intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đế quốc Ottoman

Chia sẻ: Nguyen Van Tien Tien | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:31

151
lượt xem
73
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các tổ tiên của triều đại Ottoman là một phần của các bộ lạc người Turk miền tây đã di cư từ Trung Á bắt đầu từ thế kỷ 10. Định cư tại Ba Tư trong thời kỳ này, những người Turk bắt đầu mở rộng về phía tây tới Armenia và Anatolia vào đầu thế kỷ 11. Những đợt di chuyển này đã đưa họ vào mâu thuẫn với đế quốc Byzantin, khi đó đã từng là một quyền lực chính trị nổi trội tại khu vực miền đông Địa Trung Hải kể từ thời kỳ La Mã, nhưng vào thế kỷ 11 đã...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đế quốc Ottoman

  1. Đế quốc Ottoman Devlet-i Âliye-yi Osmâniyye ‫دولت عليه عثمانيه‬ Đế quốc Ottoman Bách khoa toàn thư mở Wikipedia (Đổi hướng từ Ottoman) Bước tới: menu, tìm kiếm Quốc kỳ Ottoman Quốc huy Ottoman ‫دولت ابد مدت‬ Đế quốc Ottoman (tiếng Thổ Khẩu hiệu Devlet-i Ebed-müddet ("Đất nước Nhĩ Kỳ: ‫دولت عَليه ع ُثمانيه‬ ِ vĩnh cửu") Devlet-i Âliye-i Osmâniyye; dịch nghĩa, "Quốc gia Ottoman Vĩ đại", tiếng Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại: Osmanlı İmparatorluğu), cũng thỉnh thoảng được gọi là Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ, đã tồn tại từ năm 1299 đến 1923. Thời đỉnh cao quyền lực ở thế kỷ 16 và thế kỷ 17, các lãnh thổ của Lãnh thổ đế quốc thời cực thịnh (1683) nó gồm Anatolia, Trung Đông, nhiều phần ở Bắc Phi, và đa Ngôn ngữ tiếng Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman phần đông nam Châu Âu đến Söğüt (1299-1326), tận Kavkaz. Nó chiếm một Bursa (1326-1365), vùng khoảng 5,6 triệu km²[1], dù Thủ đô Edirne (1365-1453), nó kiểm soát một vùng rộng Constantinople (nay là Istanbul) hơn nhiều, nếu các vùng lân (1453-1922) cận do các bộ lạc du mục cai Quốc ca Đế quốc ca Ottoman quản, nơi quyền bá chủ của đế chế này được công nhận, được Chính Padishah thuộc triều đại Osmanli cộng gộp vào. Đế chế này quyền tương tác với cả văn hoá Dân số khoảng 40 triệu phương Đông và phương Tây trong suốt lịch sử 624 năm của Diện tích 6,3 triệu km² (1902); nó. tối đa 19,9 triệu km²(ước năm 1595) Thành lập 1299 M ục lục Kết thúc 1 tháng 11, 1922 [giấu] Đơn vị Akçe, Kuruş, Lira Thổ tiền tệ • 1 Lịch sử o 1.1 Khởi thủy o 1.2 Cực thịnh o 1.3 Suy vong o 1.4 Cáo chung • 2 Quá trình các lãnh thổ thuộc đế quốc Ottoman
  2. • 3 Xã hội chính trị • 4 Chú thích [sửa] Lịch sử [sửa] Khởi thủy Các tổ tiên của triều đại Ottoman là một phần của các bộ lạc người Turk miền tây đã di cư từ Trung Á bắt đầu từ thế kỷ 10. Định cư tại Ba Tư trong thời kỳ này, những người Turk bắt đầu mở rộng về phía tây tới Armenia và Anatolia vào đầu thế kỷ 11. Những đợt di chuyển này đã đưa họ vào mâu thuẫn với đế quốc Byzantin, khi đó đã từng là một quyền lực chính trị nổi trội tại khu vực miền đông Địa Trung Hải kể từ thời kỳ La Mã, nhưng vào thế kỷ 11 đã bắt đầu một thời kỳ suy thoái dài. Người Turk Seljuk đã thiết lập địa vị chắc chắn tại Anatolia sau chiến thắng lịch sử tại trận Manzikert năm 1071, để tạo ra Hồi quốc Anatolia Seljuk. Tiếp theo sự xâm lăng của người Mông Cổ tới Anatolia trong thế kỷ 13, Hồi quốc này đã sụp đổ và lãnh thổ của nó đã bị phân chia thành nhiều tiểu công quốc nhỏ của người Thổ Nhĩ Kỳ, được gọi là các Beylik. Dưới quyền bá chủ của Hồi quốc Anatolia Seljuk, bộ lạc Kayı của người Turk Oğuz đã tạo ra một thể chế mà cuối cùng đã trở thành Ottoman Beylik tại miền tây Anatolia. Thủ lĩnh của người Kayı là Ertuğrul đã nhận được vùng đất này sau lưng Seljuk trong cuộc va chạm biên giới nhỏ. Hệ thống Seljuk tạo cơ hội cho sự bảo vệ Beylik từ bên ngoài, và cũng cho phép nó phát triển cấu trúc nội tại của nó. Vị trí của Kayı trên ven rìa phía viễn tây của nhà nước Seljuk cho phép họ xây dựng lực lượng quân sự của mình thông qua sự hợp tác với các dân tộc khác sống tại miền tây Anatolia, nhiều trong số đó là những người theo Kitô giáo. Sau sự tan rã của Hồi quốc, Kayı trở thành chư hầu của Hãn quốc Il thuộc người Mông Cổ. Tên gọi Ottoman có nguồn gốc từ Osman I (tiếng Ả Rập: Uthman), con trai của Ertuğrul, người đã trở thành Bey đầu tiên khi ông tuyên bố độc lập của nhà nước Ottoman năm 1299. Trong khi các Beylik khác của người Thổ Nhĩ Kỳ còn phải bận tâm với các mâu thuẫn nội bộ, Osman đã có thể mở rộng biên giới của khu định cư Ottoman về phía rìa của đế quốc Byzantin. Ông đã chuyển thủ đô của Ottoman tới Bursa, và định hình sự phát triển chính trị ban đầu của dân tộc. Người ta gọi ông với tên hiệu "Kara" vì sự can đảm của ông, Osman I đã được ca ngợi như là một vị vua hùng mạnh và năng động một thời gian rất dài sau khi ông mất, như được thể hiện trong thành ngữ của người Thổ Nhĩ Kỳ "Ông/anh ta có thể tuyệt vời như Osman". Danh tiếng của ông cũng được đánh bóng trong câu chuyện thời Trung cổ của người Thổ Nhĩ Kỳ, được biết dưới tên gọi "Giấc mơ của Osman", một sự thành lập huyền thoại trong đó chàng trai trẻ Osman là người có đầy năng lực để chinh phục một đế quốc nhìn thấy trước. Thời kỳ này là sự hình thành của chính quyền Ottoman chính thức mà các cơ quan, tổ chức cấu thành ra nó gần như không thay đổi lớn gì trong gần 4 thế kỷ. Ngược lại với nhiều nhà nước cùng thời kỳ đó, hệ thống quan lại của đế quốc Ottoman đã cố gắng tránh sự cai trị theo kiểu quân sự. Chính quyền cũng tạo ra một thể chế pháp lý gọi là millet (kiểu lãnh thổ tự trị), mà trong đó thiểu số từ các dân tộc ít
  3. người và tôn giáo có khả năng quản lý công việc của chính họ với một sự độc lập đáng kể từ sự kiểm soát của trung ương. Trong thế kỷ sau cái chết của Osman I, sự thống trị của Ottoman đã bắt đầu mở rộng tren toàn khu vực miền đông Địa Trung Hải và Balkan. Sau thất bại trong trận Plocnik, thì chiến thắng của người Thổ Nhĩ Kỳ tại trận Kosovo đã đánh dấu sự kết thúc quyền lực của người Serb tại khu vực này, và mở đường cho sự bành trướng của Ottoman vào châu Âu. Người Ottoman đã phải cần khoảng 100 năm để đánh bại Serbia. Serbia cuối cùng đã sụp đổ năm 1459. Với sự mở rộng ảnh hưởng của người Thổ Nhĩ Kỳ vào vùng Balkan, thì cuộc chinh phục chiến lược vào Constantinople đã trở thành mục tiêu quyết định. Thành phố này cuối cùng đã bị chiếm giữ trong thời kỳ trị vì của Mehmed II, người trở thành sultan lần đầu tiên khi mới 12 tuổi. Mehmed II đã tái cấu trúc của cả nhà nước lẫn quân đội, và đã thể hiện các kỹ năng quân sự của mình trong việc chiếm đóng Constantinople (xem: Istanbul (từ nguyên)) vào ngày 29 tháng 5 năm 1453. Sự kiện này đánh dấu thất bại cuối cùng và sự sụp đổ của đế quốc Byzantin cũng như thành phố này trở thành thủ đô mới của đế quốc Ottoman. Mehmed II chiếm Constantinople và lập thủ đô của đế quốc Ottoman năm 1453 [sửa] Cực thịnh Vào thời cực thịnh, đế quốc Ottoman đã trải dài toàn bộ đông-nam châu Âu bờ bắc Địa Trung Hải, cả bờ biển bắc châu Phi cho đến Maroc phía nam Địa Trung Hải. Trong thế kỷ 17, đế quốc Ottoman có khoảng 25 triệu dân – một con số khổng lồ vào thời đó, gần bằng gấp đôi bất cứ nước nào ở châu Âu ngoại trừ Pháp. Gần 30 quốc gia hiện nay đã được thành lập từ lãnh thổ cũ của đế quốc Ottoman: Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Bulgaria, Romania, Nam Tư (sau này phân làm 5 nước độc lập), Hungary, Albania, Syria, Liban, Jordan, Israel, Aden, Kuwait, Ai Cập, Sudan, Libya, Iraq, Yemen, Tunisia, Algérie, Kypros, Armenia, Gruzia và một phần nước Nga. Đế quốc Ottoman cực thịnh trong thế kỷ 16 dưới triều đại của hoàng đế Suleiman I (1520-1566). Quân đội Ottoman đã tiến đến Beograd của Nam Tư cũ và Wien (Áo bây giờ), để lại những nhà nguyện Hồi giáo rải rác khắp các sườn đồi và thung lũng vùng Balkan. Nổi giận vì những biểu hiện cho việc chiếm đóng của người đạo Hồi này, các vương quốc theo đạo Cơ đốc ở Tây Âu xem người Thổ Nhĩ Kỳ là
  4. kẻ xâm lược Hy Lạp và các sắc dân theo Cơ đốc giáo khác. Nhưng đế quốc Ottoman rộng lượng hơn, chấp nhận tôn giáo khác với đạo Hồi. Hoàng đế chính thức công nhận Giáo hội Hy Lạp và giáo khu của giáo chủ và các tổng giám mục, cho phép các giáo đường Chính thống giáo được duy trì tài sản của họ. Người Thổ Nhĩ Kỳ thích cai trị qua định chế chính trị địa phương, và để đổi lại cho tiền triều cống, các tỉnh Cơ đốc giáo được phép duy trì các hệ thống hành chính, thứ bậc và giai cấp. Trong thế kỷ 16 và 17, đế quốc Ottoman là một trong những thực thể chính trị mạnh nhất thế giới, các nước mạnh ở Đông Âu luôn bị đe dọa bởi sự mở rộng thường xuyên của nó qua Balkan và phần phía nam của Liên bang Ba Lan-Litva. Hải quân của nó cũng là một lực lượng rất mạnh ở Địa Trung Hải. Nhiều lần, quân đội Ottoman đã tấn công Trung Âu, bao vây Vienna năm 1529 và một lần nữa năm 1683 trong nỗ lực chinh phục lãnh địa của Habsburg, và cuối cùng chỉ bị đẩy lui bởi một liên minh to lớn của các nước mạnh tại châu Âu trên cả trên bộ và trên biển. Nó là quyền lực duy nhất không thuộc châu Âu đã thách thức được sự nổi lên về quyền lực của phương Tây trong khoảng giữa thế kỷ 15 và thế kỷ 20, tới mức nó đã trở thành một phần trong tổng thể của chính trị cân bằng quyền lực châu Âu, vì thế làm giảm bớt sự khác biệt giữa hai bên. [sửa] Suy vong Barbarossa Hayreddin Pasha đánh bại hạm đội liên hiệp châu Âu của vua Charles V do Andrea Doria chỉ huy trong trận Preveza năm 1538 Đầu thế kỷ 17, các tể tướng góp công cứu nguy cho đế quốc trong khi hoàng đế vui hưởng trong hậu cung. Bên ngoài, quyền lực của Ottoman bị suy giảm trầm trọng đến nỗi tàu thuyền của người Venezia và Cozak thường xuyên quấy phá. Đế quốc được cứu nguy do tài năng của một đại gia đình tể tướng gồm cha, con trai và em rể. Năm 1656, khi đế quốc gần bị sụp đổ, hậu cung đành phải cử một người Albania 71 tuổi, Memmed Korpulu, làm tể tướng. Ông này ra lệnh xử tử 50.000-60.000 người để bài trừ tham nhũng. Năm năm sau, lúc ông qua đời, tình hình có phần ổn định. Dưới quyền tể tướng con trai của ông, Ahmed Korpulu, và sau đó em rể ông, Kara Mustapha, uy quyền của Ottoman được hồi phục. Các hạm đội và quân của Áo, Venezia và Ba Lan bị đẩy lui. Năm 1683, đáp lời kêu gọi của Hungary chống hoàng đế Leopold, tể tướng Kara Mustapha phái 200.000 quân ngược dòng sông Danub, và lần thứ hai trong lịch sử, quân Ottoman tiến đến chân tường thành của
  5. Wien, nhưng cuối cùng bị liên minh các nước Tây Âu đánh bại. Hoàng đế ra lệnh thắt cổ tể tướng Kara Mustapha. Trong những năm tiếp theo, quân Ottoman bị đại bại do sức tiến công từ Wien. Quân Venezia công hãm Athena, nhưng không may là trong đợt pháo kích của họ, một quả đạn rơi trúng ngôi đền Parthenon được xây vào thế kỷ 5 TCN, lúc ấy được quân Ottoman dùng làm kho chứa thuốc súng. Ngày 26 tháng 9 năm 1687, ngôi đền lúc ấy còn khá nguyên vẹn bị nổ tung, để lại tình trạng cho đến bây giờ. [sửa] Cáo chung Ngày 1 tháng 11 năm 1922, đế quốc Ottoman chính thức cáo chung. Nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ được thành lập vào năm sau, dựa trên một phần lãnh thổ của đế quốc Ottoman. Sự tan rã của đế chế này là hậu quả trực tiếp của Chiến tranh thế giới thứ nhất, khi các nước mạnh thuộc Đồng Minh đánh bại Các nước Trung tâm ở châu Âu cũng như các lực lượng Ottoman tại Mặt trận Trung Đông. Ở thời điểm kết thúc chiến tranh, chính quyền nhà nước Ottoman sụp đổ và đế quốc bị các nước thắng trận chinh phục và phân chia. Những năm sau đó các nước mới từ đế quốc Ottoman đã tuyên bố thành lập, vùng đất trung tâm của đế quốc trở thành Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ. Các thành viên của gia đình Osmanlı cai trị sau đó đã bị trục xuất khỏi Thổ Nhĩ Kỳ vào khoảng năm 1923-1924. Năm 1974, sau 50 năm, Nghị viện Thổ Nhĩ Kỳ đã trao quyền tái yêu cầu quyền công dân Thổ Nhĩ Kỳ cho những con cháu của dòng họ này, và họ đều đã thực hiện điều đó trong những thập kỷ tiếp sau trong một quá trình đã hoàn thành với việc người đứng đầu dòng họ Ertuğrul Osman V đã được trao quyền công dân năm 2004. [sửa] Quá trình các lãnh thổ thuộc đế quốc Ottoman
  6. [sửa] Xã hội chính trị Dân cư sinh sống trên lãnh thổ Ottoman chủ yếu theo đạo Hồi, và sắc tộc chính là người Thổ Ottoman, kế tiếp là người Ả Rập, người Kurd, người Tatar Crimea, người Bosnia, người Albania v.v. Hoàng đế cũng trị vì hàng triệu dân theo Cơ đốc giáo: người Hy Lạp, người Serb, người Hungari, người Bulgar... Vì thế mà sợi dây chính trị nối kết các sắc tộc và tôn giáo khác nhau cần thiết phải linh động và lỏng lẻo. Hoàng đế trị vì từ thủ đô Constantinople (nay là Thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng bộ máy hành chính địa phương nằm trong tay các tiểu vương, hoàng thân, hãn vương..., có địa phương được tự trị mọi việc ngoại trừ cái tên. Các hoàng thân Cơ đốc giáo vùng Balkan được hoàng đế chọn, nhưng một khi đã lên nắm quyền, lòng trung thành của họ chỉ thể hiện qua việc nộp triều cống. Mỗi năm, từng đoàn xe goòng tải đến Constantinople vàng và những loại tiền thuế. Hãn vương người Tatar của Crimea cai trị từ thủ phủ Bakhchisarai như là vị lãnh chúa độc tôn, chỉ có nhiệm vụ cung ứng 20.000-30.000 kỵ binh mỗi khi hoàng đế có chiến tranh. Về phía tây cách gần 2.000 kílômét, các vùng Tripoli, Tunis và Algérie chỉ thực hành nghĩa vụ chiến tranh bằng cách điều tàu chiến (bình thường làm giàu nhờ nghề hải tặc cướp bóc tất cả các nước) đi đánh các cường quốc hải quân theo Cơ đốc giáo như Venezia và Genova. Xuyên suốt lịch sử của họ, đế quốc Ottoman luôn ở trong tình trạng chiến tranh. Khi hoàng đế có tính khí mạnh mẽ và thông minh, đế quốc cường thịnh lên. Khi ông yếu đuối, đế quốc bị suy yếu. Điều dễ nhận thấy là cuộc đời trong cấm thành, chung quanh là phụ nữ đầy sinh lực nồng nàn và thái giám đầy mưu đồ, dễ làm cho hoàng đế bị suy nhược. Một tình huống thứ hai trong lịch sử của đế quốc cũng khiến cho hoàng đế trở thành con người kém cỏi. Điều oái oăm là việc này bắt đầu bằng hành động nhân từ. Cho đến thế kỷ 16, truyền thống ở Ottoman là Thái tử khi
  7. lên ngôi kế vị sẽ ra lệnh thắt cổ tất cả anh em trai còn lại, để triệt hạ mọi âm mưu soán ngôi. Hoàng đế Mehmed III thắt cổ tất cả 19 em trai và, để tận diệt mọi mầm mống phản loạn, hạ sát luôn bảy bà vương phi của vua cha lúc đó đang mang thai. Tuy nhiên, đến năm 1603, hoàng đế mới Ahmed I chấm dứt truyền thống khủng khiếp này khi không muốn giết người em nào. Thay vào đó, ông cách ly họ trong một khu riêng biệt, nơi họ không liên lạc được gì với thế giới bên ngoài. Từ lúc này trở đi, mọi hoàng tử Ottoman đều sống mỏi mòn trong khu biệt lập, bên cạnh chỉ có thái giám và cung phi đã quá tuổi sinh nở để ngăn ngừa họ có hậu duệ hòng làm phản. Nếu có một bé trai ra đời do sơ suất, đứa bé này không được phép làm rối loạn thứ tự truyền ngôi, nên phải bị xử tử. Vì thế, khi một hoàng đế qua đời hoặc bị truất phế mà không có con trai kế vị, một hoàng tử sống trong khu biệt lập có thể được triệu đến để được tấn phong. Trong số các hoàng tử ngu dốt và thụ động này, hiếm khi triều đình tìm được người có đủ sự phát triển trí tuệ hoặc kiến thức về chính trị để trị vì đế quốc. Trong mọi lúc, và đặc biệt khi hoàng đế thiếu năng lực, tể tướng là người thực sự điều hành đế chế, quản lý mọi sự vụ hành chính và quân sự – tất cả sự vụ, ngoại trừ cấm thành. Trên lý thuyết, tể tướng là bầy tôi của hoàng đế, nhận chức vụ qua biểu tượng là một chiếc nhẫn khắc đế hiệu được chính tay hoàng đế ban tặng, và bị cách chức khi hoàng đế thu hồi nhẫn này. Tuy nhiên, trên thực tế tể tướng cai trị cả đế quốc. Trong thời bình, ông nắm quyền cao nhất về hành pháp và tư pháp. Trong thời chiến, ông còn là tổng tư lệnh quân đội, kế dưới ông là tư lệnh vệ binh và tư lệnh hải quân. Dinh tể tướng có quyền lực rộng lớn – có khi đủ mạnh để mưu đồ lật đổ hoàng đế – nhưng cũng có nhiều rủi ro và ít khi hứa hẹn một cái chết êm thấm. Khi thất trận, tể tướng bị quy trách nhiệm và tiếp theo đó là bị cách chức, đi đày hoặc không hiếm khi bị thắt cổ. Giữa các năm 1682-1702, có mười hai tể tướng đến và đi. [sửa] Chú thích 1. ^ Regnal Chronologies. "To Rule the Earth...". Retrieved 6 April 2006. 2. Đế quốc Ottoman (1289-1924) Danh từ Ottoman xuất phát từ tên của một bộ lạc du mục là Osman ở phía tây Thổ- nhĩ-kỳ. Bộ lạc này bắt đầu khởi binh từ năm 1280. Chỉ trong 9 năm, họ chiếm một vùng lãnh thổ rộng lớn gồm có Tây nam Á châu, Đông nam Âu châu và Đông bắc Phi châu. Họ gọi đế quốc của họ là Ottoman. Những người lãnh đạo đế quốc này theo đạo Hồi thuộc giáo phái Sunni. Họ chẳng những nổi tiếng về tài năng thao lược quân sự mà còn nổi tiếng về khả năng chính trị rất khéo léo của họ. Nhờ vậy, đế quốc Ottoman đã tồn tại qua 7 thế kỷ. - năm 1389, quân Ottoman chiếm Albania và Kosovo, biến vùng này thành những nước theo Hồi giáo.
  8. - năm 1444, quân Ottoman đánh tan Thập Tự quân của giáo hoàng La-mã tại Bulgaria. - tháng 4/1453, quân Hồi giáo Ottoman xóa sổ đế quốc Ki-tô giáo Đông Phương và chiếm thủ đô của đế quốc này là thành phố Constantinople. Điểm son của Ottoman là sau khi chiếm Constantinole và nhiều thành phố của Byzantine, Ottoman công bố chính sách khoan dung tôn giáo đối với Do thái giáo và Ki-tô giáo. Nhờ vậy, trong nhiều thế kỷ sau, Ottoman đã mở rộng thương mại với các nước Âu châu Ki-tô giáo và trong lãnh thổ đế quốc không có một cuộc nổi loạn nào. Tuy nhiên, đối với giáo phái Shiite, Ottoman có một chính sách quyết liệt không nhân nhượng. - năm 1467, Ottoman công bố thánh chiến với giáo phái Shiite, các tín đồ Shiite trong đế quốc bị lùng giết. - từ 1520 đến 1534, quân Ottoman chiếm Nam Tư và một phần của Âu châu tới thủ đô Vienne của Áo. - năm 1605, Ottoman chiếm Romania, Hungaria, Ba-lan và Tiệp khắc. Tới lúc này, đế quốc Ottoman trở thành siêu cướng quốc tế. Từ đầu thế kỷ 19, các cường quốc Âu châu (Anh, Pháp, Đức) bắt đầu xâm chiếm các phần đất của Ottoman và dồn đế quốc này vào chỗ suy tàn. Đế quốc Ottoman Đế quốc Ottoman (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: ‫ دولت عَليه ع ُثمانيه‬Devlet-i Âliye-i ِ Osmâniyye; Vào thời cực thịnh, đế quốc Ottoman đã trải dài toàn bộ đông-nam châu Âu bờ bắc Địa Trung Hải, cả bờ biển bắc châu Phi cho đến Maroc phía nam Địa Trung Hải. Trong thế kỷ 17, đế quốc Ottoman có khoảng 25 triệu dân – một con số khổng lồ vào thời đó, gần bằng gấp đôi bất cứ nước nào ở châu Âu ngoại trừ Pháp. Gần 30 quốc gia hiện nay đã được thành lập từ lãnh thổ cũ của đế quốc Ottoman: Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Bulgaria, Romania, Nam Tư (sau này phân làm 5 nước độc lập), Hungary, Albania, Syria, Liban, Jordan, Israel, Aden, Kuwait, Ai Cập, Sudan, Libya, Iraq, Yemen, Tunisia, Algérie, Kypros, Armenia, Gruzia và một phần nước Nga. Đế quốc Ottoman cực thịnh trong thế kỷ 16 dưới triều đại của hoàng đế Suleiman I (1520-1566). Quân đội Ottoman đã tiến đến Beograd của Nam Tư cũ và Wien (Áo bây giờ), để lại những nhà nguyện Hồi giáo rải rác khắp các sườn đồi và thung lũng vùng Balkan. Nổi giận vì những biểu hiện cho việc chiếm đóng của người đạo Hồi này, các vương quốc theo đạo Cơ đốc ở Tây Âu xem người Thổ Nhĩ Kỳ là kẻ xâm lược Hy Lạp và các sắc dân theo Cơ đốc giáo khác. Nhưng đế quốc Ottoman rộng lượng hơn, chấp nhận tôn giáo khác với đạo Hồi. Hoàng đế chính thức công nhận Giáo hội Hy Lạp và giáo khu của giáo chủ và các tổng giám mục, cho phép các giáo
  9. đường Chính thống giáo được duy trì tài sản của họ. Người Thổ Nhĩ Kỳ thích cai trị qua định chế chính trị địa phương, và để đổi lại cho tiền triều cống, các tỉnh Cơ đốc giáo được phép duy trì các hệ thống hành chính, thứ bậc và giai cấp. Trong thế kỷ 16 và 17, đế quốc Ottoman là một trong những thực thể chính trị mạnh nhất thế giới, các nước mạnh ở Đông Âu luôn bị đe dọa bởi sự mở rộng thường xuyên của nó qua Balkan và phần phía nam của Liên bang Ba Lan-Litva. Hải quân của nó cũng là một lực lượng rất mạnh ở Địa Trung Hải. Nhiều lần, quân đội Ottoman đã tấn công Trung Âu, bao vây Vienna năm 1529 và một lần nữa năm 1683 trong nỗ lực chinh phục lãnh địa của Habsburg, và cuối cùng chỉ bị đẩy lui bởi một liên minh to lớn của các nước mạnh tại châu Âu trên cả trên bộ và trên biển. Nó là quyền lực duy nhất không thuộc châu Âu đã thách thức được sự nổi lên về quyền lực của phương Tây trong khoảng giữa thế kỷ 15 và thế kỷ 20, tới mức nó đã trở thành một phần trong tổng thể của chính trị cân bằng quyền lực châu Âu, vì thế làm giảm bớt sự khác biệt giữa hai bên. Neik có nghe được 1 câu chuyện.. vế cái bánh croissant ở Vienne Áo. Đặc biệt người dân ở đây, rất thích ngấu nghiến cái bánh này, bởi vì nó giống như biểu tượng của đế chế Ottoman ngày xưa , luôn rắp tâm xâm chiếm thành Vienne, từ sau khi thất bại của thành Var ổ Hungary..hi:wub:. cả 2 thành này mình đều đến rồi. Và con thăm cả nơi khởi thủy ra ottoman nữa..
  10. photo: neik2008 co Ottoman ngoai khoi Dia Trung Hai..
  11. Vấn đề thứ hai mà David Walker nêu lên là tình trạng phân tản lực lượng quá mỏng khiến không còn nuôi dưỡng được, nhất là sức mạnh quân sự, một hiện tượng đã làm nhiều đế quốc tan rã, từ nhà Tần bên Trung Quốc, đến Đế Quốc Ottoman Hồi Giáo, và cả Liên Xô gần đây (David Walker tổng thanh tra, đứng đầu Cơ Quan Ngân Sách Chính Phủ (GAO), một tổ chức độc lập có nhiệm vụ giữ sổ sách tiền bạc nhà nước). Chiến tranh Ba mươi năm Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Bước tới: menu, tìm kiếm Chiến tranh Ba mươi năm
  12. Bản đồ Châu Âu năm 1648. Thời gian: 1618–1648 Địa điểm: Châu Âu (Đức ban đầu) Kết quả: Hòa ước Westphalia Tham chiến Thụy Điển Bohemia Đế chế La Mã Thần thánh Đan Mạch-Na Uy (Liên đoàn Thiên chúa Hà Lan giáo) Pháp Tây Ban Nha Scotland Áo Anh Bavaria Saxony Lực lượng ~475.000, 150.000 Thụy Điển, ~450,000, 75,000 Hà Lan, 300,000 Tây Ban Nha, ~100,000 Đức, ~100-200,000 Đức 150,000 Pháp Chiến tranh Ba mươi năm bắt đầu từ năm 1618, kết thúc năm 1648, chủ yếu diễn ra tại vùng nay là nước Đức và bao gồm hầu hết các cường quốc của châu Âu lục địa thời bấy giờ. Mặc dù trên danh nghĩa đó là cuộc xung đột tôn giáo giữa những người Tin lành và những người Thiên chúa giáo, nhưng thật ra, động cơ chính của cuộc chiến bắt nguồn từ cuộc tranh giành quyền lực giữa triều đình Habsburg và các cường quốc khác ở châu Âu. Một ví dụ điển hình là nước Pháp Thiên chúa giáo, dưới sự lãnh đạo không chính thức của Hồng y Richelieu, đã ủng hộ những người Tin lành để làm suy yếu triều đình Habsburg và qua đó củng cố vị trí của nước Pháp như một cường quốc hàng đầu ở châu Âu. Điều này đã làm gia tăng căng thẳng giữa nước Pháp và triều đình Habsburg, sau đó là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chiến tranh giữa Pháp và Tây Ban Nha. Chiến tranh 30 năm đã tàn phá nặng nề châu Âu, gây ra nạn đói và dịch bệnh (do các xác người chết không chôn kịp), làm giảm dân số của các thành bang ở khu vực nước Đức ngày nay và những vùng khác ở Ý, đồng thời khiến nhiều cường quốc châu Âu suy sụp. Cuộc chiến diễn ra trong 30 năm, nhưng những mâu thuẫn dẫn đến cuộc chiến đã bắt đầu trước đó rất lâu. Cuộc chiến kết thúc với Hiệp ước Munster, một phần của một thỏa thuận lớn hơn có ý nghĩa quyết định với lịch sử châu Âu sau này: Hòa ước Westphalia.
  13. Trong suốt cuộc chiến, dân số các thành bang ở khu vực nước Đức ngày nay giảm trung bình 30%, ở vùng Brandenburg, con số này là 50%, và nhiều vùng khác chứng kiến hai phần ba dân số thiệt mạng vì chiến tranh. Dân số nam giới của các thành bang thuộc nước Đức giảm một nửa. Dân số ở các tiểu quốc nay là Cộng hòa Séc và Slovakia giảm một phần ba. Chỉ riêng quân đội Thụy Điển đã phá hủy 2.000 lâu đài, 18.000 làng mạc và 1.500 thị trấn ở Đức. M ục lục [giấu] • 1 Nguồn gốc của chiến tranh o 1.1 Hòa ước Ausburg o 1.2 Tình hình các nước trước khi bước vào cuộc chiến o 1.3 Căng thẳng tôn giáo gia tăng o 1.4 Bạo lực bùng phát và nguyên nhân trực tiếp của cuộc chiến • 2 Diễn biến chiến tranh o 2.1 Cuộc nổi loạn của người Bohemia  2.1.1 Nguyên nhân trực tiếp của cuộc nổi loạn  2.1.2 Từ trận Sablat đến trận Stadtlohn o 2.2 Sự can thiệp của Đan Mạch o 2.3 Sự can thiệp của Thụy Điển o 2.4 Sự can thiệp của Pháp • 3 Hòa ước Westphalia • 4 Hậu quả của chiến tranh • 5 Hệ quả chính trị của cuộc chiến • 6 Liên kết ngoài [sửa] Nguồn gốc của chiến tranh [sửa] Hòa ước Ausburg Hòa ước Ausburg (1555) do Charles V, Hoàng đế Đế chế La Mã Thần thánh ký, khẳng định kết quả của Nghị quyết Speyer 1526 và kết thúc cuộc xung đột giữa những người theo đạo Luther (sau này phát triển thành đạo Tin lành) và những người Thiên chúa giáo ở Đức. Hòa ước Ausburg bao gồm những điểm chính yếu sau: • Các vương công ở Đức có thể chọn tôn giáo mà họ muốn theo, (Luther hoặc Thiên chúa giáo). • Những người theo đạo Luther sống trong một giáo phận theo đạo Luther được tiếp tục tín ngưỡng của họ. • Những người theo đạo Luther được giữ những vùng đất mà họ chiếm được của nhà thờ Thiên chúa giáo từ sau Hòa ước Passau 1552.
  14. • Những linh mục đứng đầu các giáo phận Thiên chúa giáo đã cải sang đạo Luther phải từ bỏ các lãnh địa của mình. • Khu vực hành chính nào đã chính thức chọn theo Thiên chúa giáo hoặc đạo Tin lành thì không cho phép hành lễ khác với tôn giáo đã được chọn ở khu vực đó. Mặc dù Hòa ước Ausburg phần nào làm dịu đi sự căng thẳng, nó vẫn không thể giải quyết dứt điểm mâu thuẫn về tôn giáo. Cả hai phía, Tin lành và Thiên chúa giáo, giải thích hòa ước đó theo cách có lợi cho mình, đặc biệt, những người theo đạo Luther chỉ coi đó là một thỏa ước tạm thời. Thêm vào đó, học thuyết Calvin và những người theo học thuyết này ngày càng nhiều ở nước Đức trong những năm sau đó, tạo ra một tôn giáo thứ ba trong vùng, nhưng đạo Calvin không được đề cập đến trong bất kỳ điều khoản nào của Hòa ước Ausburg, vốn chỉ cho phép người theo Thiên chúa giáo và người theo đạo Luther ở Đức. Căng thẳng về chính trị và kinh tế ngày càng gia tăng giữa các quốc gia châu Âu vào đầu thế kỷ 17, cùng lúc với thời kỳ thám hiểm và khai phá mở ra đường tới những nguồn tài nguyên của Tân thế giới và sự ra đời của những học thuyết mới như chủ nghĩa trọng thương, chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc. Đồng thời, những mầm mống đầu tiên của chủ nghĩa dân tộc cũng bắt đầu cắm rễ ở châu Âu. [sửa] Tình hình các nước trước khi bước vào cuộc chiến Tây Ban Nha chú ý đến các thành bang ở Đức vì có vùng đất Hà Lan thuộc Tây Ban Nha ở phía tây biên giới các thành bang này và những vùng đất khác thuộc Tây Ban Nha nằm trên lãnh thổ Ý ngày nay phải đi qua nước Đức mới đến được. Cuộc nổi dậy của người Hà Lan chống lại sự thống trị của Tây Ban Nha diễn ra trong suốt thập niên 1560, dẫn đến một cuộc chiến tranh giành độc lập và một thỏa ước ngừng bắn giữa hai phía vào năm 1609. Nước Pháp bị kẹp giữa hai quốc gia đều do dòng họ Habsburg cai trị (Tây Ban Nha và Đế chế La Mã Thần thánh) và lại đang rất muốn mở rộng quyền lực của mình trước những người láng giềng là các thành bang nhỏ yếu thuộc nước Đức. Mối bận tâm đó của nước Pháp đã lấn át hoàn toàn các xung đột về tôn giáo và dẫn đến việc nước Pháp Thiên chúa giáo đứng về phe của những người theo đạo Tin lành trong cuộc chiến. Thụy Điển và Đan Mạch muốn kiểm soát các thành bang ở phía bắc nước Đức cận kề với biển Baltic vì các lợi ích kinh tế và chính trị gắn liền với vị trí chiến lược đó.
  15. Ferdinand II, Hoàng đế Đế chế La Mã Thần thánh và vua xứ Bohemia. Tín ngưỡng của ông là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến chiến tranh Frederick V, Vương công xứ Palatinate vua xứ Bohemia, tranh do Gerrit von Honthorst vẽ vào năm 1634, hai năm sau khi ông qua đời. Frederick được gọi là "vị vua mùa đông" của xứ Bohemia vì ông chỉ trị vì không tới hai tháng vào năm 1620 sau khi được quân nổi loạn bầu lên. Đế chế La Mã Thần thánh, nằm trên vùng đất ngày nay là nước Đức và một số phần đất lân cận, là một liên bang giữa các quốc gia độc lập dưới sự lãnh đạo của Hoàng đế Đế chế La Mã Thần thánh và một hội đồng các vương công. Một trong số vương công đó, dòng họ Habsburg nước Áo (nước Áo khi đó bao gồm cả xứ Bohemia và Hungary), là một quyền lực lớn ở châu Âu, cai trị vào khoảng tám triệu thần dân. Đế chế La Mã thần thánh còn bao gồm một số thực thể chính trị lớn
  16. khác, như các thành bang Bavaria, Palatinate, Hesse, xứ Saxony, lãnh địa của bá tước xứ Brandenburg và lãnh địa của Tổng giám mục xứ Trier và Wurttemberg (có khoảng từ 500.000 đến một triệu dân). Ngoài ra, còn rất nhiều những lãnh địa độc lập khác, các thành phố tự do, các vùng đất thuộc quyền cai quản của một tu viện hoặc một tổng giám mục và những công hầu rất nhỏ mà phần lớn quyền hành không vượt quá phạm vi một ngôi làng, ở khắp nơi trên Đế chế. Nước Áo và xứ Bavaria là những lành địa duy nhất có được một nền chính trị ở tầm mức quốc gia; liên minh giữa các thành bang có mối quan hệ cùng dòng tộc là rất phổ biến, một phần do tập tục thời đó thường chia các lãnh địa thừa kế cho nhiều người con trai khác nhau của người chủ lãnh địa. [sửa] Căng thẳng tôn giáo gia tăng Căng thẳng về tôn giáo tiếp tục gia tăng vào nửa cuối thế kỷ 16. Hòa ước Ausburg không có hiệu lực khi một số linh mục cải đạo từ chối không từ bỏ giáo phận của mình và những nhà cai trị theo Thiên chúa giáo ở Tây Ban Nha và Đông Âu tiếp tục tìm cách khôi phục lại quyền lực của Thiên chúa giáo ở vùng mà họ cai quản. Những mâu thuẫn tôn giáo được thể hiện rõ ràng qua cuộc chiến tranh Köln (nổ ra năm 1582). Cuộc chiến tranh khởi phát do vị vương công đứng đầu thành phố Köln đổi sang đạo Calvin. Là một thành viên trong hội đồng có quyền bỏ phiếu bầu ra Hoàng đế Đế chế La Mã Thần thánh, động thái của Köln có thể dẫn đến việc những người Tin lành sẽ chiếm đa số trong cuộc bầu cử hoàng đế, vị trí từ trước tới giờ luôn do một người Thiên chúa giáo nắm giữ. Trong chiến tranh Köln, quân đội Tây Ban Nha đã trục xuất vương công thành phố đó và thay ông ta bằng Tử tước xứ Bavaria, một người Thiên chúa giáo. Sau thắng lợi đó, những người Thiên chúa giáo tiếp tục bành trướng thế lực ở các vùng Bavaria, Wurzburg và nhiều thành bang khác. Những người theo đạo Luther sống ở đó bây giờ chỉ còn hai lựa chọn: hoặc cải đạo, hoặc bị trục xuất. Một số vương công ở các lãnh địa theo đạo Luther trước đó cũng cải sang đạo Calvin, như ở các xứ Palatinate (1560), Nassau (1578), Hasse Kassel (1603) và Brandenburg (1613). Những thay đổi trong cán cân lực lượng dẫn đến việc từ đầu thế kỷ 17, vùng hạ lưu sông Rhine và phía nam sông Danube hầu hết là do các lực lượng Thiên chúa giáo nắm giữ, trong khi những người Luther duy trì quyền kiểm soát ở phía bắc, còn những người theo đạo Calvin chia sẻ các vùng đất còn lại, như vùng trung tây nước Đức, Thụy Sĩ và Hà Lan. Tuy nhiên, những thiểu số của mỗi tôn giáo đó vẫn sống trộn lẫn với nhau. Ở một số lãnh địa và thành phố tự do, số lượng người theo đạo Calvin, Luther và Thiên chúa giáo gần như là bằng nhau. Những thành viên của dòng họ Habsburg lên làm Hoàng đế La Mã Thần thánh sau Charles V (Ferdinand I, Maximilian II, Rudolf II và Matthias) cho phép các thần dân được tự do theo tôn giáo mà họ trọn. Các vị hoàng đế nói trên cho phép các tín ngưỡng Gia Tô giáo khác nhau được cùng tồn tại, không ép buộc các thần dân để tránh không xảy ra những cuộc chiến tranh tôn giáo. Điều này gây ra nhiều lo ngại cho những người cai trị Tây Ban Nha, vốn là họ hàng của Hoàng đế Đế chế La Mã Thần thánh, nhưng đồng thời là những người sùng đạo Thiên chúa đến cực đoan. Trong khi đó, Thụy Điển và Đan Mạch đều là những quốc gia chính thức theo đạo Luther và do đó, ủng hộ những người Tin lành ở Đế chế La Mã thần thành, đồng thời xem đó là một phương tiện để mở rộng ảnh hưởng về kinh tế và chính trị của họ trong vùng.
  17. [sửa] Bạo lực bùng phát và nguyên nhân trực tiếp của cuộc chiến Căng thẳng về tôn giáo bùng phát thành bạo lực ở thành phố tự do Donauworth của nước Đức vào năm 1606. Đa số những người Luther ở đó đã ngăn chặn một đám diễu hành của cư dân Thiên chúa giáo thuộc thị trấn Swabian, dẫn đến một cuộc bạo loạn. Cuộc bạo loạn được mở rộng khi Nam tước Maximilian xứ Bavaria (1573-1651) quyết định can thiệp trên danh nghĩa bảo vệ quyền lợi những người Thiên chúa giáo. Sau cuộc bạo động, những người Calvin tại Đức, vốn vẫn là một thiểu số, bắt đầu cảm thấy họ là những người bị đe dọa nghiêm trọng nhất. Họ liền tập hợp lại với nhau và thành lập Liên đoàn đoàn kết Phúc âm vào năm 1608, dưới sự lãnh đạo của Frederick IV xứ Palatinate (1583-1610), một vương công có quyền bỏ phiếu bầu Hoàng đế (cũng cần nói thêm là con trai của ông này, Frederick V, đã kết hôn với Elizabeth Stuart, con gái của James I của Anh). Sự việc phức tạp hơn bởi Palatinate là một thành bang nằm trên sông Rhine mà Tây Ban Nha đang muốn đánh chiếm. Thêm vào đó, sự ra đời của Liên đoàn đoàn kết Phúc âm dẫn đến việc những người Thiên chúa giáo cũng tập hợp lại trong tổ chức riêng của họ, Liên đoàn Thiên chúa giáo, được thành lập năm 1609, dưới sự lãnh đạo của chính Nam tước Maximilian. Năm 1617, trước nguy cơ Matthias, Hoàng đế Đế chế La Mã Thần thánh và vua xứ Bohemia khi đó, có thể qua đời mà không có người thừa kế, người họ hàng gần nhất của Matthias, người mà hai năm sau đó sẽ kế vị, Ferdinand II, được chọn làm Thái tử kế vị của xứ Bohemia. Tuy nhiên, Ferdinand II trưởng thành dưới sự giáo dục của Hội đoàn Thiên chúa giáo, một tổ chức của những người sùng đạo Thiên chúa giáo cực đoan muốn áp đặt sự thống nhất về tôn giáo trên toàn cõi châu Âu. Điều này khiến xứ Bohemia, vốn có rất nhiều cư dân theo đạo Tin lành, từ chối chấp nhận Ferdinand II làm vua của họ. Cùng với việc những người đại diện của Ferdinand II bị trục xuất khỏi Praha vào năm 1618, chiến tranh 30 năm đã bùng nổ. Cuộc chiến có thể được chia làm bốn giai đoạn: • Cuộc nổi loạn của những người Bohemia • Sự can thiệp của Đan Mạch • Sự can thiệp của Thụy Điển • Sự can thiệp của Pháp [sửa] Diễn biến chiến tranh [sửa] Cuộc nổi loạn của người Bohemia Giai đoạn 1618-1625 [sửa] Nguyên nhân trực tiếp của cuộc nổi loạn Do không có con nối dõi, Hoàng đế Matthias của Đế chế La Mã Thần thánh đã cố gắng sắp xếp một cuộc chuyển giao quyền lực trong trật tự khi ông vẫn còn sống bằng cách để người thừa kế của ông (một người Thiên chúa giáo cực đoan, Ferdinand xứ Styria, sau này là Ferdinan II của Đế chế La Mã Thần thánh) được bầu lên ngôi vua ở hai vùng khác nhau thuộc Đế chế, Bohemia và Hungary. Một số lãnh đạo của phe Tin lành ở Bohemia lo sợ rằng nếu Ferdinand lên ngôi, quyền
  18. được theo đạo Tin lành của họ sẽ không còn được bảo vệ như trong bức thư cam kết của Hoàng đế Rudolf II, người tiền nhiệm của Matthias. Phe Tin lành ở Bohemia muốn chọn Frederick V, Vương công xứ Palatine (người kế vị của Frederick IV, người thành lập Liên đoàn đoàn kết Phúc âm), làm người cai trị họ hơn. Tuy nhiên, cũng có những người Tin lành khác ủng hộ việc trao vị trí vua xứ Bohemia cho người Thiên chúa giáo. Năm 1617, Ferdinand được bầu làm Thái tử xứ Bohemia và sau khi Matthias qua đời, nghiễm nhiên là tự quân của xứ Bohemia. Khi đó, Ferdinand cử hai sứ thần, đều là người Thiên chúa giáo (Wilhelm Slavata von Chlum und Koschumberg và Jaroslav Borsita von Martinitz) làm đại diện cho Hoàng đế tại lâu đài hoàng gia Hradcany ở Praha vào tháng 5 năm 1618. Ferdinand muốn hai người này thay mặt ông cai trị xứ Bohemia. Theo những tư liệu dân gian, những người Hussite Bohemia, tức những người theo đạo Tin lành, đã bất ngờ bắt giữ họ, tổ chức một phiên luận tội chóng vánh và ném họ ra khỏi cửa sổ lâu đài, từ độ cao cách mặt đất hơn 20 mét. Thế nhưng họ vẫn sóng sót lành lặn. Những truyền thuyết của người Thiên chúa giáo kể rằng các thiên thần đã xuất hiện và cứu giúp họ, trong khi truyền thuyết của người Tin lành lại khẳng định họ rơi vào một đống phân bón ruộng ở dưới sân lâu đài nên may mắn sống sót. Sự kiện này, được biết đến dưới tên gọi Vụ vứt người ra cửa sổ thứ hai ở Praha, đánh dấu khởi đầu cho cuộc nổi dậy của người Bohemia. Không lâu sau đó, xung đột giữa những người Bohemia lan ra toàn cõi Đại Bohemia, Bohemia, Silesia, Lusatia và Moravia. Còn cuộc xung đột tôn giáo thì lan khắp châu Âu lục địa, đến Pháp, Thụy Điển và nhiều nước khác. Nếu cuộc nổi loạn của người Bohemia chỉ là một xung đột địa phương thì chiến tranh đã có thể kết thúc chỉ trong không đầy 30 tháng. Tuy nhiên, cái chết của Hoàng đế Matthias đúng vào lúc tình hình căng thẳng nhất đã khuyến khích những lãnh đạo Tin lành nổi loạn. Sự yếu đuối của Ferdinand (lúc này đã Hoàng đế Đế chế La Mã Thần thánh) và chính quyền Bohemia khiến chiến tranh lan nhanh tới biên giới phía tây nước Đức và Ferdinand phải viện đến sự trợ giúp của người cháu họ, Felipe IV của Tây Ban Nha. Những người Bohemia, đang muốn thành lập một liên minh chống lại Hoàng đế, đã bày tỏ ý định gia nhập Liên đoàn Tin lành, do Frederick V, vương công xứ Palatine, một người Calvin và trước đó là một ứng viên cho ngai vàng của xứ Bohemia, đứng đầu. Những người Bohemia nổi loạn gợi ý với Frederick rằng ông sẽ trở thành vua xứ Bohemia nếu để họ gia nhập Liên đoàn Tin lành và nhận được sự bảo vệ của ông. Tuy nhiên, cùng lúc, những người Bohemia còn đưa ra đề nghị tương tự với công tước xứ Savoy, vương công xứ Saxony và vương công xứ Transylvania. Những người Áo, kiểm soát tất cả các con đường liên lạc từ Praha ra ngoài, đã bắt được những lá thư đó và cho công khai thái độ hai mặt của người Bohemia. Điều này khiến người Bohemia mất đi rất nhiều sự ủng hộ, đặc biệt là ở vùng Saxony. [sửa] Từ trận Sablat đến trận Stadtlohn Cuộc nổi loạn lúc đầu phát triển theo chiều hướng có lợi cho những người Bohemia. Họ có được sự ủng hộ của vùng Thượng Áo, nơi giai cấp quý tộc chủ yếu là những người Luther hoặc Calvin. Vùng Hạ Áo cũng nổi dậy không lâu sau đó và năm 1619, bá tước Thurn dẫn một đội quân tiến sát Wien. Ở phía đông, vương công xứ Transylvania, một người theo Tin lành, dẫn đầu một chiến dịch
  19. quả cảm tấn công Hungary với sự ủng hộ của hoàng đế Ottoman. Hoàng đế Đế chế La Mã Thần thánh, vốn đang phải đối phó với cuộc chiến tranh Uzkok, phải nhanh chóng huy động quân đội hòng ngăn chặn những người Bohemia và các đồng minh của họ đang ngày càng chiếm ưu thế ở khắp nơi trên đất nước của ông. Bá tước Bucquoy, tư lệnh quân đội của Hoàng đế La Mã Thần thánh, đánh bại một lực lượng lớn của Liên đoàn Tin lành do bá tước Mansfeld chỉ huy trong trận Sablat, ngày 10 tháng 6 năm 1619. Thất bại đó của quân nổi dậy đã cắt đứt liên hệ của bá tước Thurn, đang tiến sâu vào đất Áo, với Praha và ông buộc phải chấm dứt cuộc vây hãm Wien. Thất bại ở Sablat còn khiến những người Tin lành mất một đồng minh quan trọng, xứ Savoy, một địch thủ lâu đời chống lại sự bành trướng của dòng họ Habsburg. Xứ Savoy đã hỗ trợ những người Tin lành một khoản tiền rất lớn và thậm chí đã gửi quân đồn trú đến các pháo đài ở vùng hạ lưu sông Rhine. Tuy nhiên, thất bại của Mansfeld gây lúng túng cho quân đội Savoy khi kế hoạch của họ bị phá sản và họ buộc phải rút khỏi cuộc chiến. Dù sao, bất chấp trận Sablat, đội quân của bá tước Thurn vẫn là một mối đe dọa nguy hiểm với Hoàng đế La Mã Thần thánh, còn Mansfeld gom góp tàn quân và rút về phía bắc Bohemia. Các vùng Thượng và Hạ Áo đã chính thức ký một thỏa ước liên minh với những người Bohemia vào đầu tháng 8-1619. Ngày 17-8-1619, Ferdinand chính thức không còn là vua xứ Bohemia nữa và những người Bohemia đã chọn vương công Frederick V xứ Palatine thay cho ông ta. Ở Hungary, dù những người Bohemia đã rút lại đề nghị về việc trao ngôi vua cho vương công xứ Transylvania, xứ này vẫn chiến đấu ngoan cường trong cuộc nổi dậy và họ đã đẩy toàn bộ quân đội của Hoàng đế ra khỏi đất nước vào năm 1620. Johan Tzerclaes, công tước xứ Tilly, tư lệnh quân đội của xứ Bavaria và Đế chế La Mã Thần thánh Tây Ban Nha gửi quân đội từ Brussel dưới quyền chỉ huy của Ambrosia Spinola và Nelson Antonio Fernandez III, một viên tướng quyết đoán, sang giúp Hoàng đế. Ngoài ra, đại sứ Tây Ban Nha tại Wien, Don Inigo Velez de Onate, thuyết phục xứ Saxony theo đạo Tin lành chống lại quân nổi dậy để đổi lấy quyền kiểm soát Lusatia. Những người Saxony đã nghe theo và quân đội Tây Ban Nha ở phía tây đã ngăn được Liên đoàn Tin lành tiếp viện cho bá tước Thurn. Onate còn sắp xếp để tức hiệu vương công xứ Palatinate được chuyển lại cho công tước xứ Bavaria hòng
  20. đổi lấy sự ủng hộ của xứ Bavaria và Liên đoàn Thiên chúa giáo. Dưới sự chỉ huy của tướng Tilly, quân đội của Liên đoàn Thiên chúa giáo (có một sĩ quan nổi tiếng là nhà khoa học người Pháp Rene Descartes) bình định vùng Thượng Áo, trong khi quân đội của Hoàng đế tấn công Hạ Áo. Hai cánh quân gặp nhau và cùng tiến về phía bắc vào xứ Bohemia. Ferdinand II đã đánh bại Frederick V trong trận Bila Hora, gần Prague, một trận đánh có tính chất quyết định, ngày 8 tháng 11 năm 1620. Sau thất bại đó, xứ Bohemia phải hoàn toàn theo đạo Thiên chúa và bị dòng họ Habsburg cai trị thêm gần 300 năm nữa. Thất bại còn dẫn đến việc giải tán Liên đoàn đoàn kết Phúc âm và Frederick V mất toàn bộ các lãnh địa của ông. Xứ Palatinate bị chia nhỏ cho các quý tộc Thiên chúa giáo. Tước hiệu vương công xứ Palatinate được chuyển lại cho một người họ hàng xa của Frederick V theo đạo Thiên chúa, công tước Maximilian xứ Bavaria. Frederick mất hết đất đai và phải lưu vong ở nước ngoài nhưng vẫn không ngừng vận động cho lý tưởng của ông ở Hà Lan, Đan Mạch và Thụy Điển. Sau khi cuộc nổi loạn thất bại, việc tịch thu của cải và đàn áp những người Bohemia theo đạo Tin lành diễn ra khắp nơi, hòng bảo đảm rằng xứ Bohemia này sẽ trở về hẳn với đạo Thiên chúa sau hơn hai thế kỷ tồn tại của những tôn giáo khác biệt. Tây Ban Nha, vì muốn làm chủ vùng chiến lược ngay cạnh mạn sườn của Hà Lan để chuẩn bị cho việc tiếp tục cuộc chiến tranh 80 năm, chiếm giữ những lãnh địa của Frederick, vùng Palatinate lưu vực sông Rhine. Giai đoạn thứ nhất của cuộc chiến ở miền đông nước Đức kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 1621, khi hoàng thân xứ Transylvania và Hoàng đế ký Hòa ước Nikolsburg, trao cho Transylvania một số lãnh địa ở Hungary, vốn thuộc Đế chế La Mã Thần thánh. Một số sử gia xem giai đoạn 1621-1625 là một phần riêng biệt của cuộc chiến tranh 30 năm, được gọi là “giai đoạn Palatinate”. Sau thất bại toàn diện của quân đội Tin lành tại Bila Hora và cuộc tháo chạy của hoàng thân xứ Transylvania, Đại Bohemia đã được Hoàng đế bình định. Tuy nhiên, chiến tranh vẫn tiếp diễn ở Palatinate. Giai đoạn này của cuộc chiến bao gồm những trận đánh nhỏ và những cuộc vây hãm của quân đội Tây Ban Nha. Mannheim và Heidelberg thất thủ vào năm 1622, Frankenthal thất thủ năm 1623 và toàn xứ Palatinate rơi vào tay người Tây Ban Nha. Tàn quân Tin lành, do Mansfeld và Christian nhà Brunswick chỉ huy, rút sang Hà Lan. Dù sự có mặt của đội quân đó đã giúp giải vây cho Bergen op Zoom khỏi lực lượng Thiên chúa giáo, phía Hà Lan không thể chu cấp nổi cho một đội quân lớn như vậy nên họ chuyển sang khu vực East Friesland gần đó. Mansfeld ở lại Hà Lan, còn Christian dẫn quân rong ruổi để giúp những đội quân Tin lành khác trong Vòng cung Hạ Saxon và lôi kéo sự chú ý của Tilly. Nhận được tin Mansfeld không thể hỗ trợ, quân đội của Christian quyết định rút hẳn vào sâu trong biên giới Hà Lan. Ngày 6-8-1623, quân đội của Tilly đuổi kịp họ khi chỉ còn cách biên giới Hà Lan 10 dặm. Trận Stadtlohn đã nổ ra. Trong trận này Tilly đánh bại hoàn toàn những người Tin lành, tiêu diệt bốn phần năm quân số vào khoảng 15.000 người của đối thủ. Sau thất bại nặng nề đó, Frederick V, đang lưu vong ở The Hague, trước sức ép ngày càng lớn từ phía cha vợ, James I nước Anh, phải chấm dứt mọi can dự tới cuộc chiến, đành ngưng các kế hoạch quân sự của ông. Cuộc nổi dậy của người Tin lành đến đây hoàn toàn thất bại.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0