PHÒNG GD& ĐT TÂN UYÊN<br />
ĐỀ THAM KHẢO THI HỌC KỲ I<br />
TRƯỜNG THCS NGUYỄN QUỐC PHÚ MÔN THI: NGỮ VĂN 9<br />
THỜI GIAN:90 PHÚT (Không kể phát<br />
đề)<br />
Câu1:( 2điểm)<br />
Nêu hai tình huống thể hiện tình cha con sâu sắc trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của<br />
Nguyễn Quang Sáng.<br />
Câu2:(1điểm)<br />
Thuật ngữ là gì? Cho ví dụ.<br />
Câu3: (7điểm)<br />
Chuyển nội dung bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy thành một câu chuyện.<br />
-----------Hết----------Tân Vĩnh Hiệp, ngày<br />
05/12/2012<br />
Giáo viên bộ môn<br />
<br />
Nguyễn Văn Tân<br />
<br />
ĐÁP ÁN NGỮ VĂN 9<br />
Câu1: (2 điểm)<br />
- Tình huống thứ nhất: là tình huống cơ bản của truyện bộc lộ tình cảm mãnh liệt của<br />
bé Thu đối với cha. Em không nhận anh Sáu cha nhưng đến khi được bà ngoại giải thích<br />
bé Thu mới nhận ra và thể hiện tình cảm sâu sắc và mãnh liệt thì Sáu phải ra đi về căn<br />
cứ. (1 điểm)<br />
- Tình huống thứ hai: bộc tình cảm sâu sắc của cha đối với con. Ở căn cứ, nhớ thương<br />
con không nguôi ông Sáu dồn hết tâm trí vào việc thực hiện lời con dặn hôm chia tay là<br />
tìm khúc ngà voi làm cho chiếc lược. Chiếc làm hoàn thành nhưng chư tận tay trao cho<br />
con thì anh Sáu đã hy sinh.(1 điểm)<br />
Câu2:(1 điểm)<br />
- Trình bài đúng khái niệm thuật ngữ (0,5điểm).<br />
Thuât ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng<br />
trong các văn bản khoa học công nghệ.<br />
- Cho ví dụ đúng thuật ngữ (0,5 điểm)<br />
Câu3:(7 điểm)<br />
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng bài làm phải đúng thể loại<br />
văn tự sự là chính có kết hợp với miêu tả, biểu cảm và đạt những ý cơ bản sau.<br />
A/ Mở bài. (1 điểm)<br />
- Giới thiệu Nguyễn Duy nhà thơ quân đội trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống<br />
Mỹ.<br />
- Bài thơ “Ánh trăng” được viết tại thành phố Hồ Chí Minh năm 1978 gợi nhắc kỉ niệm<br />
thời quá khư gian lao.<br />
B/ Thân bài.(5điểm)<br />
- Kỉ niệm thời quá khứ<br />
+ Tuổi thơ sống cùng đồng, sông, bể, trăng là người bạn thân thuộc.(1 điểm)<br />
+ Lớn lên, chiến đấu sống trong rừng, trăng là tri kỉ, tình nghĩa, tự hứa không bao giờ<br />
quên ánh trăng.(1 điểm)<br />
- Thời hiện tại: Tác giả sống trong điều kiện vật chất đầy đủ ánh điện cửa gương, vầng<br />
trăng đi qua ngõ, nhà thơ xem như người dưng(1 điểm)<br />
- Tính triết lí: Khổ thơ cuối tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của vầng trăng có tính triết<br />
lí> Trăng tròn tượng trưng cho quá khứ vẹn nguyên không phai mờ.(1 điểm)<br />
- Con người có thể vô tình, quên lãng nhưng thiên nhiên và nghĩa tình trong quá khứ thì<br />
luôn tràn đầy bất diệt.(1 điểm)<br />
C/ Kết bài.(1điểm)<br />
<br />
- Bài thơ như lời nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính<br />
gắn bó với thiên nhiên đất nước bình dị. (0,5 điểm)<br />
- Bài thơ có ý nghĩa gợi nhắc mọi người có hái độ sống “ Uống nước nhớ nguồn” ân<br />
nghĩa thuỷ chung cùng quá khứ.(0,5 điểm)<br />
-----------Hết---------Tân Vĩnh Hiệp, ngày 05/12/2012<br />
Giáo viên bộ môn<br />
<br />
Nguyễn<br />
Văn Tân<br />
<br />