ĐỀ THI HỌC KỲ I KHỐI 12 NĂM HỌC 2016 – 2017<br />
MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN<br />
-<br />
<br />
TRƯỜNG THPT TRÀM CHIM<br />
Người biên soạn đề thi HK I (2016-2017): Trần Ngọc Minh.<br />
Số điện thoại liên hệ: 0902 603 818.<br />
<br />
I. MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ I<br />
Cấp độ<br />
<br />
Vận dụng<br />
Nhận biết<br />
<br />
Thông hiểu<br />
<br />
Bài 3: Công dân bình đẳng trước<br />
pháp luật<br />
<br />
4 câu<br />
<br />
4 câu<br />
<br />
Cấp độ<br />
thấp<br />
2 câu<br />
<br />
Bài 5: Bình đẳng giữa các dân tộc<br />
và tôn giáo<br />
<br />
4 câu<br />
<br />
6 câu<br />
<br />
4 câu<br />
<br />
Bài 6: Công dân với các quyền tự<br />
do cơ bản<br />
<br />
4 câu<br />
<br />
6 câu<br />
<br />
4 câu<br />
<br />
3, 0 điểm<br />
<br />
4, 0 điểm<br />
<br />
Chủ đề<br />
<br />
Tổng số điểm: 10<br />
<br />
Cấp độ<br />
cao<br />
1 câu<br />
<br />
1 câu<br />
<br />
3, 0 điểm<br />
<br />
II. ĐỀ THI HỌC KỲ I KHỐI 12 NĂM HỌC 2016 – 2017<br />
Câu 1. Công dân bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là:<br />
A. Mọi công dân đều không bị phân biệt đối xử khi chịu trách nhiệm pháp lý theo quy<br />
định của pháp luật.<br />
B. Mọi công dân đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền theo quy định<br />
của pháp luật.<br />
C. Mọi công dân đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền và thực hiện<br />
nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.<br />
D. Mọi công dân đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa<br />
vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.<br />
Câu 2. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là:<br />
A. Tất cả công dân đủ 18 tuổi trở lên, sẽ được bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trước Nhà<br />
nước và xã hội theo quy định của pháp luật.<br />
B. Nhà nước bảo đảm cho công dân thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình.<br />
C. Nhà nước không ngừng đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo đảm cho công dân<br />
thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình.<br />
<br />
D. Bình đẳng về hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy<br />
định của pháp luật.<br />
Câu 3. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý nghĩa là:<br />
A. Công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau.<br />
B. Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật.<br />
C. Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm<br />
của mình và phải bị xử lý theo quy định của pháp luật.<br />
D. Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật cũng phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm<br />
của mình.<br />
Câu 4. Quyền và nghĩa vụ của công dân được Nhà nước quy định trong:<br />
A. Hiến pháp<br />
B. Luật.<br />
C. Thông tư.<br />
D. Hiến pháp và luật.<br />
Câu 5. Khẳng định nào sai khi nói bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân trước pháp<br />
luật:<br />
A. Bất kỳ công dân nào cũng đều được hưởng các quyền và thực hiện nghĩa vụ của công<br />
dân.<br />
B. Bất kỳ công dân nào, nếu đáp ứng các quy định của pháp luật cũng đều được hưởng<br />
các quyền và thực hiện nghĩa vụ của công dân.<br />
C. Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo,<br />
giàu nghèo, thành phần, địa vị xã hội.<br />
D. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.<br />
Câu 6. Mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ của công dân còn phụ thuộc vào:<br />
A. Khả năng của mỗi người.<br />
B. Điều kiện của mỗi người.<br />
C. Hoàn cảnh của mỗi người.<br />
D. Các phương án A,B,C.<br />
Câu 7. Tòa án khi xét xử người có hành vi vi phạm pháp luật căn cứ vào:<br />
A.dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo.<br />
B. tính chất, mức độ của hành vi vi phạm.<br />
C. tính chất, mức độ của hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.<br />
D. người có chức, có quyền.<br />
<br />
Câu 8. Tòa án khi xét xử các vụ việc tham nhũng, hối lộ không phụ thuộc vào người bị xét xử là<br />
ai hay giữ chức vụ gì. Trong trường hợp này, đã thể hiện quyền bình đẳng nào của công dân?<br />
A. Bình đẳng trong kinh doanh.<br />
B. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.<br />
C. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.<br />
D. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.<br />
Câu 9. Nhà nước quy định điểm ưu tiên cho các thí sinh người dân tộc thiểu số, con thương<br />
binh, con liệt sĩ trong tuyển sinh đại học, cao đẳng là:<br />
A. Không bình đẳng về quyền và cơ hội học tập.<br />
B. Bình đẳng về quyền và cơ hội học tập.<br />
C. Bình đẳng về nghĩa vụ học tập.<br />
D. Không bình đẳng về nghĩa vụ học tập.<br />
Câu 10. Trong lớp em có ba đối tượng: học sinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, con mồ côi cha<br />
mẹ. Theo em, để đảm bảo bình đẳng về nghĩa vụ học tập theo quy định pháp luật thì các bạn<br />
được hưởng theo chế độ miễn giảm như thế nào?<br />
A. Học sinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, con mồ côi cha mẹ đều được giảm học phí.<br />
B. Học sinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, con mồ côi cha mẹ đều được miễn học phí.<br />
C. Học sinh thuộc hộ nghèo, con mồ côi cha mẹ đều được miễn học phí; học sinh thuộc hộ<br />
cận nghèo được giảm học phí.<br />
D. Học sinh thuộc hộ nghèo, con mồ côi cha mẹ đều được giảm học phí; học sinh thuộc<br />
hộ cận nghèo được mễn học phí.<br />
Câu 11. Bà X có bốn người con, trong thời gian bà bị bệnh cần người chăm sóc. Thấy vậy, các<br />
con của bà họp lại phân công với nhau. Em hãy cho biết ý kiến nào đúng về nghĩa vụ chăm sóc<br />
mẹ của các con:<br />
A. Người con cả cho rằng: Ai được thừa hưởng tài sản của mẹ nhiều thì phải có nghĩa vụ<br />
chăm sóc mẹ.<br />
B. Người con thứ hai cho rằng: Ai ở chung nhà với mẹ phải có nghĩa vụ chăm sóc mẹ.<br />
C. Người con thứ ba cho rằng: Tất cả bốn người đều phải có nghĩa vụ chăm sóc mẹ.<br />
D. Người con thứ tư cho rằng: Khi nào mẹ cần mới có nghĩa vụ chăm sóc mẹ.<br />
Câu 12. Việc Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ, tạo điều kiện phát triển không phân biệt<br />
dân tộc đa số hay thiểu số thể hiện :<br />
A. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.<br />
B. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc.<br />
C. Quyền bình đẳng giữa các công dân.<br />
D. Quyền bình đẳng về trình độ giữa các dân tộc.<br />
<br />
Câu 13. Nhà nước đảm bảo tỷ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực<br />
nhà nước ở Trung ương và địa phương đã thể hiện:<br />
A. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.<br />
B. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc.<br />
C. Quyền bình đẳng giữa các công dân.<br />
D. Quyền bình đẳng về trình độ giữa các dân tộc.<br />
Câu 14. Một trong những nội dung của quyền bình đẳng giữa các dân tộc là:<br />
A. Các dân tộc Việt Nam đều bình đẳng về kinh tế.<br />
B. Các dân tộc Việt Nam đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ công dân.<br />
C. Các dân tộc Việt Nam đều đoàn kết.<br />
D. Các dân tộc Việt Nam đều được hưởng thụ nền giáo dục của nước nhà.<br />
Câu 15. Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế ở miền<br />
núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã thể hiện:<br />
A. Công dân bình đẳng về chính trị.<br />
B. Công dân bình đẳng về kinh tế.<br />
C. Công dân bình đẳng về văn hóa.<br />
D. Công dân bình đẳng về giáo dục.<br />
Câu 16. Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn<br />
giáo đúng pháp luật:<br />
A. Vận động hướng dẫn các tín đồ tham gia các chương trình, mục tiêu kinh tế, xã hội ở<br />
địa phương.<br />
B. Thông qua hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo để hành nghề mê tín dị đoan .<br />
C. Thông qua các hình thức sinh hoạt tôn giáo để tuyên truyền, chia rẽ các dân tộc, tôn<br />
giáo.<br />
D. Xây dựng cơ sở thờ tự trái phép, kích động gây rối an ninh trật tự.<br />
Câu 17. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là:<br />
A. Người đã theo một tín ngưỡng, tôn giáo không có quyền bỏ để theo một tín ngưỡng,<br />
tôn giáo khác.<br />
B. Người theo tín ngưỡng, tôn giáo có quyền hoạt động theo tín ngưỡng, tôn giáo đó.<br />
C. Người theo tín ngưỡng, tôn giáo có quyền hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy<br />
định của pháp luật.<br />
D. Người theo tín ngưỡng, tôn giáo không thể tham gia vào các hoạt động xã hội.<br />
<br />
Câu 18. Việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc là điều kiện để:<br />
A. khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc trên các lĩnh vực khác<br />
nhau.<br />
B. khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc về kinh tế.<br />
C. khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc về văn hóa.<br />
D. khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc về giáo dục.<br />
Câu 19. Việc Nhà nước thừa nhận, tôn trọng những giá trị và bản sắc văn hóa của 54 dân tộc<br />
sống trên đất nước ta thể hiện:<br />
A. Quyền bình đẳng về chính trị giữa các dân tộc.<br />
B. Quyền bình đẳng về kinh tế giữa các dân tộc.<br />
C. Quyền bình đẳng về văn hóa giữa các dân tộc.<br />
D. Quyền bình đẳng về giáo dục giữa các dân tộc.<br />
Câu 20. Hành vi cản trở kết hôn vì lý do tôn giáo là:<br />
A. Xâm phạm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.<br />
B. Vi phạm Pháp lệnh về tôn giáo.<br />
C. Vi phạm Luật hôn nhân và gia đình.<br />
D. Các phương án trên.<br />
Câu 21. Khẳng định nào sau đây thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc:<br />
A. Học sinh các dân tộc phải có điểm bằng nhau khi xét vào đại học mới là bình đẳng.<br />
B. Khám chữa bệnh miễn phí cho đồng bào dân tộc thiểu số.<br />
C. Các dân tộc ở các vùng miền phải được Nhà nước đầu tư phát triển kinh tế như nhau..<br />
D. Mỗi dân tộc, kể cả dân tộc thiểu số phải có số đại biểu bằng nhau trong Quốc hội.<br />
Câu 22. Nhà nước dành nguồn đầu tư tài chính để mở mang hệ thống trường lớp ở vùng đồng<br />
bào dân tộc và miền núi nhằm thực hiện:<br />
A. bình đẳng về chính trị giữa các dân tộc.<br />
B. bình đẳng về kinh tế giữa các dân tộc.<br />
C. bình đẳng về văn hóa giữa các dân tộc.<br />
D. bình đẳng về giáo dục giữa các dân tộc.<br />
Câu 23. Những việc làm nào sau đây phù hợp với quyền bình đẳng giữa các dân tộc:<br />
A. Có ý thức tôn trọng phong tục tập quán của các dân tộc.<br />
B. Chê bai phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số.<br />
C. Không nhận công tác ở vùng sâu, vùng xa nơi có điều kiện khó khăn.<br />
D. Xa lánh, kỳ thị với các bạn là người dân tộc thiểu số.<br />
<br />