Đề tài: Dẫn tàu an toàn trên luồng Vũng Tàu - Thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 18
download
Luồng sông Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh, thực trạng ngành hàng hải và kiến nghị một số biện pháp dẫn tàu an toàn, hệ thống pháp luật về dẫn tàu an toàn là những nội dung trong 3 phần của đề tài "Dẫn tàu an toàn trên luồng Vũng Tàu - Thành phố Hồ Chí Minh". Mời các bạn cùng tham khảo để có thêm tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Dẫn tàu an toàn trên luồng Vũng Tàu - Thành phố Hồ Chí Minh
- Dẫn tàu an toàn trên luồng sông Vũng Tàu – Sài Gòn Mục lục Phần A Luồng sông Vũng Tàu – thành phố Hồ Chí Minh Chƣơng I Khái quát về hệ thống cảng biển và luồng lạch, điều kiện địa lý & đặc điểm khí tƣợng thủy văn của vùng biển Việt Nam I. Khái quát về hệ thống cảng biển và luồng lạch cảng biển ..................................... 7 II. Điều kiện địa lý, đặc điểm khí tượng thủy văn của vùng biển Việt Nam. 1.Đặc điểm chung ...................................................................................................... 8 2. Đặc điểm khí tƣợng ven biển Việt Nam ............................................................... 8 III. Điều kiện thuỷ văn vùng biển Việt Nam. 1.Đặc trƣng của nƣớc biển ........................................................................................ 9 2. Dòng chảy .............................................................................................................. 10 3. Thuỷ triều ............................................................................................................... 10 Chƣơng II Điều kiện môi trƣờng tự nhiên và xã hội thành phố Hồ Chí Minh I. Giới thiệu chung ................................................................................................ 11 II. Đặc điểm tự nhiên. 1. Vị trí địa lý .................................................................................................. 12 2. Khí hậu thời tiết ................................................................................. 13 3. Địa chất – Đất đai ............................................................................... 14 4. Nguồn nƣớc – Thuỷ văn ...................................................................... 15 5. Thảm thực vật .................................................................................... 16 III. Đặc điểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh. 1.Cộng đồng dân cƣ . .................................................................................................. 17 2. Kinh tế xã hội ......................................................................................................... 18 3. Văn hoá- Du lịch .................................................................................................... 19 4. Giáo dục- Khoa học kỹ thuật- y tế ........................................................................ 20 5. Định hƣớng phát triển ............................................................................................ 21 III. Ảnh hưởng các yếu tố tự nhiên, xã hội tới tuyến đường thuỷ Vũng Tàu – Sài Gòn ................................................................................................................... 23 Chƣơng III Tìm hiểu đặc tính luồng Sài Gòn – Vũng Tàu I. Khái lược luồng Sài Gòn – Vũng Tàu. 1. Sông Sài Gòn ......................................................................................................... 25 Trang 1
- Dẫn tàu an toàn trên luồng sông Vũng Tàu – Sài Gòn 2.Sông Đồng Nai ....................................................................................................... 25 3. Sông Nhà Bè, Lòng Tàu, Ngã Bảy và Vịnh Gành Rái ....................................... 25 4. Phân chia luồng ...................................................................................................... 26 II Những đặc điểm cơ bản. 1.Đặc điểm về hình dạng ........................................................................................... 26 2. Đặc điểm về độ sâu ................................................................................................ 27 3. Một số điểm chú ý ................................................................................................. 30 III Những hướng chính trên luồng, vị trí kiểm tra, khả năng nhìn thấy nhau khi tàu đang hành trình trên luồng Vũng Tàu – Sài Gòn ....................................................... 31 IV Thuỷ triều. 1. Những hiểu biết cơ bản về thuỷ triều .................................................................... 32 2. Chế độ thuỷ triều vùng biển Vũng Tàu. 2.1 Đặc điểm chung ............................................................................................ 34 2.2 Ảnh hưởng thủy triều vùng biển Vũng Tàu đến các điểm, nhánh sông trên luồng Vũng Tàu – Sài Gòn .................................................................................. 37 3. Ảnh hƣởng dòng chảy do thủy triều gây ra đến tính năng điều động tàu. 3.1Những dòng chảy cần lưu ý ở một số vị trí trên luồng ................................. 39 3.2 Chọn giờ khởi hành ....................................................................................... 41 Chƣơng IV Phân đoạn chính trên luồng Vũng Tàu – Sài Gòn I. Đoạn sông Sài Gòn ..................................................................................................... 44 II. Đoạn sông Nhà Bè .................................................................................................... 46 III. Đoạn sông Lòng Tàu .............................................................................................. 49 IV. Đoạn sông Ngã Bảy ................................................................................................. 52 V. Đoạn vịnh Gành Rái – Vũng Tàu ............................................................................ 54 VI. Hệ thống cảng và phao buộc tàu luồng Vũng Tàu – Sài Gòn 1. Hệ thống cảng và cầu cảng .................................................................................... 58 2. Hệ thống phao buộc tàu luồng Vũng Tàu – Sài Gòn ........................................... 63 Chƣơng V Hệ thống báo hiệu hàng hải khu vực luồng Sài Gòn – Vũng Tàu I. Hệ thống báo hiệu nổi. 1. Đặc điểm chung ..................................................................................................... 67 2. Đặc điểm riêng ....................................................................................................... 69 II. Hệ thống trụ tiêu cố định luồng Vũng Tàu – Sài Gòn. 1. Đặc điểm chung ..................................................................................................... 77 Trang 2
- Dẫn tàu an toàn trên luồng sông Vũng Tàu – Sài Gòn 2. Đặc điểm riêng ....................................................................................................... 77 III. Đèn Vũng Tàu .......................................................................................................... 86 IV. Liên lạc qua VHF ..................................................................................................... 86 Phần B Thực trạng ngành hàng hải và kiến nghị một số biện pháp dẫn tàu an toàn Chƣơng I Thực trạng ngành hàng hải I. Thực trạng hàng hải ở Việt Nam. 1. Tình hình hàng hải thời gian qua ........................................................................89 2. Hạn chế và phƣơng hƣớng khắc phục. 2.1 Hạn chế ........................................................................................................94 2.2 Hướng khắc phục.......................................................................................... 96 3. Tai nạn hàng hải ............................................................................................ 97 II. Thực trạng hàng hải trên luồng sông Vũng Tàu – Sài Gòn. 1. Tình hình hàng hải khu vực cảng thành phố Hồ Chí Minh ............................... 100 2. Nguyên nhân tai nạn ............................................................................................ 105 3. Khắc phục ............................................................................................................106 4. Phƣơng hƣớng của thành phố từ năm 2010 đến 2020 .......................................107 Chƣơng II Kiến nghị một số biện pháp dẫn tàu an toàn I. Biện pháp tăng cường cở sở vật chất. 1. Nạo vét luồng .......................................................................................................108 2. Chạy tàu với tốc độ chậm ...................................................................................108 3. Tăng cƣờng tàu lai ............................................................................................... 109 4. Phân chia luồng cho phù hợp ..............................................................................109 5. Thành lập nhiều hơn đội cứu hộ .........................................................................110 6. Tu bổ, nâng cấp hệ thống báo hiệu và dẫn hiệu an toàn trên luồng .................110 Trang 3
- Dẫn tàu an toàn trên luồng sông Vũng Tàu – Sài Gòn 7. Cách dẫn tàu ......................................................................................................... . 111 II. Biện pháp về con người .......................................................................................... 112 Phần C Hệ thống pháp luật về dẫn tàu an toàn I. Các công ước quốc tế liên quan đến an toàn Việt Nam đã tham gia 1. Bộ quy tắc quốc tế về phòng ngừa và đâm va trên biển năm 1972 (Colreg 72)115 2. Công ƣớc quốc tế về các tiêu chuẩn huấn luyện, cấp bằng và trực ca cho thuyền viên( Công ƣớc STCW-1978). Các nghị quyết của hội nghị năm 1995 ...............116 3. Công ƣớc về an toàn sinh mạng con ngƣời trên biển năm SOLAS 1974( Ấn phẩm hợp nhất năm 2007) .................................................................................................118 4. Công ƣớc về tạo thuận lợi về giao thông hàng hải quốc tế FAL 1965 ( Bản sửa đổi hợp nhất năm 2002) .................................................................................................120 5. Công ƣớc về ngăn ngừa ô nhiễm biển MARPOL 73/78( Ấn phẩm hợp nhất 2006) .........................................................................................................................................121 II. Các quy định của Việt Nam về dẫn tàu an toàn. 1. Các quy định của Việt Nam. 1.1.Các luật và quy định về dẫn tàu an toàn ..................................................... 122 1.2 Tóm tắt một số nội dung chính của luật hàng hải Việt Nam về dẫn tàu an toàn ........................................................................................................................... 123 2. Những quy định về hành trình và điều động của tàu thuyền trong vùng nƣớc cảng biển thành phố Hồ Chí Minh 124 3.Tổng quát nội quy chính công việc của Hoa tiêu về dẫn tàu an toàn. 3.1 Công việc của ngƣời Hoa tiêu ...........................................................................127 3.2 An toàn kỹ thuật .......................................................................................... 127 Phần D Kết luận & Sách tham khảo...................................................................... 130&131 Trang 4
- Dẫn tàu an toàn trên luồng sông Vũng Tàu – Sài Gòn Lời nói đầu Đất nƣớc chúng ta đang bƣớc vào thời kỳ hội nhập nhất là sau khi Việt Nam gia nhập vào tổ chức thƣơng mại WTO. Do đó muốn cùng phát triển với bàn bè trên thế giới thì chúng ta phải phát triển những ngành mũi nhọn. Ngành công nghiệp Hàng hải là một trong số những ngành nhƣ vậy. Ở nƣớc ta tuyến luồng sông Vũng Tàu – Sài Gòn xét trên nhiều khía cạnh thì đây là tuyến quan trọng bậc nhất. Tuy vậy, toàn tuyến có những nơi nguy hiểm, những khó khăn có thể xảy ra. Việc nắm bắt đƣợc các thông tin khi hành trình trên luồng là bắt buộc để có thể điều động con tàu một cách an toàn nhất. Rất may mắn và vinh dự cho em đã nhận đƣợc đề tài “ Dẫn tàu an toàn trên luồng Vũng Tàu – Tp Hồ Chí Minh” , đây là một đề tài rất thực tế và hấp dẫn ( nguồn trên Internet ). Quả thật trong thời gian học em khá mơ hồ về ngành, nhƣng khi nhận đề tài tự tìm hiểu em mới hiểu rõ hơn công việc của mình sau này. Cũng qua đây em xin cám ơn thày Ty ( giáo viên hƣớng dẫn), bác Khởi ( Hoa tiêu khu vực 3), các cán bộ công tác tại Cảng vụ Tp Hồ Chí Minh và giáo viên khoa Hàng hải đã hƣớng dẫn nhiệt tình cho em hoàn thành đề tài này. Đề tài đƣợc viết qua sự tìm hiểu và hƣớng dẫn trong thời gian ngắn. Do đó, cũng không khỏi những khiếm khuyết. Em chân thành cám ơn sự góp ý để hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cám ơn ! Sinh viên Đỗ Văn Biên Trang 5
- Dẫn tàu an toàn trên luồng sông Vũng Tàu – Sài Gòn Phần A Luồng sông Vũng Tàu – thành phố Hồ Chí Minh Trang 6
- Dẫn tàu an toàn trên luồng sông Vũng Tàu – Sài Gòn Chƣơng I Khái quát về hệ thống cảng biển và luồng lạch, điều kiện địa lý và đặc điểm khí tƣợng thủy văn của vùng biển Việt Nam I. Khái quát về hệ thống cảng biển và luồng lạch cảng biển. Nhƣ đã biết, Việt Nam là quốc gia có đƣờng bờ biển kéo dài khoảng 3,200 km trải dài theo chiều dọc từ Móng Cái đến Hà Tiên với tài nguyên thiên nhiên phong phú. Do đó, trong công cuộc đổi mới thì công nghiệp hàng hải đóng một vai trò thiết yếu. Hệ thống cảng biển chia ra làm 8 nhóm gồm 114 bến cảng: Nhóm 1: Nhóm cảng biển phía Bắc, gồm các cảng từ Quảng Ninh đến Ninh Bình (luồng biển và biển sông). Nhóm 2: Nhóm cảng biển Bắc Trung bộ, bao gồm các cảng từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh (luồng biển). Nhóm 3: Các cảng biển Trung Trung bộ từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi (luồng biển và biển sông). Nhóm 4: Nhóm cảng biển Nam Trung bộ từ tỉnh Bình Định đến Ninh Thuận (luồng biển). Nhóm 5: Nhóm cảng biển thành phố Hồ Chí Minh- Đồng Nai- Bà Rịa- Vũng Tàu (luồng biển và biển sông). Nhóm 6: Nhóm cảng biển đồng bằn sông Cửu Long (luồng sông). Nhóm 7: Nhóm cảng biển Côn Đảo (luồng biển). Mỗi nhóm cảng biển đều có các cảng tổng hợp và cảng chuyên dùng (cảng liền bờ, cảng nổi, vùng neo đậu, cảng nƣớc sâu và cảng cạn). Thêm vào đó, sau năm 2010 tùy theo nhu cầu nhịp độ tăng trƣởng của kinh tế đất nƣớc khả năng đầu tƣ để xây các cảng tiềm năng. Trang 7
- Dẫn tàu an toàn trên luồng sông Vũng Tàu – Sài Gòn II. Điều kiện địa lý, đặc điểm khí tƣợng thủy văn của vùng biển Việt Nam. 1.Đặc điểm chung. Việt Nam nằm ở Đông Nam châu Á, phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào và Campuchia, phía Đông và Nam giáp biển. Vĩ tuyến kéo dài từ 090 00N đến 220 00N. Bờ biển có chiều dài khoảng 3,200 km phía Đông giáp biển Đông, phía Nam giáp Vịnh Thái Lan với địa hình vô cùng phức tạp. Có thể chia theo các đoạn sau: - Từ Móng Cái đến Hải Phòng. - Từ Hải Phòng đến Bắc Thanh Hóa. - Từ Quảng Bình đến Bình Thuận. - Từ Vũng tàu đến mũi Cà Mau. - Từ mũi Cà Mau đến Hà Tiên. Bản đồ Việt Nam 2. Đặc điểm khí tƣợng ven biển Việt Nam Việt Nam mang đặc tính khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu hải dƣơng. Chia 2 vùng khí hậu phân biệt miền Bắc và miền Nam. Miền Bắc (từ Móng Cái đến đèo Hải Vân). Chia thành 4 mùa: Mùa xuân, hạ, thu và đông rõ rệt. Mùa xuân: Từ tháng 2 đến hết tháng 4, nhiệt độ trung bình 18.50C tăng dần lên 0 25.5 C. Đồng thời gió mùa Đông Bắc giảm dần và mất hẳn vào tháng 4, trong thời gian này thƣờng có sƣơng mù. Mùa hạ: Từ tháng 5 đến tháng 7, thời tiết nắng nóng nhiệt độ trung bình tăng từ 18.50C trong tháng 5 dần lên 29.50C trong tháng 7. Gió chủ yếu là Đông và Đông Nam có lúc mạnh tới cấp 6. Đây cũng chính là mùa mƣa bão, xuất phát từ Đông Philipine hoặc từ biển Đông đi vào theo hƣớng Tây và Tây- Tây Bắc. Mùa thu: Từ tháng 8 đến hết tháng 10, nhiệt độ giảm xuống còn 260C vào tháng 10. Không khí lạnh từ phía Bắc tràn về làm lƣợng mƣa tăng. Bão vẫn có nhƣng mức độ ít, khoảng 1 cơn trong 1 đến 2 năm. Trang 8
- Dẫn tàu an toàn trên luồng sông Vũng Tàu – Sài Gòn Mùa đông: Từ tháng 11 đến tháng 1 sang năm, nhiệt độ trung bình 180C ÷ 210C, lạnh nhất tháng 12 kèm theo gió Đông Bắc (mạnh nhất có thể cấp 6 ÷ 7). Miền Nam (từ đèo Hải Vân đến mũi Cà Mau). Đặc tính khí hậu mang 2 mùa rõ rệt: Mùa mƣa và mùa khô. Mùa mưa: Thƣờng bắt đầu tháng 5 và kết thúc vào tháng 11, nhiệt độ trung bình từ 260C ÷ 280C. Thời lƣợng mƣa tăng từ 10% trong tháng 5 lên 20% trong tháng 8, thời gian này gió mùa chủ yếu hƣớng Tây Nam đồng thời xuất hiện nhiều trung tâm áp thấp nhiệt đới làm cấp gió có thể lên cấp 6 ÷ cấp 7. Tần suất bão trung bình 1 cơn trong 1 đến 2 năm, khu vực Nam bộ là 5 năm. Mùa khô: Từ tháng 11 đến 4 năm sau, nhiệt độ thay đổi tuỳ theo vùng nhƣ ở Trung bộ và Tây Nguyên trung bình là 260C ( trong tháng 11 còn 230C ÷ 250C), ở Nam bộ thì nhiệt độ thấp nhất là 230C ÷ 250C vào tháng 1 sau đó tăng dần lên 280C. Lƣợng mƣa không đáng kể, gió mùa chủ yếu là hƣớng Đông Bắc (trong bờ tốc độ có lúc cấp 4, 5 và ngoài khơi là cấp 6,7). Tần suất bão thấp, hiếm có. III. Điều kiện thuỷ văn vùng biển Việt Nam. 1. Đặc trƣng của nƣớc biển . a. Nhiệt độ trung bình nước biển ở lớp mặt nước (t0C). Tuỳ theo từng khu vực, mùa mà t0C khác nhau. Mùa đông và mùa xuân nhiệt độ tăng từ Bắc vào Nam, tháng 2 thì t0Cmin≤ 17 08 khu vực Đông Bắc. Trung bình nƣớc biển t0C =270C. b. Độ mặn của nước biển (%0) Từ tháng 5 đến tháng 9 thì độ mặn là ≤ 33 %0 ở miền Bắc và vịnh Bắc bộ, còn ở miền Trung và miền Nam là từ 33 %0 đến 35 %0. Từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau thì ở miền Bắc và Trung trung bộ từ 33.5 %0 đến 34%0, từ Nam bộ đến mũi Cà Mau giảm từ 33%0 đến 32%0. c. Màu nước biển. Từ tháng 1 đến tháng 3: Miền Bắc cho đến Nam Trung bộ có màu xanh tím than, từ Nam trung bộ đến đồng bằng sông Cửu Long có màu xanh vàng nhạt. Từ tháng 6 đến tháng 12: Vùng Thanh Hoá đến Quảng Bình có màu xanh lá cây vàng nhạt, từ Quảng Trị đến Quảng Nam có màu xanh lá cây nhạt, từ Đà Nẵng đến Ninh Thuận có màu xanh lá cây đậm và xanh tím than, từ Cà Mau đến Hà Tiên có màu xanh lá cây nhạt hoặc đậm. Trang 9
- Dẫn tàu an toàn trên luồng sông Vũng Tàu – Sài Gòn d. Độ trong của nước biển. Từ tháng 1 đến tháng 3: Từ miền Bắc đến Nam Trung bộ là 25m và giảm dần ở vùng Bà Rịa - Vũng Tàu còn 10m. Từ tháng 6 đến tháng 12: Là mƣa lũ nên độ trong của nƣớc biển sẽ giảm, ở Đông Nam bộ còn 5m, từ Cà Mau đến Hà Tiên là 15m. e. Chất đáy. Chất liệu chủ yếu là bùn và cát hoặc cát bùn kết nhuyễn, ngoài ra còn có các dạng nhƣ: Sỏi, san hô, đá nhƣng không nhiều. 2. Dòng chảy . a. Từ miền Bắc đến Đà Nẵng: Từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau nƣớc chảy hƣớng Hải Nam vào vịnh Bắc bộ (yếu nhất tháng 4, 9, 10 tốc độ từ 0.2 kt đến 0.4 kt và mạnh nhất vào từ tháng 11 đến tháng 3 sang năm tốc độ từ 0.5 kt đến 1.0 kt). Từ tháng 5 đến tháng 8 dòng chảy hƣớng từ trong vịnh ra ngoài biển Đông, một phần ra Nam vịnh. b. Từ Đà Nẵng đến mũi Cà Mau. Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau hƣớng dòng chảy dọc từ Bắc xuống Nam, từ Đông Bắc theo hƣớng Đông Nam tốc độ thấp từ 0.5 kt đến 1.5 kts (mạnh nhất là 3 kts vào các tháng 1 & 2). Từ tháng 5 đến tháng 9 hƣớng dọc từ Nam lên Bắc thành hƣớng Đông Bắc, tốc độ mạnh nhất 0.8 kt đến 1.7 kts vào tháng 7. c. Từ Cà Mau đến Hà Tiên. Hƣớng chủ yếu là Tây Bắc mạnh nhất vào tháng 8 và 9 tốc độ 0.4 kt- 0.8 kt. 3. Thuỷ triều Chế độ thuỷ triều ở vùng ven biển Việt Nam chủ yếu là bán nhật triều không đều (2 lần nƣớc lớn, 2 lần nƣớc ròng). Tuỳ theo từng vùng mà số ngày bị ảnh hƣởng thay đổi nhƣ ở Hòn Dấu trên dƣới 25 ngày, nhƣng ở vùng Nam Thanh Hoá trung bình chỉ có từ 8 ÷ 12 ngày/ tháng. Biên độ triều cao nhất vào khoảng 3.0 ÷ 4.0m. Trang 10
- Dẫn tàu an toàn trên luồng sông Vũng Tàu – Sài Gòn Chƣơng II Điều kiện môi trƣờng tự nhiên và xã hội thành phố Hồ Chí Minh I. Giới thiệu chung. Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất nƣớc ta với dân số 6,239,938 ngƣời (năm 2005), diện tích 2,095,239 km 2 đƣợc chia ra 19 quận ( 12 quận đánh số từ 1 đến 12 và các quận Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Thủ Đức, Bình Tân) và 5 huyện (Củ Chi, Hooc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ). Quốc Hội khoá VI họp ngày 02/07/1976 đã chính thức đổi tên Sài Gòn là thành phố Hồ Chí Minh. Với hơn 300 năm hình thành và phát triển, thành phố có rất nhiều công trình kiến trúc cổ, nhiều di tích và hệ thống bảo tàng phong phú. Là trung tâm thƣơng mại và là nơi hội tụ của nhiều dân tộc anh em, mỗi dân tộc có tín ngƣỡng, sắc thái văn hoá riêng góp phần tạo nên một nền văn hoá đa dạng. Năng động và sáng tạo, Thành phố Hồ Chí Minh luôn đi đầu cả nƣớc trong các phong trào xã hội, nơi đầu tiên trong cả nƣớc đƣợc công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục trung học. Với vai trò đầu tàu trong đa giác chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội, thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá - du lịch, giáo dục - khoa học kỹ thuật - y tế lớn của cả nƣớc. Trong tƣơng lai, thành phố sẽ phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, có cơ cấu công nông nghiệp hiện đại, có văn hoá khoa học tiên tiến, một thành phố văn minh hiện đại có tầm cỡ ở khu vực Đông Nam Á. Trang 11
- Dẫn tàu an toàn trên luồng sông Vũng Tàu – Sài Gòn II. Đặc điểm tự nhiên 1. Vị trí địa lý. Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong toạ độ địa lý khoảng 10 0 10’ – 10 0 38 vĩ độ Bắc và 106 0 22’ – 106 054 ’ kinh độ Đông . Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dƣơng, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh , Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Thành phố Hồ Chí Minh cách thủ đô Hà Nội gần 1,700 km đƣờng bộ, nằm ở ngã tƣ quốc tế giữa các con đƣờng hàng hải từ Bắc xuống Nam , từ đông sang tây, là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á. Trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km. Đây là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế . Với hệ thống cảng và sân bay lớn Thành phố Hồ Chí Minh và vùng phụ cận nhất cả nƣớc, cảng Sài Gòn với năng lực hoạt động 10 triệu tấn /năm. Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với hàng chục đƣờng bay chỉ cách trung tâm thành phố 7km. Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Ðông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Ðịa hình tổng quát có dạng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Ðông sang Tây. Nó có thể chia thành 3 tiểu vùng địa hình: Vùng cao nằm ở phía Bắc - Ðông Bắc và một phần Tây Bắc (thuộc bắc huyện Củ Chi, đông bắc quận Thủ Ðức và quận 9), với dạng địa hình lƣợn sóng, độ cao trung bình 10 ÷ 25 m và xen kẽ có những đồi gò độ cao cao nhất tới 32m, nhƣ đồi Long Bình (quận 9). Trang 12
- Dẫn tàu an toàn trên luồng sông Vũng Tàu – Sài Gòn Vùng thấp trũng ở phía Nam-Tây Nam và Ðông Nam thành phố (thuộc các quận 9, 8,7 và các huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ). Vùng này có độ cao trung bình trên dƣới 1m và cao nhất 2m, thấp nhất 0.5m. Vùng trung bình, phân bố ở khu vực Trung tâm Thành phố: Gồm phần lớn nội thành cũ, một phần các quận 2, Thủ Ðức, toàn bộ quận 12 và huyện Hóc Môn. Vùng này có độ cao trung bình 5 ÷ 10m. Nhìn chung, địa hình Thành phố Hồ Chí Minh không phức tạp, song cũng khá đa dạng, có điều kiện để phát triển nhiều mặt. 2. Khí hậu thời tiết. Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Cũng nhƣ các tỉnh ở Nam bộ, đặc điểm chung của khí hậu-thời tiết TPHCM là nhiệt độ cao đều trong năm và có hai mùa mƣa - khô rõ ràng làm tác động chi phối môi trƣờng cảnh quan sâu sắc. Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Theo tài liệu quan trắc nhiều năm của trạm Tân Sơn Nhất, qua các yếu tố khí tƣợng chủ yếu cho thấy những đặc trƣng khí hậu Thành Phố Hồ Chí Minh. Lượng bức xạ lớn: Trung bình khoảng 386.5 Kcal/cm2/ngày. Số ngày nắng trung bình 1 ngày là 6h ÷ 8h, ngày cao nhất là 834.6 Kcal/cm2/ngày (10/05/1974) . Nhiệt độ không khí trung bình 270C. Nhiệt độ cao tuyệt đối 400C, nhiệt độ thấp tuyệt đối 13,80C. Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 4 (28,80C), tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là khoảng giữa tháng 12 và tháng 1 (25.70C). Hàng năm có tới trên 330 ngày có nhiệt độ trung bình 25 ÷ 280C. Ðiều kiện nhiệt độ và ánh sáng thuận lợi cho sự phát triển các chủng loại cây trồng và vật nuôi đạt năng suất sinh học cao; đồng thời đẩy nhanh quá trình phân hủy chất hữu cơ chứa trong các chất thải, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trƣờng đô thị. Lượng mưa cao: Theo thống kê thì bình quân/năm 1,949 mm. Năm cao nhất 2,718 mm (1908) và năm nhỏ nhất 3,392 mm (1958). Số ngày mƣa trung bình/năm là 159 ngày. Khoảng 90% lƣợng mƣa hàng năm tập trung vào các tháng mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 11; trong đó hai tháng 6 và 9 thƣờng có lƣợng mƣa cao nhất. Các tháng 1,2,3 mƣa rất ít, lƣợng mƣa không đáng kể. Trên phạm vi không gian thành phố, lƣợng mƣa phân bố không đều, có khuynh hƣớng tăng dần theo trục Tây Nam - Ðông Bắc. Ðại bộ phận các quận nội thành và các huyện phía Bắc thƣờng có lƣợng mƣa cao hơn các quận huyện phía Nam và Tây Nam. Ðộ ẩm tương đối của không khí: Bình quân/năm 80%; bình quân mùa mƣa 80% và trị số cao tuyệt đối tới 100%; bình quân mùa khô 71% và mức thấp tuyệt đối xuống tới 20%. Gió: Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hƣởng bởi hai hƣớng gió chính và chủ yếu là gió mùa Tây - Tây Nam và Bắc - Ðông Bắc. Gió Tây -Tây Nam từ Ấn Ðộ Dƣơng thổi vào trong mùa mƣa, khoảng từ tháng 6 đến tháng 10, tốc độ trung Trang 13
- Dẫn tàu an toàn trên luồng sông Vũng Tàu – Sài Gòn bình 3.6m/s và gió thổi mạnh nhất vào tháng 8, tốc độ trung bình 4.5 m/s. Gió Bắc- Ðông Bắc từ biển Đông thổi vào trong mùa khô, khoảng từ tháng 11 đến tháng 2, tốc độ trung bình 2.4 m/s. Ngoài ra có gió tín phong, hƣớng Nam - Ðông Nam, khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 tốc độ trung bình 3.7 m/s. Về cơ bản TPHCM thuộc vùng không có gió bão. Năm 1997, do biến động bởi hiện tƣợng El-Nino gây nên cơn bão số 5, chỉ một phần huyện Cần Giờ bị ảnh hƣởng ở mức độ nhẹ. 3. Địa chất – Đất đai. Về cấu tạo địa chất: Đất đai hình thành do phù sa sông Cửu Long bồi đắp trong một vịnh nông đƣợc gọi là rãnh Nam bộ cách đây khoảng 600 triệu năm. Dƣới lớp đất là nền đá gốc, chìm sâu dần về phía Tây Nam. Tại Dĩ An sâu khoảng 50m ÷ 60m, ở Lái Thiêu là 100m và ở Lê Minh Xuân sâu trên 350m. Phía Tây Bắc và Đông Bắc là đất phù sa cổ sinh. Phía Tây Nam và Đông Nam là đất phù sa đệ tứ mới bồi đắp. Ðất đai Thành phố Hồ Chí Minh đƣợc hình thành trên hai tƣớng trầm tích-trầm tích Pleieixtoxen và trầm tích Holoxen. Trầm tích Pleixtoxen (trầm tích phù sa cổ): chiếm hầu hết phần phía Bắc, Tây Bắc và Ðông Bắc thành phố, gồm phần lớn các huyện Củ Chi, Hóc môn, Bắc Bình Chánh, quận Thủ Ðức, Bắc-Ðông Bắc quận 9 và đại bộ phận khu vực nội thành cũ. Ðiểm chung của tƣớng trầm tích này, thƣờng là địa hình đồi gò hoặc lƣợn sóng, cao từ 20 ÷ 25m và xuống tới 3 ÷ 4m, mặt nghiêng về hƣớng Ðông Nam. Dƣới tác động tổng hợp của nhiều yếu tố tự nhiên nhƣ sinh vật, khí hậu, thời gian và hoạt động của con ngƣời, qua quá trình xói mòn và rữa trôi... trầm tích phù sa cổ đã phát triển thành nhóm đất mang những đặc trƣng riêng. Nhóm đất xám, với qui mô hơn 45,000 ha, tức chiếm tỷ lệ 23.4% diện tích đất thành phố. Nhóm đất phù sa: Đất phù sa không đƣợc bồi, có tầng loang lổ; đất phù sa không đƣợc bồi, gley. Trong đó hai loại đầu chiếm diện tích lớn hơn; loại sau, là đất phù sa ngọt, đất rất tốt, chỉ có khoảng 5,200 ha (2.7%). Ðất phù sa nói chung có thành phần cơ giới từ sét trung bình tới sét nặng. Ðất có phản ứng chua, độ pH khoảng 4.2 ÷ 4.5 ở tầng đất mặt và xuống sâu 0.5 ÷ 1.2m độ chua giảm nhiều, pH nâng lên tới 5.5 ÷ 6.0. Hàm lƣợng mùn trung bình, các chất dinh dƣỡng khá. Là loại đất màu mỡ, thuận lợi cho phát triển trồng lúa cao sản, chất lƣợng tốt. Nhóm đất phù sa không hoặc bị nhiễm phèn, phân bố ở những nơi địa hình hơi cao khoảng 1.5 ÷ 2.0m. Nó tập trung tại vùng giữa của phía Nam huyện Bình Chánh, Ðông Quận 7, Bắc huyện Nhà Bè và một ít nơi ở Củ Chi, Hóc Môn. Nhóm đất phèn, có hai loại: đất phèn nhiều và đất phèn trung bình. Chúng phân bố tập trung chủ yếu ở hai vùng. Vùng đất phèn Tây Nam Thành phố, kéo dài từ Tam Tân-Thái Mỹ huyện Củ Chi xuống khu vực Tây Nam huyện Bình Chánh - các xã Tân Tạo, Phạm Văn Hai, Lê Minh Xuân... Vùng này hầu hết thuộc loại đất phèn nhiều (phèn nặng); đất rất chua, độ pH khoảng 2.3 ÷ 3.0. Nó cùng điều kiện thành tạo và tính chất giống nhƣ đất phèn vùng Ðồng Tháp Mƣời. Vùng đất phèn ven sông Sài Gòn-Rạch Tra và bƣng Sáu xã quận 9. ở đây hầu hết diện tích thuộc loại đất phèn trung bình và ít, phản ứng của đất chua nhẹ ở tầng đất mặt, độ pH khoảng 4.5 ÷ 5.0; song giảm mạnh ở tầng đất dƣới, đất rất chua, độ pH xuống tới 3.0 ÷ 3.5. Trang 14
- Dẫn tàu an toàn trên luồng sông Vũng Tàu – Sài Gòn 4. Nguồn nước- Thuỷ văn. Về nguồn nƣớc: Nằm ở vùng hạ lƣu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn, thành phố Hồ Chí minh có mạng lƣới sông ngòi kênh rạch rất phát triển. Sông Ðồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Langbiang (Ðà Lạt) và hợp lƣu bởi nhiều sông khác, nhƣ sông La Ngà, sông Bé, nên có lƣu vực lớn, khoảng 45,000 km2. Nó có lƣu lƣợng bình quân 20 ÷ 500 m3/s và lƣu lƣợng cao nhất trong mùa lũ lên tới 10,000 m3/s, hàng năm cung cấp 15 tỷ m3 nƣớc và là nguồn nƣớc ngọt chính của thành phố Hồ Chí Minh. Sông Sài Gòn bắt nguồn từ vùng Hớn Quản, chảy qua Thủ Dầu Một đến thành phố với chiều dài 200 km và chảy dọc trên địa phận thành phố dài 80 km. Hệ thống các chi lƣu của sông Sài Gòn rất nhiều và có lƣu lƣợng trung bình vào khoảng 54 m3/s. Bề rộng của sông Sài Gòn tại Thành phố thay đổi từ 225m đến 370m và độ sâu tới 20m. Sông Ðồng Nai nối thông qua sông Sài Gòn ở phần nội thành mở rộng, bởi hệ thống kênh Rạch Chiếc. Sông Nhà Bè hình thành từ chỗ hợp lƣu của sông Ðồng Nai và sông Sài Gòn, các trung tâm thành phố khoảng 5km về phía Ðông Nam. Nó chảy ra biển Ðông bằng hai ngả chính -ngả Soài Rạp dài 59km, bề rộng trung bình 2km, lòng sông cạn, tốc độ dòng chảy chậm; ngả Lòng Tàu đổ ra vịnh Gành Rái, dài 56km, bề rộng trung bình 0.5km, lòng sông sâu, là đƣờng thủy chính cho tàu bè ra vào bến cảng Sài Gòn. Nƣớc ngầm ở Thành phố Hồ Chí Minh nhìn chung khá phong phú, càng xuống phía Nam (Nam Bình Chánh, quận 7, Nhà Bè, Cần Giờ) nƣớc ngầm thƣờng bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Khu vực các quận huyện 12, Hóc môn và Củ Chi có trữ lƣợng nƣớc ngầm rất dồi dào, chất lƣợng nƣớc rất tốt, thƣờng đƣợc khai thác ở tầng 60 ÷ 90m. Ðây là nguồn nƣớc bổ sung quan trọng của thành phố. Về thủy văn: Hầu hết các sông rạch Thành phố Hồ Chí Minh đều chịu ảnh hƣởng dao động triều bán nhật của biển Ðông. Mỗi ngày, nƣớc lên xuống hai lần, theo đó thủy triều thâm nhập sâu vào các kênh rạch trong thành phố, gây nên tác động không nhỏ đối với sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát nƣớc ở khu vực nội thành. Mực nƣớc triều bình quân cao nhất là 1.10m. Tháng có mực nƣớc cao nhất là tháng 10 ÷ 11, thấp nhất là các tháng 6 ÷ 7. Về mùa khô, lƣu lƣợng của nguồn các sông nhỏ, độ mặn 4% có thể xâm nhập trên sông Sài Gòn đến quá Lái Thiêu, có năm đến đến tận Thủ Dầu Một và trên sông Ðồng Nai đến Long Ðại. Mùa mƣa lƣu lƣợng của nguồn lớn, nên mặn bị đẩy lùi ra xa hơn và độ mặn bị pha loãng đi nhiều. Từ khi có các công trình thủy điện Trị An và thủy lợi Dầu Tiếng ở thƣợng nguồn, chế độ chảy tự nhiên chuyển sang chế độ chảy điều tiết qua tuốt bin, đập tràn và cống đóng-xả, nên môi trƣờng vùng hạ du từ Bắc Nhà Bè trở nên chịu ảnh hƣởng của nguồn, nói chung đã đƣợc cải thiện theo chiều hƣớng ngọt hóa. Dòng chảy vào mùa kiệt tăng lên, đặc biệt trong các tháng từ tháng 2 đến tháng 5 tăng 3 ÷ 6 lần so với tự nhiên. Vào mùa mƣa, lƣợng nƣớc đƣợc điều tiết giữ lại trên hồ, làm giảm thiểu khả năng úng lụt đối với những vùng trũng thấp; nhƣng ngƣợc lại, nƣớc mặn lại xâm nhập vào sâu hơn. Tuy nhiên, nhìn chung, đã mở rộng đƣợc diện tích cây trồng bằng việc tăng vụ mùa canh tác. Ngoài ra, việc phát triển các hệ thống kênh mƣơng, đã có tác dụng nâng cao mực nƣớc ngầm trên tầng mặt lên 2 ÷ 3m, tăng thêm nguồn cung cấp nƣớc phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của thành phố. Trang 15
- Dẫn tàu an toàn trên luồng sông Vũng Tàu – Sài Gòn 5. Thảm thực vật. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm mƣa mùa Ðông Nam Bộ Hệ sinh thái rừng này ở Củ Chi và Thủ Ðức. Theo một số tài liệu nghiên cứu cho biết, rừng nguyên sinh Củ Chi là rừng kín thƣờng xanh ƣu thế cây họ Dầu và trong cấu trúc tổ thành hỗn giao có khoảng 20 ÷ 30% các loài cây rụng lá thuộc họ Ðậu, họ Tử vi, đều ở tầng nhô và tầng tán rừng. Các cây họ Dầu hiện còn tồn tại ở các đốm rừng thứ sinh khu địa đạo Bến Ðình, có 5 loài là: Dầu lông, Sến mủ, Vên vên, Sao đen, và một loài gỗ quý nổi tiếng nhƣ: Cẩm lai, Gõ mật, Trắc, Xoay, Căm xe và trong họ Tử vi có một loài Bằng lăng ổi rụng lá trong mùa khô. Tầng dƣới tán có cây Mã tiền hay còn gọi là cây Củ Chi, Cù đèn, Bời lời và ở bìa rừng hay dƣới lỗ trống có Lim xẹt, Cò ke, Lòng mức. Do vậy, rừng Củ Chi là kiểu rừng ẩm hơi khô và tƣơng tự nhƣ rừng vùng Samát-Cà Tum (Tây Ninh), trên nền đất phù sa cổ tỷ lệ cát cao-địa hình đồi gò thấp lƣợn sóng nhẹ đến bằng. Còn ở Thủ Ðức, rừng nguyên sinh tƣơng đồng với kiểu rừng ẩm điển hình ở Ðông Nam Bộ, nhƣ những cánh rừng ở khu vực Hố Nai, Trảng Bom trƣớc đây, hoặc khu vực Mã Ðà (Ðồng Nai) hiện nay, trên địa hình đồi lƣợn sóng mạnh có nền đất xen kẽ giữa phù sa cổ, đá phiến sét và các đá acide khác. Trong đó, tổ thành rừng không thấy xuất hiện các loài cây Dầu chịu khô ở rừng Củ Chi nhƣ Dầu lông, mà ƣu thế lại là các loài cây Dầu rừng ẩm, nhƣ Dầu rái lá lớn, Dầu Song nàng . Hệ sinh thái rừng úng phèn. Thảm thực vật rừng tự nhiên trên vùng đất phèn Thành phố Hồ Chí Minh rất nghèo nàn. Các cánh rừng Tràm tự nhiên trên giải diện tích rộng lớn khi xƣa ở Tây Nam Củ Chi, Bình Chánh, Hóc môn, Nhà Bè, do khai thác và canh tác của con ngƣời, nay hầu nhƣ không còn nữa, chỉ sót lại số ít rặng cây ở dạng chồi bụi, hoặc một vài ha rừng Tràm trồng còn đƣợc bảo tồn ở Trạm thí nghiệm Tân Tạo (Bình Chánh). Vùng này, nơi đất thấp hiện nay có cỏ Năng, Cỏ Mồm, Ráng đại và dƣới kênh rạch có Bông súng, Rong trứng... Trên những nơi đất cao, thƣờng gặp Sậy, Bí bái, Bình bát, Mua, Dành dành và một số loài dây leo ƣu phèn. Từ sau giải phóng (1975), thực hiện chủ trƣơng dãn dân, phát triển các cụm kinh tế mới và xây dựng các nông trƣờng, đất phèn hoang dã đƣợc đƣa vào sử dụng ngày càng nhiều. Ngoài việc mở rộng diện tích trồng lúa, mía, thơm, hoa màu và các cây ăn quả lƣu niên ra, phong trào trồng rừng và trồng cây phân tán của nhân dân đã phát triển rất mạnh, với chủ yếu hai loài cây Bạch đàn trắng, Keo tai tƣợng, So đũa... Nhờ vậy, môi trƣờng sinh thái vùng ngập phèn ngoại thành đã nhanh chóng đƣợc cải thiện và đang từng bƣớc trở thành trù phú Trang 16
- Dẫn tàu an toàn trên luồng sông Vũng Tàu – Sài Gòn Hệ sinh thái rừng ngập mặn. Rừng ngập mặn tập trung ở huyện Cần Giờ (phía Nam Thành phố) vốn là rừng nguyên sinh, xuất hiện đã lâu năm theo lịch sử của quá trình hình thành bãi bồi cửa sông ven biển, ƣu thế loài cây đƣớc có kích thƣớc lớn. Với hệ thực vật khá phong phú-104 loài thuộc 48 họ. Thời thuộc Pháp, nó là rừng cấm, song, khoảng từ năm 1961-1970 bị các đợt khai quang rải chất độc hóa học của Mỹ, nên có tới 80% diện tích rừng vùng này bị hủy diệt, khiến đại bộ phận đất đai trở thành những trảng cỏ cây bụi thứ sinh. Từ năm 1978, thành phố Hồ Chí Minh đã đầu tƣ trồng phục hồi hàng chục ngàn ha rừng đƣớc, chủ yếu tập trung vào khoảng thời gian 19781986. Ngoài ra, ở phía Bắc huyện thuộc vùng nƣớc lợ, rải rác trồng Dừa nƣớc, trồng Tràm và sau đó phát triển thêm cây Bạch đàn, cây Ðiều. Tác dụng to lớn của rừng ngập mặn Cần Giờ, là bảo vệ bờ lấn biển và về lâu dài, còn là giữ vai trò "lá phổi" điều hòa khí hậu cho Thành phố, cho các vùng lân cận và tô điểm cảnh quan phục vụ phát triển du lịch. III. Đặc điểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh. 1.Cộng đồng dân cƣ. Theo kết quả điều tra dân số trên địa bàn TP HCM ngày 1/10/2004, dân số thƣờng trú trên địa bàn thành phố là 6,117,251 ngƣời chiếm 7% dân số cả nƣớc. Trong đó dân số của 19 quận là 5,140,412 ngƣời chiếm 84.03% dân số thành phố và dân số của 5 huyện ngoại thành là 976,839 ngƣời, chiếm 15.97%. Mật độ dân số của thành phố hiện nay 2,920 ngƣời/km2 tăng 21.4% so với mật độ dân số thành phố năm 1999. Trung bình từ năm 1999 đến năm 2004 tốc độ tăng dân số bình quân tại thành phố là 3.6%. Tốc độ tăng dân số lần này cao hơn hẳn so với các kỳ điều tra trƣớc. Mức tăng dân số thời kỳ 1999 ÷ 2004 bằng mức tăng dân số trong 10 năm từ 1989 đến 1999 và xấp xỉ bằng 2 lần mức tăng dân số trong 10 năm từ 1979 ÷ 1989. Thành phố Hồ Chí Minh có đặc điểm là các cộng đồng dân cƣ khác nhau sống chung với ngƣời Việt trong một lịch sử gắn bó lâu đời. Ðó là ngƣời Hoa, ngƣời Chăm, ngƣời Khơme, các dân tộc thiểu số nhƣ Tày, Mƣờng Nùng Thái Mèo, Hán, Cao Lan, Sáu Dìu, Thổ, Mán … và các dân tộc vùng Trƣờng Sa Tây Nguyên nhƣ Gia Rai, Ê đê, Bana, Xơ Đăng, Xtiêng, Vân Kiều, Churu ..., là các thành phần dân tộc ít ngƣời sinh sống cùng với ngƣời Việt, góp phần tạo nên những sắc thái kinh tế, văn hóa của thành phố. Trong tổng số hơn 5 triệu dân, ngoài dân tộc kinh có khoảng hơn 1 triệu đồng bào các dân tộc chung sống. Thành phố là nơi ngƣời Hoa cƣ trú đông nhất, chiếm 50% số ngƣời Hoa trong cả nƣớc, chiếm khoảng 12% dân số thành phố, tập trung ở Quận 5. Ngƣời Việt có gốc miền Bắc di cƣ vào khoảng 33,000 ngƣời (năm 1954) cƣ trú ở các vùng Sài Gòn – Gia Định và Chợ Lớn, trong Trang 17
- Dẫn tàu an toàn trên luồng sông Vũng Tàu – Sài Gòn đó 75% là ngƣời công giáo di cƣ từ các vùng Bắc Ninh, Bùi Chu, Phát Diệm, Hải Phòng, Hà Nội, Hƣng Hóa, Lạng Sơn, Thái Bình, Thanh Hóa, Vinh… Số ngƣời này tập trung đông nhất ở các quận vành đai Sài Gòn nhƣ Tân Bình (chiếm 40% dân số quận và tập trung trong 12 phƣờng), Gò Vấp (10 phƣờng), Phú Nhuận (5 phƣờng), Bình Thạnh (phân bố đều trong các phƣờng)… Thành phố Hồ Chí Minh có đủ các thành phần dân cƣ , tất cả đều đoàn kết gắn bó lẫn nhau với tình tƣơng thân giai cấp, trong chính sách dân tộc của Ðảng "Ðoàn kết, tƣơng trợ, bình đẳng" . Các dân tộc anh em cùng chia sẻ với một thành phố Hồ Chí Minh quá khứ anh hùng và một tƣơng lai đầy hứa hẹn. 2. Kinh tế xã hội. Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 0.6% diện tích và 6.6 % dân số so với cả nƣớc, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là trung tâm kinh tế của cả nƣớc, có tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao. Thành phố là nơi hoạt động kinh tế năng động nhất, đi đầu trong cả nƣớc về tốc độ tăng trƣởng kinh tế. Nếu nhƣ năm 2001 tốc độ tăng GDP của thành phố là 7.4 % thì đến năm 2005 tăng lên 12.2%. Phát triển kinh tế với tốc độ tăng trƣởng cao đã tạo ra mức đóng góp GDP lớn cho cả nƣớc. Tỷ trọng GDP của thành phố chiếm 1/3 GDP của cả nƣớc . Về thương mại, dịch vụ: Thành phố là trung tâm xuất nhập khẩu lớn nhất nƣớc. Kim ngạch xuất nhập khẩu của thành phố ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nƣớc. Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn đạt 12.4 tỷ USD, tăng 26.1% so với năm 2004 (nếu không tính dầu thô, kim ngạch xuất khẩu tăng 17%). Du lịch: Chƣa bao giờ thành phố Hồ Chí Minh đón nhiều du khách nhƣ năm 2005. Lƣợng khách du lịch quốc tế đến thành phố trên 2 triệu lƣợt, tăng 27% so với năm 2004. Công suất sử dụng phòng của các khách sạn 3 đến 5 sao đạt 75%, tăng 9.5%. Doanh thu ngành du lịch đạt 13,250 tỷ đồng, tăng 23%. Đến nay, có 142 khách sạn đƣợc xếp hạng, trong đó 35 khách sạn 3 đến 5 sao với 5,740 phòng và 346 doanh nghiệp lữ hành đủ điều kiện kinh doanh. Trung tâm tài chính ngân hàng lớn nhất Việt Nam: Thành phố dẫn đầu cả nƣớc về số lƣợng ngân hàng và doanh số quan hệ tài chính - tín dụng. Doanh thu của hệ thống ngân hàng thành phố chiếm khoảng 1/3 tổng doanh thu toàn quốc. Năm 2005, các hoạt động tín dụng - ngân hàng tiếp tục phát triển, góp phần đáp ứng nhu cầu sản xuất - kinh doanh. Nguồn vốn huy động qua ngân hàng đạt 170,890 tỷ đồng, tăng 23.1% so với năm 2004. Nhiều dịch vụ tín dụng hiện đại đƣợc đƣa vào ứng dụng, mạng lƣới thanh toán thông qua thẻ ATM đƣợc mở rộng. Về thị trƣờng chứng khoán, đã có 30 công ty cổ phần, 01 công ty quản lý quỹ niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh; tổng vốn cổ phần niêm yết trên 1,600 tỷ đồng; trong đó có 17 công ty cổ phần đã niêm yết có trụ sở tại thành phố, chiếm 55% về số công ty niêm yết và 75% về vốn của các công ty niêm yết. Trang 18
- Dẫn tàu an toàn trên luồng sông Vũng Tàu – Sài Gòn Trong tƣơng lai thành phố phát triển các ngành kinh tế chủ lực, là địa phƣơng đầu tiên tập trung phát triển các ngành cơ khí gia dụng, sản xuất phƣơng tiện vận tải, chế tạo máy, các ngành công nghệ cao … vẫn là đầu mối xuất nhập khẩu, du lịch của cả nƣớc với hệ thống cảng biển phát triển. Việc hình thành các hệ thống giao thông nhƣ đƣờng Xuyên Á, đƣờng Đông Tây … sẽ tạo điều kiện cho kinh tế thành phố tăng trƣởng mạnh mẽ. 3. Văn hoá- Du lịch. Thành phố Hồ Chí Minh - thành phố trẻ trung và hiện đại mới 300 năm tuổi, song trong lòng thành phố đã chứa đựng nhiều giá trị văn hoá nhân văn - văn hoá lịch sử đƣợc kết tinh và thăng hoa từ sự giao lƣu của nhiều nền văn hoá khác nhau trên nền tảng văn hoá mang đậm bản sắc Việt Nam. Có thể nói, Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh là nơi hội tụ nhiều dòng chảy văn hoá trong quá trình lịch sử hình thành và phát triển, có nền văn hoá mang dấu ấn của ngƣời Việt Nam, Hoa, Chăm, Khơ me, Ấn… Rồi Sài Gòn trở thành một trong những trung tâm của cả nƣớc đón nhận những ảnh hƣởng của văn hoá Pháp, Mỹ qua các giai đoạn thăng trầm của đất nƣớc. Đó là những nhƣ: bến Nhà Rồng, Bƣu điện, Nhà hát lớn, đền Quốc Tổ, trụ sở UBNDTP, dinh Thống Nhất, chợ Bến Thành…, hệ thống các ngôi chùa cổ nhƣ: chùa Giác Lâm, chùa bà Thiên hậu, Tổ Đình Giác Viên… Các nhà thờ cổ nhƣ: Nhà thờ Đức Bà, Huyện Sỹ, Thông Tây Hội, Thủ Đức…; Thành phố có nhiều danh lam thắng cảnh rất đẹp, địa danh - di tích lịch sử - văn hoá nổi tiếng nhƣ: Thảo Cầm Viên, Đầm Sen, Suối Tiên, Hồ Kỳ Hoà, Bảo tàng Lịch sử, Bảo tàng Cách mạng, địa đạo Củ Chi, đền tƣởng niệm Bến Dƣợc Củ Chi, chiến khu An Phú Đông, 18 thôn Vƣờn Trầu, Hóc Môn Bà Điểm, Láng Le Bàu Cò, vƣờn thơm Bƣng Sáu, “Căn cứ nổi” rừng Sác, khu du lịch sinh thái Cần Giờ với nhiều hệ sinh thái có nhiều chủng loại động thực vật… Văn hoá ẩm thực mang đậm nét Nam bộ. Là cửa ngõ của Đất phƣơng Nam, ngay tại trung tâm thành phố, từ bến Bạch Đằng, du khách có thể xuống thuyền xuôi theo sông Sài gòn để đƣợc hoà mình với thiên nhiên bao la của sông nƣớc, hƣớng về những làng nghề truyền thống, vƣờn cây ăn trái xum suê, vƣờn cây kiểng, chợ nổi trên sông hay khu du lịch sinh thái Cần Giờ - khu du lịch đƣợc UNESCO công nhận là "Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn" đầu tiên của Việt Nam… Thành phố còn là cửa ngõ đƣa du khách đến với những địa danh nổi tiếng của cả khu vực phía Nam nhƣ: vùng nƣớc nóng thiên nhiên Bình Châu, rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên, vùng biển Mũi Né, vùng ven biển Hà Tiên, Đà Lạt, đồng bằng sông Cửu Long nổi tiếng với những vựa lúa, vƣờn cây trái, rừng ngập mặn, rừng tràm, đồng bƣng và nhiều loại đặc sản quý hiếm. Kể từ năm 1990 trở lại đây, doanh thu du lịch của thành phố luôn chiếm từ 28% ÷ 35% doanh thu du lịch của cả nƣớc. Từ khi có chính sách mở cửa, số khách du lịch, nhất là khách quốc tế đến thành phố Hồ Chí Minh đã tăng với tốc độ cao, từ chỗ có 180,000 khách quốc tế vào năm 1990, đến nay đã có hàng triệu khách quốc tế mỗi năm, chiếm trên 50% ÷ 70% lƣợng khách quốc tế vào Việt Nam. Sự tăng trƣởng nhanh của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và vào thành phố Hồ Chí Minh là kết quả của chính sách mở cửa và hội nhập thế giới, sự cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ Trang 19
- Dẫn tàu an toàn trên luồng sông Vũng Tàu – Sài Gòn thuật phục vụ du khách, sự khuyến khích đầu tƣ nƣớc ngoài mà thành phố Hồ Chí Minh luôn là địa phƣơng đi đầu trong cả nƣớc trong sự nghiệp đổi mới trong lĩnh vực đời sống xã hội. 4. Giáo dục- Khoa học kỹ thuật- y tế. Giáo dục- Đào tạo: Về công tác giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực đã phát triển theo chiều hƣớng ngày càng gia tăng, số lƣợng đào tạo thƣờng năm sau cao hơn năm trƣớc, loại hình đào tạo cũng đa dạng, cơ sở vật chất đƣợc quan tâm đầu tƣ. Số lƣợng trƣờng đại học và cao đẳng trên địa bàn tăng nhanh theo đà phát triển kinh tế. Theo thống kê, số giáo viên và học sinh phổ thông của thành phố chỉ chiếm một tỷ lệ vừa phải của cả nƣớc thì số giáo viên và sinh viên đại học, cao đẳng, THCN, CNKT của thành phố ngày cành chiếm một tỷ lệ rất cao, điều này chứng tỏ thành phố là một Trung tâm giáo dục – đào tạo chất lƣợng cao của cả nƣớc và đã thu hút đƣợc một số lƣợng lớn sinh viên từ mọi miền đất nƣớc về học mỗi năm. Ngành giáo dục tăng cƣờng đầu tƣ xây dựng trƣờng lớp với tổng vốn đầu tƣ là 1.021 tỷ cho năm học mới. Có 928 phòng học mới đƣợc đƣa vào sử dụng . Khoa học kỹ thuật: Thành phố Hồ Chí Minh có đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật vừa đông về số lƣợng ( hàng chục ngàn ngƣời), vừa đƣợc đào tạo rất đa dạng từ các nguồn khác nhau, có đủ trình độ để tiếp thu khoa học kỹ thuật tiên tiến của thế giới. Hiện nay, Thành phố đã xây dựng xong các chƣơng trình mục tiêu và nội dung nghiên cứu triển khai khoa học - công nghệ giai đoạn 2006 ÷ 2010, đề xuất xây dựng chƣơng trình nghiên cứu cơ bản, kế hoạch hành động thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW của Ban Bí thƣ Trung ƣơng về việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học, tổng kết, đánh giá hiệu quả đầu tƣ nghiên cứu khoa học - công nghệ 30 năm của 17 chƣơng trình nghiên cứu triển khai khoa học - công nghệ, triển khai chƣơng trình Robot Công nghiệp, xúc tiến xây dựng kế hoạch triển khai hỗ trợ bộ đội Trƣờng Sa. Y tế: Thành phố Hồ Chí Minh cũng là Trung tâm y tế lớn nhất nƣớc ta với số lƣợng cơ sở y tế đƣợc trang bị ngày càng hiện đại cũng nhƣ đội ngũ cán bộ y tế có trình độ cao nhiều nhất nƣớc. Năm 2005, ngành Y tế tiếp tục đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại để tăng năng lực khám chữa bệnh (Khu xạ trị gia tốc của bệnh viện Ung Bƣớu, khu Kỹ thuật cao của bệnh viện Bình Dân, v.v...). Đã tăng 770 giƣờng bệnh nội trú cho các cơ sở khám chữa bệnh (Trong đó: 515 giƣờng do Nhà nƣớc đầu tƣ, 265 giƣờng do các cơ sở ngoài công lập đầu tƣ). Nhiều thiết bị y tế kỹ thuật cao đƣợc đƣa vào điều trị để nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh. Các chƣơng trình chăm sóc sức khoẻ cộng đồng đƣợc tiếp tục thực hiện; công tác khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dƣới 6 tuổi, phòng ngừa dịch bệnh đƣợc triển khai mạnh mẽ, bệnh sốt xuất huyết giảm 50%, bệnh thƣơng hàn giảm 59%, bệnh Rubella có 1,591 ngƣời mắc tập trung tại huyện Củ Chi, đã đƣợc khống chế. Tổ chức thực hiện quyết liệt và đồng bộ kế hoạch khẩn cấp của quốc gia và thành phố phòng chống dịch cúm gia cầm,H1N1 và đại dịch cúm lây sang ngƣời. Dịch muỗi ở quận Bình Thạnh đã đƣợc khống chế. Trang 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đồ án tốt nghiệp - Thiết kế hệ thống cảnh báo đường ngang tự động dùng PLC
86 p | 610 | 374
-
Duy tu bảo dưỡng đường sắt
128 p | 393 | 127
-
Đề tài: Một số vấn đề tranh chấp trong vấn đề thuê tàu chuyến
45 p | 305 | 69
-
Luận văn tốt nghiệp : hướng dẫn khai thác radar jma
0 p | 195 | 36
-
Đề tài: Thiết kế hệ thống cảnh bào ĐNTĐ dùng PLC
86 p | 121 | 27
-
Luận văn : Công tác kế toán nguyên vật liệu ở công ty nạo vét và xây dựng đường thủy I
99 p | 78 | 16
-
Báo cáo khoa học: Đánh giá hiện trạng đề xuất phương án giảm thiểu và xử lý ô nhiễm môi trường cho làng nghề Long Kiên, phường Long Toàn, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
138 p | 133 | 16
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông: Chung cư Vũng Tàu Center
152 p | 21 | 14
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu rung động và biện pháp giảm rung động trong nền do khai thác hệ thống tàu điện ngầm
27 p | 119 | 12
-
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu đề xuất biện pháp tăng cường an toàn hàng hải khi dẫn tàu ra vào cảng Cái Lân
41 p | 28 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn