intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài nghiên cứu khoa học: Giải pháp về chương trình dạy học Sử liệu học

Chia sẻ: Lang Liêu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

38
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nhằm trang bị cho người học tri thức về một số nguồn sử liệu lịch sử Việt Nam cận - hiện đại cũng như các phương pháp sưu tầm, phân loại và phê phán sử liệu đối với các nguồn sử liệu đó.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu khoa học: Giải pháp về chương trình dạy học Sử liệu học

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA LỊCH SỬ ĐỀ TÀI SỬ LIỆU HỌC: NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH VÀ TỔ CHỨC GIẢNG DẠY Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP   Chuyên đề GIẢI PHÁP VỀ CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC SỬ LIỆU HỌC CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI NGƯỜI THỰC HIỆN TS. Nguyễn Văn Hiệp TS. Nguyễn Đình Thống 
  2. BÌNH DƯƠNG - THÁNG 12 NĂM 2014 1
  3. Chuyên đề GIẢI PHÁP VỀ CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC SỬ LIỆU HỌC 1. Tổng quan về chương trình dạy học Sử liệu học Chương trình sử liệu học htuo65c Bộ môn Lý luận sử học là bộ môn hình thành muộn trong Khoa Lịch sử. Năm 1981, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đào tạo cử nhân khoa học của Khoa Lịch sử, GS Hà Văn Tấn được giao trách nhiệm viết bản đề án xây dựng Bộ môn Lý luận sử học. Bản đề án có đoạn viết: “Trong các trường đại học tổng hợp, sinh viên Khoa Lịch sử không được học tập riêng về phương pháp và phương pháp luận. Người ta khuyên sinh viên tự rút ra các vấn đề về phương pháp và phương pháp luận từ các bài giảng của các bộ môn cụ thể. Tất nhiên, sinh viên hiện nay nói chung chưa đủ khả năng để làm việc đó. Nếu có số ít nào đó làm được như vậy thì kiến thức về phương pháp và phương pháp luận họ thu nhận được không có hệ thống. Vì vậy, sinh viên rất yếu về phương pháp và phương pháp luận. Hiển nhiên điều này hạn chế rất lớn khả năng công tác của họ sau khi ra trường. Việc bồi dưỡng phương pháp và phương pháp luận một cách có hệ thống cho sinh viên sử đã trở nên cấp thiết.” Về tên gọi của Bộ môn, bản đề án viết: “Công việc của tổ bộ môn này không chỉ bó hẹp trong các vấn đề phương pháp và phương pháp luận. Nói đến phương pháp luận là phải nói đến triết học của lịch sử, cũng như nói đến phương pháp biên soạn lịch sử là phải đề cập đến lịch sử sử học. Như vậy, tổ bộ môn này phải nghiên cứu các vấn đề chung rộng có tính chất lý luận của khoa học lịch sử. Vì vậy, đề nghị gọi bộ môn này là Bộ môn Lý luận sử học.” Nhưng sau khi đề án xây dựng Bộ môn gửi đi, Nhà trường chỉ đồng ý cho gọi tên Bộ môn là Phương pháp luận sử học. Ngày 20-7-1983, Hiệu trưởng Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội ký quyết định số 372/TCCB thành lập Bộ môn Phương pháp luận sử học. 21 năm sau, Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội ký quyết định số 1082/QĐ XHNV/TC ngày 4-6-2004 đổi tên Bộ môn Phương pháp luận sử học thành Bộ môn Lý luận sử học. Như vậy là tên Bộ môn đã được gọi theo đúng như đề nghị của đề án xây dựng. Ngày đầu mới thành lập, đội ngũ cán bộ của Bộ môn gồm có các thầy: Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Thư, Phạm Xuân Hằng, Hoàng Hồng. Những năm tiếp theo 2
  4. được bổ sung các thầy, cô: Lê Văn Sinh, Phan Phương Thảo, Đinh Thị Thùy Hiên. GS Hà Văn Tấn là Chủ nhiệm Bộ môn từ ngày đầu thành lập đến năm 2009; giúp việc cho GS lần lượt có các Phó Chủ nhiệm Bộ môn: Phạm Xuân Hằng, Trần Kim Đỉnh, Hoàng Hồng, Phan Phương Thảo. Kể từ tháng 9 năm 2009, chức vụ Chủ nhiệm Bộ môn do PGS.TS Hoàng Hồng đảm trách. PGS. TS Phan Phương Thảo tiếp tục giữ vị trí Phó chủ nhiệm Bộ môn. Trong chương trình đào tạo cử nhân sử học của Khoa Lịch sử, Bộ môn đảm nhận giảng dạy các môn học sau đây: - Phương pháp luận sử học: trình bày một hệ thống lý thuyết bao gồm ba bộ phận cấu thành: Phương pháp luận sử học là Phương pháp luận đối tượng lịch sử, Phương pháp luận nghiên cứu lịch sử và phương pháp luận trình bày lịch sử. - Sử liệu học: Khoa học về sử liệu, về các phương pháp khai thác và xử lý các thông tin lịch sử từ sử liệu. - Triết học lịch sử: Trình bày các quan điểm về triết học lịch sử qua các thời đại mà đỉnh cao là chủ nghĩa duy vật lịch sử trong học thuyết Mác. - Lịch sử sử học: Trình bày các trường phái sử học, các phương pháp sử học và sự tích luỹ các tri thức lịch sử của nhân loại và của Việt Nam. - Các phương pháp nghiên cứu lịch sử: Giới thiệu một số phương pháp cụ thể ứng dụng trong nghiên cứu lịch sử như phương pháp định lượng, phương pháp khu vực học, phương pháp hệ thống cấu trúc, phương pháp xã hội học lịch sử, phương pháp so sánh, phương pháp hồi cố và hậu suy... Việc chuẩn bị nội dung và kiến thức để hình thành bài giảng cho các môn học trên là một thách thức to lớn đối với các cán bộ trẻ của bộ môn. ở Việt Nam, các vấn đề thuộc Lý luận sử học chưa được nghiên cứu thấu đáo và có hệ thống. Vì vậy, quá trình chuẩn bị bài giảng của các thành viên trong bộ môn cũng là quá trình khám phá và khai phá về một môn học mới. Môn học Phương pháp luận sử học là môn học đầu tiên của bộ môn được giảng dạy cho sinh viên khoa Lịch sử từ năm học 1982-1983. Trước đó, năm 1981, GS Hà Văn Tấn đã giới thiệu bài giảng này cho các cán bộ trẻ Khoa Lịch sử. Kế theo, các môn học của Bộ môn cũng lần lượt được chính thức đưa vào chương trình đào tạo cử nhân của Khoa Lịch sử. Năm 1990, tập bài giảng Triết học lịch sử hiện đại của GS Hà Văn Tấn được xuất bản. Cũng trong năm này, giáo trình Lịch sử sử học thế giới của Hoàng Hồng đã được in. Đó là những cố gắng lớn. Hiện nay, bộ môn đang gấp rút hoàn thành các giáo trình Phương pháp luận sử học, Sử liệu học, Phương pháp định lượng trong sử học. 3
  5. Ngoài ra, Bộ môn đã xây dựng kế hoạch và chuẩn bị triển khai thực hiện một số đề án khoa học nhằm bổ sung và cập nhật kiến thức trong nội dung giảng dạy của Bộ môn, đó là: Các nguồn sử liệu lịch sử Việt Nam; Các phương pháp mới trong nghiên cứu lịch sử; Nhận thức mới một số vấn đề lịch sử trong sử học Việt Nam hiện đại. Ngoài công việc giảng dạy đào tạo đại học, Bộ môn còn tích cực tham gia hoạt động đào tạo sau đại học. Một thuận lợi lớn là gần như ngay sau ngày thành lập, Bộ môn đã được Bộ đại học và Trung học chuyên nghiệp cho phép đào tạo sau đại học với chuyên ngành Biên soạn Lịch sử và Sử liệu học, mã số 50311. Năm 2003, Bộ Giáo dục và Đào tạo đổi tên chuyên ngành là Lịch sử sử học và Sử liệu học, mã số 602258. Bộ môn đã trở thành cơ sở duy nhất trong cả nước đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử sử học và Sử liệu học. Ba cán bộ trong Bộ môn đã hoàn thành chương trình đào tạo sau đại học theo chuyên ngành Lịch sử sử học và sử liệu học, đó là Trần Kim Đỉnh và Hoàng Hồng thực hiện luận án Phó tiến sĩ và Đinh Thị Thuỳ Hiên thực hiện luận văn Thạc sỹ. Ngoài ra đã có 7 cán bộ từ các cơ quan khác nhau đến học tập, nghiên cứu tại bộ môn và đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử sử học và Sử liệu học. Trải qua 23 năm tính từ ngày thành lập, Bộ môn Lý luận sử học đã thực hiện được những nhiệm vụ cơ bản đặt ra trong đề án ban đầu. Làm được điều đó là nhờ có sự nỗ lực phấn đấu của tất cả các thành viên trong Bộ môn, nhưng trước hết phải nói đến vai trò vô cùng quan trọng của GS Hà Văn Tấn đối với sự tồn tại và phát triển của Bộ môn. Thầy là người xây dựng đề án thành lập Bộ môn và là Chủ nhiệm Bộ môn từ ngày thành lập cho đến nay. Hiện tại, tuy Thầy tuổi đã cao, sức đã yếu nhưng vẫn luôn dõi theo những hoạt động của Bộ môn và sẵn sàng chỉ dẫn các vấn đề chuyên môn bằng một trí lực còn rất mạnh mẽ và uyên bác. Những thành tựu mà Bộ môn Lý luận sử học đạt được trong 23 năm qua đã và đang khẳng định Bộ môn là cơ sở giảng dạy và nghiên cứu các vấn đề lý luận sử học lớn nhất và chính quy nhất trong cả nước. 2. Chương trình bậc đại học - Mục tiêu kiến thức: Trang bị cho người học tri thức về một số nguồn sử liệu lịch sử Việt Nam cận - hiện đại cũng như các phương pháp sưu tầm, phân loại và phê phán sử liệu đối với các nguồn sử liệu đó. 4
  6. - Mục tiêu kỹ năng: Trang bị cho người học kỹ năng sưu tầm, phân loại, phân tích sử liệu đối với một số nguồn sử liệu lịch sử Việt Nam cận - hiện đại để đảm bảo tài liệu lịch sử dùng cho nghiên cứu lịch sử là xác thực và thông tin sử liệu là đáng tin cậy.\ Tóm tắt nội dung môn học: Môn học cung cấp những thông tin về các loại hình sử liệu, nội dung, giá trị thông tin lịch và phương pháp tiếp cận, xử lý các nguồn sử liệu đó trong nghiên cứu lịch sử Việt Nam cận và hiện đại. Nội dung môn học, hình thức tổ chức dạy và học Nội dung Hình thức tổ chức dạy và học Tổng: 30 Lên lớp Tự học, tự nghiên cứu: 24 Lý Thảo luận: 6 thuyết: 0 Chương 1. Nguồn sử liệu lịch sử Việt Nam thời kỳ cận đại 3 12 15 (1858 - 9/1945) 1.1. Nguồn sử liệu chữ viết 1.1.1 Nguồn sử liệu hình thành trong hệ thống chính quyền các cấp - Chữ Hán nôm - Chữ Pháp 1.1.2. Nguồn sử liệu hình thành trong qúa trình hoạt động của các tổ chức chính trị, đoàn thể xã hội 1.1.3. Nguồn tài liệu báo chí 1.1.4. Các công trình sử học 1.2. Nguồn sử liệu vật thực 1.3. Nguồn sử liệu làng xã (Hương ước, sổ đinh, sổ thuế, địa bạ...) Chương 2. Nguồn sử liệu lịch 3 12 15 5
  7. sử Việt Nam thời kỳ hiện đại (từ 1945 - nay) 2.1. Nguồn sử liệu chữ viết 2.1.1. Tài liệu về hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam - Cương lĩnh và điều lệ - Văn kiện các kỳ đại hội, hội nghị - Tài liệu của cơ quan Trung ương Đảng - Tài liệu của các cơ quan đảng, địa phương 2.1.2. Tài liệu về hoạt động của của các cơ quan chính quyền nhà nước 2.1.3 Tài liệu về hoạt động của các đoàn thể chính trị-xã hội 2.1.4. Hồi ký - Sự hình thàh - Tập hợ hồi ký - Đặc điểm 2.2. Nguồn sử liệu vật thực 2.3. Nguồn sử liệu phim, ảnh, ghi âm 2.4. Nguồn sử liệu dân tộc học 6. Học liệu 6.1. Danh mục tài liệu tham khảo bắt buộc 1. Phan Đại Doãn và Nguyễn Văn Thâm, Mấy vấn đề sử liệu học lịch sử Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, 1984, số 5, tr.31-37. 2. Phan Đại Doãn và Nguyễn Văn Thâm, Mấy vấn đề phân loại các nguồn sử liệu của lịch sử Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, 1985, số 6, tr.60-68. 3. Phạm Xuân Hằng, Vấn đề xử lý sử liệu học đối với tài liệu chữ viết, Tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 1, 1996. 4. Trần Kim Đỉnh, Nguồn sử liệu chữ viết ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, Tạp 6
  8. chí Khoa học, Đại học Tổng hợp Hà Nội, số 3, 1993, tr.35-40. 2. Chương trình đào tạo thạc sĩ MỤC TIÊU ĐÀO TẠO - Về kiến thức: Người học được bổ sung và nâng cao các kiến thức cơ bản của khoa học lịch sử, các kiến thức chuyên sâu và cập nhật về Lịch sử sử học thế giới, Lịch sử sử học Việt Nam, Sử liệu học và hệ thống lí luận sử học. - Về năng lực: Các học viên tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử sử học và Sử liệu học có khả năng độc lập nghiên cứu giải quyết các vấn đề về Lịch sử sử học và Sử liệu học và của khoa học lịch sử nói chung. Người có bằng Thạc sĩ Lịch sử sử học và Sử liệu học có thể làm công tác nghiên cứu hoặc giảng dạy lịch sử ở các trường đại học, cao đẳng, các trung tâm nghiên cứu hoặc công tác tại các cơ quan đoàn thể xã hội có liên quan và sử dụng đến kiến thức lịch sử. - Về kĩ năng: Người học được trang bị các phương pháp tiếp cận chuyên ngành Lịch sử sử học và Sử liệu học, các kĩ năng nghiên cứu khoa học lịch sử và khả năng thích ứng với các công việc liên quan đến những vấn đề khác nhau thuộc khối khoa học xã hội và nhân văn. - Về nghiên cứu: Học viên cao học có thể nghiên cứu theo các hướng cơ bản sau: • Mô tả và đánh giá các nguồn sử liệu lịch sử Việt Nam. • Khảo sát quá trình nghiên cứu các vấn đề lịch sử trong sử học Việt Nam. • Tập hợp các nguồn sử liệu và khai thác thông tin lịch sử để khôi phục một vấn đề lịch sử cụ thể. • Các khuynh hướng sử học Việt Nam. • Các tác gia sử học Việt Nam. TÊN VĂN BẰNG VÀ MÔN THI TUYỂN SINH 1. Tên văn bằng - Tên tiếng Việt: Thạc sĩ Lịch sử - Tên tiếng Anh: Master in History NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 1. Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 60 tín chỉ, trong đó: 7
  9. - Khối kiến thức chung (bắt buộc): 11 tín chỉ - Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành: 36 tín chỉ + Bắt buộc: 30 tín chỉ + Lựa chọn: 06 tín chỉ/ 14 tín chỉ - Luận văn: 13 tín chỉ Tên môn học Số STT tín chỉ I Khối kiến thức chung 11 1. Triết học 4 2. Ngoại ngữ chung 4 3. Ngoại ngữ chuyên ngành 3 II Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành 36 II.1. Bắt buộc 30 4. Một số vấn đề cơ bản về lí luận sử học 2 Quá trình phát triển các hình thái kinh tế - xã hội trong 5. 2 lịch sử 6. Một số vấn đề cơ bản về lịch sử văn hoá - tư tưởng Việt 2 Việt Nam 7. Nam sử các vấn đề về tôn giáo ở Việt Nam Lịch 2 8. Hồ Chí Minh với sự nghiệp giải phóng dân tộc ở Việt 2 9. Nam điểm quốc tế của cách mạng Việt Nam Quan 2 10. Vấn đề văn hoá Đông Nam Á và lịch sử quá trình hội 2 nhập phần tộc người và quan hệ dân tộc ở Việt Nam 11. Thành 2 12. Sự xuất hiện các nền kinh tế sản xuất đầu tiên trên thế 2 giới số vấn đề cơ bản về lịch sử Nhà nước và Pháp luật 13. Một 2 14. Một số các vấn đề làng xã và nông dân Việt Nam trong Việt Nam 2 lịch sửquan phương pháp nghiên cứu khu vực học 15. Tổng 2 16. Tư tưởng sử học qua các thời đại 2 17. Các khuynh hướng sử học Việt Nam cận – hiện đại 2 18. Các phương pháp sử liệu học 2 II.2. Lựa chọn 6/14 19. Các trường phái triết học lịch sử hiện đại 2 8
  10. 20. Văn bản học 2 21. Một số vấn đề về lịch sử địa phương và lịch sử ngành 2 22. Tạp chí nghiên cứu lịch sử – Những vấn đề lịch sử sử học 2 Áp dụng các phương pháp phân tích định lượng trong 24. 23. Lịch sửcứu nghiên bảnsửsách ở Việt Nam xuấtlịch 22 25. Sử học Việt Nam trong thời kì Đổi Mới 2 III Luận văn 13 Tổng cộng: 60 3. Chương trình đào tạo tiến sĩ MỤC TIÊU ĐÀO TẠO - Về kiến thức: Cung cấp những kiến thức về Lịch sử Sử học và Sử liệu học ở trình độ cao và chuyên sâu đồng thời bổ sung một số kiến thức về lịch sử, văn hóa, xã hội... liên quan đến Lí luận Sử học. Những kiến thức này sẽ giúp Nghiên cứu sinh đi sâu vào chuyên ngành hẹp, nắm vững các hướng nghiên cứu và các vấn đề khoa học thuộc Lịch sử Sử học và Sử liệu học. - Về năng lực: Nghiên cứu sinh lịch sử được đào tạo theo khung chương trình này sẽ trở thành những chuyên gia sử học có trình độ cao về lí thuyết và thực hành, hiểu biết sâu sắc chuyên ngành Lịch sử Sử học và Sử liệu học. Có năng lực sáng tạo, độc lập nghiên cứu, phát hiện và giải quyết được các vấn đề trong khoa học lịch sử. Nghiên cứu sinh tốt nghiệp chuyên ngành Lịch sử Sử học và Sử liệu học có thể làm công tác nghiên cứu, giảng dạy lịch sử tại các viện nghiên cứu, các trường đại học hoặc các công việc có liên quan đến kiến thức lịch sử. - Về kĩ năng: Cung cấp phương pháp xử lí các vấn đề về Lịch sử sử học và Sử liệu học, các kĩ năng thực hành trên cơ sở hệ thống lí luận cơ bản và hiện đại, làm cho Nghiên cứu sinh nắm vững các thao tác nghiệp vụ và có khả năng thích ứng với các công việc liên quan đến những vấn đề khác nhau thuộc khối khoa học xã hội và nhân văn. - Về nghiên cứu: Nghiên cứu sinh có thể tham gia nghiên cứu khoa học theo những hướng chủ yếu sau đây: • Tập hợp và đánh giá giá trị lịch sử của các nguồn sử liệu lịch sử Việt Nam, xác định độ tin cậy của những thông tin lịch sử trong các sử liệu. • Các xu hướng nghiên cứu lịch sử ở Việt Nam. 9
  11. • Hệ thống lí thuyết sử học ở Việt Nam. • Tư tưởng và phương pháp nghiên cứu của các sử gia lớn trong lịch sử Việt Nam. • Sự thay đổi trong nhận thức một số vấn đề lịch sử trong sử học Việt Nam. • Quá trình nghiên cứu các vấn đề lịch sử trong sử học hiện đại Việt Nam. • Các trường phái sử học thế giới. • Các phương pháp nghiên cứu lịch sử hiện đại. TÊN VĂN BẰNG VÀ MÔN THI TUYỂN SINH 1. Tên văn bằng - Tên tiếng Việt: Tiến sĩ Lịch sử - Tên tiếng Anh: Doctor of Philosophy in History NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 1. Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo 1.1. Đối với nghiên cứu sinh đã có bằng thạc sĩ: Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 09 tín chỉ, trong đó: - Ngoại ngữ chuyên ngành nâng cao: 3 tín chỉ - Khối kiến thức chuyên đề tiến sĩ: 6/18 tín chỉ - Luận án 1.2. Đối với nghiên cứu sinh chưa có bằng thạc sĩ: phải hoàn thành chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử sử học và sử liệu học (trừ Luận văn), sau đó tiếp tục chương trình như đối với NCS đã có bằng thạc sĩ. Tổng số đơn vị học trình phải tích luỹ: 56 tín chỉ, trong đó: - Khối kiến thức chung (bắt buộc): 11 tín chỉ - Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành: 36 tín chỉ + Bắt buộc: 30 tín chỉ + Lựa chọn: 6/14 tín chỉ - Ngoại ngữ chuyên ngành nâng cao: 3 tín chỉ - Khối kiến thức chuyên đề tiến sĩ: 6/18 tín chỉ - Luận án 10
  12. STT Số Tên môn học tín chỉ I Khối kiến thức chung 11 1. Triết học 4 2. Ngoại ngữ chung 4 3. Ngoại ngữ chuyên ngành 3 II Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành 36 II.1. Bắt buộc 30 4. Một số vấn đề cơ bản về lí luận sử học 2 5. Quá trình phát triển các hình thái kinh tế - xã hội trong lịch sử 2 6. Một số vấn đề cơ bản về lịch sử văn hoá - tư tưởng Việt Nam Việt Nam 2 7. Lịch sử các vấn đề về tôn giáo ở Việt Nam 2 8. Hồ Chí Minh với sự nghiệp giải phóng dân tộc ở Việt Nam 2 9. Quan điểm quốc tế của cách mạng Việt Nam 2 10. Vấn đề văn hoá Đông Nam Á và lịch sử quá trình hội nhập 2 11. Thành phần tộc người và quan hệ dân tộc ở Việt Nam 2 12. Sự xuất hiện các nền kinh tế sản xuất đầu tiên trên thế giới 2 13. Một số vấn đề cơ bản về lịch sử Nhà nước và Pháp luật Việt 2 14. Nam số các vấn đề làng xã và nông dân Việt Nam trong lịch Một 2 15. Tổng quan phương pháp nghiên cứu khu vực học sử 2 16. Tư tưởng sử học qua các thời đại 2 17. Các khuynh hướng sử học Việt Nam cận – hiện đại 2 18. Các phương pháp sử liệu học 2 II.2. Lựa chọn 6/14 19. Các trường phái triết học lịch sử hiện đại 2 20. Văn bản học 2 21. Một số vấn đề về lịch sử địa phương và lịch sử ngành 2 22. Tạp chí nghiên cứu lịch sử – Những vấn đề lịch sử sử học 2 Áp dụng các phương pháp phân tích định lượng trong 23. 2 nghiên cứu lịch sử 24. Lịch sử xuất bản sách ở Việt Nam 2 11
  13. 25. Sử học Việt Nam trong thời kì Đổi Mới 2 III Ngoại ngữ chuyên ngành nâng cao 3 IV Khối kiến thức chuyên đề tiến sĩ 6/18 26. Các nguồn sử liệu chữ viết lịch sử Việt Nam 2 27. Hệ thống nghiên cứu các vấn đề lịch sử trong sử học Việt Nam 2 28. Một số vấn đề cơ bản về lịch sử sử học phong kiến Việt Nam hiện đại 2 Nhận thức mới một số vấn đề lịch sử trong sử học Việt Nam 29. 2 thời kì 30. Một số vấn đề về lí luận sử học hiện đại 2 31. Đổi Các mới trường phái sử học hiện đại 2 32. Quá trình hình thành và phát triển của Việt Nam học trên thế 2 33. giới tác gia sử học Việt Nam hiện đại Các 2 Giới thiệu một số trường phái khu vực học tiêu biểu trên thế 34. 2 giới và bước đầu vận dụng nghiên cứu ở Việt Nam V Luận án Tổng cộng: 56 CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI NGƯỜI THỰC HIỆN TS. Nguyễn Văn Hiệp TS. Nguyễn Đình Thống 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0