intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài nghiên cứu khoa học: Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ tiêm chủng mở rộng tại huyện Tu Mơ Rông năm 2016

Chia sẻ: ViNeptune2711 ViNeptune2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:73

221
lượt xem
36
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu khoa học: Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ tiêm chủng mở rộng tại huyện Tu Mơ Rông năm 2016 mô tả thực trạng tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc xin ở trẻ em dưới 1 tuổi và tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ có thai tại huyện Tu Mơ Rông năm 2016, xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc xin ở trẻ em dưới 1 tuổi và tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ có thai tại huyện Tu Mơ Rông năm 2016.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu khoa học: Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ tiêm chủng mở rộng tại huyện Tu Mơ Rông năm 2016

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM SỞ Y TẾ ---*--- THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG TẠI HUYỆN TU MƠ RÔNG NĂM 2016 Chủ nhiệm đề tài: NGUYỄN THỊ VÂN, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Kon Tum Cộng sự: NGUYỄN BÁ KHÁNH, Trung tâm Y tế huyện Tu Mơ Rông NGUYỄN NGỌC SƠN, Trung tâm Y tế huyện Tu Mơ Rông PHẠM THỊ TIỀN, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Kon Tum PHẠM THỊ HÀ PHƯƠNG, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Kon Tum KON TUM - 2016
  2. i MỤC LỤC Trang MỤC LỤC i DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮC ii DANH MỤC BẢNG iii DANH MỤC HÌNH iv TÓM TẮT ĐỀ TAI v ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Các khái niệm, thông tin, số liệu về Tiêm chủng mở rộng 3 1.2. Các nghiên cứu trong và ngoài nước về tiêm chủng mở rộng 22 1.3. Sơ đồ khung lý thuyết nghiên cứu 25 1.4. Giới thiệu tóm tắt về địa bàn nghiên cứu 26 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27 2.1. Đối tượng nghiên cứu 27 2.2. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang có phân tích 27 2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 27 2.4. Cỡ mẫu 27 2.5. Phương pháp chọn mẫu 28 2.6. Biến số 30 2.7. Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin 33 2.8. Quy trình thu thập số liệu 34 2.9. Phương pháp quản lý, xử lý và phân tích số liệu 36 2.10. Đạo đức nghiên cứu 37 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38 3.1. Thực trạng tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc xin ở trẻ em dưới 1 tuổi và tiêm 38 phòng uốn ván cho phụ nữ có thai 3.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ tiêm chủng 46 3.3. Kết quả tiêm chủng Trung tâm Y tế huyện Tu Mơ Rông thống kê được từ 48 báo cáo của tuyến xã năm 2016 Chương 4. BÀN LUẬN 50 4.1. Kết quả điều tra tỷ lệ tiêm chủng đạt được 50 4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng 56 4.3. Hạn chế nghiên cứu 58 KẾT LUẬN 59 KHUYEN NGHỊ 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO 61 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Danh sách chọn cụm điều tra tiêm chủng huyện 64 Tu Mơ Rông năm 2016 Phụ lục 2: Phiếu điều tra tiêm chủng trẻ em 12 đến 23 tháng tuổi 65 Phụ lục 3: Phiếu điều tra lý do trẻ không được tiêm chủng vắc xin 66 Phụ lục 4: Phiếu điều tra tiêm vắc xin uốn ván cho bà mẹ 67 Phụ lục 5: Phiếu điều tra lý do PNCT không được tiêm vắc xin uốn ván 68
  3. ii DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT (Vaccinum tuberculosis cryodesiccatum): Vắc xin phòng BCG bệnh lao CS Cộng sự CSSKBĐ Chăm sóc sức khỏe ban đầu CTTCMR Chương trình Tiêm chủng mở rộng (Diphtheria, Pertussis, Tetanus ) : Bạch hầu - Ho gà - Uốn DPT ván NC Nghiên cứu TC Tiêm chủng TE Trẻ em TS Tổng số UNICEF Qũy Nhi đồng Liên Hiệp Quốc VAT (Vaccinum Tetani adsorbatum) Vắc xin ngừa uốn ván VGB Viên gan B WHO Tổ chức Y tế thế giới
  4. iii DANH MỤC BẢNG Bảng Tên bảng Trang 1.1 Lịch tiêm chủng trẻ em dưới 1 tuổi tại Việt Nam trong 3 CTTCMR Lịch tiêm chủng cho Phụ nữ có thai và nữ tuổi sinh đẻ (15-35 1.2 tuổi) tại vùng nguy cơ uốn ván sơ sinh cao tiêm vắc xin uốn 4 ván. Tình hình tiêm chủng thường xuyên tại các tỉnh được chọn 1.3 10 đánh giá tỷ lệ tiêm chủng toàn quốc, năm 2003 Tình hình tiêm chủng thường xuyên trên địa bàn tỉnh Kon Tum 1.4 11 được điều tra, đánh giá năm 2005 1.5 Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em dưới một tuổi khu vực 12 1.6 Tỷ lệ tiêm vắc xin uốn ván cho PNCT và trẻ BVUVSS 12 1.7 Đường tiêm, liều lượng, vị trí tiêm của từng loại vắc xin trong 19 TCMR 3.1 Tỷ lệ trẻ tiêm vắc xin BCG 38 3.2 Tỷ lệ trẻ tiêm vắc xin viêm gan B liều sơ sinh 38 3.3 Tỷ lệ trẻ uống vắc xin bại liệt 1 39 3.4 Tỷ lệ trẻ uống vắc xin bại liệt 2 40 3.5 Tỷ lệ trẻ uống vắc xin bại liệt 3 40 3.6 Tỷ lệ trẻ tiêm vắc xin DPT-VGB-Hib 1 41 3.7 Tỷ lệ trẻ tiêm vắc xin DPT-VGB -Hib 2 42 3.8 Tỷ lệ trẻ tiêm vắc xin DPT-VGB-Hib 3 42 3.9 Tỷ lệ trẻ tiêm vắc xin sởi 43 3.10 Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ tính đến thời điểm điều tra 44 Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ, đúng theo lịch cho trẻ dưới 1 3.11 44 tuổi 3.12 Chất lượng mũi tiêm BCG và sẹo BCG 45 Tỷ lệ tiêm UV2+ cho bà mẹ và tỷ lệ trẻ được bảo vệ 3.13 46 phòng uốn ván sơ sinh Lý do trẻ không đi tiêm chủng hoặc tiêm chủng không 3.14 46 đầy đủ Lý do bà mẹ không đi tiêm chủng hoặc tiêm chủng 3.15 47 không đầy đủ Kết quả tiêm chủng Trung tâm Y tế huyện Tu Mơ Rông thống 3.16 48 kê được từ báo cáo của tuyến xã năm 2016
  5. iv DANH MỤC HÌNH Hình Tên hình Trang 2.1 Khung lý thuyết nghiên cứu 25
  6. v TÓM TẮT ĐỀ TÀI Huyện Tu Mơ Rông là huyện miền núi, đặc biệt khó khăn (theo Nghị quyết 30a của Chính phủ), địa hình rừng núi, giao thông nông thôn còn rất khó khăn; ý thức về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe còn hạn chế. Năm 2005 tại xã Măng Ri cũng đã xảy ra vụ dịch ho gà với số mắc 18 trường hợp, tử vong 5 trường hợp. Đó là lý do chúng tôi thực hiện đề tài “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ tiêm chủng mở rộng tại huyện Tu Mơ Rông năm 2016” nhằm mục tiêu (i) Mô tả thực trạng tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc xin ở trẻ em dưới 1 tuổi và tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ có thai tại huyện Tu Mơ Rông năm 2016 (ii) Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc xin ở trẻ em dưới 1 tuổi và tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ có thai tại huyện Tu Mơ Rông năm 2016. Nghiên cứu được tiến hành tại huyện Tu Mơ Rông từ tháng 1 đến tháng 11 năm 2016; thiết kế nghiên cứu Mô tả cắt ngang kết hợp phương pháp định lượng. nghiên cứu cho đối tượng từ 12- 23 tháng, bà mẹ có con từ 0- 11 tháng tuổi; sử dụng phần mềm Sample size 2.0 để tính cở mẫu, N=240, điều tra 30 cụm, mỗi cụm điều tra 8 trẻ và 8 bà mẹ; nhập số liệu bằng chương trình Epidata 3.1, phân tích bằng phần mềm Stata. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ trẻ em dưới 1 tuổi liệu đạt tỷ lệ cao 95,4%; Tỷ lệ tiêm UV2+ cho bà mẹ đạt 91,6%. Các yếu tố liên quan đến tỷ lệ tiêm chủng trẻ là gia đình bận không đưa trẻ đi tiêm chủng chiếm cao nhất: 36,4%. Còn với bà mẹ bận việc gia đình chiếm 25%. Khuyến nghị do phong tục tập quán bà mẹ hay đẻ tại nhà chúng tôi cần tuyên truyền các bà mẹ có thai nên đến các sơ sở y tế có phòng sinh để sinh nhằm để trẻ ra được tiêm vắc xin viêm gan B liều sơ sinh sớm trong vòng 24 giờ tại các cơ sở có phòng sinh và tuyên truyền cho bà mẹ về lợi ích của tiêm chủng để bà mẹ đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch.
  7. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tiêm chủng phòng bệnh bằng các vắc xin là một thành tựu trong y học ở thế kỷ XVIII, có ý nghĩa to lớn trong Y học dự phòng. Chương trình tiêm chủng mở rộng (CTTCMR) đã góp phần làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc và chết của trẻ em dưới 5 tuổi về các bệnh truyền nhiễm. Ước tính hàng năm tiêm chủng đã cứu sống khoảng 1 triệu trẻ em ở các nước đang phát triển. Hiệu lực bảo vệ cao (80-90%) của các vắc xin và kết quả là thanh toán bệnh đậu mùa trên toàn thế giới (ca bệnh cuối cùng ở Sômali năm 1977), đó là lý do WHO và các tổ chức trên thế giới đề ra và tích cực hưởng ứng, thực hiện CT TCMR. Tiêm vắc xin phòng bệnh có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với trẻ em.Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch không chỉ có tác dụng phòng bệnh đối với trẻ mà còn mang lại những lợi ích to lớn đối với xã hội và là một chương trình mang tính nhân văn sâu sắc[8]. Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) bắt đầu được triển khai ở Việt Nam từ năm 1981 do Bộ Y tế khởi xướng với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF). Chương trình có mục tiêu ban đầu là cung cấp dịch vụ tiêm chủng miễn phí cho trẻ em dưới 1 tuổi, bảo vệ trẻ khỏi mắc bệnh có 6 loại vắc xin phòng bệnh lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi, bại liệt. Năm 1997, 04 vắc xin mới được triển khai miễn phí trong chương trình TCMR của Việt Nam là vắc xin viêm gan B, vắc xin viêm não Nhật Bản B, vắc xin thương hàn, vắc xin tả. Tháng 6/2010, vắc xin Hib phòng các bệnh viêm phổi nặng và viêm màng não mủ do Hib được triển khai trên toàn quốc, năm 2015 triển khai thêm vắc xin rubella trong tiêm chủng thường xuyên[25]. Cùng với cả nước, Chương trình tiêm chủng mở rộng ở khu vực Tây Nguyên thí điểm năm 1983 ở 1 số huyện thị xã, đến năm 1985 từng bước được triển khai, trên qui mô toàn khu vực (ĐắkLắk, GiaLai, KonTum) vào
  8. 2 năm 1989-1990. Nhiều năm liên tục, trẻ dưới 12 tháng tuổi được TCĐĐ đạt > 90% và > 80% phụ nữ có thai được tiêm vắc xin phòng uốn ván, góp phần bảo vệ thành quả thanh toán bại liệt trong những năm qua, loại trừ uốn ván sơ sinh và khống chế sởi đã làm thay đổi mô hình các bệnh truyền nhiễm có vắc xin ở khu vực. Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ trẻ em dưới 12 tháng tỉnh Kon Tum hàng năm đều đạt mục tiêu đề ra, tuy nhiên qua đợt điều tra đánh giá tỷ lệ tiêm chủng toàn quốc năm 2003 tỉnh Kon Tum tiêm chủng đầy đủ trẻ em dưới 12 tháng 66,2%, phụ nữ có thai 86,9% tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ trẻ em đạt rất thấp. Bên cạnh những thành công ấy, một số khó khăn đã hạn chế sự hoạt động của chương trình, đặc biệt huyện Tu Mơ Rông là huyện miền núi, đặc biệt khó khăn (theo Nghị quyết 30a của Chính phủ) của tỉnh; địa hình rừng núi, giao thông nông thôn còn rất khó khăn; dân cư ở rải rác trong các cụm xóm, làng, khó tiếp cận; ý thức về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe còn hạn chế.Năm 2005 tại xã Măng Ri cũng đã xảy ra vụ dịch ho gà với số mắc 18 trường hợp, tử vong 5 trường hợp. Đó cũng là lý do chúng tôi muốn tìm hiểu thực trạng ảnh hưởng đến công tác tiêm chủng tại huyện Tu Mơ Rông. Do nguồn lực, thời gian có hạn chúng tôi tập trung nghiên cứu cho đối tượng trẻ em trong độ tuổi 12 - 23 tháng, các bà mẹ có con từ 0- 11 tháng tuổi. Chúng tôi thực hiện đề tài Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng mở rộng tại huyện Tu Mơ Rông năm 2016 với mục tiêu cụ thể là: 1. Mô tả thực trạng tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc xin ở trẻ em dưới 1 tuổi và tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ có thai tại huyện Tu Mơ Rông năm 2016. 2. Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc xin ở trẻ em dưới 1 tuổi và tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ có thai tại huyện Tu Mơ Rông năm 2016.
  9. 3 Chương 1. TỔNG QUAN 1.1. Các khái niệm, thông tin, số liệu về Tiêm chủng mở rộng 1.1.1. Các khái niệm sử dụng Tiêm chủng là việc đưa vắc xin vào cơ thể con người với mục đích tạo cho cơ thể khả năng đáp ứng miễn dịch để dự phòng bệnh tật[1] Thiết bị dây chuyền lạnh là hệ thống thiết bị bảo quản, theo dõi nhiệt độ và vận chuyển vắc xin từ nhà sản xuất đến các điểm tiêm chủng. Sự cố bất lợi sau tiêm chủng là hiện tượng bất thường về sức khỏe bao gồm các biểu hiện tại chỗ tiêm hoặc toàn thân xảy ra sau tiêm chủng, không nhất thiết do việc sử dụng vắc xin, bao gồm phản ứng thông thường sau tiêm chủng và tai biến nặng sau tiêm chủng. Tai biến nặng sau tiêm chủng là sự cố bất lợi sau tiêm chủng có thể đe dọa đến tính mạng người được tiêm chủng hoặc để lại di chứng hoặc làm người được tiêm chủng tử vong[6]. Lịch tiêm chủngtheoQuyết định số 845/QĐ-BYT ngày 17/3/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế [2] Bảng 1.1. Lịch tiêm chủng trẻ em dưới 1 tuổi tại Việt Nam STT Tuổi của trẻ Vắc xin sử dụng - Tiêm vắc xin Viêm gan B (VGB) mũi 0 trong 24 1 Sơ sinh giờ đầu sau sinh - Tiêm vắc xin BCG Phòng bệnh lao - Tiêm vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan 2 02 tháng B - Hib mũi 1 (vắc xin 5 trong 1) - Uống vắc xin bại liệt lần 1 - Tiêm vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan 3 03 tháng B - Hib mũi 1 mũi 2 - Uống vắc xin bại liệt lần 2 - Tiêm vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan 4 04 tháng B - Hib mũi 3 - Uống vắc xin bại liệt lần 3 5 09 tháng - Tiêm vắc xin sởi mũi 1
  10. 4 Vắc xin là vật liệu chế từ các vi sinh vật hoặc các kháng nguyên đặc hiệu của chúng để đưa vào cơ thể người gây miễn dịch chủ động cho cộng đồng phòng bệnh truyền nhiễm do chính các vi sinh vật tương ứng gây ra. Trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ: Một trẻ dưới 1 tuổi được coi là TCĐĐ nếu trẻ được tiêm 8 liều vắc xin gồm 1 mũi BCG, 3 mũi tiêm VGB- DPT-Hib, 3 lần uống OPV và một mũi tiêm sởi và đúng khoảng cách giữa các mũi tiêm. Bảng 1.2. Lịch tiêm chủng cho Phụnữcóthaivànữtuổisinhđẻ(15- 35tuổi)tạivùngnguycơuốnvánsơ sinhcaotiêmvắcxinuốnván. Tiêmsớmkhicó thailần đầu hoặcnữtrongtuổisinhđẻ UV1 tạivùngnguycơcao. UV2 Ítnhất1 thángsau mũi1* UV3 Ítnhất6 thángsau mũi2 hoặckỳcó thailầnsau UV4 Ítnhất1 nămsau mũi3 hoặckỳcó thailần sau UV5 Ítnhất1 nămsau mũi4 hoặckỳcó thailần sau *Tiêmtrướckhisinhítnhất1 tháng. 1.1.2. Chương trình tiêm chủng mở rộng trên thế giới Từ năm 1974, Tổ chức Y tế Thế giới đã đề xướng và vận động các nước thành viên thực hiện một chương trình có ích trong khuôn khổ các hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu. Mục đích của chương trình này là mở rộng, phát triển công tác tiêm chủng cho toàn thể trẻ em trên thế giới, đặc biệt là trẻ em ở các nước đang phát triển. Ước tính hàng năm tại các nước này có khoảng 100 triệu trẻ em sinh ra cần được tiêm chủng. Nhưng trong những năm 70 của thế kỷ trước mới có khoảng 20% được tiêm chủng, vì vậy hàng năm ở các nước này vẫn có khoảng 5 triệu trẻ em bị chết (trung bình mỗi phút bị chết 10 trẻ) và 5 triệu trẻ em khác bị tàn tật, di chứng vì các bệnh truyền nhiễm trẻ em là bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi, bại liệt, lao[13] Mục tiêu của chương trình TCMR do Tổ chức Y tế Thế giới vận động là phấn đấu đến năm 1990 cho tất cả trẻ em trên thế giới đều được tiêm chủng
  11. 5 phòng 6 bệnh nhiễm trùng nguy hiểm và phổ biến nhất đối với trẻ em và có vắc xin đặc hiệu để bảo vệ. Mức độ nguy hại của các bệnh trên đây đối với tính mạng, sức khỏe, sự phát triển của trẻ em là rõ ràng. Hiệu lực bảo vệ cao (80-95%) của các vắc xin hiện nay đối với những bệnh này và kết quả của chương trình thanh toán bệnh đậu mùa trên phạm vi toàn thế giới (từ sau ca bệnh đậu mùa cuối cùng xảy ra ở Soomali ngày 26-10-1977), đó là những lý do khiến TCYTTG và các nước thành viên, các tổ chức trên thế giới đề ra và tích cực hưởng ứng, thực hiện TCMR, coi đây là một chương trình trọng điểm, một nhiệm vụ chủ chốt của hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu. Tiêm chủng phòng được bệnh tật, mỗi năm có từ 2-3 triệu trẻ chết, thế nhưng ước tính 18,7 triệu trẻ dưới 1 tuổi trên thế giới vẫn còn thiếu những mũi vắc xin cơ bản[21]. 1.1.3.Chương trình tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam 1.1.3.1. Lịch sử phát triển Năm 1981 chương trình TCMR được triển khai thí điểm tại Việt Nam với sự hỗ trợ của TCYTTG và Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc. Đến năm 1985, chương trình TCMR được đẩy mạnh và được triển khai ở 100% tỉnh, thành trong cả nước với 6 loại vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm là Lao, Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Sởi, Bại liệt. Năm 1997 Chính phủ quyết định đưa thêm 4 vắc xin mới vào TCMR là vắc xin viêm gan B, viêm não Nhật Bản B, tả, thương hàn. Từ tháng 6/2010, chương trình TCMR triển khai tiêm miễn phí vắc xin mới phòng bệnh viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib phối hợp các vắc xin phòng bệnh bạch hầu- ho gà- uốn ván- viêm gan B cho trẻ em dưới 1 tuổi, đánh dấu vắc xin thứ 11 được đưa vào TCMR ở Việt Nam. Giai đoạn thí điểm (1981 – 1984 ):Trong giai đoạn thí điểm Chương trình chủ yếu sử dụng hình thức tiêm chủng chiến dịch (tiêm chủng hàng loạt) trên một số địa bàn có nguy cơ cao. Hình thức tiêm chủng thường xuyên (tiêm chủng hàng tháng) bắt đầu được áp dụng ở một số địa bàn có điều kiện
  12. 6 thuậnlợi và từng bước được mở rộng. Hết giai đoạn thí điểm đã có 50% số tỉnh triển khai dịch vụ TCMR. Tuy nhiên, tỷ lệ tuyến huyện và xã triển khai còn rất thấp[22]. Giai đoạn mở rộng dịch vụ tiêm chủng trong cả nước (1985 - 1990): Ngày 5/12/1985, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng ký chỉ thị số 373-CT về việc đẩy mạnh Chương trình TCMR cho trẻ em trong cả nước. Thực hiện chỉ thị trên, năm 1986 đã có 100% số tỉnh và 60% số huyện trong cả nước triển khai lịch TCMR. Đến năm 1989, đã có 100% số huyện với trên 90% số xã triển khai Chương trình. Kết thúc giai đoạn 1986 - 1990 đã có 40/40 (100%) tỉnh, 530/530 (100%) huyện triển khai dịch vụ TCMR. Tuy nhiên còn tới 3,6% số xã với gần 400 xã vùng núi, vùng sâu, vùng xa chưa triển khai được công tác tiêm chủng. Trong giai đoạn này có sự kết hợp giữa 3 hình thức là tiêm chủng chiến dịch với tiêm chủng định kỳ và tiêm chủng thường xuyên. Tỷ lệ địa bàn áp dụng hình thức tiêm chủng thường xuyên tăng dần. Nhiều xã bắt đầu áp dụng tiêm chủng thường xuyên hàng tháng vào một ngày nhất định, tạo ra lịch tiêm cố định và thuận lợi cho người dân[23]. Giai đoạn xóa xã trắng về tiêm chủng mở rộng (1991 -1995): Mặc dù số xã chưa triển khai TCMR trong năm 1990 chỉ chiếm khoảng 3,6% tổng số xã trong cả nước song đây lại là những địa bàn rất khó khăn do thiếu điều kiện giao thông, cơ sở y tế, lưới điện v.v. Mặt khác đây lại là vùng sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc ít người, của những người nghèo, thiếu cơ hội tiếp cận dịch vụ y tế do vậy việc xoá các xã trắng về tiêm chủng là một mục tiêu cấp bách song hết sức khó khăn. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Y tế, thực hiện Chương trình Kết hợp quân dân y (Chương trình 12), đặc biệt là sự kết hợp của Quân y bộ đội Biên phòng, ngành y tế từng bước xoá các xã trắng về TCMR và đạt mục tiêu này
  13. 7 vào năm 1995. Việc xóa xã trắng về TCMR có thể được coi là một thành công kỳ diệu của ngành y tế Việt Nam khi biết rằng nước ta có tới 4.734 xã biên giới miền núi, hải đảo, chiếm 42,5% tổng số xã, phường trên toàn quốc[23]. Giai đoạn duy trì và nâng cao chất lượng Chương trình (1996 - 2010): Trên cơ sở thành quả đã đạt được, từ năm 1996 Chương trình TCMR phấn đấu duy trì diện bao phủ thường xuyên trên toàn quốc, đồng thời tập trung hoạt động để nâng cao các mặt chất lượng tiêm chủng. Những mục tiêu chính ở giai đoạn này là: - Duy trì tỷ lệ TCĐĐ cho trẻ dưới 1 tuổi luôn đạt mức cao trên 90% ở quy mô tuyến huyện. - Nâng cao tỷ lệ hình thức tiêm chủng thường xuyên hàng tháng ở đơn vị tuyến xã, kết hợp chặt chẽ với hình thức tiêm chủng chiến dịch, gồm cả chiến dịch toàn quốc, chiến dịch theo khu vực hoặc chiến dịch nhỏ đáp ứng cho từng địa bàn (huyện, xã, nhà trường, khu dân cư...) có nguy cơ cao hoặc xảy ra dịch. - Tăng cường chỉ đạo, giám sát, hỗ trợ đối với những vùng triển khai tiêm chủng gặp nhiều khó khăn như ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo. - Tranh thủ hỗ trợ quốc tế, đưa vào Chương trình những vắc xin mới, lịch tiêm mới, kỹ thuật tốt hơn; tăng cường chất lượng dây chuyền lạnh; giám sát bệnh, giám sát an toàn tiêm chủng ở những địa bàn trọng điểm và trên toàn quốc[23]. Giai đoạn duy trì và nâng cao chất lượng Chương trình (2011 đến nay): Được sự cho phép của Chính phủ tại văn bản số 1208/QĐ-TTg ngày 04/09/2012 về việc đưa vắc xin Rubella vào Dự án Tiêm chủng mở rộng, với sự hỗ trợ của Tổ chức Liên Minh toàn cầu về Vắc xin và tiêm chủng (GAVI) chiến dịch tiêm vắc xin sởi - rubella trong tiêm chủng mở rộng cho trẻ từ 1 đến 14 tuổi trong TCMR đã được tổ chức trong năm 2014-2015.
  14. 8 Từ tháng 6/2010, Chính phủ đã phê duyệt cho phép sử dụng vắc xin “5 trong 1” (bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, Hib) Quinvaxem trong chương trình TCMR đã làm giảm số mũi tiêm so với giai đoạn trước, góp phần tăng chất lượng tiêm chủng. Tỷ lệ tiêm vắc xin Quinvaxem trong toàn quốc là 95%. Trong giai đoạn này chúng ta phải đối mặt với một số thách thức trong việc tiêm chủng như phản ứng vắc xin viêm gan B làm 3 trẻ tử vong tại Quảng Trị năm 2013. Sau đó 9 trường hợp tử vong được báo cáo từ tháng 2/2012 - 3/2013 ngay sau khi tiêm vắc xin Quinvaxem. Bộ Y tế đã quyết định tạm dừng tiêm vắc xin Quinvaxem trong 5 tháng, sau khi kiểm tra chất lượng vắc xin Quinvaxem đã cho tiếp tục sử dụng lại từ tháng 10/2013[15]. Trước những khó khăn thách thức trong thời gia qua, Bộ Y tế đã ra Quyết định số 4282/QĐ-BYT ngày 21/10/2014 về kế hoạch truyền thông về tiêm chủng nhằm nâng cao nhận thức, niềm tin và thay đổi hành vi của người dân và cộng đồng về phòng bệnh bằng vắc xin và an toàn tiêm chủng, nhằm góp phần nâng cao tỷ lệ tiêm chủng cho mọi đối tượng[3]. 1.1.3.2.Những thành tựu của Chương trình TCMR tại Việt Nam Chương trình TCMR đã được Bộ Y tế và các tổ chức quốc tế đánh giá là một trong những chương trình Y tế công cộng hiệu quả và thành công nhất tại Việt Nam.Hơn 30 năm qua không những đã bảo vệ được hàng triệu lượt trẻ em khỏi bị mắc bệnh, hàng trăm nghìn trẻ em không bị chết hoặc tàn phế bởi các các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mà còn giúp phần nâng cao thể chất giống nòi người Việt Nam, nâng cao chất lượng cuộc sống và ổn định xã hội. Việc cả nước không còn "thôn bản trắng, xã trắng về tiêm chủng" và tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ luôn đạt trên 90% cho thấy dịch vụ tiêm chủng mở rộng đó đến được với mọi gia đình, mọi dân tộc, mọi vùng miền trong cả nước góp phần đảm bảo công bằng trong thụ hưởng các dịch vụ y tế của trẻ em nói riêng và nhân dân nói chung. Nhờ đạt được những thành tựu to lớn đó, Việt
  15. 9 Nam đã được cộng đồng quốc tế công nhận là điểm sáng về tiêm chủng mở rộng trong các nước đang phát triển[3]. Sở dĩ có được thành quả nêu trên là do Chương trình tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam là một hoạt động y tế được xã hội hoá cao độ. Chính phủ đưa Chương trình tiêm chủng mở rộng vào chương trình quốc gia ưu tiên. Sự quan tâm và đầu tư ngày càng tăng của Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp, sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của các Bộ, Ngành, đoàn thể xã hội với ngành Y tế, sự hưởng ứng của các bậc cha mẹ và toàn cộng đồng trong các hoạt động tiêm chủng mở rộng là cơ sở vững chắc bảo đảm cho Chương trình thành công. Cũng cần nhấn mạnh rằng, sự hỗ trợ kịp thời, hiệu quả của Chính phủ các nước, đặc biệt là Chính phủ Nhật Bản, Chính phủ Luxembourg và của các tổ chức quốc tế như tổ chức Y tế thế giới (WHO), Quỹ nhi đồng liên hợp quốc (UNICEF), cơ quan hợp tác quốc tế của Nhật Bản (JICA), quỹ liên minh toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng (GAVI),v.v… là những đóng góp quan trọng vào sự thành công của Chương trình tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam[3]. Những cống hiến quên mình của đội ngũ cán bộ y tế dự phòng, cán bộ làm công tác tiêm chủng mở rộng ở các tuyến, đặc biệt là tuyến y tế cơ sở, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, sự đóng góp tích cực của các lực lượng quân y và bộ đội biên phòng, của các Viện Vệ sinh Dịch tễ và Pasteur trong cả nước, các cơ sở sản xuất vắc xin và các đơn vị liên quan, đó không ngừng nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo trong việc sản xuất các loại vắc xin cung cấp cho Chương trình tiêm chủng mở rộng. Ngành Y tế Việt Nam đã đạt được những thành quả to lớn và có những bước phát triển rõ rệt trong những năm qua, song thách thức và khó khăn trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân của ngành Y tế còn rất lớn. Nhiều bệnh có thể phòng chống bằng vắc xin như Rubella, quai bị, viêm phổi cấp do vi khuẩn v.v ... còn chưa được đưa vào Chương trình tiêm
  16. 10 chủngmở rộng; nhiều dịch bệnh nguy hiểm mới xuất hiện như HIV/AIDS, SARS, dịch cúm A (H5N1),... vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa. Từ những kết quả đó đạt được và kinh nghiệm của hai thập kỷ tiến hành, cho phép chúng ta tin tưởng rằng ngành Y tế sẽ tiếp tục có những tiến bộ quan trọng trong lĩnh vực tiêm chủng, và ngày càng đạt được những thành quả to lớn hơn trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Chương trình đã và đang tiếp tục phát huy hiệu quả, góp phần bảo vệ sức khỏe thế hệ trẻ, hạ một cách rõ rệt tỷ lệ mắc, chết các bệnh truyền nhiễm trẻ em, giảm bớt chi tiêu về điều trị, nêu được những kinh nghiệm tốt cho các chương trình y tế khác; giáo dục và huy động các bà mẹ, trẻ em, trang bị và hỗ trợ cho hoạt động y tế xã phường, thu hút viện trợ quốc tế và các tổ chức về chuyên môn, kinh phí[3]. Bảng 1.3. Tình hình tiêm chủng thường xuyên tại các tỉnh được chọn đánh giá tỷ lệ tiêm chủng toàn quốc, năm 2003. TCĐĐ cho trẻ Tiêm vắc xin uốn ván < 12 tháng tuổi cho PNCT Tỉnh Số trẻ Tỷ lệ % Số UV2+ Tỷ lệ % Hà Giang 101 48,1 142 68,4 Vĩnh Phúc 176 82,6 198 98,0 Bình Định 182 85,9 212 100 Long An 170 81,4 207 98,6 Vĩnh Long 185 88,6 214 99,5 KonTum 140 66,2 184 86,9 Tổng cộng 954 75,5 1.157 85,8 Bảng 1.4. Tình hình tiêm chủng thường xuyên trên địa bàn tỉnh Kon Tum được điều tra, đánh giá năm 2005.
  17. 11 TCĐĐ Tiêm vắc xin uốn ván cho PNCT Tỉnh Số trẻ Tỷ lệ % Số UV2+ Tỷ lệ % KonTum 210 90,1 210 92,2 Tổng cộng 210 90,1 210 92,2 1.1.4.Chương trình tiêm chủng mở rộng ở khu vực Tây Nguyên Chương trình TCMR được triển khai ở Tây Nguyên từ năm 1983 thí điểm ở một số huyện thị xã, đến năm 1985 từng bước triển khai trên qui mô toàn khu vực vào năm 1989 - 1990. Từ đó hoạt động TCMR được đầu tư và đẩy mạnh với chất lượng và hiệu quả ngày càng cao, hệ thống giám sát có chất lượng cao, phát hiện sớm các ca bệnh, không để dịch lớn xảy ra. Kết quả TCĐĐ cho trẻ dưới một tuổi đạt từ 85- 90%, trên 80% PNCT được tiêm vắc xin phòng uốn ván, hơn 89% trẻ dưới 5 tuổi được uống đủ 2 liều vắc xin bại liệt trong những ngày chiến dịch bổ sung, góp phần bảo vệ thành quả thanh toán bại liệt trong những năm qua, loại trừ uốn ván sơ sinh và khống chế sởi đã làm thay đổi hoàn toàn mô hình các bệnh truyền nhiễm có vắc xin ở khu vực[20]. Bại liệt: 16 năm liền không có bệnh xảy ra trên cơ sở giám sát liệt mềm cấp chặt chẽ toàn diện đảm bảo chất lượng[20]. Bệnh uốn ván sơ sinh: Năm 2015 số trường hợp chết sơ sinh được phát hiện thấp hơn so với năm 2014(2797 ca) tỷ lệ chết sơ sinh được phát hiện trong toàn quốc đạt 1,5/1000 trẻ đẻ sống. Bệnh sởi giảm rõ rệt, số mắc năm 2015: 256 ca chẩn đoán sát định sởi, giảm rõ rệt so với năm 2014 (15.033 ca). Tỷ lệ mắc sởi năm 2015 là 0,3/100.000 dân. Tình hình tiêm chủng thường xuyên tại Tây Nguyên cho trẻ em dưới một tuổi, năm 2014- 2015.
  18. 12 Bảng 1.5. Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em dưới một tuổi TCĐĐ (%) Địa phương 2014 2015 Đăk Lăk 93,9 93,6 Đăk Nông 94,2 94,5 Gia Lai 93,6 94,2 Kon Tum 95,9 96,6 Khu vực 94,1 94,4 Bảng 1.6. Tỷ lệ tiêm vắc xin uốn ván cho PNCTvà trẻ BVUVSS Tỷ lệ trẻ được bảo vệ UV2+PNCT (%) Địa phương phòng UVSS (%) 2014 2015 2014 2015 Đăk Lăk 91,1 90,9 93,9 95,1 Đăk Nông 92,4 91,1 93,3 93,6 Gia Lai 74,7 80,1 80,7 86,3 Kon Tum 91,4 91,4 94,5 91,0 Khu vực 85,5 87,1 89,2 91,2 1.1.5. Chương trình tiêm chủng mở rộng ở tỉnh Kon Tum Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã triển khai công tác TCMR tại 102/102 xã, phường, thị trấn; triển khai tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc xin phòng bệnh lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, Hib, bại liệt, sởi và triển khai tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản, Rubella, uốn ván cho phụ nữ có thai và phụ nữ tuổi sinh đẻ[18]. Chương trình TCMR ở tỉnh Kon Tum đã thu được những kết quả to lớn. Hơn 30 năm hoạt động, chương trình TCMR tỉnh Kon Tum đã đạt được những thành quả to lớn, góp phần làm thay đổi cơ cấu
  19. 13 bệnh tật của trẻ em trên cả nước nói chung và tỉnh Kon Tum nói riêng. Một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ em đã được thanh toán, loại trừ và giảm đáng kể, góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho trẻ em và phụ nữ trên địa bàn tỉnh. Các tỷ lệ tiêm chủng hàng năm được tăng lên một cách rõ rệtđều đạt theo chỉ tiêu kế hoạch đề ra > 90%, việc quản lý đối tượng, mũi tiêm, sổ sách ngày càng được hoàn thiện theo qui định của chương trình, từ 1995 đến nay đã cùng cả nước thực hiện thành công chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 9 tháng đến 10 tuổi, 1-14 tuổi, 7-20 tuổi, 16 đến 17 tuổi và thành công chiến dịch uống sa bin bổ sung cho trẻ < 5 tuổi, công tác tiêm chủng ngày càng được xã hội hoá cao. Hệ thống giám sát có chất lượng cao, phát hiện sớm các ca bệnh, không để dịch lớn xảy ra. Kết quả TCĐĐ cho trẻ dưới 12 tháng tuổi hàng năm đạt trên 90%, trên 90% PNCT được tiêm vắc xin phòng uốn ván, hơn 95% trẻ dưới 5 tuổi được uống đủ 2 liều vắc xin bại liệt trong những ngày chiến dịch bổ sung, góp phần bảo vệ thành quả thanh toán bại liệt trong những năm qua, loại trừ uốn ván sơ sinh và khống chế sởi và cùng với cả nước thanh toán bệnhbại liệt. Tình hình mắc chết các bệnh truyền nhiễm giảm rõ rệt. 1.1.6. Mục tiêu của chương trình tiêm chủng mở rộng 1.1.6.1.Trên thế giới -Từ năm 1977 đến năm 1990, toàn thể trẻ em trên thế giới nhất là trẻ em dưới 1 tuổi, ở các nước đang phát triển được tiêm phòng 6 bệnh. -Năm 1991 đến năm 2000: Thanh toán bệnh bại liệt vào năm 2000, riêng ở Tây Thái Bình Dương là năm 1995. -Loại trừ uốn ván sơ sinh vào năm 1995. 1.1.6.2.Tại Việt Nam Mục tiêu và chỉ tiêu tiêm chủng mở rộng
  20. 14 - Bảo vệ thành quả thanh toán bại liệt. - Duy trì thành quả loại trừ uốn ván sơ sinh. - Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc xin (lao, bạchhầu, ho gà, uốnván, bại liệt, sởi, viêmgan B, Hib) cho trẻ dưới 1 tuổi đạt trên 90%. - Tiêm đủ mũi vắc xin uốn ván cho phụ nữ có thai đạt>80% và nữ tuổi sinh đẻ vùng nguy cơ cao đạt>90%. - Triển khai tiêm vắc xin sởi- rubella cho trẻ 18 tháng tuổi trên toàn quốc đạt≥90%. - Triển khai tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản B cho trẻ em: 2 mũi (mũi 1 vàmũi 2) chotrẻ 1 tuổivàmũi 3 chotrẻ 2 tuổiđạt ≥90%. - Triển khai tiêm vắcxin DPT (DPT4) trên toàn quốc đạt ≥80%. - Triển khai tiêm 1 mũi vắcxin IPV trong tiêm chủng mở rộng. - Triển khai uống vắcxin OPV bổ sung tại vùng nguy cơ cao đạt ≥90%. - Sử dụng bơm kim tiêm tự khóa cho tất cả các mũi tiêm trong Tiêm chủng mở rộng. - Giảm tỷ lệ mắc các bệnh/100.000 dân: + Sởi:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2