ngoài và yếu tố ngay tại tim a) Từ bên ngoài: * Cơ chế thần kinh: Vai trò hệ thần kinh thực vật ( tự động ): - Hệ phó giao cảm: Trung tâm phó giao cảm ở hành não. Các sợi trước hạch theo dây X tới hạch phó giao cảm nằm ngay trong cơ tim, các sợi sau hạch tới nút xoang và nút nhĩ thất. Kích thích dây X làm giảm lực co, giảm tốc độ dẫn truyền - Thể hiện bằng sóng PQ dài trên điện tâm đồ. 2
  3. 3 - Hệ giao cảm: Kích thích sợi giao cảm gây tác dụng ngược lại với kích thích dây X như: Tim đập nhanh, tăng lực co bóp, tăng tốc độ dẫn truyền, tăng trương lực cơ tim. - Chất truyền đạt thần kinh: Những sợi thần kinh thực vật tác dụng lên tim qua những hóa chất do các đầu mút của sợi sau hạch tiết ra, hệ giao cảm tiết noradrenalin, hệ phó giao cảm tiết acetylcholin. * Vai trò các phản xạ: - Đối với hoạt động của tim . Được điều hoà bởi các loại phản xạ sau : + Phản xạ giảm áp: Do áp suất tăng ở quai động mạch chủ, xung động theo dây cyon về hành não, kích thích dây X làm tim đ ập chậm và huyết áp giảm. Áp suất tăng ở đông mạch cảnh thì xung theo dây Hering về hành não, kích thích dây X cũng làm tim đ ập chậm, huyết áp giảm. + Phản xạ tim - tim: Máu dồn về tim nhi ều, ức chế dây X làm tim đập nhanh, thanh toán máu ứ đọng. + Phản xạ mắt - tim: Ép vào 2 nhãn cầu, kích thích dây X làm tim đập chậm. + Phản xạ Goltz: Ðánh mạnh vào vùng thượng vị, xung động theo dây tạng lên hành não, kích thích dây X làm tim ngừng đ ập. *Cơ chế thể dịch: + Ảnh hưởng của hormon các tuyến nội tiết: Adrenalin của tủy thượng thận làm tim đập nhanh, đập mạnh. Thyroxin của tuyến giáp làm tim đập nhanh liên tục có thể bị suy tim. + Nồng độ O2 và CO2 trong máu: Nồng độ CO2 trong máu tăng và nồng độ O2 trong máu giảm làm tim đập nhanh, ngược l ại thì tim đập chậm. + Ảnh hưởng của các ion: Nồng độ Ca++ cao trong máu làm tăng trương lực cơ tim. Nồng độ K+ cao giảm trương lực cơ tim. PH máu giảm làm tim đập nhanh. Nhiệt độ môi trường tăng làm tim đập nhanh. b) Ngay tại tim: Qui luật Starling Lực co bóp của tim tỉ lệ thuận với chiều dài sợi cơ tim trước khi co. Khi tăng lượng máu về tim, máu ứ trong tâm thất làm cơ tim bị căng và tâm thất co mạnh hơn ở chu kỳ sau. Câu 5: Điều hòa hoạt động mạch 3
  4. 4 -Khi dây thần kinh giao cảm hưng phấn, làm co mạch; dây thần kinh phó giao cảm hưng phấn, làm giãn mạch. -Các phản xạ làm giảm nhịp tim thường có tác dụng làm giãn mạch,c ác phản xạ làm tăng nhịp tim thường đi kèm với phản xạ co mạch Câu 6: Sự điều tiết hô hấp a) Cơ chế thần kinh -Các tế bào thần kinh vận động cơ hô hấp nằm trong sừng trước của chất xám tủy: - Tế bào của dây ngực - bụng phụ trách cơ hoành nằm trong đoạn cổ 3 và 4 - Dây liên sườn xuất phát từ các đoạn ngực của tủy sống. - Trung khu hô hấp nằm ở hành tủy, gần đáy của não thất IV, cạnh cấu tạo chóp bút lông. - Trung tâm ức chế hô hấp (trung tâm ngừng thở) nằm trên cầu não có tác dụng điều hòa hô hấp, bằng tác động có chu kỳ ức chế trung khu hít vào để trung khu thở ra phát huy tác dụng. b) Điều tiết bằng phản xạ: -Khi ta hít vào, xung động được truyền từ trung khu hít vào trên hành não theo các sợi vận động tới cơ hoành và cơ liên sườn đ ể nâng xương sườn lên, đồng thời xung động lên cầu não tới trung khu điều hòa hô hấp nằm ở cầu não, từ trung tâm này có luồng xung động đi xuống ức chế trung tâm thở ra, gây động tác hít vào. -Khi trung tâm thở ra phát xung, thì trung tâm hít vào bị ức chế. Khi hít vào, phổi căng khí thì các xung thần kinh từ các thụ quan ở thành phế nang và các cơ hô hấp theo đường dẫn truyền thần kinh hướng tâm về hành tủy, sẽ ức chế trung khu hít vào và kích thích trung khu thở ra. Kết qủa là cơ hoành và cơ liên sườn ngoài giãn, thể tích lồng ngực thu hẹp lại ép phổi xẹp xuống gây động tác thở ra. Khi thở ra, phổi xẹp xuống, các xung thần kinh t ừ các thụ quan trở về gây ức chế trung khu thở ra và kích thích trung khu hít vào. Sự thở ra và hít vào thực hiện một cách tự đ ộng kế tiếp nhau theo cơ chế tự điều hòa, không cần có sự kiểm soát của vỏ não. -Khi màng nhày hốc mũi bị kích thích, gây ph ản xạ co ph ế qu ản hoặc động tác hít vào sâu và chậm, sau đó thở ra rất mạnh và nhanh (hắt hơi). Kích thích màng nhày khí quản gây phản xạ tống mạnh hơi ra ngoài, lúc thanh quản đang khép c)Cơ chế hóa học điều hòa hô hấp: 4
  5. 5 - Vai trò CO2 : Khi nồng độ CO2 tăng (hoặc acid carbonic), làm cho hô hấp tăng lên, khi tăng qúa nồng độ CO2 gây trịêu ch ứng ngộ độc như nhức đầu, buồn nôn, rối loạn tuần hòan, mê... - Ở trẻ sơ sinh do tuần hoàn thai bị cắt, cơ thể không thải đ ược CO2, đồng thời do trẻ cử động, CO2 trong máu tăng kích thích trung tâm hít vào gây động tác hô hấp đầu tiên của đứa trẻ. - Vai trò O2: Khi nồng độ O2 trong máu xuống thấp có tác d ụng tăng thông khí, lúc đầu chỉ tăng biên độ, sau tăng cả tần số. -Khi lượng khí CO2 tăng cao hay lượng O2 giảm thấp, tác động lên các thụ quan hóa học ở xoang động mạch cảnh sẽ truyền xung động về trung tâm hô hấp ở hành tủy, gây phản xạ tăng hô hấp. Ngược lại, huyết áp tăng ở xoang động mạch cánh và quai động mạch làm giảm hô hấp. -Luồng thần kinh từ vỏ não làm cho ta có thể điều chỉnh cử động hô hấp theo ý muốn. Khi một vùng của vỏ não đang hưng phấn mạnh, vùng này sẽ phát xung ức chế các vùng xung quanh, trong đó có cả trung tâm hô hấp. Ví dụ hô hấp giảm khi tập trung làm toán. Ðau, cảm xúc, sợ hãi sẽ gây nên những luồng thần kinh đi từ vỏ não, hệ viền, vùng dưới đồi làm thay đổi hô hấp. Câu 7: Tiêu hóa tại miệng -Miệng là đoạn đầu của ống tiêu hoá, có chức năng tiếp nhận thức ăn, nghiên xé nhào trộn thức ăn với nước bọt để biến thành viên nuốt. Trong quá trình đó một phần tinh bột chín được biến đổi bước đầu. -Tiêu hóa tại miệng : Nhờ động tác nhai, thức ăn được cắt, xé, nghiền... -Răng cửa- cắt; răng nanh- xé; răng hàm và răng ti ền hàm- nghiền. Cùng với qúa trình trên thức ăn được trộn lẫn nước bọt. Ðộng tác nhai nhờ sự co bóp của cơ nhai và sự vận động phối hợp của lưỡi và má. Ðộng vật ăn thịt, nhai là nhờ sự vận động lên xuống của hàm dưới. Ðộng vật ăn cỏ, lại là sự vận động qua l ại của hàm dưới. Bình quân 1 ngày bò sữa nhai 42000 lần. -Ðộng tác nuốt: Sau khi nhai, thức ăn được viên thành viên nhỏ để nuốt; viên thức ăn nằm trên lưỡi, lưỡi thụt lại đưa viên thức ăn vào thực quản qua ngã tư hầu; nhờ có lưỡi gà và tiểu thi ệt, thức ăn rơi đúng vào thực quản. Ðộng tác nuốt lúc đ ầu là ph ản xạ có điều kiện, khi vào đến ngã tư hầu là phản xạ không điều kiện. Nhu động trong thực quản làm viên thức ăn được đẩy xuống phía 5
  6. 6 dưới. Thức ăn lỏng di chuyển trong thực quản 2- 3 giây, thức ăn đặc 7- 8 giây Câu 8: Tiêu hóa tại dạ dày Dạ dày là một túi chứa thức ăn. Tại đây thức ăn chủ yếu đ ược xử lý về mặt cơ (được nhào trộn với dịch vị) biến thành thứ hồ đ ặc gọi là vị trấp và được tống qua môn vị từng đợt xuống tá tràng. Trong đó một số chất thức ăn được phân giải bước đầu. a) Ðóng mở tâm vị: Tâm vị không có cơ thắt, mà cơ vòng rất dày. Thức ăn chạm vào tâm vị, kích thích làm mở tâm vị. Viên thức ăn đi qua, tâm vị đóng lại. Ngoài ra sự co của cơ hoành cũng hỗ trợ cho thức ăn đi qua tâm vị. b) Ðóng mở môn vị: Cơ thắt của môn vị mở dưới tác dụng của dây X, do nồng độ PH ở tá tràng qui định, PH ngả về trung tính-kiềm làm môn vị mở, pH ngả về acid thì môn vị đóng. Dịch mật và dịch tụy có tác dụng trung hòa acid do thức ăn mang theo từ dạ dày xuống tá tràng. Khi môn vị đã đóng, lực co bóp của dạ dày dù rất mạnh thức ăn cũng không thể qua môn vị vào tá tràng. Khi đói môn vị hé mở, khi no thì đóng lại. c) Cử động của dạ dày: Dạ dày có 2 loại cử động chủ yếu là co bóp trộn và co bóp đẩy. +Co bóp trộn: Cứ 15 giây 1 lần, khởi đầu từ vùng thân đẩy thức ăn xuống vùng hang vị và môn vị, rồi lại dồn ngược trở lên. Thức ăn xuống đi theo phía ngoài, trở lên theo đường giữa, co bóp chậm chạp ở đầu bữa ăn và tăng dần ở cuối bữa ăn. Ở vùng thân co bóp làm cho dịch vị thấm sâu vào khối thức ăn, ở vùng hang có tác dụng nghiền nát và nhào trộn +Co bóp đẩy: sau một số lần co bóp trộn thì lại có một lần co bóp đẩy. Co bóp đẩy còn phụ thuộc vào sự đóng mở môn vị. d) Ðiều hòa hoạt động co bóp dạ dày Hoạt động của dạ dày bị chi phối bởi đám rối Auerbach nằm giữa các lớp cơ của dạ dày, bó Meissner nằm dưới niêm mạc. Dây X có tác dụng kích thích đám rối, làm tăng hoạt động cơ học của dạ dày. Cắt bỏ dây X gây chứng đầy bụng. - Các sợi cảm giác đưa cảm giác đói, no, đau lên não đi theo dây X. - Các chất dịch: Adrenalin gây giảm nhu động, acetylcholin gây tăng nhu động. 6
  7. 7 Câu 9: Tiêu hóa tại ruột non a) Cử động của ruột non -Cử động qủa lắc: Sự co của cơ dọc làm cho khúc ruột uốn lượn, đẩy thức ăn di chuyển trong ruột. Ðoạn đầu của ruột 20 lần/ phút; đoạn dưới 5- 10 lần/phút. - Cử động co vòng từng đoạn: Sự co của cơ vòng thắt từng đoạn, cứ 10 giây 1 đợt, có tác dụng nhào trộn thức ăn và thấm các dịch tiêu hóa. - Cử động nhu động: Phối hợp cả cơ dọc và cơ vòng có hướng đi từ trên xuống phía ruột già, có tác dụng làm thức ăn đi xuống phía dưới 3 cm/ phút. Các cử động xảy ra theo thứ tự: Cơ dọc co, rút ngắn đoạn ruột. Cơ vòng co, lúc đó cơ dọc bị ức chế và cuối cùng là 2 cơ phối hợp. - Ðiều hòa cử động của ruột: Thần kinh phó giao cảm tăng nhu động, giao cảm ức chế. Các chất dịch: Acetylcholin, histamin, gastrin tăng nhu động; adrenalin giảm nhu động. b) Cử động của ruột già: - Cử động nhu động và phản nhu động: đầu tiên xảy ra ở đoạn lên, có tác dụng rút bớt nước, sau đó phân được đưa sang đoạn ngang và đoạn xuống. - Nhu động tống phân: 2- 3 lần/ ngày tống phân xuống trực tràng. - Ðộng tác đại tiện: Khi phân đầy trực tràng, cùng với đ ộng tác tống phân tác dụng lên cơ thắt trên của hậu môn có tác dụng kích thích niêm mạc gây phản xạ đại tiện. Trung tâm gây phản xạ đ ại tiện nằm ở tủy sống-đốt cùng 3,4,5 và điều khiển cơ thắt van đại tiện theo ý muốn có sự can thiệp của vùng vận động trên não bộ. Câu 10: Tiêu hóa hóa học tại miệng a) Tuyến nước bọt và cơ chế bài tiết: -Người và động vật có 3 đôi tuyến: Mang tai, dưới lưỡi và dưới hàm. Thành phần dịch tiết của 3 tuyến không giống nhau. - Tuyến mang tai: Loãng, có nhiều men tiêu tinh bột; - Tuyến dưới lưỡi: Ðặc, có nhiều chất nhầy, ít men tiêu hóa; - Tuyến dưới hàm: Tỉ lệ chất nhầy và men tương đương nhau. b)Trung tâm tiết nước bọt: 7
  8. 8 - Trung tâm phó giao cảm nằm ở hành tủy. Nhan nước bọt trên điều khiển bài tiết của tuyến dưới hàm và dưới lưỡi. Nhan nước bọt dưới điều khiển bài tiết tuyến mang tai. - Trung tâm giao cảm nằm ở sừng bên của tủy sống từ đoạn lưng đến đoạn thắt lưng, có tác dụng giảm sự tiết. -Trung tâm tiết nước bọt có thể bị kích thích bởi những trung tâm cao hơn, đặc biệt là trung khu thèm ăn ở vùng dưới đồi. Ph ản xạ có điều kiện gây tiết nước bọt do bữa ăn gây ra mỗi khi nhìn, ngửi hoặc nghĩ tới thức ăn ưa thích. Nước bọt cũng đ ược bài ti ết mỗi khi đoạn dưới của thực quản bị kích thích (hóc hoặc viêm thực quản), khi phúc mạc bị kích thích (có thai), trung tâm nôn bị kích thích cũng gây tiết nước bọt... c) Ðặc tính và tác dụng tiêu hóa của nước bọt * Ðặc tính: Nước bọt là một hỗn hợp không màu sắc, có khi loãng hoặc sánh như sữa. Ðộ sánh phụ thuộc vào hàm lượng protein chứa trong nước bọt. Một ngày 1 người tiết khoảng 1-1,2 lít. - Tỉ trọng thay đổi trong phạm vi 1,002- 1,009. - Ðộ pH 6,6-8 (Heo: 7,3; Chó: 7,6; Trâu, bò: 8,1). Thành phần của nước bọt: - Nước: 98-99 % - Muối khoáng: Na-clorua, Ca- cacbonat và phốtphat, ... - Chất nhầy muxin; - Men tiêu hóa: Ptyalin (người), Amylase (động vật) * Tác dụng của nước bọt: - Chứa nhiều nước làm thấm ướt thức ăn, dễ nhai, nuốt và chuẩn bị cho qúa trình tiêu hóa tại dạ dày. - Trực tiếp tác động lên các thụ quan ở miệng và ở lưỡi làm hưng phấn cơ quan vị giác. - Protein trong nước bọt có tính dính giúp cho thức ăn dính l ại từng viên, thuận tiện cho động tác nuốt. Lysozym có tác dụng diệt khuẩn. - Nước bọt của động vật nhai lại có tác dụng trung hòa acid hữu cơ do qúa trình lên men. - Men tiêu hóa của nước bọt có tác dụng phân giải tinh bột thành đường: Amylase Tinh bột → Dextrin + Maltose 8
  9. 9 α – Limit detrinase Dextrin → Glucose Maltase Maltose → Glucose Câu 11 : Tiêu hóa hóa học ở dại dày a) Tuyến dạ dày và cơ chế tiết * Tuyến dạ dày: Ở dạ dày có khoảng 30-35 triệu tế bào làm nhiệm vụ ngoại tiết. Những tế bào tuyến này nằm ở thân và đáy dạ dày và một phần ở hang vị, chúng chia thành 4 loại: - Tế bào niêm dịch (bì): Bài tiết chất nhầy và muối khoáng khác; - Tế bào chính: Tiết men tiêu hóa; - Tế bào viền (bên): Tiết HCl; - Tế bào phụ: Tiết gastrin * Cơ chế tiết dịch vị Pha tiết dịch do phản xạ: 5-10 phút kể từ lúc ăn, mặc dù thức ăn có rơi vào dạ dày hay không. Thức ăn đã kích thích thụ quan miệng và hầu theo dây thần kinh lưỡi và lưỡi hầu. Từ dạ dày theo dây X, truyền vào trung khu trong hành tủy. Thần kinh truyền ra là thần kinh giao cảm và phó giao cảm, sợi phó giao cảm tăng ti ết dịch vị, sợi giao cảm ức chế tiết dịch vị hoặc ít tiết. Ngoài ra còn có pha tiết dịch vị theo phản xạ có điều kiện khi người và động vật nhìn hoặc ngửi... thức ăn, gọi là dịch vị châm mồi hay dịch vị thèm ăn. Pha này có liên quan với các phân tích thị giác, khứu giác... - Pha tiết dịch do tiếp xúc: Dạ dày tiết dịch vị khi thức ăn chạm vào dạ dày (hoặc sự va chạm cơ giới, không phải là thức ăn). - Pha tiết dịch do tác dụng hóa học: Một số chất nước của thức ăn như: nước thịt, rau, các aa... vào đến tá tràng và thấm vào máu, kích thích tuyến dạ dày bài tiết dịch vị. Gastrin do niêm mạc hạ vị tiết vào máu, đến dạ dày kích thích tế bào chính tiết enzim. Enterogastrin do niêm mạc tá tràng tiết ra, theo máu về dạ dày tăng tiết dịch vị. Histamin là sản phẩn phân giải axit amin, làm tăng tiết dịch vị giàu HCl, ít enzim. b) Thành phần và tác dụng của dịch vị: * Thành phần dịch vị: Dịch vị thuần khiết là chất lỏng không có màu, trong suốt, pH = 0,9-1, có thành phần: 9
  10. 10 - Nước: 95% - Muối khoáng, đặc biệt là HCl - Men: pepsin, men sữa- prezua, lipase - Hormon: Gastrin * Tác dụng của dịch vị + Chất nhầy: Nhóm này gồm nhiều chất như: glycoprotid và muco-polysaccarit , có tác dụng trung hòa 1 phần HCl và pepsin kết tủa tạo thành một vành đai kiềm bao phủ toàn bộ niêm mạc dạ dày. + HCL: - Làm tăng hoạt tính pepsin của dịch vị bằng cách tạo pH cần thiết để hoạt hóa pepsinogen. - Phá vỡ mô liên kết bao bọc quanh các sợi cơ có trong th ức ăn giúp tiêu hóa protein dễ dàng. - Hòa tan Nucleoprotit tạo điều kiện cho pepsin phân giải. - HCl còn có tác dụng sát khuẩn và tiêu hóa cellulose còn non. - Góp phần vào cơ chế đóng mở môn vị và tam vị. + Men tiêu hóa: Pepsin được bài tiết dưới dạng pepsinogen, sau đó được hoạt hóa thành pepsin, dưới tác dụng của HCl Pepsin Proteose Protein → { peptone Polypeptid Cazeinnogen → Cazeinat- Ca. Chất này kết tủa và đ ược gi ữ l ại ở dạ dày tiêu hóa tiếp, phần chất lỏng gọi là nhũ thanh được dưa xuống ruột non Lipase Lipit ( đã nhũ tương hoá) → Axít béo + Monoglyxerit Câu 12: Tiêu hóa hóa học tại ruột non a) Bài tiết các dịch tiêu hóa của tuyến tụy và gan * Dịch tụy và mật theo ống dẫn đổ vào tá tràng, trên bề mặt niêm mạc ruột có các tế bào tiết dịch ruột • Tuyến tụy ngoại tiết: - Dịch tụy do tế bào tuyến tụy tiết ra, thu góp vào ống chính và đ ổ vào tá tràng. Tế bào nang bài tiết men tiêu hóa, tế bào trung tâm 10
  11. 11 nang bài tiết nước và NaHCO3. Tuyến tụy bắt đầu tiết dịch 3- 8 phút sau khi ăn và tiếp tục 6-18 giờ tùy thành phần thức ăn. - Trung khu bài tiết dịch tụy ở hành tủy, xung truyền về từ thụ quan ở miệng và hầu, xung truyền ra theo dây thần kinh X. Ngoài ra cơ chế thể dịch chi phối tiết dịch tụy: Ðộ acid của vị trấp vào tá tràng gây tiết Secretin, chất này theo máu tới kích thích nang tụy bài tiêt nước và NaHCO3. Sản phẩm tiêu hóa của protein và lipid khi vào tá tràng gây tiết Pacreozymin, chất này gây tiết men của dịch tụy đồng thời gây co túi mật, bài xuất mật vào tá tràng. - Thành phần và tác dụng của dịch tụy: + Nhóm tiêu protein: Trypsin, Kymotrypsin, Cacboxypolypeptidase. Trypsin được tiết dưới dạng trypsinogen và được hoạt hóa bởi enterokinase của dịch ruột, cắt đứt liên kết peptid mà nhóm -CO thuộc aa kiềm. Bản thân trypsin còn hoạt hóa các enzym khác cùng nhóm tiêu protêin của dịch tụy. Trypsin Protein → Polypeptid • Kymotrypsin cũng được tiết dưới dạng kymotrypsinogen và được hoạt hóa bởi trypsin, cắt liên kết peptid mà nhóm -CO thuộc aa có nhân thơm. được tiết dưới dạng - Cacboxypolypeptidase bài Procacboxypylypeptidase và được hoạt hóa nhờ trypsin. Caboxypolypeptidase Polypeptid → a.a - Nhóm enzym tiêu hóa lipid: Lipase, Photpholipase, Cholesterol- esterase Lipase Triglycerit → Monoglycerit + axit béo + glycerol photpholipase Photpholipit → Diglycerit + phophat Cholesterol-esterase Cholesterol → axit béo +sterol -Nhóm tiêu hóa gluxit: Amylase, maltase 11
  12. 12 -Tác dụng của NaHCO3: Tạo pH cần thiết cho các enzym dịch tụy. Amylase Tinh bột → Maltose Matase Matose → Glucose * Gan và sự tiết mật: Mật do gan bài tiết có màu vàng nhạt, sau đó cô đặc khoảng 10 l ần, có màu xanh - đen. Phản xạ thải mật thông qua dây X và thần kinh giao cảm. Dây X làm co bóp túi mật, giãn cơ vòng ống dẫn mật. Thần kinh giao cảm gây giãn túi mật, co cơ vòng. Ngoài ra vị trấp vào tá tràng gây ti ết Cholecystokinin, chất này gây co bóp túi mật. - Thành phần và tác dụng của mật: Sắc tố mật, muối mật +Sắc tố mật: Bilirubin, bilivecdin là sản phẩm thoái hóa của huyết cầu tô,ú không có tác dụng tiêu hóa, nhuộm vàng những chất chứa nó. +Muối mật: Glycolat- Na, Faurocolat- Na # Hoạt hóa lipase; # Làm dễ dàng hấp thu các sản phẩm tiêu hóa của lipid; # Cần thiết cho việc hấp thu vitamin tan trong lípid như VTM A, D, E, K; # Trung hòa acid dạ dày và tăng cường ho ạt đ ộng nhu đ ộng của ruột. b) Dịch ruột Niêm mạc ruột có những xếp nếp hình luống, trên các xếp nếp hình luống có rất nhiều nhung mao (lông ruột), làm tăng diện tích ti ếp xúc của ruột. Trên nhung mao có những lông nhỏ hơn gọi là vi nhung mao (khoảng 3000 cái/1 tế bào). Trên niêm mạc ruột có hàng chục triệu tuyến, là những tế bào ở trạng thái phân bào bong ra một cách thường xuyên và giải phóng các enzym tiêu hóa vào lòng ruột . Có 4 loại tế bào tiết dịch: - Tế bào đài: tiết chất nhày - Tế bào tuyến:Liberkuhn nằm ở đáy của tầng niêm mạc, là những tuyến đơn mà thành của chúng được cấu tạo từ tế bào đài-Tiết chất nhầy, tế bào hấp thu-tiết nhiều enzym disacharid và dipeptidase; tế bào đường ruột M (Membranuos epithelial cell) thu nhận kháng nguyên và chuyển kháng nguyên cho tế bào lympho ở phía dưới; Tế 12
  13. 13 bào pancth tiết lyzozym; tế bào nội tiết đường ruột phủ trong các tuyến liberkuhn có khả năng tổng hợp và chế tiết các pôlypeptid với phân tử lượng thấp. Tuyến brunner nằm dưới lớp niêm mạc là loại tuyến kiểu túi phân nhánh tiết dịch nhầy kiềm tính giúp bảo niêm mạc. * Cơ chế tiết dịch ruột: Do kích thích cơ học và hóa học tại chỗ, thông qua đám rối thần kinh Meissner làm các tế bào nội tiết ruột tiết enterokinase, chất này thấm vào máu gây tiết dịch ruột. HCl và các sản phẩm phân giải nửa chừng cũng gây tiết dịch ruột. Tác động của thần kinh không rõ ràng, nhưng nếu kích thích dây X gây tiết dịch, kích thích dây giao cảm thì gây ức chế. * Thành phần và tác dụng của dịch ruột: Dịch ruột là một chất lỏng có độ quánh cao và đục vì có nhi ều mảnh tế bào bong ra thường xuyên, pH = 8,6 -- 8,7. - Nhóm tiêu protein: Tripeptidase, dipeptidase, aminopeptidase, iminopeptidase peptidase Polypeptid → Tripeptid , dipeptid dipeptiddase Peptid → Dipeptid Aminpeptidase Dipeptid → 2 a.a - Nhóm tiêu hóa Cacbohydrat : sucrase, maltase, Lactase, α Limitdextrinase Sucrase Sucrose → 1 fuctose + 1 glucose Maltase Maltose → 2 glucose Lactase Lactose → Galactose + glucose α- Limit dextrinase α – Limit dextrin → glucose - Nhóm tiêu lipid: Lipase, phopholipase, cholesterol-esterase; tác dụng tương tự như dịch tụy Câu 13 : Đơn vị thận, mạch máu thận 13
  14. 14 - Nang Bowman : thành hô hâp tế bào biểu mô có chân kèm theo các hỗ nhỏ để nước và chất bài tiết thấm qua. - Tiểu cầu thận: khoảng 50 mao mạch tạo thành khối cầu nằm gần trong xoang Bowman. - Màng lọc: Là nơi tiếp xúc giữa xoang Bowman và mao mạch, gồm có: . Lớp tế bào nội mô thành mạch có lỗ nhỏ, đường kính khoảng160 Ao. . Màng đáy (màng cơ sở) gồm nhiều sợi nhỏ nằm song song và các khe có đường kính 110 Ao. . Lớp tế bào biểu mô của thành xoang Bowman • Ống thận gồm: Ống lượn gần-nối với bQc Bowman nằm ở vỏ thận, quai Henhe và ống lượn xa - nằm ở tủy thận - Ống lượn gần: gần xoang Bowman tế bào biểu mô có diềm bàn chải ở cực phía lòng ống, bào tương chứa nhiều ti lạp thể và Na+, K+, - ATPase. - Quai Henhe: tế bào biểu mô dẹt, mỏng ở đoạn xuống và dày ỏ đoạn lên. - Ống lượn xa: đổ vào ống góp, nhiều ống góp tập trung thành tháp thận đổ nước tiểu vào bể chứa chung. b) Mạch máu thận : + Ðộng mạch đến: . ÐM chủ bụng đến rốn thận thì tạo thành động mạch thận . ÐM đến của mỗi đơn vị thận sẽ tạo tiểu cầu thận. + Ðộng mạch đi: ÐM đi khỏi tiểu cầu thận làm thành hệ mao mạch, tạo tĩnh mạch thận và đổ vào tĩnh mạch chủ dưới Câu 14. Sự tạo thành nước tiểu - gồm 3 quá trình : Sự lọc, sự tái hấp thụ , sự tiết a) Hiện tượng lọc trong quản cầu Malpighi - Nhờ huyết áp trong mao mạch quản cầu Mahpighi lớn hơn áp xuất thẩm thấu của các protein máu Ở người: khi áp xuất lọc giảm, trị số huyết áp mao mạch tiểu cầu thận giảm, áp suất thủy tĩnh trong nang Bowman tăng, áp suất thẩm thấu của huyết tương tăng. Áp suất lọc của cầu thận (P) tạo được do áp suất đẩy dịch qua màng lọc cầu thận (70 mmHg) thắng được áp suất keo của protein 14
  15. 15 huyết tương trong mao mạch (25 mmHg) và áp xuất thủy tĩnh của nang Bowman (15mmHg) P = 70 mmHg - ( 25 mmHg + 15 mmHg) = 30 mmHg; 1 phút có khoảng 1300 ml máu đi vào 2 thận, chứa 650ml huyết tương nhưng chỉ có 125mh huyết tương được lọc. Muốn lọc được, áp suất lọc phải lớn hơn 0. Mọi chất có TLPtử
  16. 16 quai Henle, kết qủa là H2O ra khỏi lòng ống, NaCl và ure từ trong lòng ống ra dịch khe - Tế bào biểu mô ở nhánh lên có tính thấm cao Na+và urê nhưng không thấm nước. Cách thấm : Tế bào này bơm Cl- ra dịch khe và kéo theo Na+, kết qủa nước từ dịch khe vào lòng ống, NaCl và urê từ lòng ống vào dịch khe, vào máu. • Tại ống lượn xa : - Ðoạn pha loãng gồm: Phần đầu ống lượn xa Phần cuối đoạn quai Henle (nhánh lên) - Hiện tượng pha hoãng và tái hấp thu nhiều ion tạo điều kiện cho giai đoạn sau: . TB biểu mô bơm Cl- từ lòng ống ra dịch khe (khác ống lượn gần) . Khi Cl- kéo theo cation Na+, K+, Mg2+, Ca2 + . Nồng độ ion trong lòng ống giảm còn 1/3 giới hạn pha hoãng. - Ðoạn cuối của ống lượn xa : - Tái hấp thu nước: nhờ 3 yếu tố . Áp suất thẩm thấu ở dịch khe kéo nước ra khỏi lòng ống. . Sự pha hoãng ở phần đầu ống lượn xa làm tăng áp suất thẩm thấu của lòng ống và dịch khe. . ADN tạo điều kiện thuận lợi cho sự tái hấp thu nước. - Bài tiết K+: tế bào biểu mô ống lượn xa bài tiết K+ thừa, ngược với quá trình hấp thu Na+, cạnh tranh với H+ bị axit hóa (tăng H+) sẽ giảm bài tiết K+. Bài tiết NH3: NH3 vào lòng ống nhờ hòa tan với lipid cấu t ạo màng hoặc NH3 từ huyết tương vào TB biểu mô được bài tiết • Tại ống góp: Tái hấp thu nước: tương tự như ống lượn xa, ADH làm tăng - tính thấm tế bào với nước. Tái hấp thu urê và Na+, K+, CO2. - Sau khi được tập trung vào ống góp, dịch trong lòng ống được cô đặc và trở thành nước tiểu, sau đó được tới bể thận và bàng quang. Sự bài tiết và tái hấp thu được biểu hiện bằng một số sơ đồ. C ) . Sự thải nước tiểu ra ngoài cơ thể : 16
  17. 17 Nước tiểu xuống bàng quang nhờ nhu động của hai ống niệu quản. Bàng quang chứa khoảng 500 ml nước tiểu, khi bàng quang có khoảng 200ml nước tiểu, áp suất nước khoảng 10 - 15 cm thì ta có cảm giác buồn tiểu Cơ thắt bàng quang là 2 cơ: cơ trơn, chịu áp suất 15cm H2O, cơ vân, chịu áp suất 70 cm H2O Hệ thần kinh tự động tác động lên sự bài tiết nước tiểu thông qua: dây giao cảm thông qua dây hạ vị và phó cảm qua dây chậu. Dấu hiệu cảm giác căng nước tiểu kích thích thụ thể cảm giác trong vách bàng quang (đặc biệt thụ thể ở niệu đạo) theo dây thần kinh chậu đến đoạn cùng của tủy sống. Từ đoạn cùng xung kích thích theo dây hạ vị tới bàng quang làm co cơ bàng quang, mở cơ vòng trơn thải nước tiểu. Riêng cơ vân (nằm phía ngoài cơ thắt trơn) chịu sự điều khiển theo ý muốn qua dây thẹn. Câu 15: Đặc tính chung và cơ chế tiết của hormone a). Ðặc tính sinh học của hormone - Hormon được chế tạo trong cơ thể với một lượng rất nhỏ VD: Ðể có 1 mg oestradiol phải cần từ 2 tấn buồng trứng heo cái. (hiện nay tổng hợp nhân tạo được Insulin tuyến tụy, trị bệnh tiểu đường) - Hormone không đặc trưng cho loài, mà đặc trưng cho từng bộ phận VD: Insulin của tuyến tụy cừu có thể chữa bệnh tiểu đường của người . - Mỗi Hormone chỉ có tác dụng với 1 cơ quan, 1 chức năng xác định. VD: FSH của tuyến yên chỉ tác dụng lên noãn bào của buồng trứng, Insulin chỉ có tác dụng chuyển hóa đường . b). Bản chất hóa học của hormone : - Loại Steroid: Bản chất là những dẫn xuất của lipid như hormone sinh dục, hormone tuyến thượng thận . - Hormone bản chất là acid amin : hormone tuyến giáp, tủy thượng thận (do chuyển hóa cung cấp) - Hormone peptid: là những dây peptid dưới 20 aa, polipeptid dưới 100aa hay protein hơn 100 aa, được tổng hợp theo con đường sinh tổng hợp protein. 17
  18. 18 c). Sự bài tiết và vận chuyển hormone : * Sự bài tiết : - Thể thức xuất bào (emiocytose): những bọc nhỏ có hạt chứa hormone trong bào tương di chuyển đến màng tế bào hợp lại thành 1 màng gọi là sự hòa màng, màng này mở ra và hormone được giải phóng. - Các bọc nhỏ đựơc đưa ra bề mặt TB, mở bọc và giải phóng hormone. - Các bọc nhỏ chứa hormone vỡ ra trong bào tương, hormone khuyếch tán ra ngoài. * Vận chuyển hormone : Hormone tuần hoàn trong máu thường gắn với protein vận chuyển tạo thành phức chất dễ phân ly. Protein vận chuyển là globulin thường đặc hiệu với mỗi loại hormone mà nó mang. Cơ quan nhận hormone được gọi là cơ quan đích. d). Sự tác động của hormone - Thông tin đơn thuần: TB bị kích thích tiết hormone vào máu và đi khắp cơ thể. VD :Thức ăn từ dạ dày vào tá tràng làm TB màng nhầy tá tràng ti ết secreatin, chất này vào máu đi khắp cơ thể nhưng chỉ có TB của tuyến tụy là TB đích tích cực bài tiết dịch tụy vào tá tràng . - Dạng liên hệ ngược: VD: ACTH gây tiết hormone tuyến thượng thận như cortisol. Sự tăng quá mức cortisol trong máu sẽ ức chế hoạt động phần dưới đồi thị và tuyến yên giảm tiết ACTH. Câu 16: Một số tuyến nội tiết cơ bản a) Tuyến yên : Nằm ở nền sọ, trong hố yên của xương bướm . - 1 cuống nối với hypothalamus - 2 thùy : Thùy trước là thùy tuyến, thùy sau là thần kinh • Những hormone thùy trước tuyến yên: - Hormone tăng trưởng : GH (Growth Hormone) hoặc STH (Somato trophin hormone). Bản chất là protein, có khoảng 191 aa ( ở người), có khả năng tạo kháng thể. Tác dụng: gây phát triển cơ thể bằng cách tăng tạo xương, tăng tổng hợp protein, giảm tổng hợp lipid huy động mỡ dự trữ để sinh năng lượng. 18
  19. 19 Ưu năng: gây bệnh khổng lồ, to đầu ngón. Nhược năng: lùn cân đối, thông minh. - Kích vỏ thượng thận: ACTH (Adreno – Cortico Tropin Hormone), là polipeptid chứa 39 aa. Tác dụng: . Dinh dưỡng với các tế bào vỏ thượng thận, gián tiếp gây tăng đrờng huyết. . Chuyển hóa lipid. . Ảnh hưởng đến hành vi, học tập, trí nhớ . Thúc đẩy hoạt động cơ vân. - Kích giáp tố: TSH (Thyroid Stimulating Hormone) Bản chất glycoprotein, 2 chuỗi polipeptid Tác dụng: dinh dưỡng tuyến giáp, tăng tế bào bài tiết hormone, kích thích sự tổng hợp và giải phóng hormone tuyến giáp. - Kích hắc tố: MSH (Melannocyte Stimulating Hormone). Là hormone thùy giữa tuyến yên của ếch nhái và cá. Bản chất là polipeptid ngắn, 13 aa. Tác dụng: tập trung sắc tố ở da gây bệnh sạm đen. - Hormone hrâng mỡí : Lipoprotein . Bản chất là polipeptid Tác dụng: Là tiền chất của nhiều hormone và có tác dụng chuyển hóa mỡ - Kích dục tố : Gonadostimuling Hormone (FSH, LH, prolatin), FSH (Follicle Stimulating Hormone) và LH (Luteonizing Hormone) là glycoprotein. Prolactin là protein chứa 198 aa. Tác dụng: + Ở nam : FSH có tác dụng dinh dưỡng tinh hoàn, kích thích ống sinh tinh phát tiển và sản sinh tinh trùng. LH có tác dụng dinh dưỡng TB kẽ và kích thích bài tiết testosteron. + Ở nữ: FSH kích thích nang trứng phát triển. LH và FSH phối h ợp làm nang De - Graap chín và chế tiết oestrogen. Prolactin kích thích bài tiết progesteron, bài tiết sữa • Những hormone thùy sau tuyến yên: Oxytoxin và vasopressin (ADH-Anti Diuretic Hormone). Bản chất là peptid chứa 9 aa. Tác dụng : + Oxytoxin . Kích thích bài xuất sữa . Co cơ trơn tử cung lúc chuyển dạ sanh. 19
  20. 20 + Vasopressin . Liều thấp có tác dụng chống bài niệu . Liều cao gây tăng huyết áp, do co cơ trơn thành mạch Thiếu vasopressin gây bệnh Ðái tháo nhạt bệnh nhân uống nước nhiều, tiểu nhiều, nước tiểu nhược trương. Khi núm vú bị kích thích, giãn hoặc co cổ tử cung và âm đạo đ ều gây bài tiết oxytoxin. Âp suất thẩm thấu tăng thì giải phóng nhi ều vasopresin, ngược lại thì lại làm giảm tiết. b).Tuyến giáp : Gồm 2 thùy nối với nhau nhờ một eo hẹp nằm ngay trước khí quản Sơ đồ hiển vi mô tuyến giáp - TB biểu mô hình khối tạo túi rỗng; - Chất keo: do tế bào biểu mô tiết ra và đó là chất chuyển thành hormone. - Tế bào C nằm rải rác ngoài nang, phát hiện năm 1964, có chức năng sản xuất hormone Cancitonin. • Chức năng: liên quan mật thiết với sự chuyển hóa iod. Cơ th ể ngrời có khoảng 50 mg iod, trong đó có 10 - 15 mg ở tuyến giáp. Nhu cầu iod của người là 0,2 mg/ngày. 3 dạng iod của cơ thể : - iod vô cơ : phản ánh lượng iod ăn vào, - Iod hữu cơ : iod gắn với tyrosin, - Hormone chứa iod: có tác dụng sinh học + Sinh tổng hợp hormone tuyến giáp: 3 bước + Tác dụng của hormone tuyến giáp : - Phát triển cơ thể : 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2