intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra 1 tiết định kì Lý 6

Chia sẻ: Fscc Zxczxvczxdv | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

111
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn và quý thầy cô cùng tham khảo đề kiểm tra 1 tiết định kỳ môn Vật lý lớp 6 để giúp học sinh hệ thống kiến thức đã học cũng như giúp giáo viên trau dồi kinh nghiệm ra đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra 1 tiết định kì Lý 6

  1. TRƯỜNG THCS TT CÁT BÀ KIỂM TRA 1 TIẾT ĐỊNH KÌ TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN MÔN:VẬT LÍ 6 - TIẾT 27 Thời gian: 45 phút ( Không kể thời gian giao đề) I/ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3 điểm) Hãy chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau đây: Câu 1. Khi nung nóng một vật rắn, phát biểu nào sau đây là sai? A. Khối lượng của vật không đổi. B.Thể tích của vật tăng. C.Trọng lượng riêng của vật tăng. D. Khối lượng riêng của vật giảm. Câu 2. Khi chất khí trong bình nóng lên, đại lượng nào sau đây của chất khí thay đổi? A. Khối lượng B. Khối lượng riêng C.Trọng lượng D. Cả 3 đáp án trên Câu 3. Hiện tượng nở vì nhiệt được ứng dụng bên trong dụng cụ nào sau đây? A. Bàn là điện B. Máy phát điện C. Quạt điện D. Các máy cơ đơn giản Câu 4. 50oC tương ứng với bao nhiêu độ F? A. 18o F B. 82o F C. 122o F D. Một giá trị khác . Câu 5. Điều nào sau đây là sai khi nói về sự nở vì nhiệt của chất lỏng: A. Mọi chất lỏng đều giãn nở vì nhiệt như nhau. B. Các chất lỏng khi bị đun nóng đều nở ra. C. Khi nhiệt độ thay đổi thì thể tích của chất lỏng cũng thay đổi theo. D. Khi nhiệt độ thay đổi khối lượng của chất lỏng không thay đổi. Câu 6. Trong cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xết nào là đúng: A. Khí , lỏng, rắn. B. Rắn,lỏng, khí. C. Rắn,khí, lỏng. D. Khí, rắn, lỏng Câu 7. Chất lỏng nào sau đây có thể dùng để chế tạo nhiệt kế: A.Thủy ngân. B. Nước thông thường. C. Ête D. Nước có pha màu đỏ . Câu 8.Trong ba chất đồng, nhôm và sắt, cách sắp xếp nào sau đây là đúng theo thứ tự từ chất dãn nở vì nhiệt nhiều đến chất dãn nở vì nhiệt ít: A. Sắt - Nhôm - Đồng. B. Nhôm – Sắt – Đồng.
  2. C. Đồng - Nhôm - Sắt. D. Nhôm – Đồng – Sắt. Câu 9. Bảng dưới đây ghi tên các loại nhiệt kế và nhiệt độ ghi trên thang đo của chúng, phải dùng loại nhiệt kế nào sau đây để đo nhiệt độ cho phù hợp: Nhiệt độ cần đo Loại nhiệt kế A. Nước đang sôi. 1. Thủy ngân từ -10oC đến 110oC B. Cơ thể người. 2. Rượu từ - 30oC đến 60oC C. Bếp than. 3. Kim loại từ 0oC đến 400o C D. Không khí trong phòng. 4. Y tế từ 30oC đến 42o C II/ TỰ LUẬN: (7điểm) Câu 1:Trong thang nhiệt độ Farenhai nhiệt độ của nước đá tan và nhiệt độ của nước đang sôi là bao nhiêu? Cho biết 1oC trong thang nhiệt độ Xenxiut tương ứng với bao nhiêu oF trong thang nhiệt độ Farenhai Câu 2: a. Tính 72oC ; 36oC tương ứng với bao nhiêu oF. b. Tính 118,4o F ; 143,6o F tương ứng với bao nhiêu oC Câu 3: Kinh nghiệm cho biết, khi đun nước sôi thì không nên đổ nước ấm thật đầy? Tại sao?
  3. ĐÁP ÁN I/ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3 điểm) Từ câu 1 đến câu 7 mỗi câu đúng cho 0,25đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C B A C A A A D Câu 9. 1,0 (Mỗi câu ghép đúng cho 0,25đ) 1-A 2-D 3-C 4-B II/ TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 1: (2 điểm) - Nêu được trong thang nhiệt độ Farenhai nhiệt độ nước đá tan là 32oF (0,5đ) Nhiệt độ nước sôi là 212oF (0,5đ) - Trả lời được 1oC tương ứng với 1,8oF (1,0đ) Câu 2: (4 điểm) a) 720C = 00C + 720C = 320F +( 72.1,80F) = 161,60F (1,0đ) 360C = 00C + 360C = 320F +( 36.1,80F) = 96,80F (1,0đ) b). 118,40F = ( 118,4 – 32 ) : 1,8 = 480C (1,0đ) 143,60F = ( 143,6 – 32 ) : 1,8 = 620C (1,0đ) Câu 3 : ( 1điểm) - Ta biết các chất lỏng đều nở ra khi nóng lên. Khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm vì khi đun, nhiệt độ tăng, chất lỏng nở ra làm cho nước sẽ tràn ra
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1