TRƯỜNG THPT THIÊN HỘ DƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM<br />
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc<br />
NHÓM: GDCD<br />
ĐTDĐ: 0673883720<br />
ĐỀ ĐỀ XUẤT LỚP 12<br />
<br />
Câu 1: Pháp luật là gì?<br />
A. Hệ thống quy tắc xử sự chung.<br />
B. Hệ thống quy tắc áp dụng đối với mọi cá nhân, tổ chức.<br />
C. Hệ thống quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng<br />
quyền lực Nhà nước.<br />
D. Hệ thống quy tắc xử sự chung của Nhà nước.<br />
Câu 2: Pháp luật bắt buộc đối với ai?<br />
A. Mọi công dân<br />
B. Mọi cá nhân, tổ chức.<br />
C. Mọi cơ quan Nhà nước.<br />
D. Mọi tổ chức, xã hội.<br />
Câu 3: Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam thể hiện bản chất của ai?<br />
A. Của riêng giai cấp công nhân<br />
B. Của giai cấp công nhân và đại đa số nhân dân lao động.<br />
C. Của giai cấp công nhan và đội ngũ trí thức.<br />
D. Của giai cấp công nhân và các giai cấp khác.<br />
Câu 4: Để quản lí xã hội bằng pháp luật, Nhà nước cần làm gì?<br />
A. Ban hành pháp luật.<br />
B. Tổ chức, thực hiện pháp luật.<br />
C. Trừng trị nghiêm khắc mọi vi phạm pháp luật.<br />
D. Ban hành pháp luật và tổ chứ thực hiện pháp luật trong phạm vi cả nước.<br />
Câu 5: Có mấy hình thức thực hiện pháp luật:<br />
A. 2<br />
B. 3<br />
C. 4<br />
D. 5<br />
Câu 6: Hành vi vi phạm nào dưới đây là vi phạm hành chính:<br />
A. Xâm phạm các quy định về trật tự, an toàn xã hội.<br />
B. Xâm phạm các quy tắc quản lí của Nhà nước mà không phải là tội phạm<br />
C. Xâm phạm tài sản của Nhà nước và công dân.<br />
D. Xâm phạm quy tắc kỉ luật lao động và chế độ công vụ nhà nước.<br />
Câu 7: Hành vi vi phạm nào dưới đây là vi phạm kỉ luật:<br />
A. Xâm phạm các quy định về trật tự, an toàn xã hội.<br />
B. Xâm phạm các quy tắc quản lí của Nhà nước mà không phải là tội phạm<br />
C. Xâm phạm tài sản của Nhà nước và công dân.<br />
D. Xâm phạm quy tắc kỉ luật lao động và chế độ công vụ nhà nước.<br />
Câu 8: Hành vi vi phạm nào dưới đây là vi phạm dân sự:<br />
A. Xâm phạm các quy định về trật tự, an toàn xã hội.<br />
B. Xâm phạm các quy tắc quản lí của Nhà nước mà không phải là tội phạm<br />
C. Xâm phạm tài sản của Nhà nước và công dân.<br />
D. Xâm phạm quy tắc kỉ luật lao động và chế độ công vụ nhà nước.<br />
Câu 9: Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là:<br />
A. Công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau.<br />
<br />
B. Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỷ<br />
luật.<br />
C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật.<br />
D. Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải<br />
chịu trách nhiệm pháp lý<br />
Câu 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định trong:<br />
A. Hiến pháp<br />
B. Hiến pháp và luật<br />
C. Chính sách<br />
D. Luật Hiến pháp<br />
Câu 11: Học tập là một trong những:<br />
A. Quyền<br />
D. Nghĩa vụ<br />
C. Trách nhiệm<br />
D. Việc làm<br />
Câu 12: Bình đẳng trước pháp luật là một trong những.......... của nền dân chủ:<br />
A: Quyền chính đắng<br />
B: Quyền thiêng liêng<br />
C: Nguyên tắc cơ bản<br />
D: Quyền hợp pháp<br />
Câu 13: Nội dung cơ bản của pháp luật bao gồm :<br />
A. Các chuẩn mực thuộc về đời sống tinh thần, tình cảm của con người.<br />
B. Quy định các hành vi không được làm.<br />
C. Quy định các bổn phận của công dân.<br />
D. Các quy tắc xử sự (việc được làm, việc phải làm, việc không được làm)<br />
Câu 14: Một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với quy phạm đạo đức là:<br />
A. Pháp luật có tính quyền lực, bắt buộc chung.<br />
B. Pháp luật có tính quyền lực.<br />
C. Pháp luật có tính bắt buộc chung.<br />
D. Pháp luật có tính quy phạm.<br />
Câu 15: Pháp luật có đặc điểm là :<br />
A. Bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.<br />
B. Vì sự phát triển của xã hội.<br />
C. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến ;mang tính quyền lực, bắt buộc chung; có tính<br />
xác định chặt chẻ về mặt hình thức.<br />
D. Mang bản chất giai cấp và bản chất xã hội<br />
Câu 16: Bản chất xã hội của pháp luật thể hiện ở :<br />
A. Pháp luật được ban hành vì sự phát triển của xã hội.<br />
B. Pháp luật phản ánh những nhu cầu, lợi ích của các tầng lớp trong xã hội.<br />
C. Pháp luật bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động.<br />
D. Pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát<br />
triển của xã hội<br />
Câu 17: Người nào tuy có điều kiện mà không cứu giúp người đang ở tình trạng nguy<br />
hiểm đến tính mạng, dẫn đến hậu quả người đó chết thì:<br />
A. Vi phạm pháp luật hành chính.<br />
B. Vi phạm pháp luật hình sự.<br />
C. Bị xử phạt vi phạm hành chính.<br />
D. Vi hạm kỉ luật<br />
<br />
Câu 18: Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình<br />
gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi là:<br />
A. Từ đủ 18 tuổi trở lên.<br />
B. Từ 18 tuổi trở lên.<br />
C. Từ đủ 16 tuổi trở lên.<br />
D. Từ đủ 14 tuổi trở lên.<br />
Câu 19: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới ………..<br />
A. Các quy tắc quản lý nhà nước.<br />
B. Các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.<br />
C. Các quan hệ lao động, công vụ nhà nước.<br />
D. Độc lập chủ quyền.<br />
Câu 20:Người nào cho thuê, cho mượn địa điểm hoặc có bất kỳ hành vi nào khác chứa<br />
chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy, thì:<br />
A. Vi phạm pháp luật hành chính.<br />
B. Vi phạm pháp luật hình sự.<br />
C. Vi phạm pháp luật dân sự.<br />
D. Vi phạm kỉ luật.<br />
Câu 21: Đi xe máy mà gây thiệt hại cho tính mạng người khác được coi là vi phạm:<br />
A. Hành chính.<br />
B. Dân sự.<br />
C. Kỉ luật.<br />
D. Hình sự.<br />
Câu 22: Người phải chịu trách nhiệm hình sự do hành vi phạm tội đặc nghiêm trọng<br />
theo quy định của pháp luật có độ tuổi là:<br />
A. Từ đủ 18 tuổi trở lên.<br />
B. Từ 18 tuổi trở lên.<br />
C. Từ đủ 16 tuổi trở lên.<br />
D. Từ đủ 14 tuổi trở lên<br />
Câu 23: Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ vi phạm như nhau,<br />
trong một hoàn cảnh như nhau thì đều phải chịu trách nhiệm pháp lý:<br />
A. Như nhau<br />
B. Bằng nhau<br />
C. Ngang nhau<br />
D. Có thể khác nhau<br />
Câu 24: Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là mọi công dân<br />
A. Đều có quyền như nhau.<br />
B. Đều có nghĩa vụ như nhau.<br />
C. Đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau.<br />
D. Đều được hưởng quyền và làm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.<br />
Câu 25: Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về<br />
hành vi vi phạm của mình và bị xử lí theo quy định của pháp luật. Điều này thể<br />
hiện công dân bình đẳng về:<br />
A. Trách nhiệm pháp lí.<br />
\<br />
B. Trách nhiệm kinh tế.<br />
C. Trách nhiệm xãhội.<br />
D. Trách nhiệm chính trị.<br />
Câu 26: Trên thực tế, việc công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ còn phụ thuộc vào:<br />
<br />
A. Điều kiện<br />
B. Khả năng<br />
C. Hoàn cảnh<br />
D. Khả năng, điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mỗi người.<br />
Câu 27: Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi:<br />
A. Dân tộc, giới tính, tính ngưỡng, tôn giáo, thành phần và địa vị xã hội.<br />
B. Thu nhập, tuổi tác, địa vị<br />
C. Dân tộc, địa vị, giới tính, tôn giáo<br />
D. Dân tộc, độ tuổi, giới tính<br />
Câu 28: Trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân<br />
trước pháp luật thể hiện qua việc:<br />
A. Quy định quyền và nghĩa vụ công dân trong Hiến pháp và Luật.<br />
B. Tạo ra các điều kiện bảo đảm cho công dân thực hiện quyền bình đẳng trước pháp<br />
luật.<br />
C. Không ngừng đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật.<br />
D. Tất cả các phương án trên.<br />
Câu 29: Văn bản nào dưới đây không phải là văn bản pháp luật:<br />
A. Nội quy trường học. Điều lệ Đoàn thanh niên.<br />
B. Nghị định 36CP của Chính Phủ.<br />
C. Pháp lệnh sử phạt vi phạm hành chính.<br />
D. Bộ luật lao động.<br />
Câu 30. Một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với quy phạm đạo đức là:<br />
a. Pháp luật có tính quyền lực, bất buộc chung<br />
b. Pháp luật có tính quyền lực<br />
c. Pháp luật có tính bắt buộc chung<br />
d. Pháp luật có tính quy phạm<br />
Câu 31: Sản xuất hàng giả có giá trị dưới 20 triệu đồng được coi là vi phạm:<br />
A. Hình sự.<br />
B. Hành chính.<br />
C. Dân sự.<br />
D. Kỉ luật.<br />
Câu 32: Anh Văn điều khiển xe máy chở bạn gái đi trên đường với tốc độ 80 km/h.<br />
Mặc dù có sự can ngăn từ phía bạn gái nhưng Văn vẫn bỏ ngoài tai. Đi được một quãng<br />
thì gây tai nạn làm Văn, bạn gái và một người khác phải vào viện.<br />
Trong trường hợp này Văn đã vi phạm pháp luật với lỗi gì?<br />
A. Cố ý<br />
B. Vô ý<br />
C. Vô ý do quá tự tin<br />
D. Vô ý do cẩu thả<br />
Câu 33: Anh M tham gia giao thông trên đường không chịu dừng lại trước tín hiệu đèn<br />
đỏ. Trong trường hợp này anh M đã :<br />
A. Không áp dụng pháp luật<br />
B. Không sử dụng pháp luật<br />
C. Không thi hành pháp luật<br />
D. Không tuân thủ pháp luật<br />
Câu 34: Hành vi nào sau đây không phải là hành vi vi phạm pháp luật :<br />
A. N 20 tuổi đang có ý định lấy trộm xe máy trong nhà trường<br />
<br />
B. Em B 19 tuổi đã lấy cắp chiếc xe đạp trị giá 500.000đồng<br />
C. D, M đang là HS lớp 12, hai bạn chở nhau trên một chiếc xe máy, không đội nón<br />
bảo hiểm<br />
D. H là HS lớp 11 cướp giật túi xách của chị A<br />
Câu 35: Công dân bình đẳng trước pháp luật là:<br />
A. Công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng giới tính, dân tộc, tôn giáo.<br />
B. Công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau tùy theo địa bàn sinh sống.<br />
C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của đơn vị, tổ chức,<br />
đoàn thể mà họ tham gia.<br />
D. Công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và<br />
chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.<br />
Câu 36: Tham gia quản lý nhà nước và xã hội là một trong những :<br />
A. Quyền của công dân<br />
B. Quyền và nghĩa vụ của công dân<br />
C. Nghĩa vụ của công dân<br />
D. Trách nhiệm của công dân<br />
Câu 37: Tại sao nói pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi<br />
ích hợp pháp của mình?<br />
A. Pháp luật qui định quyền và nghĩa vụ của công dân.<br />
B. Căn cứ vào quy định của pháp luật công dân có thể khiếu nại hoặc tố cáo hành vi<br />
xâm phạm quyền và lợi ich hợp pháp của mình.<br />
C. Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.<br />
D. Pháp luật qui định quyền và nghĩa vụ của công dân. Căn cứ vào quy định của pháp<br />
luật công dân có thể khiếu nại hoặc tố cáo hành vi xâm phạm quyền và lợi ich hợp<br />
pháp của mình<br />
Câu 38: Cơ sở sản xuất kinh doanh áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường, có nghĩa<br />
là đã thuực hiện pháp luật theo hình thức nào?<br />
A. Sử dụng pháp luật<br />
B. Thi hành pháp luật.<br />
C. Tuân thủ pháp luật.<br />
D. Áp dụng pháp luật.<br />
Câu 39: Trước những hành vi trái pháp luật của nhũng người xung quanh , em cần phải<br />
có những biểu hiện như thế nào?<br />
A. Ủng hộ.<br />
B. Đồng tình.<br />
C. Phê phán các hành vi trái pháp luật của các bạn trong trường.<br />
D. Không đồng tình cũng không ủng hộ.<br />
Câu 40: Là học sinh em cần thực hiện pháp luật như thế nào trong việc bảo vệ tài sản<br />
của lớp, của trường?<br />
A. Giữ gìn, bảo vệ, không xâm phạm tới các tài sản của trường, của lớp.<br />
B. Phê phán các hành vi xâm phạm đến tài sản của trường, của lớp.<br />
C. Không có biểu hiện gì đối với những hành vi xâm phạm đến tài sản của trường, của<br />
lớp<br />
D. Giữ gìn, bảo vệ, không xâm phạm tới các tài sản của trường, của lớp. Phê phán các<br />
hành<br />
vi<br />
xâm<br />
phạm<br />
đến<br />
tài<br />
sản<br />
của<br />
trường,<br />
của<br />
lớp.<br />
<br />
---------- HẾT ----------<br />
<br />