SỞ GD& ĐT HẢI PHÒNG<br />
TRƯỜNG THPT ĐỒNG HÒA<br />
<br />
ĐỀ THI HỌC KỲ 1(2016-2017)<br />
Môn : GDCD 12<br />
Thời gian làm bài: 45 phút;<br />
(40 câu trắc nghiệm)<br />
<br />
Thí sinh không được sử dụng tài liệu<br />
<br />
Mã đề thi<br />
132<br />
<br />
Họ, tên thí sinh:.....................................................................<br />
Số báo danh: .........................................................................<br />
Câu 1: Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình và giữ gìn, khôi phục, phát<br />
huy những phong tục tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp. Điều này thể hiện các dân tộc<br />
đều bình đẳng về<br />
A. kinh tế<br />
B. văn hóa, giáo dục<br />
C. chính trị<br />
D. tự do tín ngưỡng<br />
Câu 2: Việc đảm bảo tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực nhà<br />
nước thể hiện<br />
A. quyền bình đẳng giữa các dân tộc<br />
B. quyền bình đẳng giữa các công dân<br />
C. quyền bình đẳng giữa các vùng, miền<br />
D. quyền bình đẳng trong các công việc chung của nhà nước<br />
Câu 3: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc không bao gồm nội dung nào dưới đây?<br />
A. Bình đẳng về xã hội<br />
B. Bình đẳng về chính trị<br />
C. Bình đẳng về kinh tế<br />
D. Bình đẳng về văn hóa giáo dục<br />
Câu 4: Nhà nước quan tâm hơn đến phát triển kinh tế ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số là<br />
biểu hiện<br />
A. bình đẳng giữa các thành phần dân cư<br />
B. bình đẳng giữa các dân tộc về phát triển xã hội<br />
C. bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực kinh tế<br />
D. sự quan tâm giữa các vùng miền<br />
Câu 5: Mọi công dân đều được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp<br />
luật là biểu hiện công dân bình đẳng về<br />
A. nghĩa vụ và trách nhiệm<br />
B. trách nhiệm pháp lí<br />
C. quyền và trách nhiệm<br />
D. quyền và nghĩa vụ<br />
Câu 6: Vi phạm hình sự là:<br />
A. Hành vi rất nguy hiểm cho xã hội.<br />
B. Hành vi đặc biệt nguy hiểm cho xã hội.<br />
C. Hành vi tương đối nguy hiểm cho xã hội.<br />
D. Hành vi nguy hiểm cho xã hội.<br />
Câu 7:Những hành vi xâm phạm đến các quan hệ lao động, quan hệ công vụ nhà nước…,<br />
do pháp luật lao động quy định, pháp luật hành chính bảo vệ được gọi là vi phạm:<br />
A. Hành chính<br />
B. Pháp luật hành chính<br />
C. Kỉ luật<br />
D. Pháp luật lao động<br />
Câu 8: Cá nhân, tổ chức nào dưới đây có quyền áp dụng pháp luật?<br />
A. Mọi cán bộ, công chức nhà nước.<br />
B. Mọi công dân.<br />
C. Mọi cơ quan, tổ chức.<br />
D. Các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền.<br />
Câu 9: Việc Nhà nước có chính sách học bổng và ưu tiên học sinh người dân tộc thiểu số vào<br />
các trường cao đẳng đại học là nhằm thực hiện bình đẳng<br />
Trang 1/4 - Mã đề thi 132<br />
<br />
A. giữa các thành phần dân cư<br />
B. trong học sinh phổ thông<br />
C. giữa các dân tộc<br />
D. giữa miền ngược với miền xuôi<br />
Câu 10: Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh là thể<br />
hiện quyền bình đẳng<br />
A. trong kinh doanh .<br />
B. trong lao động.<br />
C. trong tài chính.<br />
D. trong tổ chức.<br />
Câu 11: Vi phạm hành chính là những hành vi xâm phạm đến:<br />
A. quy tắc kỉ luật lao động<br />
B. quy tắc quàn lí của nhà nước<br />
C. quy tắc quản lí XH<br />
D. nguyên tắc quản lí hành chính<br />
Câu 12: Khi nộp hồ sơ đăng kí doanh nghiệp, ông Q được người cán bộ nhận hồ sơ nói rằng<br />
cá nhân không có quyền lựa chọn ngành nghề kinh doanh. Vậy ông Q có thể căn cứ vào<br />
nguyên tắc nào dưới đây để khẳng định mình có quyền này?<br />
A. Mọi người có quyền tự do tuyệt đối về lựa chọn ngành nghề kinh doanh<br />
B. Mọi người có quyền kinh doanh bất cứ ngành nghề nào<br />
C. Mọi người được pháp luật cho phép kinh doanh bất cứ ngành nghề nào.<br />
D. Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm<br />
Câu 13: Tuy N được tạm hoãn gọi nhập ngũ vì đang học đại học, còn M thì nhập ngũ phục vụ<br />
Quân đội, nhưng cả hai vẫn bình đẳng với nhau. Đó là bình đẳng về<br />
A. thực hiện trách nhiệm pháp lý .<br />
B. trách nhiệm với Tổ quốc.<br />
C. trách nhiệm với xã hội.<br />
D. quyền và nghĩa vụ.<br />
Câu 14: Bình đẳng trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng được thể hiện ở nội dung nào<br />
dưới đây?<br />
A. Vợ chồng tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau.<br />
B. Người vợ cần làm công việc gia đình nhiều hơn chồng để tạo điều kiện cho chồng phát<br />
triển.<br />
C. Vợ chồng có quyền cùng nhau quyết định về kinh tế trong gia đình.<br />
D. Người vợ có quyền quyết định về việc nuôi dạy con.<br />
Câu 15: Cơ sở sản xuất kinh doanh M áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường là đã thực<br />
hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?<br />
A. Sử dụng pháp luật .<br />
B. Tuân thủ pháp luật.<br />
C. Thi hành pháp luật.<br />
D. Áp dụng pháp luật.<br />
Câu 16: Cá nhân, tổ chức tuân thủ pháp luật tức là không làm những điều mà pháp luật:<br />
A. không đồng ý<br />
B. cho phép làm<br />
C. cấm<br />
D. không cấm<br />
Câu 17:Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới ………..<br />
A. Tất cả các phương án trên.<br />
B. Các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.<br />
C. Các quan hệ lao động, công vụ nhà nước.<br />
D. Các quy tắc quản lý nhà nước.<br />
Câu 18: H không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện nên đã bị cảnh sát giao thông xử phạt. H<br />
đã có hành vi vi phạm nào dưới đây?<br />
A. Vi phạm nội quy trường học.<br />
B. Vi phạm kỉ luật.<br />
C. Vi phạm hành chính .<br />
D. Vi phạm trật tự, an toàn xã hội.<br />
Câu 19: Các tôn giáo ở Việt Nam được Nhà nước đối xử bình đẳng như nhau và được tự do<br />
hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, là nội dung của bình đẳng<br />
A. giữa các chức sắc<br />
B. giữa các tín ngưỡng<br />
C. giữa các tín đồ<br />
D. giữa các tôn giáo<br />
Câu 20: Các dân tộc đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, tạo điều kiện phát triển mà<br />
không bị phân biệt đối xử là thể hiện quyền bình đẳng<br />
A. giữa các dân tộc<br />
B. giữa các địa phương<br />
Trang 2/4 - Mã đề thi 132<br />
<br />
C. giữa các thành phần dân cư<br />
D. giữa các tầng lớp xã hội<br />
Câu 21: Bình đẳng giữa các dân tộc có nghĩa là<br />
A. truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc được phát huy<br />
B. dân tộc ít người không được duy trì văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình<br />
C. bất kì phong tục, tập quán nào của các dân tộc cũng cần được duy trì<br />
D. chỉ duy trì văn hóa chung của dân tộc Việt Nam, không duy trì văn hóa riêng của mỗi dân<br />
tộc<br />
Câu 22: Nội dung nào dưới đây nói về bình đẳng giữa các dân tộc về văn hóa?<br />
A. Các dân tộc có quyền duy trì mọi phong tục, tập quán của dân tộc mình<br />
B. Các dân tộc có nghĩa vụ phải cải biến những phong tục, tập quán của dân tộc mình<br />
C. Các dân tộc có nghĩa vụ phải sử dụng tiếng nói, chữ viết của mình<br />
D. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình<br />
Câu 23: Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải bị xử lý nghiêm theo quy đinh của<br />
pháp luật là thể hiện bình đẳng về<br />
A. quyền và nghĩa vụ.<br />
B. trách nhiệm trước Tòa án.<br />
C. trách nhiệm pháp lý.<br />
D. thực hiện pháp luật.<br />
Câu 24: Một trong các đặc trưng của pháp luật thể hiện ở<br />
A. tính hiện đại.<br />
B. tính xã hội.<br />
C. tính dân tộc.<br />
D. tính quyền lực, bắt buộc chung<br />
Câu 25: Pháp luật do tổ chức nào dưới đây ban hành?<br />
A. Đoàn thanh niên<br />
B. Nhà nước<br />
C. Mặt trận tổ quốc Việt Nam<br />
D. Chính quyền<br />
Câu 26: Cá nhân, tổ chức thi hành pháp luật tức là làm những gì mà pháp luật<br />
A. quy định làm<br />
B. không cho phép làm<br />
C. quy định phải làm<br />
D. quy định<br />
Câu 27: Cảnh sát giao thông xử phạt người không đội mũ bảo hiểm 150.000 đồng. Trong<br />
trường hợp này cảnh sát giao thông đã<br />
A. thi hành pháp luật<br />
B. áp dụng pháp luật<br />
C. tuân thủ pháp luật<br />
D. sử dụng pháp luật<br />
Câu 28: Pháp luật mang bản chất xã hội, vì pháp luật<br />
A. luôn tồn tại trong mọi xã hội.<br />
B. bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.<br />
C. phản ánh lợi ích của giai cấp cầm quyền.<br />
D. đứng trên xã hội.<br />
Câu 29: Chị N và anh M thưa chuyện với hai gia đình để được kết hôn với nhau, nhưng bố<br />
chị N là ông K lại không đồng ý và đã cản trở hai người vì chị N theo đạo Thiên Chúa còn anh<br />
M lại theo đạo Phật. Hành vi này của ông K biểu hiện<br />
A. lạm dụng quyền hạn<br />
B. không thiện chí với tôn giáo khác<br />
C. không xây dựng<br />
D. phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo<br />
Câu 30: Khi được hỏi ý kiến để kết hôn, ông Kh là bố đã kịch liệt ngăn cản chị H lấy chồng<br />
khác tôn giáo với gia đình mình. Hành vi này của ông Kh đã xâm phạm quyền bình đẳng<br />
A. giữa các địa phương .<br />
B. giữa các giáo hội.<br />
C. giữa các tôn giáo .<br />
D. giữa các gia đình.<br />
Câu 31: Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm các quy tắc nào dưới<br />
đây?<br />
A. Công vụ nhà nước.<br />
B. An toàn lao động.<br />
C. Kí kết hợp đồng.<br />
D. Quản lí nhà nước.<br />
Câu 32: Anh M đi bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội. Trong trường hợp này anh M đã<br />
A. sử dụng pháp luật<br />
B. tuân thủ pháp luật<br />
Trang 3/4 - Mã đề thi 132<br />
<br />
C. thi hành pháp luật<br />
D. áp dụng pháp luật<br />
Câu 33: Khi thuê nhà của ông T, ông A đã tự ý sửa chữa, cải tạo mà không hỏi ý kiến của ông<br />
T. Ông A đã có hành vi<br />
A. vi phạm dân sự .<br />
B. vi phạm hành chính.<br />
C. vi phạm kỉ luật.<br />
D. vi phạm hình sự .<br />
Câu 34: Anh B săn bắt động vật quý hiếm trong rừng. Trong trường hợp này anh B đã:<br />
A. không sử dụng pháp luật<br />
B. không tuân thủ pháp luật<br />
C. không thi hành pháp luật<br />
D. không áp dụng pháp luật<br />
Câu 35: Sau khi kết hôn, anh T là chồng đã quyết định không cho chị H là vợ đi học đại học<br />
tại chức. Anh T đã xâm phạm tới quyền nào dưới đây trong quan hệ hôn nhân và gia đình?<br />
A. Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nhận thân.<br />
B. Quyền bình đẳng giữa nam và nữ.<br />
C. Quyền tự do biểu đạt ý kiến.<br />
D. Quyền bình đẳng về học tập của công dân.<br />
Câu 36: Người có hành vi vi phạm hình sự thì phải chịu trách nhiệm<br />
A. hành chính.<br />
B. kỉ luật.<br />
C. hình sự.<br />
D. dân sự..................<br />
Câu 37: Người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình gây ra có độ tuổi theo<br />
quy định của pháp luật là:<br />
A. Từ đủ 14 tuổi trở lên.<br />
B. Từ đủ 16 tuổi trở lên.<br />
C. Từ 18 tuổi trở lên.<br />
D. Từ đủ 18 tuổi trở lên.<br />
Câu 38: Để được đề nghị sửa đổi nội dung của hợp đồng lao động, cần căn cứ vào nguyên tắc<br />
nào dưới đây trong giao kết hợp đồng lao động?<br />
A. Tự do ngôn luận.<br />
B. Tự do, tự nguyện, bình đẳng.<br />
C. Tự do thực hiện hợp đồng.<br />
D. Tự do, công bằng, dân chủ.<br />
Câu 39: X đến nhà Y, thấy Y không có ở nhà mà cửa thì không đóng, X đã vào nhà Y và lấy<br />
trộm chiếc xe đạp. X đã có hành vi<br />
A. vi phạm kỉ luật.<br />
B. vi phạm hình sự .<br />
C. vi phạm dân sự.<br />
D. vi phạm hành chính.<br />
Câu 40: Một trong những nội dung của bình đẳng giữa cha mẹ và con cái là:<br />
A. Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con.<br />
B. Cha mẹ có quyền yêu thương con gái hơn con trai.<br />
C. Cha mẹ cần tạo điều kiện học tập tốt hơn cho con trai.<br />
D. Cha mẹ yêu thương, chăm sóc con đẻ hơn con nuôi.<br />
Ghi chú: Giám thị coi thi không giải thích gì thêm<br />
----------- HẾT ----------<br />
<br />
Trang 4/4 - Mã đề thi 132<br />
<br />