TRƯỜNG THPT TAM NÔNG<br />
<br />
ĐỀ THI HỌC KÌ I KHỐI 12<br />
NĂM HỌC 2016-2017<br />
MÔN: SINH<br />
THỜI GIAN LÀM BÀI: 50 phút<br />
(Không kể thời gian phát đề)<br />
<br />
GV: Lê Thị Trúc Linh<br />
SĐT: 0939391513<br />
<br />
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (32 câu 8 điểm)<br />
Câu 1: Mã di truyền mang tính thoái hóa, tức là:<br />
A. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền.<br />
B. một bộ ba mã di truyền chỉ mã hóa cho một axit amin.<br />
C. tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền.<br />
D. nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho một axit amin.<br />
Câu 2: Quá trình nhân đôi ADN được thực hiện theo nguyên tắc gì?<br />
A. Hai mạch được tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung song song liên tục.<br />
B. Một mạch được tổng hợp gián đoạn, một mạch được tổng hợp liên tục.<br />
C. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.<br />
D. Mạch liên tục hướng vào, mạch gián đoạn hướng ra chạc ba tái bản.<br />
Câu 3: Nội dung chính của sự điều hòa hoạt động gen là<br />
A. điều hòa quá trình dịch mã.<br />
B. điều hòa lượng sản phẩm của gen.<br />
C. điều hòa quá trình phiên mã. D. điều hoà hoạt động nhân đôi ADN.<br />
Câu 4: Trình tự nào sau đây phản ánh đúng cấu trúc siêu hiển vi của NST ở sinh vật nhân<br />
thực?<br />
A. nuclêôxôm → sợi nhiễm sắc → sợi cơ bản → ống siêu xoắn → crômatit → NST kép.<br />
B. nuclêôxôm → sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc → ống siêu xoắn → crômatit → NST kép.<br />
C. nuclêôxôm → sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc → ống siêu xoắn → NST kép → crômatit.<br />
D. sợi cơ bản → nuclêôxôm → sợi nhiễm sắc → ống siêu xoắn → crômatit → NST kép.<br />
Câu 5: Sự thay đổi vai trò của bố mẹ trong quá trình lai được gọi là phương pháp:<br />
A. Tạp giao<br />
B. Lai phân tích<br />
C. Phân tích cơ thể lai<br />
D. Lai thuận nghịch<br />
Câu 6: Tính trạng trội là tính trạng biểu hiện ở:<br />
A. Cơ thể mang kiểu gen đồng hợp lặn<br />
B. Cơ thể mang kiểu gen dị hợp<br />
C. Cơ thể mang kiểu gen đồng hợp trội và dị hợp<br />
D. Cơ thể mang kiểu gen đồng hợp trội<br />
Câu 7: Thế nào là gen đa hiệu ?<br />
A. gen tạo ra nhiều loại mARN<br />
B. gen điều khiển sự hoạt động của gen khác<br />
C. gen mà sản phẩm của nó ảnh hưởng đến nhiều tính trạng khác nhau<br />
D. gen tạo ra sản phẩm với hiệu quả rất cao.<br />
Câu 8: Khác với liên kết gen, hoán vị gen sẽ làm:<br />
A. xuất hiện kiểu gen hoàn toàn mới<br />
B. hạn chế sự xuất hiện các biến dị tổ hợp<br />
C. xuất hiện kiểu hình hoàn toàn mới<br />
D. tăng sự xuất hiện các biến dị tổ hợp<br />
Câu 9: Cho các phát biểu sau về các loại đột biến:<br />
(1). Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào điều kiện môi trường cũng như phụ<br />
thuộc vào tổ hợp gen.<br />
(2). Đột biến đảo đoạn có thể tạo ra gen mới trong quá trình tiến hóa.<br />
<br />
1<br />
<br />
(3). Hội chứng tiếng mèo kêu là do đột biến lặp đoạn gây ra.<br />
(4). Hiện tượng đa bội thường phổ biến ở động vật hơn thực vật.<br />
Số phát biểu đúng là:<br />
A. 4.<br />
B. 2.<br />
C. 3.<br />
D. 1.<br />
Câu 10: Câu nào dưới đây là không đúng ?<br />
A. Sau khi hoàn tất quá trình dịch mã, riboxom tách khỏi mARN và giữ nguyên cấu trúc để<br />
chuẩn bị cho quá trình dịch mã tiếp theo.<br />
B. Trong dịch mã của tế bào nhân thực, tARN mang axit amin mở đầu là mêtionin đến<br />
riboxom để bắt đầu dịch mã.<br />
C. Ở tế bào nhân sơ, sau khi được tổng hợp, foocmin meetionin được cắt khỏi chuỗi<br />
poolipeptit.<br />
D. Tất cả các protein sau dịch mã đều được cắt bỏ axit amin mở đầu và tiếp tục hình thành<br />
các cấu trúc bậc cao hơn để trở thành protein có hoạt tính sinh học.<br />
Câu 11: Các thể đa bội lẻ không sinh sản hữu tính được vì:<br />
A. không tạo được giao tử do phân li không bình thường của NST trong quá trình giảm<br />
phân.<br />
B. chúng không có cơ quan sinh sản, sức sống của cơ thể kém nên thường chết trước tuôi<br />
sinh sản.<br />
C. chúng thường không có hạt hoặc hạt rất bé, vỏ hạt mỏng nên sức sống hạt kém.<br />
D. số lượng NST ít nên không đủ cơ sở vật chất thực hiện quá trình giảm phân.<br />
Câu 12: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây đúng?<br />
A. Tất các các dạng đột biến gen đều có hại cho thể đột biến.<br />
B. Dưới tác động của cùng một tác nhân gây đột biến, với cường độ và liều lượng như nhau<br />
thì tần số đột biến ở tất các gen là bằng nhau.<br />
C. Khi các bazơnitơ dạng hiếm xuất hiện trong quá trình nhân đôi ADN thì thường làm<br />
phát sinh đột biến gen dạng mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit.<br />
D. Trong các dạng đột biến điểm, dạng đột biến thay thế cặp nuclêôtit thường làm thay đổi<br />
ít nhất thành phần axit amin của chuỗi pôlypeptit do gen đó tổng hợp.<br />
Câu 13: Sự thu gọn cấu trúc không gian của nhiễm sắc thể có ý nghĩa:<br />
A. giúp tế bào chứa được nhiều nhiễm sắc thể.<br />
B. thuận lợi cho sự tổng hợp các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào.<br />
C. thuận lợi cho sự phân ly, sự tổ hợp các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào.<br />
D. thuận lợi cho sự phân ly các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào<br />
Câu 14: Hãy chọn phát biểu đúng<br />
A. Một mã di truyền có thể mã hóa cho một hoặc một số loại axit amin.<br />
B. Đơn phân cấu trúc nên mARN là A, T, G, X.<br />
C. Ở sinh vật nhân chuẩn, axit amin mở đầu cho chuỗi polipeptit là mêtiônin.<br />
D. Phân tử mARN là mạch đơn có liên kết hiđrô.<br />
Câu 15: Dạng đột biến gen nào sau đây gây hậu quả lớn nhất so với các dạng đột biến còn<br />
lại?<br />
A. Thêm vào 1 cặp nuclêôtit sau 3 cặp nuclêôtit đầu tiên của gen.<br />
B. Thay 1 cặp nuclêôtit ở trước 3 cặp nuclêôtit cuối cùng.<br />
C. Mất 3 cặp nuclêôtit làm mất đi 1 bộ 3 mạch gốc ở khoảng giữa gen.<br />
D. Thay thế 1 cặp nuclêôtit ở khoảng giữa của gen.<br />
Câu 16: .Điểm giống nhau trong kết quả lai 1 tính trạng trong trường hợp trội hoàn toàn và<br />
trội không hoàn toàn :<br />
A. Kiểu gen và kiểu hình F1<br />
B. Kiểu hình F1 và F2.<br />
C. Kiểu gen và kiểu hình F2.<br />
D. Kiểu gen F1 và F2<br />
<br />
2<br />
<br />
Câu 17: Điểm sáng tạo trong phương pháp nghiên cứu của Menđen so với các nhà nghiên<br />
cứu di truyền học trước đó là gì?<br />
A. Làm thuần chủng các cá thể đầu dòng và nghiên cứu cùng lúc nhiều tính trạng.<br />
B. Chọn cây đậu Hà Lan làm đối tượng nghiên cứu<br />
C. Sử dụng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm và định lượng dựa trên xác suất thống kê<br />
và khảo sát trên từng tính trạng riêng lẻ.<br />
D. Nghiên cứu tế bào để xác định sự phân li và tổ hợp các NST.<br />
Câu 18: Trong tác động cộng gộp, tính trạng càng phụ thuộc vào càng nhiều cặp gen thì:<br />
A. Tạo ra một dãy tính trạng với nhiều tính trạng tương ứng.<br />
B. Sự khác biệt về kiểu hình giữa các kiểu gen càng nhỏ.<br />
C. Làm xuất hiện những tính trạng mới chưa có ở bố mẹ<br />
D. Càng có sự khác biệt lớn về kiểu hình giữa các tổ hợp gen khác nhau.<br />
Câu 19: Menden đã giải thích định luật phân tính bằng hiện tượng giao tử thuần khiết, theo<br />
hiện tượng này:<br />
A. Cơ thể lai F1 cho ra chỉ thuần 1 loại giao tử<br />
B. Cơ thể lai F2 nhận các giao tử mang nhân tố di truyền giống nhau từ F1<br />
C. Cơ thể lai F1 cho ra những giao tử lai giữa bố và mẹ<br />
D. Cơ thể lai F1 không cho ra những giao tử lai mà là những giao tử mang nhân tố di truyền<br />
nguyên vẹn trước đó nhận từ bố mẹ<br />
Câu 20: Trong quá trình giảm phân tạo giao tử, hiện tượng tiếp hợp và trao chéo giữa các<br />
crômatit của các cặp NST tương đồng xảy ra ở:<br />
A. Kì sau giảm phân thứ I<br />
B. Kì đầu của giảm phân thứ I<br />
C. Kì đầu của giảm phân thứ II<br />
D. Kì giữa của giảm phân thứ I<br />
Câu 21: Ý nghĩa nào dưới đây không phải là của hiện tượng hoán vị gen:<br />
A. Làm cơ sở cho việc lập bản đồ gen<br />
B. Làm tăng số biến dị tổ hợp, cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn lọc và tiến hóa<br />
C. Tái tổ hợp lại các gen quý trên các NST của cặp tương đồng tạo thành nhóm gen liên kết<br />
D. Giải thích cơ chế của hiện tượng chuyển đoạn tương hỗ trong đột biến cấu trúc nhiễm sắc<br />
thể<br />
Câu 22: Cơ sở tế bào học của sự di truyền liên kết với giới tính là :<br />
A. Sự phân ly và tổ hợp các cặp nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào<br />
B. Sự phân ly và tổ hợp cặp nhiễm sắc thể giới tính trong quá trình giảm phân và thụ tinh<br />
C. Sự nhân đôi và phân ly nhiễm sắc thể giới tính trong quá trình giảm phân<br />
D. Sự nhân đôi và phân ly nhiễm sắc thể giới tính trong quá trình nguyên phân<br />
Câu 23: : Một gen tái sinh nhiều đợt trong môi trường chứa toàn bộ các nuclêôtit được đánh<br />
dấu. Trong các gen con sinh ra thấy có 6 mạch đơn chứa các nuclêôtit đánh dấu, còn 2 mạch<br />
đơn chứa các nuclêôtit bình thường không đánh dấu. Số lần nhân đôi của gen mẹ là:<br />
A. 3 lần.<br />
B. 2 lần.<br />
C. 1 lần.<br />
D. 4 lần.<br />
Câu 24: Phương pháp phát hiện đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thấy rõ nhất là:<br />
A. quan sát kiểu hình.<br />
B. Nhuộm băng nhiễm sắc thể.<br />
C. phát hiện thể đột biến.<br />
D. quan sát tế bào kết thúc phân chia.<br />
Câu 25: Một cặp gen mà mỗi gen đều dài 5100A0 và đều có 4050 liên kết hiđrô. Số lượng<br />
từng loại nuclêôtit của gen là:<br />
A. A = T = 600 Nu, G = X = 900 Nu.<br />
B. A = T = 450 Nu, G = X = 1050 Nu.<br />
C. A = T = 900 Nu, G = X = 600 Nu.<br />
D. A = T = 1050 Nu, G = X = 450 Nu.<br />
<br />
3<br />
<br />
Câu 26: Ở đậu Hà lan, quả không ngấn (B), quả có ngấn (b). Đem lai cây có quả không<br />
ngấn với cây có quả ngấn thu được 50% có quả không ngấn: 50% có quả ngấn. Phép lai<br />
phù hợp là<br />
A. BB x bb.<br />
B. Bb x Bb.<br />
C. Bb x bb.<br />
D. bb x bb<br />
Câu 27: Một loài có 52 nhóm gen liên kết, bộ nhiễm sắc thể 2n là :<br />
A. 26<br />
B. 52<br />
C. 104<br />
D. Không xác định được<br />
Câu 28: Bản đồ di truyền có vai trò trong công tác chọn giống :<br />
A. Dự đoán được tần số các tổ hợp gen mới trong các phép lai<br />
B. Xác định được vị trí các gen quy định các tính trạng có giá trị kinh tế<br />
C. Xác định được vị trí các gen quy định các tính trạng không có giá trị kinh tế<br />
D. Xác định được vị trí các gen quy định các tính trạng cần loại bỏ<br />
Câu 29: Hình vẽ sau đây mô tả hai tế bào ở hai cơ thể lưỡng bội đang phân bào.<br />
<br />
Biết rằng không xảy ra đột biến; các chữ cái A, a, B, b, c, D, M, n kí hiệu cho các nhiễm sắc<br />
thể. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng ?<br />
A. Hai tế bào đều đang ở kì sau của nguyên phân.<br />
B. Khi kết thúc quá trình phân bào ở hai tế bào trên thì từ tế bào 1 tạo ra hai tế bào lưỡng<br />
bội, từ tế bào 2 tạo ra hai tế bào đơn bội.<br />
C. Bộ nhiễm sắc thể của tế bào 1 là 2n = 4, bộ nhiễm sắc thể của tế bào 2 là 2n = 8.<br />
D. Tế bào 1 đang ở kì sau của giảm phân II, tế bào 2 đang ở kì sau của nguyên phân.<br />
Câu 30: Gen S bị đột biến thành gen s. Khi quá trình cùng tự nhân đôi liên tiếp 3 lần từ gen<br />
S và gen s thì số nuclêôtit tự do mà môi trường nội bào cung cấp cho gen s ít hơn so với cho<br />
gen S là 28 nuclêôtit. Dạng đột biến xảy ra với gen S là:<br />
A. Mất 1 cặp nuclêôtit.<br />
B. Mất 2 cặp nuclêôtit.<br />
C. Đảo vị trí 2 cặp nuclêôtit.<br />
D. Thay thế 1 cặp nuclêôtit<br />
Câu 31: Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a<br />
quy định hoa tím. Sự biểu hiện màu sắc của hoa còn phụ thuộc vào một gen có 2 alen (B và<br />
b) nằm trên một cặp nhiễm sắc thể khác. Khi trong kiểu gen có alen B thì hoa có màu, khi<br />
trong kiểu gen không có alen B thì hoa không có màu (hoa trắng). Cho giao phấn giữa hai<br />
cây đều dị hợp về 2 cặp gen trên. Biết không có đột biến xảy ra, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu<br />
hình thu được ở đời con là<br />
A. 9 cây hoa đỏ : 4 cây hoa tím : 3 cây hoa trắng<br />
B. 9 cây hoa đỏ : 3 cây hoa tím : 4 cây hoa trắng<br />
C. 12 cây hoa tím : 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng<br />
D. 12 cây hoa đỏ : 3 cây hoa tím : 1 cây hoa trắng<br />
Câu 32: Lai hai cá thể đều dị hơp về 2 cặp gen (Aa và Bb). Trong tổng số các cá thể thu<br />
được ở đời con, số cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn về cả 2 cặp gen trên chiếm tỉ lệ 4%. Biết<br />
2 cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường và không có đột biến xảy ra.<br />
Kết luận này sau đây về kết quả của phép lai trên là không đúng ?<br />
A. Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 20%.<br />
B. Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 16%.<br />
C. Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 40%.<br />
D. Hoán vị gen chỉ xảy ra ở bố hoặc mẹ với tần số 16%.<br />
<br />
4<br />
<br />
II. PHẦN RIÊNG (2 điểm) thí sinh chọn một trong hai phần sau<br />
A. BAN CƠ BẢN (8 câu, từ câu 33 đến câu 40)<br />
Câu 33: Sự phiên mã là :<br />
A. quá trình tổng hợp enzim ARN pôlimeraza từ thông tin di truyền chứa trong ADN<br />
B. quá trình tổng hợp các loại ARN ribôxom từ thông tin di truyền chứa trong ADN<br />
C. quá trình tổng hợp các loại ARN từ thông tin di truyền chứa trong ADN<br />
D. quá trình tổng hợp mARN từ thông tin di truyền chứa trong ADN<br />
Câu 34: Trình tự các thành phần của một Opêron gồm :<br />
A. Vùng vận hành - Vùng khởi động - Nhóm gen cấu trúc<br />
B. Nhóm gen cấu trúc - Vùng vận hành - Vùng khởi động<br />
C. Vùng khởi động - Vùng vận hành - Nhóm gen cấu trúc<br />
D. Nhóm gen cấu trúc - Vùng khởi động - Vùng vận hành<br />
Câu 35: Đặc điểm nào sau đây có thể phát hiện quy luật di truyền của các gen ngoài nhân?<br />
A. Mẹ di truyền tính trạng cho con trai<br />
B. Bố di truyền tính trạng cho con trai.<br />
C. Tính trạng biểu hiện chủ yếu ở nam, ít biểu hiện ở nữ.<br />
D. Tính trạng luôn di truyền theo dòng mẹ<br />
Câu 36: Mức phản ứng là:<br />
A. Khả năng phản ứng của những kiểu hình khác nhau tùy theo điều kiện môi trường<br />
B. Là khả năng phản ứng của một kiểu gen thành những kiểu hình khác nhau trong giới hạn<br />
của thường biến.<br />
C. Khả năng biến đổi kiểu hình thường biến tùy theo điều kiện môi trường.<br />
D. Là giới hạn thường biến của một kiểu gen trước những điều kiện môi trường khác nhau.<br />
Câu 37: Câu nào sau đây sai khi nhận định về chiều tác động của enzim ADN – polimeraza<br />
A. Enzim ADN – polimeraza và mạch mới trong cơ chế tái bản ADN chỉ tác động theo<br />
chiều 5’ 3’.<br />
B. Để quá trình diễn ra nhanh chóng, enzim ADN polimeraza tác động ở nhiều nơi nhưng<br />
vẫn theo chiều 3’ 5’.<br />
C. Mạch mới có thể tổng hợp liên tục hay từng đoạn phụ thuộc vào chiều của mạch khuôn<br />
mà enzim ADN – polimeraza bám vào.<br />
D. Các mạch mới được tạo thành có chiều ngược với chiều của mạch khuôn do đặc tính bổ<br />
sung của enzim ADN – polimeraza.<br />
Câu 38: Đặc điểm nào sau đây không phải của sự di truyền tính trạng do gen nằm trên<br />
nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y là :<br />
A. Kết quả lai thuận nghịch khác nhau<br />
B. Tính trạng được di truyền chéo<br />
C. Tỷ lệ phân ly kiểu hình không giống nhau giữa cá thể đực và cá thể cái<br />
D. Tính trạng chỉ được di truyền theo giới dị giao tử<br />
Câu 39: Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở vị trí số 9 tính từ mã mở đầu nhưng không<br />
làm xuất hiện mã kết thúc. Phân tử prôtêin tương ứng do gen này tổng hợp<br />
A. mất một axit amin ở vị trí thứ 3 trong chuỗi polipeptit.<br />
B. thay đổi một axit amin ở vị trí thứ 3 trong chuỗi polipeptit.<br />
C. có thể thay đổi một axit amin ở vị trí thứ 2 trong chuỗi polipeptit.<br />
D. có thể thay đổi các axit amin từ vị trí thứ 2 về sau trong chuỗi polipeptit.<br />
Câu 40: Trong trường hợp các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ, các gen trội là trội<br />
hoàn toàn, phép lai: AaBbCcDd x AaBbCcDd cho tỉ lệ kiểu hình A –bbC –D– ở đời con là:<br />
A. 3/256<br />
B. 1/16<br />
C. 81/256<br />
D. 27/256<br />
B. BAN NÂNG CAO (8 câu, từ câu 41 đến câu 48)<br />
<br />
5<br />
<br />