intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra HK 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2016 - THPT Vĩnh Thuận - Mã đề 456

Chia sẻ: Lê 11AA | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

57
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề kiểm tra HK 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2016 của trường THPT Vĩnh Thuận mã đề 456 sẽ giúp các bạn ôn tập lại kiến thức đã học, có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kỳ thi sắp tới. Chúc các bạn thành công. Mời các bạn học sinh tham khảo để chuẩn bị tốt kì thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra HK 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2016 - THPT Vĩnh Thuận - Mã đề 456

Trường THPT Vĩnh Thuận<br /> Tổ Sinh – Công nghệ<br /> <br /> ĐỀ THI HỌC KÌ I<br /> MÔN: SINH HỌC 11<br /> Thời gian làm bài: 45 phút<br /> Mã đề thi<br /> 456<br /> <br /> Họ và tên học sinh:..................................................................... Lớp: ...................<br /> (Hãy chọn đáp án đúng điền vào phiếu trả lời trắc nghiệm)<br /> Câu 1: Đâu không phải là vai trò của hô hấp ?<br /> A. Tích lũy năng lượng ở dạng ATP sử dụng cho các hoạt động sống của cây.<br /> B. Tổng hợp đường glucôzơ.<br /> C. Tạo ra các sản phẩm trung gian cho các quá trình tổng hợp các chất hữu cơ khác trong cơ thể.<br /> D. Tạo ra nhiệt duy trì nhiệt độ thuận lợi cho mọi hoạt động sống của cây.<br /> Câu 2: Điểm bù ánh sáng là:<br /> A. Cường độ ánh sáng để quang hợp cân bằng hô hấp.<br /> B. Cường độ ánh sáng để quang hợp đạt cực tiểu.<br /> C. Cường độ ánh sáng để quang hợp đạt cực đại.<br /> D. Cường độ ánh sáng để quang hợp lớn hơn hô hấp.<br /> Câu 3: Khi bảo quản các loại hạt như lúa, ngô trong thời gian dài người ta phải phơi khô vì:<br /> A. Hạt khô thì các vi khuẩn gây hại không xâm nhập được vào hạt.<br /> B. Giữ cho hạt hô hấp ở mức tối thiểu để hạt không nảy mầm được trong thời gian bảo quản.<br /> C. Làm hạt ngừng hô hấp để hạt không nảy mầm được trong thời gian bảo quản.<br /> D. Giảm lượng nước để hạt khô hô hấp mạnh nên hạt không nảy mầm được trong thời gian bảo quản.<br /> Câu 4: Cho sơ đồ tiêu hóa thức ăn ở trâu bò như sau:<br /> 1<br /> Nuốt lần 1<br /> <br /> 2<br /> 4<br /> <br /> 3<br /> 5<br /> <br /> 6<br /> <br /> Nuốt lần 2<br /> Các bộ phận tiêu hóa tương ứng với các số 1,2,3,4,5,6 lần lượt là:<br /> A. 1. Dạ tổ ong, 2. Miệng, 3. Dạ cỏ, 4. Dạ lá sách, 5. Dạ múi khế, 6. Ruột non.<br /> B. 1. Miệng, 2. Dạ tổ ong, 3. Dạ cỏ, 4. Dạ lá sách, 5. Dạ múi khế, 6. Ruột non.<br /> C. 1. Dạ tổ ong, 2.Miệng, 3. Dạ lá sách, 4. Dạ cỏ, 5. Dạ múi khế, 6. Ruột non.<br /> D. 1. Miệng, 2. Dạ cỏ, 3. Dạ tổ ong, 4. Dạ lá sách, 5. Dạ múi khế, 6. Ruột non.<br /> Câu 5: Xét về năng lượng thì quang hợp là quá trình :<br /> A. Chuyển hóa quang năng thành nhiệt năng.<br /> B. Chuyển hóa nhiệt năng thành hóa năng.<br /> C. Chuyển hóa hóa năng thành quang năng.<br /> D. Chuyển hóa quang năng thành hóa năng.<br /> Câu 6: Cho các bình thí nghiệm chứa đầy nước có nút kín và 2 đối tượng thí nghiệm là ốc sên và rêu.<br /> - 3 bình TN để ngoài sáng gồm: Bình 1A đựng rêu, bình 2A đựng ốc sên, bình 3A đựng rêu và ốc sên.<br /> - 3 bình TN để trong tối gồm: Bình 1B đựng rêu, Bình 2B đựng ốc sên, Bình 3B đựng rêu và ốc sên.<br /> Tìm thí nghiệm trong đó có sinh vật sống lâu nhất?<br /> A. Bình 3A<br /> B. Bình 3B<br /> C. Bình 1A và 2B<br /> D. Bình 1B và 2A.<br /> Câu 7: Cho ba loài cây sau:<br /> I : Xương rồng, II: Ngô, III: Lúa mì. Với các đặc điểm sinh lí như sau:<br /> (1), Các mô dự trữ nước gồm các tế bào có không bào và lục lạp lớn.<br /> (2), Lạc lạp của tế bào bao bó mạch có các hạt bị tiêu giảm.<br /> (3), Có một lần cố định CO2 theo chu trình Canvin.<br /> (4), Có hai lần cố định CO2 xảy ra ở lục lạp của tế bào mô giậu và lục lạp của tế bào bao bó mạch.<br /> Trang 1/4 - Mã đề thi 456<br /> <br /> (5), Là thực vật CAM.<br /> (6), Khí khổng mở ban ngày.<br /> (7), Khí khổng mở ban đêm.<br /> Tổ hợp các đáp án đúng là:<br /> A. I: (1), (2), (4), (6) - II: (2), (3), (6) - III: (3), (6).<br /> B. I: (1), (3), (6) - II: (1), (5), (7) - III: (2), (4), (6).<br /> C. I: (1), (5), (7) - II: (2), (4), (6) - III: (3), (6).<br /> D. I: (2), (4), (6) - II: (3), (6) - III: (1), (3), (6).<br /> Câu 8: Các ý sau nói về quá trình tiêu hóa thức ăn ở trùng đế giày:<br /> (1). Màng tế bào lõm dần vào hình thành không bào tiêu hóa chứa thức ăn bên trong.<br /> (2). Các chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thụ từ không bào tiêu hóa vào tế bào chất.<br /> (3). Lizôxôm gắn vào không bào tiêu hóa.<br /> (4). Riêng phần thức ăn không được tiêu hóa trong không bào được thải ra khỏi tế bào theo kiểu xuất<br /> bào.<br /> (5). Các ezim của Lizôxôm vào không bào tiêu hóa và thủy phân các chất dinh dưỡng phức tạp thành<br /> các chất dinh dưỡng đơn giản.<br /> Thứ tự đúng là:<br /> A. (1)→(2) →(3)→(4)→(5).<br /> B. (1)→(3) →(4)→(2)→(5).<br /> C. (1)→(3) →(2)→(4)→(5).<br /> D. (1)→(3) →(5)→(2)→(4).<br /> Câu 9: Sản phẩm phân giải hoàn toàn cacbonhidrat trong phân giải kị khí là:<br /> A. Axit piruvic, CO2, rượu và ATP.<br /> B. Axit piruvic, CO2, rượu và năng lượng.<br /> C. CO2 , rượu etylic hoặc axit lactic và năng lượng.<br /> D. CO2 , rượu etylic và axit lactic và năng lượng.<br /> Câu 10: Sự giống nhau ở thực vật C3, C4 và CAM trong pha tối quang hợp là:<br /> A. Đều thực hiện vào ban đêm.<br /> B. Đều có một lần cố định CO2.<br /> C. Chất nhận CO2 đều là Photphoenolpiruvat.<br /> D. Đều có chu trình C3.<br /> Câu 11: Ưu điểm của tiêu hóa thức ăn ở thủy tức so với trùng giày là:<br /> A. Túi tiêu hóa đã có sự phân hóa các bộ phân và chuyên hóa về chức năng.<br /> B. Thức ăn đi theo một chiều nên hiệu quả tiêu hóa cao.<br /> C. Tiêu hóa thức ăn cả về mặt cơ học và hóa học nên hiệu quả tiêu hóa cao.<br /> D. Tiêu hóa được những mảnh thức ăn có kích thước lớn hơn.<br /> Câu 12: Vì sao thực vật C4 có năng suất cao hơn thực vật C3?<br /> A. Tận dụng được nồng độ CO2.<br /> B. Nhu cầu nước thấp.<br /> C. Không có hô hấp sáng.<br /> D. Tận dụng ánh sáng cao.<br /> Câu 13: Đặc điểm của thực vật C4 khác với thực vật C3 và thực vật CAM là ?<br /> A. Quá trình cố định CO2 vào ban ngày.<br /> B. Có 2 lần cố định CO2.<br /> C. Có 2 loại lục lạp: ở tế bào mô giậu và tế bào quanh bó mạch.<br /> D. Quá trình cố định CO2 vào ban đêm.<br /> Câu 14: Răng nanh ở thú ăn thịt có chức năng<br /> A. Cắm và giữ mồi.<br /> B. Gặm và lấy thịt ra khỏi xương.<br /> C. Nghiền nát thịt.<br /> D. Cắt thịt thành những mảnh nhỏ.<br /> Câu 15: Các tia sáng xanh tím kích thích ?<br /> A. Sự tổng hợp cacbonhiđrat.<br /> B. Sự tổng hợp lipit.<br /> C. Sự tổng hợp axit amin, protein.<br /> D. Sự tổng hợp AND.<br /> Câu 16: Cho dữ kiện sau:<br /> I<br /> II<br /> C6H12O6 → CH3COCOOH → C2H5OH + III + năng lượng.<br /> Câu nào sau đây có nội dung không đúng ?<br /> A. Quá trình I là đường phân.<br /> B. Cả hai quá trình I và II chỉ thu được 2 phân tử ATP.<br /> C. Sản phẩm III là CO2.<br /> D. Quá trình II là lên men lactic.<br /> Trang 2/4 - Mã đề thi 456<br /> <br /> Câu 17: Bản chất quang hợp là ?<br /> A. Quá trình oxi hóa H2O nhờ năng lượng ánh sáng và quá trình khử CO2 nhờ năng lượng từ pha sáng.<br /> B. Quá trình khử CO2 nhờ năng lượng ATP + NADPH.<br /> C. Quá trình hấp thụ CO2 và thải ra O2.<br /> D. Quá trình oxi hóa H2O nhờ năng lượng ánh sáng.<br /> Câu 18: Các ý sau nói về quang hợp ở thực vật<br /> (1), Chu trình Cavin tồn tại ở mọi loại thực vật.<br /> (2), Vào buổi sáng sớm và buổi chiều, quá trình quang hợp ở cây xanh chủ yếu xúc tiến tổng hợp<br /> cacbonhiđrat.<br /> (3), Trong quang hợp O2 tạo ra do quá trình quang phân li nước ở pha sáng.<br /> (4), Quang hợp ở thực vật có thể xảy ra ở lá, thân cây, đài hoa hay các phần có màu xanh của cây.<br /> (5), Cây xương rồng có 2 lần cố định CO2 : Lần cố định thứ nhất CO2 xảy ra vào ban đêm ở tế bào mô<br /> giậu, lần cố định CO2 thứ 2 xảy ra ở ban ngày và ở tế bào bao quanh bó mạch.<br /> (6), Diệp lục hấp thụ các tia sáng màu lục làm cho lá cây có màu lục.<br /> Trong các ý trên có bao nhiêu đáp án đúng ?<br /> A. 5<br /> B. 3<br /> C. 4<br /> D. 2<br /> Câu 19: Quá trình hô hấp sáng ở thực vật C3 kết thúc bằng sự thải CO2 tại:<br /> A. Lục lạp<br /> B. Ti thể<br /> C. Tế bào chất.<br /> D. Peroxixom<br /> Câu 20: Pha sáng quang hợp cung cấp cho chu trình Canvin<br /> A. H2O và ATP.<br /> B. ATP và NADPH.<br /> C. O2, ATP và NADPH.<br /> D. năng lượng ánh sáng.<br /> Câu 21: Loại sắc tố nào sau đây tham gia chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng chứa<br /> trong ATP và NADPH ?<br /> A. Carôtenoit .<br /> B. Diệp lục b.<br /> C. Diệp lục a.<br /> D. Diệp lục a ở trung tâm phản ứng.<br /> Câu 22: Thực vật C4 gồm những loài thực vật<br /> A. sống ở vùng ôn đới và nhiệt đới.<br /> B. sống ở vùng sa mạc hoặc bán sa mạc.<br /> C. sống ở vùng hoang mạc hoặc bán hoang mạc. D. sống ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.<br /> Câu 23: Nhóm chất nào sau đây không phải là các chất dinh dưỡng thiết yếu của người ?<br /> A. Prôtêin, lipit, tinh bột.<br /> B. Amilaza, lipaza, prôtêaza.<br /> C. Lipit, vitamin, protein.<br /> D. Tinh bột, prôtêin, glucozơ.<br /> Câu 24: Tác dụng của quá trình nhai lại thức ăn ở trâu bò:<br /> A. duy trì độ PH trong dạ cỏ luôn ổn định.<br /> B. nghiền nát cỏ.<br /> C. nghiền nát cỏ và hấp thụ lại nước.<br /> D. nghiền nát cỏ, duy trì độ PH trong dạ cỏ luôn ổn định.<br /> Câu 25: Trong các thành phần chứa trong thức ăn gồm nước, khoáng, vitamin, gluxit, lipit, protein.<br /> Thành phần nào được cơ thể sử dụng trực tiếp mà không cần qua biến đổi ?<br /> A. Nước, khoáng và vitamin.<br /> B. Nước, khoáng.<br /> C. Nước, gluxit và một số vitamin tan trong nước.<br /> D. Gluxit, lipit, protein.<br /> Câu 26: Cho các ý sau:<br /> (1). Rễ đang sinh trưởng, (2). Hoa đang nở , (3). Hạt khô , (4).Quả đang chín, (5) Hạt đang nảy mầm.<br /> Những cơ quan diễn ra hô hấp mạnh ở thực vật là :<br /> A. (1),(2), (3).<br /> B. (1), (4), (5).<br /> C. (1),(2), (4), (5).<br /> D. (2),(3), (4), (5).<br /> Câu 27: Biện pháp nào sau đây không dùng để bảo quản thực vật?<br /> A. Bảo quản lạnh: Phần lớn các loại rau, quả tươi ( nhiệt độ từ 1-60C tùy loại).<br /> B. Bảo quản đông lạnh: Các loại rau, quả tươi ( nhiệt độ < 00C ).<br /> C. Bảo quản khô: Thường sử dụng để bảo quản các loại hạt trong các kho lớn.<br /> D. Bảo quản trong nồng độ khí CO2 cao: Thường sử dụng các kho kín có nồng độ khí CO2 cao hoặc túi<br /> pôliêtilen đẻ bảo quản 1 số rau quả tươi hoặc hạt khô.<br /> Câu 28: Trong khoang miệng ở người chất dinh dưỡng nào được tiêu hóa ?<br /> A. Tinh bột.<br /> B. Đường glucôzơ.<br /> C. Prôtêin.<br /> D. Lipit.<br /> Trang 3/4 - Mã đề thi 456<br /> <br /> Câu 29: Điểm bão hòa CO2 là:<br /> A. Nồng độ CO2 tối đa để quang hợp đạt cực tiểu.<br /> B. Nồng độ CO2 tối đa để quang hợp đạt cực đại.<br /> C. Nồng độ CO2 tối tối thiểu để quang hợp đạt cực tiểu.<br /> D. Nồng độ CO2 tối thiểu để quang hợp đạt cực đại.<br /> Câu 30: Ở dạ dày dưới tác dụng của enzim pepsin và HCl thì:<br /> A. Lipit được biến đổi thành glixerin.<br /> B. Lipit được biến đổi thành glixerin và axit béo.<br /> C. Protein được biến đổi thành các axit amin.<br /> D. Protein được biến đổi thành các chuỗi polipeptit ngắn.<br /> -----------------------------------------------<br /> <br /> ----------- HẾT ----------<br /> <br /> Trang 4/4 - Mã đề thi 456<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2