Đề tài triết học " LÝ LUẬN XÂY DỰNG XÃ HỘI HÀI HOÀ CỦA TRUNG QUỐC VÀ CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY "
lượt xem 22
download
Trong bài viết này, tác giả đã trình bày một cách khái quát tư tưởng về sự hài hoà của một số nhà triết học, đồng thời nêu ra một số nội dung cơ bản nhất của lý luận xây dựng xã hội hài hoà của Trung Quốc. Đặc biệt, tác giả đã phân tích để làm rõ điểm tương đồng giữa lý luận xây dựng xã hội hài hoà của Trung Quốc và đường lối đổi mới của Việt Nam hiện nay trên một số khía cạnh chủ yếu: nội hàm của khái niệm hài hoà, mục tiêu chung,...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài triết học " LÝ LUẬN XÂY DỰNG XÃ HỘI HÀI HOÀ CỦA TRUNG QUỐC VÀ CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY "
- Đề tài triết học LÝ LUẬN XÂY DỰNG XÃ HỘI HÀI HOÀ CỦA TRUNG QUỐC VÀ CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
- LÝ LUẬN XÂY DỰNG XÃ HỘI HÀI HOÀ CỦA TRUNG QUỐC VÀ CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VŨ VĂN VIÊN(*) Trong bài viết này, tác giả đã trình bày một cách khái quát t ư tưởng về sự hài hoà của một số nhà triết học, đồng thời nêu ra một số nội dung cơ bản nhất của lý luận xây dựng xã hội hài hoà của Trung Quốc. Đặc biệt, tác giả đã phân tích để làm rõ điểm tương đồng giữa lý luận xây dựng xã hội hài hoà của Trung Quốc và đường lối đổi mới của Việt Nam hiện nay trên một số khía cạnh chủ yếu: nội hàm của khái niệm hài hoà, mục tiêu chung, cơ sở lý luận,… Theo tác giả, lý luận xây dựng x ã hội hài hoà của Trung Quốc có giá trị gợi mở nhất định đối với công cuộc đổi mới của Việt Nam hiện nay. Thuật ngữ “hài hoà” xuất hiện từ rất sớm trong các hệ thống triết học t hời cổ đại, cả ở phương Đông lẫn ở phương Tây. Tuy nhiên, thuật ngữ này chỉ mới được sử dụng trong lĩnh vực xây dựng và phát triển xã hội trong thời gian gần đây. Trong bài viết này, chúng tôi xin được trao đổi một số suy nghĩ của mình về lý luận xây dựng xã hội hài hoà của Trung Quốc và một số điểm tương đồng của nó với đường lối đổi mới ở Việt Nam hiện nay. 1. Về tư tưởng hài hoà và lý luận xây dựng xã hội hài hoà Ngay từ thời cổ đại, cùng với những khái niệm cơ bản của triết học như “biện chứng”, “mâu thuẫn”..., khái niệm “hài hoà” cũng đã xuất hiện dưới các mô thức khác nhau. Chẳng hạn, trong hệ thống triết học của tr ường phái Pitago, một mặt, hài hoà là quy tắc cơ bản của số; mặt khác, số lại là nguồn gốc của các
- sự vật trong thế giới. Tương đồng với vế thứ hai của luận điểm này, Platôn cho rằng, quy tắc của số là hài hòa, các con số là một bản chất của các sự vật cảm tính. Như vậy, từ chỗ xem hài hoà là thuộc tính (quy tắc) cơ bản của các con số, các trường phái triết học này đã đi đến quan niệm coi mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều là hài hoà. Nhà biện chứng Hêraclít, từ chỗ quan niệm vận động và đứng im là một sự thống nhất của các mặt đối lập đã đi đến kết luận cho rằng, đấu tranh và hài hoà thống nhất với nhau, chúng tồn tại không thể thiếu nhau và chúng được thể hiện ra thông qua nhau. Ông khẳng định dòng sông luôn chảy, đồng thời nhấn mạnh rằng không có gì ổn định và bất biến hơn dòng sông luôn chảy; nói cách khác, tính biến đổi của dòng sông không loại trừ sự đứng im của nó và tính xác định của dòng sông không loại trừ sự vận động của nó. Ông còn khẳng định: “khi biến đổi, nó đứng im”. Rõ ràng, với những quan niệm trên đây, chúng ta có thể thấy Hêraclít đã đề cập đến cái hài hoà trong đấu tranh, thống nhất trong phân đôi, đồng nhất trong khác biệt. Trong lý luận về logos, ông khẳng định logos là sự thống nhất của mọi hiện hữu. Nh ư vậy, sự thống nhất ở đây là sự đồng nhất của những cái đa dạng, là sự hài hoà giữa các mặt đối lập. Ông cho rằng, ngày và đêm, thiện và ác không phải là một, nhưng chúng là những đối lập nối tiếp nhau tạo ra tính chu kỳ, tính lặp lại. Bản thân tính chu kỳ và sự lặp lại đó được quy định bởi sự thống nhất, sự hài hoà giữa các mặt đối lập. Từ những phân tích trên đây có thể thấy, ở phương Tây, khái niệm “hài hoà” ra đời từ rất sớm và nó đã thực sự là một khái niệm quan trọng trong tư tưởng triết học phương Tây cổ đại. Trong lịch sử tư tưởng phương Đông, các nhà tư tưởng Trung Quốc cũng có những quan niệm khá đặc sắc về “hài hoà”. Tư tưởng “thiên nhân hợp nhất” thể hiện đậm nét quan niệm về sự hài hoà giữa con người và tự nhiên. Quan niệm này nhấn mạnh con người phải hoà nhập với thiên nhiên, tôn trọng và bảo vệ tự
- nhiên, phải sống hài hoà với tự nhiên. Quan niệm này tồn tại và phát triển xuyên suốt lịch sử tư tưởng Trung Quốc cổ đại. Bên cạnh quan niệm về sự hài hoà giữa con người và tự nhiên, các nhà tư tưởng Trung Quốc cũng rất quan tâm đến sự hài hoà giữa con người và con người, giữa con người và xã hội. Họ đã đưa ra nhiều tư tưởng về duy trì sự đoàn kết và sự ổn định xã hội, đó là các tư tưởng về “xã hội đại đồng”, “thái bình thịnh trị”; về tình bằng hữu: “bốn biển đều là anh em”,... Nhìn chung, theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu, khái niệm hài hoà là một trong những khái niệm quan trọng trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc cổ, trung đại và nó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của đất nước Trung Quốc. Trong di sản của các nhà tư tưởng cổ đại Trung Quốc, chúng tôi nhận thấy tư tưởng biện chứng của Lão Tử có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với lý luận xây dựng xã hội hài hòa. Tư tưởng biện chứng của ông xem trọng tính thống nhất (hài hòa) giữa các mặt đối lập, coi trọng mối quan hệ t ương tác, tương sinh mà không bàn đến mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn (đấu tranh và đấu tranh để giải quyết mâu thuẫn). Ông coi quy luật bình quân là cơ sở cho sự phát triển của mọi sự vật, hiện tượng nói chung, của xã hội nói riêng. Chúng ta có cơ sở để khẳng định rằng, trong lịch sử Trung Quốc, một xã hội “thái bình, thịnh trị” chính là biểu hiện sơ khai của một xã hội hài hoà. Trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, quan niệm hài hoà cũng đã được đề cập đến. Chẳng hạn, trong lịch sử, cũng có thời kỳ người Việt Nam lấy Phật giáo, hoặc Nho giáo làm tư tưởng chủ đạo, song trên tổng thể xã hội mà nói, tam giáo dung hoà luôn là xu hướng được chú ý. Chính vì lẽ đó đã hình thành tư tưởng “tam giáo đồng nguyên”. Thậm chí, xu hướng này còn đậm nét hơn cả ở Trung Quốc. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, tư tưởng hoà hợp luôn được người Việt Nam đề cao. Chẳng hạn, các tư tưởng như “hòa hợp”, “đồng tâm hiệp lực”, “trên dưới đồng lòng”, “hòa hợp dân tộc”, “đại đoàn kết dân tộc”... Có thể nói, sự
- hài hoà cũng là một nhân tố tạo nên sức mạnh truyền thống của người Việt Nam. Chủ nghĩa Mác ra đời khi chủ nghĩa tư bản đã phát triển khá mạnh ở các nước phương Tây, đưa phương Tây trở thành trung tâm của văn minh nhân loại. Tuy nhiên, cùng với những tiến bộ đã đạt được, chủ nghĩa tư bản cũng để lại nhiều hậu quả về xã hội, đặc biệt là tạo ra nhiều mâu thuẫn gay gắt trong lòng xã hội. Phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản nhằm xây dựng một xã hội mới ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng. Chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng trở thành vũ khí tinh thần, cơ sở lý luận cho công cuộc cải tạo xã hội ấy. Triết học Mác xem lý luận phát triển là trọng tâm và học thuyết mâu thuẫn - đấu tranh và thống nhất của các mặt đối lập - là hạt nhân của nó. Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập phản ánh một cách sâu sắc lôgíc nội tại của sự tồn tại và phát triển xã hội loài người. Chúng tôi thiết nghĩ, ý nghĩa thực tiễn sâu xa của quy luật này phải chăng là: tuỳ điều kiện thực tế mà vận dụng hoặc đề cao sự đấu tranh giữa các mặt đối lập, hoặc đề cao sự thống nhất - hài hoà giữa các mặt đối lập, trong đó phải tính đến sự phát triển trong sự hài hoà giữa các mặt đối lập. Trong bối cảnh hiện tại, khi xã hội hướng tới sự ổn định để phát triển thì việc đề cao sự phát triển trong sự hài hòa giữa các mặt đối lập là cần thiết. Và đó chính là cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng xã hội hài hòa. Đây thực sự là một vấn đề lớn cần được đi sâu nghiên cứu để có những kiến giải cụ thể hơn. Kế thừa các tư tưởng về hài hoà trong lịch sử, vận dụng sáng tạo lý luận phát triển của chủ nghĩa Mác, trong quá trình cải cách và mở cửa, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã dần dần xây dựng lý luận về chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc mà đỉnh cao là lý luận “xây dựng xã hội hài hoà”. Ngày 19 - 9 - 2004, tại Hội nghị Trung ương lần thứ 4, khóa XVI, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chính thức đề ra mục tiêu chiến lược: “Xây dựng xã hội hài hòa”. Nội dung cơ bản của lý luận xã hội hài hoà là dân chủ pháp trị, công bằng chính
- nghĩa, trật tự ổn định, thành tín hữu ái, tràn đầy sức sống, con người và tự nhiên có mối quan hệ hài hoà(1). Từ đó đến nay, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tập trung mọi nỗ lực lãnh đạo nhân dân xây dựng xã hội hài hoà xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, cũng diễn ra nhiều cuộc thảo luận góp phần làm rõ nhiều nội dung của lý luận xây dựng xã hội hài hoà. Nói một cách khái quát nhất, chúng ta có cơ sở để khẳng định rằng, xét từ khía cạnh triết học, xã hội hài hoà là xã hội ở trạng thái tồn tại và phát triển cân đối, điều hòa giữa các mặt của đời sống xã hội, giữa các cộng đồng dân cư, giữa con người với tự nhiên, là giai đoạn lý tưởng và hình thức hoàn mỹ của sự phát triển trong sự thống nhất của các mặt đối lập. Thực tiễn công tác lý luận những năm qua ở Trung Quốc đã chứng tỏ sức sống của lý luận này và chúng ta hoàn toàn có thể xem xây dựng xã hội hài hoà chính là mục tiêu nhất quán của Trung Quốc trong thời gian tới. Ở Việt Nam, dư âm của lý luận xây dựng xã hội hài hoà cũng không nhỏ. Gần đây, nhiều nhà lý luận, nhiều nhà khoa học rất chú ý tới lý luận này và cố gắng liên hệ nó với thực tiễn phát triển của xã hội Việt Nam. Từ quan điểm cá nhân, chúng tôi nghĩ rằng, xét trên khía cạnh văn hoá truyền thống cũng như con đường phát triển hiện nay, hai n ước chúng ta có những điểm tương đồng sâu sắc. Vì vậy, việc tham khảo những thành quả lý luận và thực tiễn của mỗi nước là việc làm cần thiết. Tất nhiên, sức sống của một lý luận - xây dựng xã hội hài hoà - rồi đây sẽ được thực tiễn kiểm nghiệm, song việc tìm hiểu và thảo luận về nó luôn là cần thiết. Trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, Việt Nam cũng đang từng bước xây dựng lý thuyết phát triển của riêng mình. Dưới đây, chúng tôi xin đề cập đến những nét t ương đồng giữa lý luận xây dựng xã hội hài hoà ở Trung Quốc với những mục tiêu cơ bản mà công cuộc đổi mới ở Việt Nam đang đặt ra.
- 2. Về một số điểm tương đồng giữa lý luận xây dựng xã hội hài hoà và đường lối đổi mới ở Việt Nam hiện nay Từ mục tiêu xây dựng xã hội hài hoà được Đảng Cộng sản và Nhà nước Trung Quốc xác định, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã đi sâu phân tích, làm r õ những nội dung cơ bản của xã hội hài hoà trên những khía cạnh khác nhau. Một số những nghiên cứu ấy đã được chuyển tải vào Việt Nam thông qua trao đổi sách báo, Hội thảo khoa học và thông tin đại chúng. Từ mục tiêu và những nội dung ấy, chúng ta thấy có những t ương đồng đáng ghi nhận giữa lý luận xây dựng xã hội hài hoà với lý luận về đổi mới ở Việt Nam hiện nay. Trước hết, về nội hàm của khái niệm hài hoà. Có tác giả cho rằng, hài hoà ở đây là chỉ các sự vật khác nhau, các bộ phận khác nhau của sự vật, các th ành phần khác nhau cùng tồn tại cộng sinh bên cạnh nhau một cách hoà bình, nhịp nhàng(2). Khi phân tích về xã hội hài hoà, tác giả Trung Quốc Dương Quốc Học đã viết: ““Hài hoà” trong xã hội hài hoà là sự phát triển kết hợp của nhiều nhân tố xã hội, nó biểu hiện ở kinh tế, chính trị, văn hoá,... Xã hội hài hoà là xã hội ổn định có trật tự... Nhưng ổn định ở đây là một loại ổn định tương đối và một loại ổn định không ngừng phát triển”(3). Như vậy, hài hoà trước hết là sự ổn định, song không phải là sự ổn định chết cứng mà là ổn định để phát triển. Ở Việt Nam, khi tiến hành công cuộc đổi mới, Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam luôn đặc biệt chú ý đến vấn đề ổn định xã hội, lấy ổn định x ã hội làm cơ sở cho đổi mới, cho phát triển. Về đổi mới chính trị, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn cho rằng đó là nhiệm vụ hết sức cần thiết, tuy nhiên phải tiến hành cẩn trọng và có bước đi chắc chắn cùng với đổi mới kinh tế và các mặt khác của đời sống xã hội. Sự đúng đắn và nhất quán của quan niệm này đã tránh cho Việt Nam những sai lầm không đáng có mà quá trình cải cách, cải tổ ở nhiều nước đã xảy ra. Trong quá trình đổi mới và phát triển kinh tế, Việt Nam luôn giữ được sự ổn định - ổn định về chính trị, ổn định về xã hội. Chính sự ổn định ấy
- là tiền đề cho sự phát triển với nhịp điệu tương đối nhanh và ổn định trong suốt thời gian dài vừa qua. Đường lối đại đoàn kết dân tộc, hoà hợp dân tộc của Việt Nam chính là sự đề cao tinh thần đoàn kết - “hài hoà” giữa các cộng đồng, giới trên lãnh thổ Việt Nam cùng nhau xây dựng và phát triển đất nước. Về mục tiêu chung. Trong công cuộc đổi mới đất nước, Việt Nam đã xác định xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”. Từ mục tiêu chiến lược đó, Việt Nam đã từng bước cụ thể hoá trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội qua từng bước đi của mình. Trong quá trình ấy, Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam đã xây dựng những định hướng cơ bản để thực hiện mục tiêu chiến lược trên. Trong báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ X đ ã chỉ rõ: “Kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội trong phạm vi cả nước, ở từng lĩnh vực, địa phương; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển, thực hiện tốt các chính sách xã hội trên cơ sở phát triển kinh tế, gắn quyền lợi và nghĩa vụ, cống hiến và hưởng thụ, tạo động lực mạnh mẽ và bền vững hơn cho phát triển kinh tế - xã hội”(4). Trong định hướng chiến lược trên, “sự phát triển hài hoà” giữa các mặt của đời sống xã hội, đặc biệt là giữa mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội, đã được hết sức chú ý, thậm chí trong sự hài hoà này, các mặt tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội gắn liền thành một chỉnh thể hữu cơ. Với mục tiêu lâu dài và cụ thể trên, chúng ta thấy có sự tương đồng rất rõ với nội dung của lý luận xây dựng xã hội hài hoà của Trung Quốc. Nội dung xây dựng xã hội hài hoà (đã nhắc ở trên) của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã bộc lộ một cách rõ ràng sự phát triển hài hoà giữa các mặt của đời sống xã hội “kiên trì lấy con người làm gốc, chỉnh đốn toàn diện, điều chỉnh thúc đẩy sự phát triển toàn diện của con người và kinh tế xã hội”. Nhiều nhà khoa học Trung Quốc đã đi sâu phân tích, làm rõ mục tiêu, nội dung cơ bản của
- lý luận xây dựng xã hội hài hoà: “Nội hàm của xã hội hài hoà rất phong phú, không chỉ là sự tăng trưởng kinh tế, mà còn bao gồm sự tiến bộ của khoa học, giáo dục, thiết lập pháp chế, xã hội dân chủ và nhân văn,... tạo thuận lợi cho sự giàu có của toàn xã hội, con người và tự nhiên cùng phát triển cộng sinh”(5). Trong lĩnh vực kinh tế, cùng với công cuộc cải cách, đổi mới, Trung Quốc đ ã xác định rõ phải xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Đại hội lần thứ XV của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chỉ rõ: “Kiên trì và hoàn thiện chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa, duy trì nền kinh tế bao gồm nhiều thành phần sở hữu cùng phát triển, kiên trì và hoàn thiện nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa”(6). Có thể nói, xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa là mô thức cải cách thể chế kinh tế của Trung Quốc. Nó cũng là phương tiện cơ bản để xây dựng xã hội hài hoà, trong đó “các thành phần kinh tế cùng phát triển”. Ở Việt Nam, cùng với công cuộc đổi mới, chúng ta đã tiến hành chuyển đổi mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đại hội Đảng lần thứ IX đã chỉ rõ: “Thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”(7). Về cơ sở lý luận. Lý luận xây dựng xã hội hài hoà của Trung Quốc và lý luận đổi mới của Việt Nam đều dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, lấy lý luận phát triển làm nền tảng. Trong quá trình cải cách, đổi mới và xây dựng lý luận xã hội hài hoà ở Trung Quốc, cũng nh ư trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam, hai nước luôn kiên trì các quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về sự vận động của lịch sử, dựa trên quan điểm phát triển khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, xem đó như nền tảng lý luận để xây dựng chủ trương,
- đường lối, chính sách của mỗi nước. Đây là điểm tương đồng lớn nhất. Công cuộc cải cách, đổi mới ở Trung Quốc và Việt Nam đã thu được những thành tựu hết sức to lớn. Để tiếp tục con đường phát triển đã đặt ra, thiết nghĩ, một mặt, chúng ta cần tăng cường sự hợp tác cả về lý luận và thực tiễn. Trong công tác lý luận, việc tìm hiểu lý luận xây dựng xã hội sự hài hoà của Trung Quốc cũng như đường lối đổi mới của Việt Nam sẽ hết sức bổ ích cho cả hai nước. Mặt khác, có thể thấy, từ lý luận phát triển của chủ nghĩa Mác mà hạt nhân là lý luận về sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, chúng ta cần phải có cái nhìn thực tế, phải xuất phát từ thực tế khách quan để xây dựng lý luận đổi mới và phát triển của mỗi nước cho phù hợp với thực tiễn cách mạng trong mỗi giai đoạn cụ thể. Trong điều kiện hiện nay, phải chăng cần nhấn mạnh khía cạnh thống nhất - sự hài hoà giữa các mặt đối lập - để xây dựng một xã hội phát triển hài hoà và bền vững. Thấm nhuần tinh thần “lấy dân làm gốc”, “hoà hợp dân tộc” và sự chọn lựa con đường phát triển định h ướng xã hội chủ nghĩa, Đảng Cộng sản, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đang nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới. Tuy chưa có lý luận về xây dựng xã hội hài hoà song với tinh thần trên, công cuộc đổi mới ở Việt Nam chắc chắn sẽ tiến tới xây dựng và phát triển trên thực tế một xã hội hài hoà giữa các mặt của đời sống xã hội: hài hoà giữa giàu có về vật chất và giàu có về tinh thần, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội, hài hoà giữa phát triển xã hội và bảo vệ môi trường tự nhiên, hài hoà giữa các bộ phận, tầng lớp dân c ư trong xã hội,... Trong bối cảnh như vậy, lý luận xây dựng xã hội hài hoà của Trung Quốc chắc chắn sẽ có giá trị gợi mở nhất định đối với công cuộc đổi mới của Việt Nam hiện nay.r (*) Phó giáo sư, tiến sĩ. Trưởng phòng Lôgíc, Viện Triết học, Viện Khoa học x ã
- hội Việt Nam. (1) Xem: PGS.TSKH. Lương Đình Hải (chủ biên). Vấn đề sở hữu và phát triển bền vững. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2008, tr.268. (2) Xem: PGS.TSKH. Lương Đình Hải (chủ biên). Vấn đề sở hữu và phát triển bền vững..Sđd., tr.247. (3) PGS.TSKH. Lương Đình Hải (chủ biên). Vấn đề sở hữu và phát triển bền vững. Sđd., tr.271. (4) Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.101. (5) Dẫn theo: PGS.TSKH.Lương Đình Hải (chủ biên). Vấn đề sở hữu và phát triển bền vững. Sđd., tr.273. (6) PGS.TSKH. Lương Đình Hải (chủ biên). Vấn đề sở hữu và phát triển bền vững. Sđd., tr.136. (7) Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.86.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài triết học " VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ "
14 p | 2085 | 212
-
Đề tài triết học " VỀ TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA NGUYỄN TRÃI "
20 p | 725 | 147
-
Đề tài triết học " VĂN HOÁ, TRIẾT LÝ VÀ TRIẾT HỌC "
14 p | 441 | 132
-
Tiểu luận Triết học: Vận dụng Lý luận hình thái kinh tế – xã hội để phân tích vai trò của nhà nước đối với nền kinh tế Việt nam hiện nay
26 p | 332 | 103
-
Đề tài triết học " NGƯỜI TA CẦN TRIẾT HỌC ĐỂ LÀM GÌ ? "
13 p | 233 | 66
-
Đề tài triết học " BẢN CHẤT NHÂN VĂN CỦA TRIẾT HỌC MÁC, CHỦ NGHĨA MÁC "
14 p | 233 | 47
-
Đề tài triết học " JOHN DEWEY – NHÀ GIÁO DỤC HỌC, NHÀ TRIẾT HỌC THỰC DỤNG MỸ "
12 p | 223 | 47
-
Đề tài triết học " NHỮNG SUY TƯ TRIẾT HỌC CỦA ĐẶNG TIỂU BÌNH TRONG VIỆC XÁC LẬP LẠI ĐƯỜNG LỐI TƯ TƯỞNG CHỦ NGHĨA MÁC "
18 p | 172 | 42
-
Đề tài triết học " TIẾP CẬN TRIẾT HỌC TRONG NGHIÊN CỨU CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH "
13 p | 223 | 33
-
Đề tài: " TRIẾT HỌC MÁC - NỀN MÓNG CHO SỰ XÁC LẬP QUAN HỆ HÀI HOÀ GIỮA CON NGƯỜI VÀ TỰ NHIÊN "
10 p | 173 | 31
-
Tiểu luận: Cơ sở lý luận triết học của đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hoá ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ
18 p | 159 | 30
-
Đề tài: " TRIẾT HỌC LIÊN VĂN HOÁ: KHÁI NIỆM VÀ LỊCH SỬ "
22 p | 146 | 24
-
Đề tài triết học " TƯ DUY KINH NGHIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN "
12 p | 187 | 20
-
Đề tài: Vận dụng lý luận học thuyết về hình thái kinh tế xã hội vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam
21 p | 83 | 17
-
Tiểu luận: Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học Nho gia và triết học Đạo gia ở Trung Quốc thời kỳ cổ đại
20 p | 129 | 16
-
Đề tài triết học " MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA TRÁCH NHIỆM CÁ NHÂN VÀ TRÁCH NHIỆM NHÀ NƯỚC TRONG ĐIỀU KIỆN "
11 p | 136 | 16
-
Đề tài: Triết lý về quản trị nhân sự tại trung tâm khuyến nông TP.HCM
11 p | 172 | 14
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn