intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài:" TRIẾT HỌC VỚI TƯ CÁCH LỊCH SỬ TRIẾT HỌC (HỘI NGHỊ BÀN TRÒN VỀ CUỐN SÁCH CỦA V.V.XÔCÔLỐP “NHẬP MÔN LỊCH SỬ TRIẾT HỌC”) "

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

102
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

(Tiếp theo kỳ trước) A.A.Guxâynốp: Mạn đàm về cuốn sách của Giáo sư V.V.Xôcôlốp - “Nhập môn Lịch sử triết học” đối với tôi là sự suy tư về triết học và nói một cách chung hơn, về vị thế của triết học trong đời sống tinh thần của con người, về đặc trưng của các mối quan hệ giữa lịch sử và lý luận trong triết học. Vào năm 1956, khi đó tôi mới chỉ là một chàng trai 17 tuổi, thi vào Khoa Triết học của Đại học Tổng hợp Quốc gia Mátxcơva mang tên M.V.Lômônôxốp. Bài giảng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài:" TRIẾT HỌC VỚI TƯ CÁCH LỊCH SỬ TRIẾT HỌC (HỘI NGHỊ BÀN TRÒN VỀ CUỐN SÁCH CỦA V.V.XÔCÔLỐP “NHẬP MÔN LỊCH SỬ TRIẾT HỌC”) "

  1. Nghiên cứu triết học " Đề tài: TRIẾT HỌC VỚI TƯ CÁCH LỊCH SỬ TRIẾT HỌC (HỘI NGHỊ BÀN TRÒN VỀ CUỐN SÁCH CỦA V.V.XÔCÔLỐP “NHẬP MÔN LỊCH SỬ TRIẾT HỌC”) "
  2. TRIẾT HỌC VỚI TƯ CÁCH LỊCH SỬ TRIẾT HỌC (HỘI NGHỊ BÀN TRÒN VỀ CUỐN SÁCH CỦA V.V.XÔCÔLỐP “NHẬP MÔN LỊCH SỬ TRIẾT HỌC”) (Tiếp theo kỳ trước) A.A.Guxâynốp: Mạn đàm về cuốn sách của Giáo sư V.V.Xôcôlốp - “Nhập môn Lịch sử triết học” đối với tôi là sự suy tư về triết học và nói một cách chung hơn, về vị thế của triết học trong đời sống tinh thần của con người, về đặc trưng của các mối quan hệ giữa lịch sử và lý luận trong triết học. Vào năm 1956, khi đó tôi mới chỉ là một chàng trai 17 tuổi, thi vào Khoa Triết học của Đại học Tổng hợp Quốc gia Mátxcơva mang tên M.V.Lômônôxốp. Bài giảng đầu tiên mà tôi được nghe với tư cách sinh viên chính là bài giảng của V.V.Xôcôlốp, lúc đó ông là Phó giáo sư và mới chỉ 37 tuổi. Sự kiện đó đã dẫn đến mối quan hệ của tôi đối với V.V.Xôcôlốp. Mối quan hệ này đã và mãi mãi còn trong tôi như là mối quan hệ của một sinh viên đối với giảng viên, của người học trò đối với thầy. Khoảng cách giữa thầy và trò là tuyệt đối, là sự thể hiện một cách thuần tuý luận cứ nổi tiếng của Dênôn. Khoảng cách đó là không thể khắc phục được, ngay cả trong trường hợp học trò vận động về phía trước với những bước tiến dài nhất, còn thầy vẫn phải bò một cách chậm chạp, thậm chí đứng im một chỗ. Hơn nữa, điều đó càng không thể diễn ra đối với trường hợp của tôi, bởi cậu học trò ở đây hoàn toàn không phải là Asin, còn thầy V.V.Xôcôlốp thì còn lâu mới là rùa. Giờ đây, sau năm mươi năm, khi cầm trong tay cuốn sách mà tác giả chính là người thầy đầu tiên đã giảng cho tôi về triết học, tôi không cho phép mình suy nghĩ một cách tuỳ tiện về sự nghiệp của bản thân, về những cái mà mình đã đạt được trong sự nghiệp đó. Trong bài giảng đầu tiên, V.V.Xôcôlốp đã nói về trường phái Milê mà trong đó, có đề cập đến apêirôn (không hiểu tại sao khi đó, trọng âm của từ này lại rơi vào cuối) đã làm cho tôi (và nhiều người khác) cảm thấy buồn cười. Chúng tôi cười
  3. bởi cảm thấy thích thú. Chúng tôi cảm thấy phấn khích, bởi b ài giảng đã đề cập đến một điều khó hiểu, đến một cái gì đó sâu thẳm. Tôi cứ nghĩ mãi về một điều là, liệu từ đó đến nay, vấn đề này có thay đổi gì không? Đương nhiên, về apêirôn, theo tôi biết, không có sự thay đổi đáng kể, dù người ta đã dành cho nó nhiều công trình nghiên cứu với hàng tập sách dày cộp (chỉ riêng bản tốc ký seminar của Haiđơgơ về vấn đề này cũng đủ để chứng minh cho điều đó), và tôi dẫn từ ngữ đó ra đây với hy vọng là nó được đọc đúng trọng âm. Vả lại, tôi cũng không thể nói được việc mình đã hiểu apêirôn đến mức độ nào. Niềm vui được cảm nhận có thể rồi sẽ thoảng qua, song cái sâu thẳm vẫn c òn lưu lại mãi. Tôi tự đặt câu hỏi: vào một thời điểm nào đó, liệu có một ai đó sẽ lại giải mã bí ẩn của Anaximanđơrơ chăng? Và, liệu bí ẩn có phải nằm ở chỗ để người đời cứ luôn phải theo đuổi việc giải mã nó hay không? Trong khi đó, điều liên quan đến đoạn trích nổi tiếng của Anaximanđơrơ lại không dính dáng gì đến toàn bộ triết học mà công dụng và ý nghĩa của nó không phải chỉ nằm ở chỗ để người ta biết được cái gì đó, mà là để người ta không thể dừng việc suy nghĩ của mình lại. Đương nhiên, không phải những ấn tượng của riêng tôi đã đủ để xác định quan điểm rộng rãi về cuốn sách đang được thảo luận. Điều đó còn được quy định bởi đặc trưng của cuốn sách, bởi cái không bình thường của nó. Chính Giáo sư V.V.Xôcôlốp đã đưa ra một quan điểm rộng rãi, toàn vẹn và chỉnh thể (xem xét đến tận Cantơ) về triết học trong sự phát triển của nó. Cái ý định đó có thể dễ dàng dẫn người ta tới chỗ bỏ cuộc. Nếu đó không phải là nhà tài tử không hiểu gì về triết học, hoặc nếu đó không phải là người liều lĩnh không dưới một lần trong đời, thì tôi tin rằng không ai dám làm như vậy. Tôi hiểu rằng, đằng sau cuốn sách này là cả một quá trình hơn 60 năm sống trong triết học, sống bằng triết học và tác giả có bản quyền của mình, bởi ông đã dày công lao động, đã say sưa nghiên cứu nhiều năm. Tôi thực sự cảm phục tinh thần dũng cảm của tác giả. Theo tôi, dù thế nào đi nữa, thì đây vẫn cứ là cú nhảy xuống vực
  4. thẳm. Chẳng lẽ, một người quyết định làm việc đó lại có thể hy vọng vào điều gì đó hơn là sự đổ vỡ? Điều tôi có thể nói được là, cho đến nay, ý định làm một công việc như vậy đã chỉ có ở Hêghen. Có một điều gì đó khá giống với ý định này là hệ vấn đề lịch sử triết học của V.Vinđenbanđơ, là những nỗ lực của giới triết học mácxít Xô viết khi họ cố hạ lịch sử triết học xuống th ành “xiên thịt nướng” của cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, giữa phép biện chứng và phép siêu hình. Thế nhưng, họ đã không đạt tới trình độ của Hêghen. Còn ở đây, Giáo sư V.V.Xôcôlốp đã cố gắng làm chính việc đó. Tôi không muốn dùng sự so sánh này để tâng bốc ý định của tác giả, cũng không nghi ngờ gì về ý định đó, mà chỉ muốn nói rằng, cũng như Hêghen, tác giả đã nhìn thấy trong lịch sử triết học có một lôgíc nội tại khá chặt chẽ n ào đó. Giá như điều này chỉ do một người làm thôi thì có lẽ, đã trở nên dễ dàng hơn cho chúng ta. Vậy, tại sao lại “giá như”? Lôgíc đó được xem xét trong những trường hợp cụ thể và trên thực tế, là mỗi lần xem xét, nó đều được tiến hành bởi một người. Trong trường hợp triết học của Hêghen là do Hêghen viết; còn của Xôcrát – do Xôcrát viết; không thể có chuyện Hêghen bắt tất cả các nhà triết học phải nói bằng ngôn ngữ của ông để tái tạo lại “Khoa học lôgíc” với t ư cách lôgíc của lịch sử triết học? Cũng như vậy, V.V.Xôcôlốp làm thế nào mà có thể đưa ra học thuyết của mình bằng tư liệu và trình bày chúng dưới hình thức lịch sử triết học. Giả sử hệ thống triết học của ông là chưa hoàn chỉnh thì ít ra, ông cũng đã trình bày được cách hiểu của mình về triết học. Tôi tự hỏi: người đã dày công nghiên cứu ba tập sách của Hêghen về các bài giảng lịch sử triết học, cả lịch sử triết học hoặc hệ thống triết học của H ê ghen, - sẽ thu được gì? Và những ai nghiền ngẫm cuốn sách của V.V.Xôcôlốp - “Nhập môn Lịch sử triết học” có số lượng trang viết không kém cuốn sách của Hê ghen, khi tập trung vào việc nghiên cứu lịch sử các học thuyết triết học hoặc các quan điểm của V.V.Xôcôlốp, thì liệu có hiểu biết được gì thêm không? Câu trả lời, theo tôi, đã rõ. Ở đây, tôi không muốn nói rằng, trong trường hợp như vậy, các tác
  5. giả đều che giấu quan điểm của mình đằng sau lịch sử triết học; điều đó, nói chung, không liên quan gì đến Hêghen, bởi ông đã trình bày hệ thống của mình dưới hình thức lôgíc học, còn V.V.Xôcôlốp thì không che giấu mạng lưới khái niệm mà ông cố phủ lên các kinh nghiệm hiện thực lịch sử của triết học theo một cách đặc biệt. Tôi muốn nói đến một điều rất giản đ ơn là: lịch sử triết học là cái gương và nếu như các nhà triết học không chăm chú nhìn vào đó (đặc biệt là những nhà triết học lớn, những nhà triết học đích thực) thì không thể thấy được gì trong đó ngoài gương mặt của mình. Không nên cho khẳng định này là cái gì đó độc đáo. Tất cả, hoặc ít ra cũng có nhiều người đồng ý với tôi rằng, triết học không thể thiếu lịch sử triết học. Song, thật đáng tiếc, còn lâu mới là tất cả. Tôi quả quyết rằng, ít ai nhận thức được cái nghĩa đương nhiên, cái chân lý hiển nhiên: Triết học chính là lịch sử triết học. Ngay ở trang đầu cuốn sách của V.V.Xôcôlốp, chúng ta đã đọc thấy rằng, việc giải thích vấn đề triết học “hoàn toàn không thể thực hiện được nếu thiếu tri thức về toàn bộ lịch sử trước đó của nó”; rằng sự thống nhất giữa cái chính trị và cái lịch sử không phải trong phạm vi một lĩnh vực tri thức, trong đó có lĩnh vực tri thức nhân văn, thường không biểu hiện một cách đầy đủ như trong triết học. Những từ đó phản ánh một tín niệm sâu sắc của tác giả mà trong trường hợp này, ông cũng có suy nghĩ như một sử gia triết học nổi tiếng - Viện sĩ T.I.Ôiderơman, người mà với những nghiên cứu của mình đã chứng minh triết học chính là lịch sử triết học. Nhưng, nếu quả là như vậy (và đúng là như vậy), nếu học thuyết triết học không thể không là lịch sử của nó, thì từ đó có thể suy ra rằng, cả lịch sử triết học cũng không thể không là học thuyết của nó. Tuy nhiên, trên thực tế, trong đời sống triết học của chúng ta – trong đào tạo và thực tiễn nghiên cứu –, lịch sử và học thuyết luôn bị tách rời nhau, cùng lắm cũng chỉ là được xếp cạnh nhau. Cũng đã có một số tổ bộ môn lịch sử triết học và triết học lý luận độc lập công bố các công trình khoa học của mình. Sự chia tách như vậy, theo tôi, là hậu quả từ thời Xô viết. Khi đó, lịch sử triết học chỉ
  6. được xem như là phần nhập môn, là giai đoạn dự bị để đến với một thứ triết học tin cậy duy nhất là chủ nghĩa duy vật biện chứng. Sự khác nhau giữa lịch sử và lý luận trong triết học, theo tôi, đều chỉ liên quan đến cách thức trình bày như thế nào cho đúng và điều này, đương nhiên không phải dễ. Theo nghĩa căn bản thì chúng trùng hợp nhau. Chẳng hạn, tôi không thể hình dung được việc làm thế nào để hiểu triết học không chỉ của Xôcrát hay của Êpiquya, mà cả của những nhà tư tưởng tiền triết học Hy Lạp, khi đặt các học thuyết triết học n ày ngoài văn cảnh của lý thuyết đạo đức về tính thiện trong đời sống con người. Và, sẽ càng khó khăn hơn khi một học thuyết đạo đức chưa được toàn bộ lịch sử triết học khái quát, tổng hợp, tức là chưa đưa ra được một chương trình chuẩn cho việc nghiên cứu để từ đó, tìm ra một lối sống hoàn thiện hơn. Giáo sư V.V.Xôcôlốp đặt tên cho cuốn sách của mình là “Nhập môn Lịch sử triết học”. Việc đặt tên như vậy, theo tôi hiểu, tác giả đã suy nghĩ rất cẩn thận, song cái tên này lại gây ra những thắc mắc. Khi xác nhận bản quyền, tôi đ ã khuyên ông nên bỏ từ “lịch sử” và chỉ nên đặt tên sách là “Nhập môn triết học”. Trên thực tế, có thể gọi tên sách một cách giản đơn là “Triết học”. Thực ra, nếu tất thảy chỉ là nhập môn lịch sử triết học, thì hệ vấn đề nào được đưa vào chính triết học? Nếu bỏ từ “nhập môn” đi thì trong triết học còn gì nữa không? Nếu lịch sử triết học được xem xét về phương diện lý luận - hệ vấn đề, hơn nữa lại là sự xem xét như trong cuốn sách đã đề cập một cách hoàn toàn có căn cứ để gọi tên sách là “Nhập môn Lịch sử triết học”, thì chỉ theo nghĩa là đưa ra sự tóm lược về cấu trúc triết học một cách có hệ thống, khi đó cuốn sách mới có thể được gọi là “nhập môn lịch sử triết học”. Vả lại, trong tên gọi của cuốn sách mà chúng ta đang thảo luận đã có một minh chứng đầy bất ngờ xuất phát từ quan điểm của tác giả. Đó là sự phân tích được kết thúc bằng triết học Cantơ, còn triết học thế kỷ XIX và thế kỷ XX được xem là triết học hiện đại lại nằm ngoài địa hạt nghiên cứu của V.V.Xôcôlốp. Thế nhưng, trên thực tế, công trình của ông lại là “nhập môn lịch sử triết học”, trong đó có cả triết học hiện
  7. đại thế kỷ XIX và thế kỷ XX. Đã có những thành ngữ thường được chúng ta sử dụng, chẳng hạn: “Ở lại với quá khứ!”, “Vĩnh viễn biến mất”, “Đ ưa vào bảo tàng”, v.v.. Những thành ngữ đó chắc gì đã có thể áp dụng được cho triết học, bởi tính đặc thù của triết học là ở chỗ, nó không bao giờ bị coi là cũ. Hơn nữa, chính năng lực bảo tồn tính cấp thiết và làm khởi nguồn cho những cảm hứng mới mẻ là dấu ấn của triết học đương đại. Thậm chí, có thể đưa ra một khẳng định mang tính nghịch lý sau đây: ở triết học không có lịch sử, nếu hiểu lịch sử là cái quá khứ mà chúng ta không có quyền động đến nó. Có lẽ, một đặc thù mang tính đặc trưng riêng của nhận thức triết học là ở chỗ, nhận thức triết học tồn tại như là tổng hoà các hệ thống độc lập (lý thuyết, học thuyết). Không thể có bất kỳ một nền triết học nào mang tính duy nhất. Đã có rất nhiều hệ thống triết học: Hêraclít, Pácmênít, Platôn, Arixtốt, Dênôn, Ôguýtxtanh, Đêcáctơ, Hium, C.Mác, Kiếccơga và v.v.; cũng đã có hàng chục, hàng trăm hệ thống triết học mới và quá trình xây dựng các nền triết học mới đó hoàn toàn không bao giờ kết thúc. Thế kỷ XX cũng đã sản sinh ra hàng chục nền triết học danh tiếng, nếu không muốn nói là nhiều hơn thế nữa. Các nền triết học đó đã được hình thành với những tầm cỡ hoàn chỉnh khác nhau (không phải tất cả các nền triết học đều đạt được mục đích xây dựng nên các hệ thống có khả năng giải đáp tất cả mọi vấn đề, đồng thời dùng “khoá” để đóng vũ trụ lại, chẳng hạn như Plôtin hay Hêghen đã làm). Song, tất cả các nền triết học đó đều không có ngoại lệ trong việc tuyên bố chân lý mà mình đưa ra là duy nhất và về thực chất, có thể coi đó là nhận thức triết học cuối cùng về thế giới. Theo nghĩa đó thì mỗi một nền triết học đều ngang bằng với chính nó. Người thì thích một số nhà triết học, một số truyền thống triết học này; người khác lại thích một số nhà triết học, một số truyền thống triết học khác. Song, không một ai làm được cái việc là sắp xếp các nền triết học đó theo tiêu chuẩn chân lý cả. Bằng chứng căn bản, mặc dù bằng chứng này làm cho người ta
  8. chán nản và làm cho những người không phải là những nhà triết học khó hiểu, là ở chỗ, tất cả các hệ thống triết học, tất cả các nền triết học đ ược hình thành trong nhiều thế kỷ lại có thể so đọ được với nhau theo tiêu chuẩn chân lý. Tính vô cùng vô tận mà nghịch lý này đưa vào nhận thức triết học là như vậy. Chừng nào chân lý triết học chỉ có thể tồn tại với tư cách chân lý chỉnh thể - hoàn chỉnh và mỗi nền triết học đều tự tuyên bố chân lý đó là hiện thân của mình, thì nó còn phủ nhận (không thể không phủ nhận) các nền triết học cùng thời hoặc trước đó (đặc biệt là đối với các nền triết học gần gũi với nó), thậm chí còn phủ nhận một cách mạnh mẽ và thẳng thừng. Mỗi nền triết học, công khai hoặc không công khai, đều xuất phát từ giả định rằng, các nền triết học khác là sai, sai không phải trong những phán đoán này hay những phán đoán khác, hoặc phủ nhận cả các học thuyết đáng lẽ được thừa nhận và đánh giá cao (thí dụ, những người theo trường phái Xtôit đã từng đối xử như vậy với người đối lập với mình về tư tưởng là Êpiquya). Họ cho sự sai lầm đó nằm trong thực chất của các nền triết học ấy. Nói ra chắc là thừa, rằng trong trường hợp này, không phải nói về tính hiếu danh của các nhà triết học - những người luôn tỏ ra khiêm tốn, mà nói về chính tính đặc thù của nhận thức triết học. Chúng ta hãy lấy thí dụ về vấn đề bản nguyên vật chất mà không một nền triết học nào có thể bỏ qua. Talét cho rằng, tất cả đều bắt nguồn từ nước. Theo Hêraclít thì tất cả bắt đầu từ lửa. Hêghen quan niệm bản nguyên đó bắt đầu từ hư vô. Spinôda lại cho rằng, bản nguyên đó xuất phát từ mọi thứ. Các nhà triết học tôn giáo thì khẳng định tất cả đều bắt nguồn từ Thượng đế, v.v.. Rõ ràng là, mỗi một nhà triết học trong số đó đều phải xác nhận sự khẳng định của tất cả số khác l à sai. Trong lịch sử triết học cũng như trong lịch sử các khoa học khác, đặc biệt trong các khoa học nhân văn, chúng ta có thể nhận thấy những dạng khác nhau của mối liên hệ, trừ một mối quan hệ không có sự kế thừa thống nhất theo hướng phát triển đi lên. Khác với các khoa học chuyên biệt, các thế hệ tiếp theo trong triết học không đứng trên vai các thế hệ trước, mà đúng hơn là,
  9. đứng trên khung xương của các thế hệ trước. Điều đó là đúng. Nếu không phải là căn bản thì ít nhất, cũng là cái lôgíc chủ quan vốn có trong các hệ thống triết học. Những điều nói trên không có nghĩa là, dường như mỗi hệ thống triết học xuất hiện trong điều kiện thuận lợi thì có thể bỏ qua những thành quả mà triết học trước đây đã đạt được. Điều đó hoàn toàn ngược lại. Để chứng minh cho quyền tồn tại của mình, mỗi nền triết học mới cần phải đề xuất một sự hiểu biết và giải pháp đúng đắn hơn cho cả những vấn đề mà các hệ thống triết học trước đây đã nghiên cứu. Từ đó, các vấn đề được triết học nghiên cứu mới có tính bền vững một cách lạ thường. Công bằng mà nói, các vấn đề triết học là những vấn đề vĩnh hằng. Tuy nhiên, tính vĩnh hằng của chúng không chỉ theo nghĩa chúng không thay đổi, thí dụ Haiđơgơ trong thế kỷ XX luôn quan tâm đến chỉ một vấn đề - đó là vấn đề tồn tại, tức là điều mà cách đó 2500 năm Pácmênít đã nói tới. Chúng còn có tính vĩnh hằng bởi đòi hỏi phải được đổi mới. Vấn đề thế nào là không gian, thời gian, chân lý, vật chất, phúc lợi, ý thức, cái đẹp, hạnh phúc và nhiều cái khác từ một loạt cái vĩnh hằng đó luôn thay đổi và không phải giải quyết một lần là xong. Chúng thiết lập nên xung quanh mình một trường điện thế trí tuệ ổn định, đồng thời đòi hỏi mỗi lần giải quyết chúng phải có những kiến giải mới phù hợp với nhận thức mới của khoa học và những nhu cầu mới của xã hội. Những cái đó đều do triết học nghiên cứu. Để tìm cho được nhận thức mới phù hợp với thời đại của mình và đưa ra được giải pháp cho những vấn đề vĩnh hằng, triết học phải biết cách hiểu và cách giải quyết trước đây đối với những vấn đề đó. Lịch sử triết học với tư cách bộ môn lịch sử mang tính đa dạng, tức là lịch sử các nền triết học, đồng thời cũng là lịch sử toàn vẹn, thống nhất nội tại dường như cũng là học thuyết thống nhất về biên niên sử một cách rất cặn kẽ và bao trùm về mặt không gian. Có thể nói một cách giản đơn và mộc mạc là, vô số cái được quan niệm trong lịch sử các nền triết học cũng chỉ là những biến
  10. tướng của chính một nền triết học mà thôi. Công trình của V.V.Xôcôlốp (và ở chính phương diện này mà nó trở nên có giá trị đặc biệt) đã chứng minh cho chân lý đó. Phát minh chủ yếu của cuốn sách này là ở tư tưởng, ở nhận thức triết học về các quan hệ chủ – khách thể. Tác giả lấy khái niệm chủ thể và khách thể không phải ở nội dung triết học đặc biệt nào đó (ông đã thận trọng định hình lịch sử các thuật ngữ quan trọng mà lịch sử của chúng không hiểu tại sao lại rơi vào quên lãng), mà ở ý nghĩa rất gần gũi với việc sử dụng các từ đó trong ngôn từ của tiếng Nga. Đối với tác giả, chủ thể là con người trong sự nỗ lực hoạt động nhận thức của nó; còn khách thể là những gì mà sự hoạt động đó hướng tới, đó là thế giới tự nhiên và xã hội, kể cả chính con người với tư cách một bộ phận của thế giới đó. Thoạt nhìn, chúng ta có cảm giác là, trong trường hợp này, tác giả đã trình bày một cách chặt chẽ hơn quan niệm đã trở nên quen thuộc và về thực chất, là sáo rỗng về đối tượng của triết học như là về mối quan hệ của con người với thế giới. Song, trên thực tế, nếu như tôi hiểu đúng giáo sư V.V.Xôcôlốp, thì ông đã đề cập đến cái gì đó mới mẻ và hoàn toàn có nội dung. Ông không chỉ giản đơn là chia tách, phân định chủ thể và khách thể, mà còn liên kết chúng với nhau. Sự trình bày của ông đã đem lại một vấn đề quan trọng là, khái niệm chủ thể và khách thể được xem xét trong sự khác biệt và đối lập của chúng, song quan trọng hơn cả là hai khái niệm đó được thể hiện trong cách trình bày bằng dấu gạch nối “phân – hợp”. Giáo sư V.V.Xôcôlốp đã hiểu con người và thế giới nhân tạo do nó làm ra như là tính hiện thực chủ - khách thể. Các mối quan hệ chủ – khách thể được ông đồng nhất với đối tượng của triết học. Đây là điều có thể đưa ra tranh luận. Nói đúng hơn, đó là đề tài còn chung chung hơn cả triết học. Đó cũng là hiện thực mà nhờ có nó, triết học mới có việc để làm và bản thân nó, trong các hệ thống triết học khác nhau, mới được trình bày một cách khác nhau về đối tượng. Cụ thể, trong cuốn sách của V.V.Xôcôlốp đã giải thích sự phát triển của triết học dưới lăng kính của các mối quan hệ chủ – khách thể. Chúng ta không khẳng định đối tượng của triết
  11. học là bất biến; rằng nó vốn là vậy. Chẳng hạn, Hêraclít với luận điểm: “Không phải theo tôi, mà theo lôgos đấy chứ…” và Phíchtơ với “cái Tôi” tuyệt đối, hoặc ở Ôguýtxtanh và Phoiơbắc. Các quan hệ chủ – khách thể cho phép chúng ta có thể xếp hạng các nhà triết học, nhưng bản thân chúng chưa phải là bằng chứng đầy đủ để hướng vào bên trong của hạng bậc đó. Tôi nhận thấy giá trị của khái niệm tổng hợp đó là ở chỗ, nó cho phép chúng ta tập hợp vô vàn “vũ trụ” khác nhau thành khối thống nhất mà trong đó, xét theo đối tượng, là những vũ trụ tinh thần tự trị, độc lập của các nền triết học mà chúng ta đã biết. Khi tập hợp các “vũ trụ” này lại, chú ý tới tính chỉnh thể của quá trình lịch sử triết học, đồng thời không bỏ quên tính đa dạng vốn có của nó - tính đa dạng mà tôi đã nói trên, chúng ta sẽ thấy triết học biểu hiện ra như là tổng hoà các hệ thống tự trị và tương xứng nhau. Nói một cách hình ảnh, chúng ta có thể sử dụng cách diễn đạt sau: các nhà triết học cùng “cày xới” trên một cánh đồng, nhưng những cây được trồng trên cánh đồng đó thì lại khác nhau. Một khái niệm quan trọng khác đối với sự hợp nhất triết học mà Giáo sư V.V.Xôcôlốp đã dẫn ra là tri tín – khái niệm mà giữa nó không còn dấu gạch nối; nó đã được viết liền nhau thành một từ. Tôi không biết khái niệm này có bền vững không; nó có thể vượt ra khỏi phạm vi thế giới triết học của Giáo sư hay không. Song, tôi biết và tin rằng, giá trị nhận thức luận trong các kết quả nhận thức triết học luôn là cái đặc biệt và đòi hỏi phải có một thuật ngữ chuyên môn. Những bộ phận cấu thành thuật ngữ đó là khái niệm niềm tin và tri thức cũng không phải là ngẫu nhiên, ngoại lệ. Tác giả đã xuất phát từ tư tưởng mang tính mệnh đề của B.Rátxen về triết học với tư cách “mảnh đất trống” nằm giữa tôn giáo và khoa học. Khi nằm giữa khoa học và tôn giáo, khi một bên được chủ quan hoá đến mức tối đa trong tôn giáo và bên kia được khách quan hoá cũng đến mức tối đa trong bức tranh (hình ảnh) khoa học về thế giới, triết học sẽ lựa chọn cho mình cả niềm tin với tư cách phương thức nhận thức thế giới mang đặc thù tôn giáo lẫn tri thức với tư cách phương thức nhận thức
  12. thế giới mang tính đặc thù của khoa học, hoà trộn chúng vào nhau thành một cái gì đó mới mẻ. Khiếm khuyết duy nhất của thuật ngữ “tri tín”, theo tôi, l à ở tính phái sinh của nó, là với nó thì dường như triết học không có cơ sở nhận thức luận riêng của mình. Điều này, không phải ngẫu nhiên, đã khiến tôi liên tưởng tới vị thế địa – văn hoá của đất nước chúng ta, một nước nằm giữa châu Âu và châu Á. Do chịu ảnh hưởng của cả hai phía, bởi nó vốn là một phần của châu Âu, một phần của châu Á, nên nước ta thường được gọi là lục địa Á-Âu. Khi mang danh lục địa Á - Âu, theo tôi, tính độc đáo và tính hoàn chỉnh của nó bị giảm đi. Cảm giác này cũng xuất hiện trong suy nghĩ của tôi khi nói đến thuật ngữ tri tín. Phải chăng, cùng với thời gian, chúng ta sẽ quên đi tính phái sinh (phối thuộc) của thuật ngữ này để rồi lại cảm nhận nó như một từ độc lập tương tự như những từ “hình học”, “hớt tóc”, “hạnh phúc” và nhiều từ khác nữa. Song, có lẽ điều đó chỉ diễn ra trong trường hợp thuật ngữ này mang một nội dung riêng và được khẳng định một cách đầy đủ cụ thể, được cuộc sống chấp nhận một cách thông dụng. Có thể nói một cách chắc chắn rằng, đối với triết học, chúng ta phải có niềm tin. Để có thái độ trách nhiệm đối với những khái niệm thuộc dạng đơn tử hoặc thế giới của những “vật tự nó”, chúng ta cần phải đặt niềm tin vào chúng với sức mạnh không kém gì tín đồ Thiên Chúa giáo tin vào ngày phán xét và sự huyền bí của Chúa (tin hoàn toàn theo nghĩa của thánh tông đồ Phaolô). Điều dễ dàng nhận thấy là, triết học cũng có quan hệ họ hàng với tri thức. Để làm việc có hiệu quả với những khái niệm đó như là tiêu chuẩn chân lý hoặc tính thiện, chúng ta cần phải có cả một nền văn hoá tri thức với đúng nghĩa của nó và cả tính chính xác của những phán đoán được áp dụng trong các khoa học kinh nghiệm. Điều đó đủ để hiểu rằng, niềm tin và tri thức trong kết cấu của tri thức triết học cũng luôn có sự khác biệt so với niềm tin tri thức và tri thức khoa học. Nếu lý tính có niềm tin triết học (thuật ngữ mà S.S.Nêrêtin đã sử dụng), thì lý tính thời Trung cổ không phải là lý tính toán
  13. học của vật lý học hiện đại. Niềm tin triết học mà K.Giaxpe đã nói là khác với niềm tin của tín đồ Hồi giáo chính thống – những con người ngoan đạo (hagi). Cái khác đó tỏ ra thiếu rõ ràng và khó hiểu, bởi nó được nẩy sinh do niềm tin và tri thức đã hoà vào nhau thành một trong phạm vi của triết học. Nói cách khác, nếu nội dung của tri tín không thể quy về niềm tin, cũng không thể quy về tri thức và cũng không thể quy về phức hợp niềm tin – tri thức, thì tri tín với đúng nghĩa của nó là gì? Triển vọng cuộc sống và thực chất của con người đằng sau tri tín là gì? Lấy thí dụ, chúng ta có thể nhận thấy niềm tin tôn giáo có giới hạn và dưới dạng thuần tuý của nó từ cuộc sống tu hành khổ hạnh của thầy tu. Tri thức có lý trí khi được bổ sung bởi những hiểu biết về thực tiễn một cách tối đa sẽ trở thành kẻ thực dụng biết tính toán chi li. Vậy, triết học với tri tín của nó đem lại cho ta điều gì? Nó có thể nâng con người lên một tầm cao nào đó không? Có phải nó hướng tới sự giao tiếp hữu hảo của những người có cùng tư tưởng tự do như trong vườn của Êpiquya không? Có phải nó hướng tới sự hoà hợp với cái Thống nhất một cách khoan khoái như ở Plôtin không? Hay là sức mạnh vô song của phương pháp đúng đắn như ở Đêcáctơ? Có phải nó hướng tới tính phổ quát của các quy luật lý tính thuần tuý nh ư ở Cantơ không? Để hoàn chỉnh thuật ngữ tri tín (hoặc một thuật ngữ bất kỳ nào khác dùng để chỉ phương tiện nhận thức thế giới của bản thân triết học) bằng một nội dung thích hợp, có lẽ cần phải quay lại, khôi phục lại nhận thức về triết học như về một lối sống (có thể nhận thấy rằng, trong ngôn từ thông th ường, khái niệm triết học được sử dụng theo nghĩa đó). Rõ ràng là thuật ngữ “tri tín” đã thúc đẩy tư tưởng theo xu hướng đó, mặc dù chính Giáo sư V.V.Xôcôlốp cũng không chú ý tới phương diện đạo đức và hệ quả của nó. Tôi xin phép được dừng lại ở một số vấn đề nẩy sinh có liên quan đến cuốn sách của giáo sư V.V.Xôcôlốp và đã tiếp thu được với một sự hiểu biết mới mẻ. Trên thực tế, có rất nhiều vấn đề như vậy. Nhìn chung, cuốn sách này đòi hỏi nhiều cuộc thảo luận. Điều đó có liên quan đến những cách tiếp cận mới,
  14. như việc trình bày khái niệm và thuật ngữ đối với quá trình lịch sử triết học nói chung, đối với việc giải thích “các thời đại triết học” nói riêng (theo thuật ngữ của tác giả) và đối với cả việc giới thiệu các nhà tư tưởng cụ thể. Nhìn chung, cần phải nói rằng, đây là một cuốn sách rất bề thế, rất trí tuệ và có lượng thông tin rất phong phú. Triết học Nga, như chúng ta đều biết, nổi lên nhờ tính cởi mở. Giáo sư V.V.Xôcôlốp đã chỉ ra rằng, nền triết học đó có thể khác: nghiêm túc trong tư duy, tiết kiệm trong lời nói. Tôi xin được chúc mừng Giáo sư và toàn thể chúng ta nhân sự xuất hiện của cuốn sách này.r (Còn nữa) Người dịch: PGS.TS. TRẦN NGUYÊN VIỆT Người hiệu đính: PGS.TS. ĐẶNG HỮU TOÀN (Viện Triết học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1