intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra HK 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2016-2017 - THPT Gia Nghĩa - Mã đề 321

Chia sẻ: Nhat Nhat | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

36
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề kiểm tra HK 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2016-2017 - THPT Gia Nghĩa - Mã đề 321 nhằm giúp học sinh ôn tập và củng cố lại kiến thức, đồng thời nó cũng giúp học sinh làm quen với cách ra đề và làm bài thi dạng trắc nghiệm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra HK 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2016-2017 - THPT Gia Nghĩa - Mã đề 321

  1. SỞ GD&ĐT ĐĂK NÔNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II  TRƯỜNG THPT GIA NGHĨA NĂM HỌC 2016 ­ 2017  ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: SINH HỌC 10_HKII Thời gian làm bài: 45 phút;  Mã đề thi 321 I. Trắc nghiệm: (8,0 điểm) Câu 1: Vi rút HIV gây bệnh cho người vì chúng phá hủy các tế bào: A. Của hệ thống miễn dịch B. Tim C. Máu D. Não Câu 2: Chu trình tan là chu trình: A. Virut gắn trên bề mặt của tế bào chủ B. Virut xâm nhập vào tế bào chủ C. Virut nhân lên và làm tan  tế bào chủ D. Virut sinh sản trong tế bào chủ Câu 3: Vi sinh vật nào sau đây không có lối sống tự dưỡng? A. Nấm, động vật nguyên sinh B. Tảo đơn bào C. Vi khuẩn ôxi hóa nitrat hoá D. Vi khuẩn ôxi hóa lưu huỳnh Câu 4: Cơ chế tác động của các hợp chất phênol là gì? A. Oxi hóa các thành phần tế bào B. Bất hoạt prôtêin C. Diệt khuẩn có tính chọn lọc D. Làm biến tính các prôtêin, các loại màng tế bào Câu 5: Có bao nhiêu loại thể thực khuẩn đã được xác định? A. Khoảng 3000 B. Khoảng 1000 C. Khoảng 2500 D. Khoảng 1500 đến 2000 Câu 6: Kết quả nào sau đây là của quá trình giảm phân? A. 2 tế bào con, mỗi tế bào có 2n NST B. 2 tế bào con, mỗi tế bào có n NST C. 4 tế bào con, mỗi tế bào có 2n NST D. 4 tế bào con, mỗi tế bào có n NST Câu 7: Virut di chuyển từ tế bào này sang tế bào khác của cây nhờ vào yếu tố nào? A. Quá các chất  bài tiết  từ bộ máy gôngi B. Hoạt động của nhân tế bào C. Sự di chuyển của các bào quan D. Các cầu sinh chất nối giữa các tế bào Câu 8: Trong giảm phân I các nhiễm sắc thể  kép xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào thành mấy   hàng? A. Bốn hàng B. Một hàng C. Ba hàng D. Hai hàng Câu 9: Thứ tự  lần lượt 3 pha ở kỳ trung gian trong một chu kỳ tế bào? A. S,G1,G2 B. G1,S,G2 C. S,G2,G1 D. G2,G2,S Câu 10: Dựa trên nhiệt độ tối ưu của sự sinh trưởng, vi sinh vật được chia làm các nhóm sau: A. Nhóm ưa nhiệt và nhóm kị nhiệt B. Nhóm ưa lạnh, nhóm ưa ấm và nhóm ưa nhiệt C. Nhóm ưa lạnh, nhóm ưa nóng D. Nhóm ưa nóng, nhóm ưa ấm Câu 11: Sinh vật nào sau đây là vật trung gian làm lan truyền bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất? A. Động vật nguyên sinh B. Vi khuẩn C. Côn trùng D. Virut Câu 12: Đối với người nhiễm HIV, người ta có thể tìm thấy vi rút này ở đâu? A. Máu, tinh dịch, dịch nhầy âm đạo B. Nước tiểu, đờm, mồ hôi C. Nước tiểu, mồ hôi D. Đờm, mồ hôi Câu 13: Điều nào sau đây không đúng khi nói về virút? A. Dạng sống chưa có cấu tạo tế bào B. Chỉ cấu tạo từ  hai thành phần cơ bản prôtêin và axit nuclêic C. Là dạng sống đơn giản nhất D. Sinh sản độc lập Câu 14: Pha sáng của quang hợp diễn ra ở đâu? A. Trong các nền lục lạp                                                Trang 1/3 ­ Mã đề thi 321
  2. B. Trong các  túi  dẹp (tilacôit) của các hạt grana C. Ở màng ngoài của lục lạp D. Ở màng trong của lục lạp Câu 15: Trong chu trình Crep, mỗi phân tử axetyl­CoA được oxi hoá hoàn toàn sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử CO2? A. 2 phân tử B. 4 phân tử C. 1 phân tử D. 3 phân tử Câu 16: Kiểu dinh dưỡng nào dựa vào nguồn năng lượng từ chất vô cơ và nguồn cacbon CO2? A. Quang dị dưỡng B. Hoá tự dưỡng C. Quang tự dưỡng D. Hoá dị dưỡng Câu 17: Nhóm miễn dịch nào sau đây thuộc loại miễn dịch đặc hiệu? A. Miễn dịch tế bào và miễn dịch không đặc hiệu B. Miễn dịch tự nhiên và miễn dịch thể dịch C. Miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào D. Miễn dịch tế bào và miễn dịch bẩm sinh Câu 18: Virút có cấu tạo gồm những thành phần nào sau đây? A. Vỏ prôtêin, ARN và có thể có vỏ ngoài. B. Vỏ prôtêin và ADN C. Vỏ prôtêin, axit nuclêic và có thể có vỏ ngoài. D. Vỏ prôtêin và ARN Câu 19: Người ta có thể sử dụng vi sinh vật để xử lí rác thải, bã thải làm thức ăn cho vật nuôi là nhờ chúng có   thể tiết ra enzim nào sau đây? A. Xenlulaza B. Prôtêaza C. Amilaza D. Lipaza Câu 20: Quá trình nhân lên của Virut trong tế bào chủ bao gồm mấy giai đoạn? A. 4 B. 6 C. 3 D. 5 Câu 21: Thời gian tính từ lúc vi khuẩn được nuôi cấy đến khi chúng bắt đầu sinh trưởng được gọi là gì? A. Pha cân bằng động B. Pha luỹ thừa C. Pha suy vong D. Pha tiềm phát Câu 22: Một chất (A) có bản chất prôtêin khi xâm nhập vào cơ thể  khác sẽ  kích cơ thể  tạo ra chất gây phản   ứng đặc hiệu  với nó. Chất (A) được gọi là gì? A. Chất kích thích B. Kháng nguyên C. Chất cảm ứng D. Kháng thể Câu 23: Trong kỹ thuật chuyển gen, phagơ được sử dụng để: A. Cắt một đoạn gen của ADN tế bào nhận B. Nối một đoạn gen vào ADN của tế bào cho C. Làm vật trung gian chuyển gen từ tế bào cho sang tế bào nhận D. Tách phân tử ADN khỏi tế bào cho Câu 24: Virut nào chỉ chứa ADN mà không chứa ARN? A. Virut HIV B. Virut gây bệnh cúm ở gia cầm C. Phagơ T2 D. Virut gây bệnh khảm thuốc lá Câu 25: Ở những tế bào có nhân thực, hoạt động hô hấp xảy ra chủ yếu ở loại bào quan nào sau đây? A. Không bào B. Ti thể C. Ribôxôm D. Bộ máy Gôngi Câu 26: Chất nào sau đây được cây xanh sử dụng làm nguyên liệu của quá trình quang hợp? A. Khí cabônic và nước B. Khí  ôxi và đường C. Đường và  khí cabônic D. Đường và nước Câu 27: Khả năng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh được gọi là gì? A. Kháng thể B. Miễn dịch C. Kháng nguyên D. Đề kháng Câu 28: Ở người (2n = 46), số NST trong 1 tế bào tại kì giữa của nguyên phân là? A. 92 B. 23 C. 69 D. 46 Câu 29: Virút thường không thể xâm nhập trực tiếp vào tế bào thực vật. Vì sao? A. Thành tế bào thực vật rất bền vững B. Không có lỗ màng C. Không có thụ thể thích hợp D. Kích thước lỗ màng nhỏ Câu 30: Hô hấp hiếu khí là quá trình nào sau đây? A. Phân giải tinh bột B. Phân giải fructozo                                                Trang 2/3 ­ Mã đề thi 321
  3. C. Ôxi hóa các phân tử hữu cơ D. Phân giải glucôzơ Câu 31: Biểu hiện nào sau đây của vi sinh vật ở pha tiềm phát? A. Vi sinh vật trưởng  yếu B. Vi sinh vật thích nghi dần với môi trường nuôi cấy C. Vi sinh vật trưởng mạnh D. Vi sinh vật bắt đầu sinh trưởng Câu 32: Trên lớp vỏ ngoài của virút có đặc tính nào sau đây? A. Phân tử ARN B. Phân tử ADN C. Kháng nguyên D. Bộ  gen II. Tự luận: (2,0 điểm) Virut là gì? Có thể nuôi vi rút trên môi trường nhân tạo giống như nuôi vi khuẩn được không? Tại sao? ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­                                                Trang 3/3 ­ Mã đề thi 321
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2