TRƯỜNG THPT THIÊN HỘ DƯƠNG<br />
ĐỀ MINH HỌA<br />
(Đề thi có 05 trang)<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I<br />
MÔN: ĐỊA LÍ - LỚP 12<br />
Thời gian làm bài: 50 phút<br />
<br />
Kiên Thị Hoa, SĐT: 0933760740<br />
<br />
Câu 1. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, hãy cho biết Việt Nam có chung đường<br />
biên giới trên đất liền và trên biển với các nước nào sau đây?<br />
A.Thái Lan, Campuchia<br />
B. Lào, Trung Quốc<br />
C. Campuchia, Trung Quốc<br />
D Lào, Thái Lan<br />
Câu 2. Vùng biển nước ta bao gồm những bộ phận nào?<br />
A. Nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế<br />
B. Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế<br />
C. Nội thủy, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa<br />
D. Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa<br />
Câu 3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết cửa khẩu quốc tế nào không<br />
nằm trên đường biên giới giữa Việt Nam với Trung Quốc?<br />
A. Móng Cái<br />
B. Hữu Nghị<br />
C. Lào Cai<br />
D. Tây Trang<br />
Câu 4. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, hãy cho biết quần đảo Trường Sa thuộc<br />
tỉnh, thành phố nào của nước ta?<br />
A. Tỉnh Khánh Hoà<br />
B. Thành phố Đà Nẵng<br />
C. Tỉnh Quảng Ngãi<br />
D. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu<br />
Câu 5. Thế mạnh của vị trí địa lí nước ta trong khu vực Đông Nam Á sẽ được phát huy cao độ<br />
nếu biết kết hợp xây dựng các loại hình giao thông vận tải:<br />
A. Đường ô tô và đường sắt<br />
B. Đường biển và đường sắt<br />
C. Đường hàng không và đường biển<br />
D. Đường ô tô và đường biển<br />
Câu 6. Địa hình vùng núi Tây Bắc có đặc điểm.<br />
A.Thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam<br />
B. Cao ở giữa<br />
C. Độ cao bằng nhau<br />
D. Cao ở 2 đầu thấp ở giữa<br />
Câu 7. Đặc điểm nào là của đồng bằng châu thổ sông cửu Long?<br />
A. Rộng 15000km2 .<br />
B. Bị chia cắt nhiều bởi các đê ven sông.<br />
D. Có các ruộng bậc cao bạc màu.<br />
C. Có mạng lưới kênh rạch chằng chịt.<br />
Câu 8. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13-14, hãy cho biết đỉnh núi nào cao nhất nước<br />
ta?<br />
A. Tây Côn Lĩnh<br />
B. Phan xi păng<br />
C. Bà Đen<br />
D. Ngọc Lĩnh<br />
Câu 9. Nhận định nào không phải đặc điểm chung của địa hình nước ta?<br />
A. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp<br />
B. Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng<br />
C. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa<br />
D. Địa hình không chịu tác động mạnh mẽ của con người<br />
Câu 10. Đặc điểm nào không thuộc đồng bằng châu thổ sông Cửu Long.<br />
A. Địa hình thấp và khá bằng phẳng<br />
B. Bề mặt đồng bằng bị chia cắt thành nhiều ô<br />
C. Đồng bằng được phù sa của sông Mê Công<br />
1<br />
<br />
D. Đồng bằng còn có các vùng trũng lớn<br />
Câu 11. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long đều có đặc điểm chung.<br />
A. Được thành tạo và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên vịnh biển nông, thềm lục địa mở<br />
rộng.<br />
B. Được phù sa của sông và biển.<br />
C. Gồm các ô trũng ngập nước và các khu ruộng cao bạc màu.<br />
D. Bề mặt đồng bằng có nhiều đê và mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.<br />
Câu 12. Đồng bằng ven biển khác với đồng bằng châu thổ chủ yếu là:<br />
A.Thuận lợi trồng cây công nghiệp lâu năm.<br />
B. Thuận lợi trồng cây ăn quả.<br />
C. Biển đóng vai trò chính trong việc tạo nên đồng bằng.<br />
D.Trồng dừa là chủ yếu.<br />
Câu 13. Mỗi năm mùa lũ lại về đồng bằng sông Cửu Long và mang lại cho vùng đồng bằng<br />
này.<br />
A. Nguồn nước tưới dồi dào<br />
B. Nguồn nước để rửa phèn<br />
C. Phù sa<br />
D. Phù sa và thủy sản dồi dào<br />
Câu 14. Nhận định nào là chưa chính xác về đặc điểm của biển Đông?<br />
A. Có tính chất nhiệt đới gió mùa<br />
B. Vùng biển rộng tương đối kín<br />
C. Giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản<br />
D. Nhiệt độ nước biển thấp<br />
Câu 15. Hiện tượng sạt lở bờ biển xảy ra ở khu vực nào ở nước ta?<br />
A. Đồng bằng sông Cửu Long<br />
B. Trung Bộ<br />
C. Đồng bằng sông Sông Hồng<br />
D. Các đảo<br />
Câu 16. Biển Đông đã gây ra những khó khăn gì cho nước ta?<br />
A. Bão, lũ lụt, sạt lở bờ biển, sương muối.<br />
B. Bão, lũ lụt, hiện tượng cát chảy, cát bay.<br />
C. Bão, lũ lụt, hạn hán, sạt lở bờ biển.<br />
D. Bão, lũ lụt, sạt lở bờ biển, hiện tượng cát chảy, cát bay.<br />
Câu 17. Điểm nào sau đây không đúng với hệ sinh thái rừng ngập mặn.<br />
A. Cho năng suất sinh vật cao<br />
B. Có nhiều loài cây gỗ quý<br />
C. Giàu tài nguyên động vật<br />
D. Phân bố ở ven biển<br />
Câu 18. Hiện nay, diện tích rừng ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long đang thu hẹp dần do:<br />
A. Cháy rừng<br />
B. Chặt phá làm than củi<br />
C. Xây dựng khu du lịch<br />
D. Cháy rừng và nuôi trồng thủy sản<br />
Câu 19. Quá trình chính trong sự hình thành và biến đổi địa hình nước ta hiện tại là<br />
A. Xâm thực<br />
B. Bồi tụ<br />
C. Xâm thực - bồi tụ<br />
D. Bồi tụ -xâm thực<br />
Câu 20. Đặc điểm của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta là do:<br />
A. Vị trí địa lí và hình dáng lãnh thổ quy định.<br />
B. Các luồng gió thổi theo mùa từ phương bắc xuống và từ phía nam lên.<br />
C. Sự phân hóa phức tạp của địa hình vùng núi, trung du và đồng bằng ven biển.<br />
D. Ảnh hưởng của Biển Đông cùng với các bức chắn địa hình.<br />
Câu 21. Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc nên có nền nhiệt cao, chan<br />
hòa ánh nắng, lại nằm trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng<br />
A. gió Tín Phong<br />
B. gió mùa châu Á, gió Tín Phong<br />
C. gió mùa châu Á<br />
D. gió mùa Tây Nam, gió mùa Đông Bắc<br />
2<br />
<br />
Câu 22. Quá trình feralit là quá trình hình thành đất chủ yếu của nước ta và tạo cho đất có màu<br />
đỏ vàng là do:<br />
A. Mưa nhiều bào mòn mạnh<br />
B. Xâm thực mạnh<br />
C. Sự tích tụ oxit sắt và oxit nhôm<br />
D. Chủ yếu là núi đá vôi dễ tan<br />
Câu 23. Cho biểu đồ<br />
<br />
Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về lượng mưa và lượng bốc hơi<br />
của một số địa điểm trên?<br />
A. Lượng mưa cao nhất ở Huế, thấp nhất ở Hà Nội. Lượng bốc hơi cao nhất ở Tp. Hồ Chí<br />
Minh, thấp nhất ở Hà Nội.<br />
B. Lượng mưa cao nhất ở Tp. Hồ Chí Minh, thấp nhất ở Hà Nội. Lượng bốc hơi giảm dần từ<br />
Tp. Hồ Chí Minh đến Hà Nội.<br />
C. Lượng mưa ở Huế tăng, ở Hà Nội giảm. Lượng bốc hơi ở Tp. Hồ Chí minh tăng, ở Hà Nội<br />
giảm.<br />
D. Lượng mưa và lượng bốc hơi tăng dần từ Bắc vào Nam.<br />
Câu 24. Ở nước ta, loại tài nguyên có triển vọng khai thác lớn nhưng chưa được chú ý đúng<br />
mức là.<br />
A. Tài nguyên đất.<br />
B. Tài nguyên biển.<br />
C. Tài nguyên rừng.<br />
D. Tài nguyên khoáng sản.<br />
Câu 25. Nguyên nhân gây mưa phùn cho vùng ven biển và đồng bằng Bắc Bộ là do?<br />
A. Gió mậu dịch nửa cầu Nam<br />
B. Gió mậu dịch nửa cầu Bắc<br />
C. Gió mùa Đông Bắc<br />
D. Gió Tây Nam từ vịnh Bengan<br />
Câu 26. Khoáng sản nổi bật nhất của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là.<br />
A. Than đá và Apatit<br />
B. Dầu khí và bôxit<br />
C. Vật liệu xây dựng và quặng sắt<br />
D. Thiếc và khí tự nhiên.<br />
Câu 27. Từ Đông sang Tây, từ biển vào đất liền thiên nhiên nước ta có sự phân hóa thành các<br />
dải nào?<br />
A. Vùng biển và thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển, vùng đồi núi.<br />
B. Vùng thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển, vùng đồi núi.<br />
3<br />
<br />
C. Vùng biển, vùng đồng bằng ven biển, vùng đồi núi.<br />
D. Vùng đồng bằng ven biển, vùng biển và thềm lục địa.<br />
Câu 28. Đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ có đặc điểm?<br />
A. Thềm lục địa rộng, nông, bãi triều thấp phẳng, thiên nhiên trù phú.<br />
B. Thềm lục địa rộng, nông, bờ biển khúc khuỷu, thiên nhiên trù phú.<br />
C. Thềm lục địa thu hẹp, bãi triều thấp phẳng, thiên nhiên khắc nghiệt.<br />
D. Thềm lục địa thu hẹp, các cồn cát, đầm phá khá phổ biến, thiên nhiên khắc nghiệt.<br />
Câu 29. Nhận định nào không đúng với đặc điểm khí hậu của thiên nhiên phần lãnh thổ phía<br />
Bắc?<br />
A.Toàn bộ miền Bắc có mùa đông lạnh kéo dài 3 tháng.<br />
B. Nóng quanh năm chia thành hai mùa mưa và khô.<br />
C. Tính bất ổn cao trong diễn biến thời tiết, khí hậu.<br />
D. Khí hậu nhiệt đới thể hiện ở nhiệt độ trung bình năm trên 200C<br />
Câu 30. Sự khác nhau về thiên nhiên giữa phần lãnh thổ phía Bắc và phía Nam được thể hiện<br />
qua yếu tố nào?<br />
A. Sự thay đổi cảnh sắc thiên nhiên theo mùa, các thành phần động thực vật.<br />
B. Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng nhiệt đới ẩm gió mùa.<br />
C. Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng cận xích đạo gió mùa.<br />
D. Sự thay đổi cảnh sắc thiên nhiên theo mùa, các thành phần động vật<br />
Câu 31. Để bảo vệ sự đa dạng sinh học nhà nước đã thực hiện các biện pháp nào?<br />
A. Xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia.<br />
B. Quy định việc khai thác gỗ, động vật, thủy sản.<br />
C. Ban hành sách đỏ Việt Nam. Bảo vệ các nguồn gen động thực vật quý hiếm.<br />
D. Xây dựng khu bảo tồn, vườn quốc gia. Ban hành sách đỏ Việt Nam. Quy định việc khai thác<br />
gỗ, động vật, thủy sản.<br />
Câu 32. Việc bảo vệ tài nguyên rừng ở nước ta có ý nghĩa về<br />
A. kinh tế.<br />
B. cảnh quan môi trường tự nhiên.<br />
C. cân bằng môi trường sinh thái.<br />
D. kinh tế, cân bằng môi trường sinh thái<br />
Câu 33. Quy định về nguyên tắc quản lí sử dụng và phát triển đối với rừng sản xuất là:<br />
A. Bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh vật của các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên.<br />
B. Có kế hoạch, biện pháp bảo vệ nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng rừng trên đất trống, đồi núi<br />
trọc.<br />
C. Đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng, duy trì và phát triển hoàn cảnh<br />
rừng, độ phì và chất lượng đất rừng.<br />
D. Bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh vật của các vườn quốc gia. Đảm bảo duy trì phát triển diện<br />
tích và chất lượng rừng.<br />
Câu 34. Sự suy giảm đa dạng sinh vật của nước ta được biểu hiện chủ yếu về.<br />
A. Thành phần loài.<br />
B. Kiểu hệ sinh thái.<br />
C. Nguồn gen.<br />
D. Thành phần loài, kiểu hệ sinh thái, nguồn gen.<br />
Câu 35. Nguyên nhân về mặt tự nhiên làm suy giảm đa dạng sinh vật ở nước ta là?<br />
A. Chiến tranh tàn phá các khu rừng, các hệ sinh thái.<br />
B. Sự biến đổi thất thường của khí hậu Trái Đất gây ra nhiều thiên tai.<br />
C. Săn bắt, buôn bán trái phép các động vật hoang dã.<br />
D. Ô nhiễm môi trường.<br />
4<br />
<br />
Câu 36. Hiện tượng ngập úng ở đồng bằng sông Hồng không chỉ do mưa lớn, mà còn do?<br />
A. Ảnh hưởng của triều cường.<br />
B. Địa hình dốc, nước tập trung mạnh.<br />
C. Địa hình thấp lại bị bao bọc bởi hệ thống đê sông, đê biển.<br />
D. Không có các công trình thoát lũ.<br />
Câu 37. Cho bảng số liệu:<br />
SỰ BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH RỪNG QUA CÁC NĂM<br />
<br />
Năm<br />
<br />
Tổng diện tích có<br />
Diện tích rừng tự<br />
Diện tích rừng<br />
Độ che phủ<br />
rừng (triệu ha)<br />
nhiên (triệu ha)<br />
trồng (triệu ha)<br />
rừng (%)<br />
1943<br />
14,3<br />
14,3<br />
0<br />
43,2<br />
2005<br />
12,4<br />
9,5<br />
2,9<br />
37,4<br />
2007<br />
12,7<br />
10,2<br />
2,5<br />
38,3<br />
Để thể hiện sự biến động diện tích rừng qua các năm, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?<br />
A. Biểu đồ miền.<br />
B. Biểu đồ tròn.<br />
C. Biểu đồ cột.<br />
D. Biểu đồ kết hợp cột chồng, đường.<br />
Câu 38. Ở nước ta, khu vực có thời kì trong năm hạn hán kéo dài nhất là:<br />
A. Tây Bắc<br />
B. Ven biển cực Nam Trung Bộ<br />
C. Tây Nguyên<br />
D. Đồng bằng sông Cửu Long<br />
Câu 39. Nguyên nhân chủ yếu nhất làm cho đồng bằng sông Cửu Long chịu ngập lụt là:<br />
A. Địa hình đồng bằng thấp và không có đê sông, đê biển.<br />
B. Mưa lớn kết hợp với triền cường.<br />
C. Xung quanh các mặt đất thấp có đê bao bọc.<br />
D. Mật độ xây dựng cao.<br />
Câu 40. Nguyên nhân làm cho đồng bằng Duyên Hải Miền Trung ngập lụt trên diện rộng là<br />
A. Có nhiều đầm phá làm chậm thoát nước sông ra biển.<br />
B. Sông ngắn dốc, tập trung nước nhanh.<br />
C. Do mưa bão lớn, nước biển dâng, lũ nguồn về.<br />
D. Mực nước biển dâng cao làm ngập mạnh vùng ven biển.<br />
--------------HẾT------------Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành từ<br />
năm 2009 đến năm 2016.<br />
<br />
5<br />
<br />