Đề tài: Kế toán thanh toán CTY TNHH MTV BÊ TÔNG TICCO
lượt xem 24
download
Tham khảo luận văn - đề án 'đề tài: kế toán thanh toán cty tnhh mtv bê tông ticco', luận văn - báo cáo, tài chính - kế toán - ngân hàng phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Kế toán thanh toán CTY TNHH MTV BÊ TÔNG TICCO
- Trường Cao Đẳng Nghề Tiền Giang Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa cơ bản- may công nghiệp Luận văn Đề tài: Kế toán thanh toán CTY TNHH MTV BÊ TÔNG TICCO SVTH: Võ Văn Kết 1
- Trường Cao Đẳng Nghề Tiền Giang Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa cơ bản- may công nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế ngày càng phát triển, xuất hiện ngày càng nhiều các doanh nghiệp. Điều đó thúc đẩy công ty nổ lực tìm kiếm và thu hút thêm nhiều khách hàng. Nhưng để tồn tại và đứng vững, phát triển trong điều kiện cạnh tranh và kinh doanh có hiệu quả công ty phải không ngừng cải tiến bộ máy nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Chính vì thế mà công ty phải xây dựng cho mình một kế hoạch hoạt động tốt và có hiệu quả, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của bộ phận kế toán, đặc biệt là kế toán công nợ là một phần không thể thiếu được trong công ty. Vì vậy, việc tổ chức và thực hiện các quan hệ thanh toán như thế nào để đảm bảo và hạn chế đến mức thấp nhất các khoản nợ tồn đọng, thúc đẩy nhanh quá trình thanh toán và tốc độ chu chuyển vốn là một vấn đề quan trọng. Do đó, hoàn thiện công tác phải thu khách hàng sẽ giúp cho ban lãnh đạo công ty có những biện pháp hữu hiệu trong việc thu hồi cũng như thanh toán nợ đúng hạn và đưa vốn vào lưu thông sinh lời. Xuất phát từ thực tế trên, đồng thời nhận thức rõ tầm quan trọng của kế toán thanh toán nợ nên em quyết định chọn chuyên đề kế toán thanh toán để làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề thực tập của mình. Trong quá trình thực tập do thời gian có hạn bài báo cáo khó có thể tránh khỏi những sơ xuất em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của Ban Giám Đốc và các cô chú trong phòng kế toán. SVTH: Võ Văn Kết 2
- Trường Cao Đẳng Nghề Tiền Giang Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa cơ bản- may công nghiệp NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………… Ngày…..tháng…..năm..... SVTH: Võ Văn Kết 3
- Trường Cao Đẳng Nghề Tiền Giang Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa cơ bản- may công nghiệp NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………… SVTH: Võ Văn Kết 4
- Trường Cao Đẳng Nghề Tiền Giang Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa cơ bản- may công nghiệp CHƯƠNG I: CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH KẾ TOÁN THANH TOÁN I. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU VÀ TẠM ỨNG * Kế toán các khoản phải thu Các khoản nợ phải thu là một dạng tài sản lưu động của doanh nghiệp và có vị trí quan trọng về khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Vì vậy đòi hỏi kế toán cần phải hoạch toán chính xác kịp thời cho từng đối tượng, từng hợp đồng. a. Khái niệm Các khoản phải thu dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp khi thực hiện việc cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cũng như một số trường hợp khác khiến cho một bộ phận tài sản của doanh nghiệp bị chiếm dụng tạm thời. b. Nguyên tắc kế toán - Nợ phải thu được hoạch toán chi tiết theo từng đối tượng thu, thời hạn thanh toán. - Nếu có liên quan đến vàng, bạc, đá quý thì nợ phải thu phải được theo dõi chi tiết về số lượng, chất lượng, qui cách và giá trị theo giá quy định. - Định kỳ phải tiến hành đối chiếu công nợ, xác định đúng các loại nợ phải thu. * Kế toán các khoản tạm ứng Các khoản tạm ứng là các khoản ứng trước cho CB – CNV để thực hiện một nhiệm vụ nào đó trong quá trình sản xuất kinh doanh như: mua vật tư, hàng hóa, thuê dịch vụ, đi công tác,…hoặc là các khoản chi phí trả trước. Chi phí này đã phát sinh nhưng chưa được tính là chi phí sản xuất kinh doanh hoặc chi phí hoạt động khác trong kỳ hoạch toán như: chi phí thuê nhà xưởng, nhà kho, công cụ dụng cụ phục vụ cho sản xuất kinh doanh nhiều kỳ, …. 1. Nội dung các khoản nợ phải thu và tạm ứng 1.1. Kế toán phải thu khách hàng – TK 131 a. Khái niệm: Dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư, TSCĐ cung cấp dịch vụ. Dùng để phản ánh các khoản phải thu của người nhận thầu XDCB và người giao thầu về khối lượng công tác XDCB đã hoàn thành. b. Nguyên tắc SVTH: Võ Văn Kết 5
- Trường Cao Đẳng Nghề Tiền Giang Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa cơ bản- may công nghiệp Phải hạch toán theo từng đối tượng, theo từng nội dung phải thu, theo dỏi chi tiết phải thu ngắn hạn, dài hạn, ghi chép từng lần thanh toán. Phải phân loại các khoản nợ: Nợ đúng hạn, nợ khó đòi và khả năng không thể thu hồi để trích lập dự phòng và có biện pháp xử lý. 1.2. Kế toán phải thu nội bộ - TK 136 a. Khái niệm Dùng để phản ánh các khoản nợ và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với đơn vị cấp trên, giữa các đơn vị trực thuộc, hoặc các đơn vị phụ thuộc trong một đơn vị độc lập, các doanh nghiệp độc lập trong tổng công ty về các khoản vay mượn, chi hộ, trả hộ, các khoản mà doanh nghiệp cấp dưới có nghĩa vụ nộp lên đơn vị cấp trên phải cấp cho cấp dưới. b. Nguyên tắc Phạm vi và nội dung phản ánh vào tài khoản theca mối quan hệ thanh toán nội bộ về các khoản phải thu giũa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới, giữa các đơn vị cấp dưới với nhau và các đơn vị này phải có tổ chức công tác kế toán riêng. 1.3. Kế toán phải thu khác – TK 138 a. Khái niệm Dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu ngoài phạm vi đã phản ánh ở các tài khoản phải thu ( 131, 136) và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu này. b. Nội dung và phạm vi phản ánh tài khoản: - Giá trị TS thiếu đã phát hiện nhưng chưa tìm ra được nguyên nhân - Các khoản thu bồi thường vật chất - Các khoản cho vay có tính chất tạm thời - Các khoản phải thu phát sinh khi cổ phần hóa - Tiền lãi cổ tức, lợi nhuận phải thu - Các khoản phải thu khác ngoài các khoản trên 1.4. Dự phòng phải thu khó đòi – TK 139 a. Khái niệm Dùng để phản ánh tình hình trích lập, sử dụng và hoàn nhập khoản dự phòng các khoản phải thu khó đòi hoặc có khả năng không đòi được vào cuối niên độ kế toán b. Nguyên tắc - Căn cứ lập dự phòng phải có những bằng chứng đáng tin cậy về các khoản nợ phải thu khó đòi. SVTH: Võ Văn Kết 6
- Trường Cao Đẳng Nghề Tiền Giang Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa cơ bản- may công nghiệp - Mức lập dự phòng phải theo quy định của chế độ tài chính doanh nghiệp hiện hành - Có thể bán nợ cho công ty mua bán nợ đối với những khoản phải thu khó đòi kéo dài trong nhiều năm, doanh nghiệp đã dùng mọi biện pháp nhưng không thu hồi được nợ. 1.5. Tạm ứng – TK 141 a. Khái niệm Dùng để phản ánh các khoản tạm ứng của doanh nghiệp cho người lao động trong đơn vị và tình hình thanh toán các khoản tạm ứng đó b. Nguyên tắc - Khoản tạm ứng là khoản tiền hoặc vật tư của doanh nghiệp giao cho người nhận tạm ứng để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh hoặc giải quyết một công việc nào đó được phê duyệt - Người nhận tạm ứng phải chịu trách nhiệm với doanh nghiệp về số đã nhận tạm ứng và phải sử dụng đúng mục đích - Phải thanh toán dứt điểm khoản tạm ứng kỳ trước rồi mới được nhận tạm ứng kỳ sau - Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi 2. Quy định kế toán nợ phải thu cần tuân thủ - Nợ phải thu cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải thu, theo từng nội dung phải thu, theo dõi chi tiết phải thu ngắn hạn, phải thu dài hạn và ghi chép theo từng lần thanh toán. - Đối tượng phải thu là các khách hàng có quan hệ kinh tế với doanh nghiệp về mua sản phẩm hàng hóa, nhận cung cấp dịch vụ, kể cả TSCĐ, bất động sản đầu tư. - Không phản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ bán sản phẩm, hàng hóa, BĐS đầu tư, TSCĐ, cung cấp dịch vụ thu tiền ngay (Tiền mặt, séc hoặc đã thu qua ngân hàng). - Trong hạch toán chi tiết tài khoản này, kế toán phải tiến hành phân loại các khoản nợ, loại nợ có thể trả đúng hạn, khoản nợ khó đòi hoặc có khả năng không thu hồi được, để có căn cứ xác định số trích lập dự phòng phải thu khó đòi hoặc có biện pháp xử lý đối với khoản nợ phải thu không đòi được. - Trong quan hệ bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp với khách hàng, nếu sản phẩm, hàng hóa, BĐS đầu tư đã giao, dịch vụ đã cung cấp không đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng kinh tế thì người mua có thể yêu cầu doanh nghiệp giảm giá hàng bán hoặc trả lại số hàng đã giao. 3. Nhiệm vụ kế toán nợ phải thu SVTH: Võ Văn Kết 7
- Trường Cao Đẳng Nghề Tiền Giang Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa cơ bản- may công nghiệp - Ghi chép, phản ánh kịp thời các khoản nợ phải thu, phải trả với ngừơi bán, người mua theo từng khách nợ, chủ nợ, từng lần thanh toán. Thường xuyên đối chiếu, kiểm tra công nợ phải thu, phải trả, đề xuất các biện pháp thu hồi công nợ phải thu, tìm biện pháp giải quyết công nợ phải trả. - Ghi chép, tính toán phản ánh, kịp thời tình hình thanh toán các khoản phải nộp ngân sách theo đúng chế độ quy định. - Ghi chép phản ánh kịp thời các nghiệp vụ thanh toán nội bộ trong doanh nghiệp, giữa các đơn vị tổ chức cấp trên. 4. Kế toán chi tiết nợ phải thu 4.1. Chứng từ: Hợp đồng kinh tế, biên bản giao nhận TSCĐ góp vốn, cấp phát vốn, giấy nợ, giấy đề nghị tạm ứng, phiếu chi, phiếu thu,… 4.2. Sổ sách: Sổ chi tiết các TK (phải thu khách hàng, phải thu khác, phải thu nội bộ, tạm ứng) 4.3. Nguyên tắc quản lý các khoản nợ phải thu và tạm ứng Nợ phải thu - Phải quản lý và kiểm soát chặc chẽ tình hình nợ phải thu này từ lúc phát sinh các giao dịch có thể làm phát sinh các khoản phải thu, phải có biện pháp thu hồi nợ nhanh chống và phải lập dự phòng cho những khoản có thể không thu hồi được. - Phải cung cấp thông tin kịp thời, chính xác đầy đủ về đối tượng nợ, nội dung các khoản nợ, thời hạn thanh toán, số nợ tồn đọng, số nợ phát sinh và số nợ đã thu hồi được, dự kiến những khoản nợ không thu hồi - Phải xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ chặc chẽ, thích ứng vào hoạt động của doanh nghiệp. Tạm ứng - Mở sổ theo dõi chi tiết cho từng đối tượng nhận tạm ứng - Ghi chép đầy đủ tình hình nhận, thanh toán tạm ứng theo từng lần tạm ứng - Chỉ được giao tạm ứng mới khi đã thanh toán xong số tạm ứng trước và tiền tạm phải sử dụng đúng mục đích, không được chuyển giao tiền tạm ứng cho người khác - Số tiền tạm ứng chi không hết phải nộp vào quỹ đúng thời han 4.4. Trình tự ghi chép phản ánh kế toán chi tiết Vào sổ kế toán thanh toán + Xác định chứng từ kế toán SVTH: Võ Văn Kết 8
- Trường Cao Đẳng Nghề Tiền Giang Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa cơ bản- may công nghiệp + Định khoản kế toán + Ghi sổ kế toán chi tiết thanh toán với ngưới mua, người bán, và sổ chi tiết các tài khoản + Ghi sổ kế toán tổng hợp 5. Kế toán tổng hợp các khoản nợ phải thu 5.1. Phải thu khách hàng - TK 131 a. Kết cấu TK 131 Bên Nợ: - Số tiền phải thu của khách hàng về sản phẩm hàng hóa, BĐS đầu tư, TSCĐ đã giao, dịch vụ đã cung cấp và được xác định là đã bán trong kỳ - Số tiền thừa trả lại cho khách hàng. Bên Có: - Số tiền khách hàng đã trả nợ - Số tiền đã nhận ứng trước, trả trước của khách hàng - Các khoản giảm giá bán - Doanh thu của số hàng bán bị trả lại - Số tiền chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại Số dư bên Nợ: Số tiền còn phải thu của khách hàng b. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu - Hàng bán bị trả lại Nợ TK 531 Nợ TK 3331 Có TK 131 Có TK 111, 112 - Chiết khấu thanh toán cho người mua do người mua thanh toán tiền trước kỳ hạn Nợ TK 111, 112 Nợ TK 635 Có TK 131 - Chiết khấu thương mại phải trả cho người mua trừ vào khoản nợ phải thu khách hàng Nợ TK 521 Nợ TK 3331 SVTH: Võ Văn Kết 9
- Trường Cao Đẳng Nghề Tiền Giang Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa cơ bản- may công nghiệp Có TK 131 - Nhận tiền ứng trước của khách hàng Nợ TK 111, 112 Có TK 131 SƠ ĐỒ KẾ TOÁN PHẢI THU KHÁCH HÀNG 131 511 Tổng số tiền khách 635 Doanh thu hàng phải thanh toán Chiếc khấu thanh toán chưa thu tiền 33311 521,531,532 Thuế GTGT Chiếc khấu thương mại, đầu ra giảm giá, hàng bán Thuế GTGT bị trả lại 33311 đầu ra (Nếu có) 711 Tổng số tiền khách Thu nhập khác hàng phải thanh toán 111, 112, chưa thu tiền 113 Khách hàng ứng trước hoặc thanh toán tiền 111, 112 152, 153 Các khoản chi hộ khách hàng 156, 611,.. Khách hàng thanh toán bằng hàng (theo phương thức hàng đổi hàng) 133 413 ( nếu có) chênh lệch tỷ giá nghi tăng cuối kỳ 331 đánh giá các khoản phải thu KH Bù trừ nợ khách hàng bằng ngoại tệ 139 Nợ khó đòi phải Số đã lập Xử lý xóa nợ dự phòng 642 Số chưa lập dự phòng Chênh lệch tỷ giá giảm khi cuối kỳ 004 đánh giá các khoản phải thu của Đồng thời ghi khách hàng bằng ngoại tệ SVTH: Võ Văn Kết 10
- Trường Cao Đẳng Nghề Tiền Giang Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa cơ bản- may công nghiệp 5.2. Phải thu nội bộ - TK 136 TK 136 có 2 TK cấp 2: - TK 1361 – vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc - TK 1368 – phải thu nội bộ khác a. Kết cấu TK 136 Bên Nợ: - Số vốn kinh doanh đã giao cho đơn vị cấp dưới - Các khoản đã chi hộ, trả hộ đơn vị cấp trên, cấp dưới - Số tiền đơn vị cấp trên phải thu về, các khoản đơn vị cấp dưới phải nộp - Số tiền đơn vị cấp dưới phải thu về, các khoản cấp trên phải giao xuống - Số tiền phải thu về bán sản phẩm, hàng hóa dịch vụ cho đơn vị cấp trên, cấp dưới, giữa các đơn vị nội bộ Bên Có: - Thu hồi vốn, quỹ ở đơn vị thành viên - Quyết toán với các đơn vị thành viên về kinh phí sự nghiệp đã cấp đã sử dụng - Số tiền đã thu về khoản phải thu trong nội bộ - Bù trừ phải thu với phải trả trong nội bộ của cùng một đối tượng Số dư bên Nợ: Số nợ còn phải thu ở các đơn vị nội bộ b. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu * Hạch toán ở đơn vị cấp dưới - Khi đơn vị cấp dưới nhận được vốn do tổng công ty, công ty giao xuống Nợ TK 111, 112, 211,… Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh - Khi chi hộ, trả hộ cho đơn vị cấp trên và các đơn vị nội bộ khác Nợ TK 136 – Phải thu nội bộ (1368) Có TK 111, 112,… - Số lỗ về hoạt động sản xuất, kinh doanh đã được cấp trên chấp nhận cấp bù Nợ TK 136 – phải thu nội bộ (1368) Có TK 421 – lợi nhuận chưa phân phối * Hạch toán ở đơn vị cấp trên SVTH: Võ Văn Kết 11
- Trường Cao Đẳng Nghề Tiền Giang Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa cơ bản- may công nghiệp - Khi đơn vị cấp trên (Tổng công ty, công ty) giao vốn kinh doanh cho đơn vị trực thuộc Nợ TK 136 – phải thu nội bộ (1361 – Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc) Có TK 111, 112,… - Trường hợp đơn vị cấp trên giao vốn kinh doanh cho đơn vị trực thuộc bằng tài sản cố định Nợ TK 136 – phải thu nội bộ (Giá trị còn lại của TSCĐ) (1361) Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn của TSCĐ) Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (Nguyên giá) SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN PHẢI THU NỘI BỘ VỀ VỐN KINH DOANH Ở CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC 136 411 111, 112 Các đơn vị tực thuộc nhận vốn kinh doanh trực tiếp từ NSNN theo sự Khi nhận được tiền do đơn vị trực ủy quyền của đơn vị cấp trên thuộc nộp về số vốn kinh doanh Số vốn kinh doanh được bổ sung phải hoàn lại cho đơn vị cấp trên từ lợi nhuận hoạt động kinh doanh trong kỳ của đơn vị trực thuộc 111, 112, 152, 155,156,… 411 Đơn vị cấp trên giao vốn kinh doanh Số vốn kinh doanh đơn vị trực thuộc cho đơn vị trực thuộc bằng tiền, đã nộp NSNN theo sự ủy quyền vật tư, hàng hóa của đơn vị câp trên 211 Đơn vị cấp trên giao vốn kinh doanh cho đơn vị trực thuộc bằng TSCĐ 214 SVTH: Võ Văn Kết 12
- Trường Cao Đẳng Nghề Tiền Giang Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa cơ bản- may công nghiệp 5.3. Phải thu khác – TK 138 a. Kết cấu TK 138 Bên Nợ: - Giá trị tài sản thiếu chờ giải quyết - Phải thu của cá nhân tập thể đối với tài sản thiếu đã xác định rõ nguyên nhân và có biên bản xử lý ngay - Số tiền phải thu về các khoản phát sinh khi cổ phần hóa công ty nhà nước - Phải thu về tiền lãi, cổ tức, lợi nhuận được chia từ hoạt động đầu tư tài chính - Các khoản nợ phải thu khác Bên Có: - Kết chuyển giá trị tài sản thiếu vào các tài khoản liên quan theo quyết định ghi trong biên bản xử lý - Kết chuyển các khoản phải thu về cổ phần hóa công ty nhà nước - Số tiền đã thu được về các khoản nợ phải thu khác Số dư bên Nợ: Các khoản nợ phải thu khác chưa thu được TK này có thể có số dư bên Có thể hiện số đã thu nhiều hơn số phải thu TK 138 có 3 TK cấp 2: - TK 1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý - TK 1385 – Phải thu về cổ phần hóa - TK 1388 – Phải thu khác b. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu - Hạch toán tài sản thiếu chờ xử lý Nợ TK 138 – Giá trị còn lại của tài sản Nợ TK 214 – Giá trị hao mòn Có TK 211 – Nguyên gía - Phát hiện thiếu khi kiểm kê tiền mặt, vật tư, hàng hóa Nợ TK 138 Có TK 111, 112, 152, 153, 156 SVTH: Võ Văn Kết 13
- Trường Cao Đẳng Nghề Tiền Giang Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa cơ bản- may công nghiệp SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU KHÁC 138 (1388) 111, 112, 152, 153,.. 111, 112 Khi cho vay, cho mượn vật tư, tiền Khi thu được tiền vốn tạm thời, các khoản chi hộ KH các khoản nợ phải thu và các khoản phải thu khác 331, 338 138(1381) Số tiền phải thu bồi thường của đơn Bù trừ vào nợ phải trả người bán vị ,cá nhân về tài sản thuế theo hoặc phải trả khác quyết định xử lý 111, 334 515 Nếu phải thu Định kỳ, khi xác định tiền lãi phải bồi thường thu và số cổ tức, lợi nhuận chia được 161, 241, khi có quyết định 139 641, 642,.. xử lý nợ phải thu Nếu được bù đắp Các khoản chi cho hoạt động sự khác không có bằng khoản dự nghiệp, dự án, chi đầu tư XDCB, khả năng thu hồi phòng phải thu chi phí SXKD nhưng không được (đối với DNNN) khó đòi cấp có thẩm quyền phê duyệt 642 phải thu hồi Nếu được tính vào chi phí SXKD SVTH: Võ Văn Kết 14
- Trường Cao Đẳng Nghề Tiền Giang Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa cơ bản- may công nghiệp 5.4. Dự phòng phải thu khó đòi – TK 139 a. Kết cấu TK 139 Bên Nợ: Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi Xóa các khoản nợ phải thu khó đòi Bên Có: Số dự phòng nợ phải thu khó đòi được lập tính vào chi phí quản lý DN Số dư bên Có: Số dự phòng nợ phải thu khó đòi hiện có cuối kỳ b. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu - Hạch toán khi lập dự phòng Nợ TK 642 Có TK 139 – số nợ dự phòng cần lập - Hạch toán xử lý và hoàn nhập dự phòng Nợ TK 139 – dự phòng phải thu khó đòi ( Nếu đã lập dự phòng) Nợ TK 642 – chi phí quản lý DN ( Nếu chưa lập dự phòng) Có TK 131 – phải thu khách hàng Có TK 138 – phải thu khác Đồng thời ghi vào bên Nợ TK 004 – nợ khó đòi đã xử lý - Đối với các khoản nợ phải thu khó đòi đã được xử lý xóa nợ, nếu sau đó lại thu hồi được nợ, kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ đã thu hồi được. Nợ TK 111, 112 Có TK 711 Đồng thời ghi bên Có TK 004 – Nợ khó đòi đã xử lý 5.5. Tạm ứng – TK 141 a. Kết cấu TK 141 Bên Nợ: Các khoản tiền, vật tư đã tạm ứng cho người lao động của DN Bên Có: - Các khoản tạm ứng đã được thanh toán - Số tiền tạm ứng dùng không hết nhập lại quỹ hoặc tính trừ vào lương - Các khoản vật tư sử dụng không hết nhập lại kho SVTH: Võ Văn Kết 15
- Trường Cao Đẳng Nghề Tiền Giang Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa cơ bản- may công nghiệp Số dư bên Nợ: Số tạm ứng chưa thanh toán b. hương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu - Khi tạm ứng tiền, vật tư cho người lao động trong đơn vị Nợ TK 141 Có TK 111, 112, 152,… - Khi thực hiện xong công việc được giao, người nhận tạm ứng lập bảng thanh toán tạm ứng để quyết toán khoản tạm ứng Nợ TK 152, 153, 156, 241, 331, 621, 623, 627, 642,… Có TK 141 - Các khoản tạm ứng chi không hết phải nhập lại quỹ, kho, trừ lương của người tạm ứng Nợ TK 111, 152, 334,… Có TK 141 - Trường hợp số thực chi lớn hơn số nhận tạm ứng, nghĩa là người nhận tạm ứng được thanh toán thêm Nợ TK 152, 153, 156, 241, 621, 622, 627,… Có TK 111 SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN TIỀN TẠM ỨNG 141 241, 331, 621, 152, 153, 156, 241, 331 111, 112, 152,... 621,623, 627,642,.. Khi tạm ứng tiền hoặc vật tư cho Khi bảng thanh toán tạm ứng kèm người lao động trong đơn vị theo các chứng từ gốc được duyệt 111, 152, 334 Các khoản tạm ứng chi ( hoặc sử dụng) không hết, phải nhập lại quỹ ( hoặc nhập lại kho) hoặc trừ vào lương của người nhận tạm ứng SVTH: Võ Văn Kết 16
- Trường Cao Đẳng Nghề Tiền Giang Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa cơ bản- may công nghiệp II. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN VAY NỢ VÀ NỢ PHẢI TRẢ 1. Khái niệm và phân loại nợ phải trả a. Khái niệm - Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình - Ghi nhận một khoản nợ phải trả cần thỏa mãn hai điều kiện: + Thanh toán nghĩa vụ hiện tại bằng tiền, bằng tài sản, bằng tài sản khác, bằng việc thay thế một khoản nợ khác hoặc chuyển nợ phải trả thành vốn chủ sở hữu + Khoản nợ phải trả đó phải được xác định một cách đáng tin cậy ( hoặc ước tính được) b. Phân loại Dựa theo thời gian thanh toán nợ thì nợ phải trả được chia thành: - Nợ ngắn hạn - Nợ dài hạn Dựa theo đặc điểm, đối tượng cho vay, cho nợ cũng như hình thức vay nợ và các khoản nợ phải trả được chia thành: - Nợ tính dụng: vay ngắn hạn, vay dài hạn - Nợ phải trả khác: phải trả cho người bán, phải trả nội bộ, phải trả phải nộp khác 2. Quy định của kế toán nợ phải trả - Các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp phải được theo dõi chi tiết số nợ phải trả, số nợ đã trả theo từng chủ nợ. - Các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp phải được phân loại thành nợ ngắn hạn và nợ dài hạn căn cứ vào thời điểm phải thanh toán của từng khoản nợ phải trả. - Nợ phải trả bằng vàng, bạc, kim khí quý, đá quý được kế toán chi tiết cho từng chủ nợ, theo chỉ tiêu số lượng, giá trị theo quy định. - Cuối niên độ kế toán, số dư của các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ phải được đánh giá theo tỷ giá quy định. - Những chủ nợ mà doanh nghiệp có quan hệ giao dịch, mua hàng thường xuyên hoặc có số dư về nợ phải trả lớn, bộ phận kế toán phải kiểm tra, đối chiếu về tình hình công nợ đã phát sinh với từng khách hàng và định kỳ phải có xác nhận nợ bằng văn bản với các chủ nợ. 3. Kế toán chi tiết các khoản nợ phải trả 3.1. Chứng từ: SVTH: Võ Văn Kết 17
- Trường Cao Đẳng Nghề Tiền Giang Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa cơ bản- may công nghiệp - Khế ước vay nợ, hợp đồng thuê vốn dài hạn - Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng - Biên bản kiểm kê tài sản - Các chứng từ khác có liên quan 3.2. Sổ sách - Sổ chi tiết thanh toán với người mua (người bán) - Sổ chi tiết thanh toán với người mua (người bán) bằng ngoại tệ - Sổ chi tiết vay ngân hàng và các tổ chức vay tín dụng 3.3. Thủ tục quản lý nợ phải trả - Thủ tục quản lý vay nợ tín dụng - Thủ tục quản lý theo dõi các khoản nợ phải trả khác 3.4. Trình tự kế toán chi tiết - Kế toán chi tiết vay nợ tín dụng dài và ngắn hạn - Kế toán chi tiết các khoản vay và phải trả khác: phải trả cho người bán, phải nộp nội bộ, phải trả phải nộp khác. 4. Kế toán tổng hợp các khoản nợ phải trả 4.1. Kế toán tiền vay: 4.1.1. Vay ngắn hạn – TK 311 a. Nội dung và kết cấu - Dùng để phản ánh tình hình vay ngắn hạn và trả nợ tiền vay của doanh nghiệp với ngân hàng, tổ chức, cá nhân trong và ngoài doanh nghiệp - Chứng từ kế toán có liên quan đến các khoản vay ngắn hạn được ghi vào sổ tổng hợp tiền vay, sổ chi tiết vay (mở cho từng đối tượng) - Tài khoản sử dụng: 311 Bên Nợ: - Số tiền đã trả về khoản vay ngắn hạn - Số tiền chênh lệch tỷ giá hối đoái Bên Có: - Số tiền vay ngắn hạn - Số chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng Số dư bên Có: Số tiền còn nợ b. Nguyên tắc quản lý nợ phải trả SVTH: Võ Văn Kết 18
- Trường Cao Đẳng Nghề Tiền Giang Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa cơ bản- may công nghiệp - Kế toán tiền vay ngắn hạn phải theo dõi chi tiết số tiền đã vay, lãy vay, số tiền vay đã trả (gốc và lãi vay), số tiền còn phải trả theo từng đối tượng cho vay, theo từng khế ước vay. - Trường hợp vay bằng ngoại tệ, hoặc trả nợ vay bằng ngoại tệ phải theo dõi chi tiết gốc ngoại tệ riêng va quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế giao dịch hoặc tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do ngân hàng Nhà Nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh giao dịch hoặc theo tỷ giá trên sổ kế toán. c. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu - Vay tiền để mua vật tư, hàng hóa, ghi: Nợ TK 152, 153, 156 Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331) Có TK 311 – Vay ngắn hạn (tổng giá thanh toán) - Vay tiền để trả nợ người bán, trả nợ dài hạn, trả nợ vay dài hạn Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán Nợ TK 315 – Nợ dài hạn đến hạn trả Nợ TK 341 – Vay dài hạn Nợ TK 342 – Nợ dài hạn Có TK 311 – Vay ngắn hạn SVTH: Võ Văn Kết 19
- Trường Cao Đẳng Nghề Tiền Giang Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa cơ bản- may công nghiệp SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VAY NGẮN HẠN 311 111, 112, 152 111, 112 153, 156 Vay về nhập tiền và vay để mua vật tư, hàng hóa Thanh toán nợ vay ngắn hạn 133 144 Vay để mở thư tín dụng 331, 315, 341, 342 Vay để trả nợ 413 Lỗ chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại cuối năm Lãi chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại cuối năm 4.1.2. Vay dài hạn – TK 341 a. Nội dung và kết cấu TK 341: dùng để phản ánh tình hình vay dài hạn và trả nợ gốc vay Bên Nợ: - Số tiền đã trả - Chênh lệch tỷ giá giảm do đánh giá lại số dư nợ SVTH: Võ Văn Kết 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp “Hạch toán kế toán vốn bằng tiền tại công ty cổ phân thương mại-xây dựng Sóc Sơn”
78 p | 5059 | 3046
-
Báo cáo thực tập: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và Tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần xây lắp An Phú
68 p | 703 | 263
-
Đề tài: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Sông Đà Cao Cường
42 p | 421 | 182
-
Báo cáo thực tập Kế toán chi phí sản xuất Công ty xi măng Hải Phòng
84 p | 383 | 79
-
Chuyên đề kế toán thanh toán
125 p | 80 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác kế toán tại bệnh viện tâm thần thành phố Đà Nẵng
159 p | 19 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viên mắt - Thành phố Đà Nẵng
128 p | 19 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tổ chức hệ thống thông tin kế toán theo định hướng ERP tại Công ty cổ phần Thương mại Nguyễn Kim
102 p | 20 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tăng cường kiểm soát chi thanh toán BHYT tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Định
122 p | 22 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu việc vận dụng chuẩn mực kế toán hàng tồn kho tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
115 p | 12 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán trách nhiệm tại Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Trung Nam
105 p | 17 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH một thành viên Cảng Qui Nhơn
111 p | 13 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán trách nhiệm tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên cảng Qui Nhơn
130 p | 16 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán trách nhiệm tại Công ty cổ phần VinaFor Đà Nẵng
114 p | 18 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tổ chức kế toán trách nhiệm tại Công ty cổ phần Vĩnh Cửu
98 p | 16 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí sản xuất tại Công ty TNHH MTV Sông Thu - Đà Nẵng
111 p | 9 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu chất lượng phần mềm kế toán Việt Nam
113 p | 12 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn