intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề khảo sát kiến thức THPT môn Lịch sử năm 2018-2019 lần 1 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc - Mã đề 105

Chia sẻ: Nhã Nguyễn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

41
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề khảo sát kiến thức THPT môn Lịch sử năm 2018-2019 lần 1 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc - Mã đề 105 sẽ giúp các bạn biết được cách thức làm bài thi trắc nghiệm cũng như củng cố kiến thức của mình, chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề khảo sát kiến thức THPT môn Lịch sử năm 2018-2019 lần 1 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc - Mã đề 105

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC<br /> ĐỀ CHÍNH THỨC<br /> (Đề thi có 04 trang)<br /> <br /> KỲ KHẢO SÁT KIẾN THỨC THPT LẦN 1 NĂM HỌC 2018 – 2019<br /> MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 12<br /> Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề<br /> Mã đề: 105<br /> <br /> Câu 1: Nội dung nào dưới đây là tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)?<br /> A. Chính nghĩa thuộc về phe Hiệp ước.<br /> B. Chính nghĩa thuộc về phe Liên minh.<br /> C. Chiến tranh đế quốc xâm lược phi nghĩa.<br /> D. Chiến tranh phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa các nước đế quốc.<br /> Câu 2: Ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ giữa Liên Xô và Mĩ là<br /> A. đồng minh.<br /> B. đối tác.<br /> C. đối đầu.<br /> D. hợp tác.<br /> Câu 3: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là tổ chức cách mạng theo khuynh hướng<br /> A. dân chủ tư sản.<br /> B. cải cách.<br /> C. phong kiến.<br /> D. vô sản.<br /> Câu 4: Thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX với mục đích chủ yếu là<br /> A. mở rộng thị trường.<br /> B. truyền đạo Thiên chúa.<br /> C. khai hóa văn minh.<br /> D. biến Việt Nam thành căn cứ quân sự.<br /> Câu 5: Nội dung nào dưới đây không phải là quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta (2 - 1945)?<br /> A. Thành lập khối Đồng minh chống phát xít.<br /> B. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít.<br /> C. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc.<br /> D. Phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.<br /> Câu 6: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ thực hiện “Chiến lược toàn cầu” với tham vọng chủ yếu là<br /> A. làm bá chủ thế giới.<br /> B. đàn áp phong trào cách mạng thế giới.<br /> C. ngăn chặn, tiến tới tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa.<br /> D. khống chế các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.<br /> Câu 7: Phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam đã thực hiện nhiệm vụ chống<br /> A. đế quốc và tư sản.<br /> B. phong kiến và tay sai.<br /> C. phong kiến và tư sản.<br /> D. đế quốc và phong kiến.<br /> Câu 8: Trước nguy cơ bị các nước phương Tây xâm lược, Xiêm đã thực hiện biện pháp gì để bảo vệ nền<br /> độc lập?<br /> A. Chuẩn bị lực lượng quân sự hùng mạnh.<br /> B. Quân sự hóa nền kinh tế trong nước.<br /> C. Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo.<br /> D. Dựa vào thế lực của các nước láng giềng.<br /> Câu 9: Sau Hiệp ước 1862, triều đình nhà Nguyễn đã hạ lệnh cho Trương Định phải<br /> A. đầu hàng Pháp.<br /> B. bãi binh.<br /> C. kiên quyết chống Pháp.<br /> D. đàm phán với Pháp.<br /> Câu 10: Cơ quan ngôn luận của Đông Dương Cộng sản đảng là tờ báo<br /> A. Búa liềm.<br /> B. Thanh niên.<br /> C. An Nam trẻ.<br /> D. Đỏ.<br /> Câu 11: Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5 - 1941) chủ<br /> trương thành lập<br /> A. Mặt trận Thống nhất nhân dân Phản đế Đông Dương.<br /> B. Mặt trận Liên Việt.<br /> C. Mặt trận Thống nhất dân chủ Đông Dương.<br /> D. Mặt trận Việt Minh.<br /> Câu 12: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) kết thúc với sự thất bại của phe nào?<br /> A. Đồng minh.<br /> B. Liên minh.<br /> C. Phát xít.<br /> D. Hiệp ước.<br /> Câu 13: Năm 1921, nước Nga thực hiện chính sách nào?<br /> A. Chính sách mới.<br /> B. Chính sách cộng sản thời chiến.<br /> C. Chính sách kinh tế mới.<br /> D. Chính sách láng giềng thân thiện.<br /> Trang 1/4 - Mã đề 105<br /> <br /> Câu 14: Yêu cầu nào dưới đây đặt ra đối với nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á sau khi giành được<br /> độc lập?<br /> A. Liên kết chặt chẽ với Mĩ.<br /> B. Phát triển kinh tế độc lập.<br /> C. Hợp tác chặt chẽ với Liên Xô.<br /> D. Hợp tác cùng phát triển.<br /> Câu 15: Hội nghị Ianta diễn ra trong bối cảnh Chiến tranh thế giới thứ hai<br /> A. bắt đầu diễn ra ác liệt.<br /> B. bước vào giai đoạn kết thúc.<br /> C. bắt đầu bùng nổ.<br /> D. đã kết thúc.<br /> Câu 16: Ý nghĩa quốc tế của sự ra đời nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (1949) là<br /> A. tăng cường lực lượng của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới.<br /> B. đánh dấu chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới.<br /> C. đánh dấu sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới.<br /> D. đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên thế giới.<br /> Câu 17: Đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc đã<br /> A. thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari.<br /> B. thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.<br /> C. thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.<br /> D. triệu tập và chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.<br /> Câu 18: Từ thập niên 90 của thế kỉ XX, để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, Mĩ đã sử dụng khẩu<br /> hiệu gì?<br /> A. “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”.<br /> B. “Tự do - dân chủ”.<br /> C. “Thúc đẩy dân chủ”.<br /> D. “Châu Mĩ của người châu Mĩ”.<br /> Câu 19: Phong trào nông dân lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX là<br /> A. cách mạng Tân Hợi.<br /> B. khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc.<br /> C. cuộc vận động Duy tân Mậu Tuất.<br /> D. phong trào Nghĩa Hòa đoàn.<br /> Câu 20: Ngành kinh tế nào được thực dân Pháp đầu tư số vốn nhiều nhất trong cuộc khai thác thuộc địa lần<br /> thứ hai ở Việt Nam (1919 - 1929)?<br /> A. Thương nghiệp.<br /> B. Nông nghiệp.<br /> C. Công nghiệp.<br /> D. Công nghiệp nhẹ.<br /> Câu 21: Điểm giống nhau giữa cách mạng Ấn Độ (1945 - 1950) và cách mạng Trung Quốc (1946 - 1949)<br /> từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là<br /> A. kết quả đấu tranh.<br /> B. hình thức đấu tranh.<br /> C. giai cấp lãnh đạo.<br /> D. kẻ thù của cách mạng.<br /> Câu 22: Tổ chức Việt Nam quốc dân Đảng không giành được quyền lãnh đạo độc tôn đối với cách mạng<br /> Việt Nam vì lí do chủ yếu là<br /> A. tổ chức cơ sở trong quần chúng rất ít.<br /> B. phương pháp đấu tranh là bạo động ám sát cá nhân.<br /> C. địa bàn chủ yếu là hoạt động ở Bắc Kì.<br /> D. chưa có đường lối đúng đắn, khoa học.<br /> Câu 23: Những hạn chế trong Luận cương chính trị của Đảng tháng 10 - 1930 được khắc phục hoàn toàn ở<br /> A. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 7- 1936.<br /> B. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11 - 1939.<br /> C. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 5 - 1941.<br /> D. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 3 - 1938.<br /> Câu 24: Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11-1939 quyết định đặt<br /> nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu vì<br /> A. quân Pháp ở Đông Dương suy yếu không thể tiếp tục thống trị như cũ.<br /> B. mâu thuẫn sâu sắc giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc và tay sai.<br /> C. nhân dân Việt Nam phải chịu hai tầng áp bức bóc lột của Pháp – Nhật.<br /> D. quân Nhật hoàn thành xâm lược và thống trị nhân dân Đông Dương.<br /> Câu 25: Cách mạng Việt Nam thời kì 1939 - 1945 có điểm tương đồng so với cách mạng thời kì 1936 1939 là ở<br /> A. việc tạm gác khẩu hiệu “cách mạng ruộng đất”.<br /> B. việc thành lập chính phủ công - nông - binh.<br /> C. việc đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.<br /> D. giai cấp lãnh đạo cách mạng.<br /> Trang 2/4 - Mã đề 105<br /> <br /> Câu 26: Hai khẩu hiệu “ Độc lập dân tộc” và “người cày có ruộng” lần đầu tiên được thực hiện song song<br /> trong phong trào yêu nước nào ở Việt Nam?<br /> A. Phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX.<br /> B. Phong trào cách mạng 1930 - 1931.<br /> C. Cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.<br /> D. Phong trào giải phóng dân tộc 1939 - 1945.<br /> Câu 27: Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về phong trào công nhân Việt Nam giai đoạn 1925 1930?<br /> A. Phong trào nổ ra ở khắp các trung tâm kinh tế lớn trong cả nước.<br /> B. Chủ nghĩa Mác - Lênin được vận dụng trong thực tiễn đấu tranh.<br /> C. Sử dụng hình thức đấu tranh chủ yếu là bãi công.<br /> D. Công nhân đã thành lập được tổ chức đầu tiên của mình.<br /> Câu 28: Nội dung nào dưới đây không là hạn chế của Chiến lược kinh tế hướng nội do nhóm năm nước<br /> sáng lập ASEAN thực hiện?<br /> A. Chưa giải quyết được quan hệ giữa tăng trưởng và công bằng xã hội.<br /> B. Chịu tác động sâu sắc từ những biến động của nền kinh tế thế giới.<br /> C. Thiếu vốn và nguyên liệu trầm trọng do kinh tế đóng kín.<br /> D. Tệ nạn tham nhũng phát triển khiến đời sống nhân dân khó khăn.<br /> Câu 29: Điểm khác nhau cơ bản của cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới so với cuộc cách mạng dân<br /> chủ tư sản kiểu cũ là về<br /> A. nhiệm vụ đánh đổ chế độ phong kiến .<br /> B. lực lượng quần chúng tham gia.<br /> C. giai cấp vô sản lãnh đạo cách mạng.<br /> D. phương pháp đấu tranh vũ trang.<br /> Câu 30: Cách mạng Tân Hợi (năm 1911) ở Trung Quốc có hạn chế chủ yếu là<br /> A. giải quyết chưa triệt để vấn đề ruộng đất cho nông dân.<br /> B. ban bố chưa rộng rãi các quyền tự do dân chủ.<br /> C. không chủ trương đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến.<br /> D. không nêu vấn đề đánh đổ đế quốc.<br /> Câu 31: Tính cách mạng trong phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam đầu thế kỉ XX thể hiện chủ<br /> yếu ở nội dung nào?<br /> A. Chủ trương cầu ngoại viện.<br /> B. Quy mô đấu tranh.<br /> C. Mục tiêu đấu tranh.<br /> D. Phương pháp đấu tranh vũ trang.<br /> Câu 32: Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 để lại bài học kinh nghiệm nào dưới đây cho<br /> cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?<br /> A. Nghệ thuật tạo và chớp thời cơ khởi nghĩa.<br /> B. Tiến hành đồng thời cách mạng tư sản và cách mạng xã hội chủ nghĩa.<br /> C. Xác định đối tượng số một của cách mạng là giai cấp tư sản.<br /> D. Xác định nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng là chống phong kiến.<br /> Câu 33: Điểm khác nhau về nhiệm vụ của phong trào giải phóng dân tộc châu Phi so với châu Á sau Chiến<br /> tranh thế giới thứ hai là gì?<br /> A. Chống chủ nghĩa thực dân cũ và chủ nghĩa thực dân mới của Mĩ.<br /> B. Chống chủ nghĩa thực dân mới và chủ nghĩa khủng bố.<br /> C. Xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc và chủ nghĩa thực dân mới.<br /> D. Chống chủ nghĩa thực dân cũ và chế độ phân biệt chủng tộc.<br /> Câu 34: Biến động to lớn của quan hệ quốc tế năm 1991 là gì?<br /> A. Trật tự hai cực Ianta bị xói mòn.<br /> B. Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt "chiến tranh lạnh".<br /> C. Trật tự hai cực Ianta bị sụp đổ.<br /> D. Xô - Mĩ tuyên bố hợp tác trên mọi phương diện.<br /> Câu 35: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, châu Phi trở thành “Lục địa mới trỗi dậy” vì<br /> A. phong trào đấu tranh diễn ra mạnh mẽ ở châu lục.<br /> B. khởi nghĩa vũ trang trở thành con đường đấu tranh chủ yếu.<br /> C. nhân dân châu Phi đi đầu trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới.<br /> D. đã xóa bỏ hoàn toàn chủ nghĩa phân biệt chủng tộc trên thế giới.<br /> <br /> Trang 3/4 - Mã đề 105<br /> <br /> Câu 36: Sự phát triển kinh tế của các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai để lại bài học kinh<br /> nghiệm gì cho các nước đang phát triển?<br /> A. Tranh thủ tối đa giá nguyên liệu rẻ từ các nước thuộc thế giới thứ ba.<br /> B. Tăng cường sự hợp tác quốc tế và khu vực.<br /> C. Phát huy nội lực là động lực duy nhất đưa đất nước phát triển.<br /> D. Nguồn viện trợ từ các nước lớn là vấn đề cốt lõi của sản xuất.<br /> Câu 37: Điểm giống nhau về mục tiêu trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga và Mĩ sau khi Chiến<br /> tranh lạnh kết thúc là đều<br /> A. muốn nâng cao vị thế trên trường quốc tế.<br /> B. xây dựng vị thế quốc tế chỉ trên cơ sở sức mạnh quân sự.<br /> C. tiếp tục chạy đua vũ trang để khẳng định sức mạnh của mình.<br /> D. trở thành trụ cột trong trật tự thế giới hai cực.<br /> Câu 38: Phong trào Cần vương giai đoạn 1888 - 1896 có điểm khác biệt gì so với giai đoạn 1885 - 1888?<br /> A. Đặt dưới sự lãnh đạo của vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết.<br /> B. Thu hút tất cả các lực lượng trong xã hội tham gia.<br /> C. Quy tụ thành các trung tâm lớn, phát triển theo chiều sâu.<br /> D. Diễn ra sôi nổi, liên tục trên phạm vi rộng lớn.<br /> Câu 39: Thành quả của phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam là gì?<br /> A. Chính quyền Xô viết được thành lập trong cả nước.<br /> B. Khối liên minh công - nông được hình thành trong thực tiễn.<br /> C. Thực dân Pháp phải nhượng bộ mọi yêu sách của nhân dân.<br /> D. Mặt trận dân tộc thống nhất của riêng Việt Nam được thành lập.<br /> Câu 40: Thực hiện tham vọng bá chủ thế giới, mối lo ngại chủ yếu của Mĩ ngay sau Chiến tranh thế giới<br /> thứ hai là<br /> A. sự lớn mạnh và ảnh hưởng của Liên Xô.<br /> B. thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.<br /> C. sự phục hồi và vươn lên mạnh mẽ của Tây Âu.<br /> D. sự thành công của các tổ chức liên kết khu vực.<br /> ----------- HẾT ---------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm<br /> <br /> Trang 4/4 - Mã đề 105<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0