Đề tài: Ước lượng mức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ môi trường rừng của người dân thành phố Tuyên Quang
lượt xem 103
download
Đề tài: Ước lượng mức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ môi trường rừng của người dân thành phố Tuyên Quang nhằm đánh giá công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng tại thành phố Tuyên Quang, xác định mức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ môi trường rừng của người dân trên địa bàn thành phố, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ môi trường rừng của người dân, đưa ra những biện pháp khuyến khích người dân tham gia chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Ước lượng mức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ môi trường rừng của người dân thành phố Tuyên Quang
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lý do chọn đề tài Rừng có vai trò hết sức quan trọng đối với con người đặc biệt là duy trì môi trường sống, đóng góp vào sự phát triển bền vững của mổi quốc gia và sự tồn tại của Trái Đất. Việt Nam có 13.258.843 ha rừng, ngoài vi ệc cung cấp gỗ, củi, lâm sản, rừng có vai trò quan trọng trong vi ệc phòng h ộ, duy trì môi trường sống như: điều hòa khí hậu, điều tiết nguồn n ước, h ạn chế xói mòn, rửa trôi, hạn chế bão lụt, hấp th ụ các bon, duy trì và b ảo t ồn đa dạng sinh học…Các chức năng này của rừng được hiểu là các “Giá trị môi trường và dịch vụ môi trường rừng” Trong nhiều năm qua, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều n ỗ lực trong tổ chức và hành động bảo vệ và phát triển rừng; ban hành hệ thống pháp luật, nhiều chủ trương, chính sách và nguồn kinh phí lớn nhằm bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng. Trong đó, đã thực hiện thí điểm chi trả dịch vụ môi trường từng theo Quyết định số 380/QĐ-TTg ngày 10 tháng 04 năm 2008 của thủ tướng chính phủ và mới đây Chính phủ đã có ngh ị định s ố 99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 09 năm 2010 về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Đó là công cụ kinh tế, sử dụng để những người được hưởng lợi từ các dịch vụ môi trường rừng chi trả cho những người duy trì, bảo vệ và phát triển hệ sinh thái đó. Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía Bắc, có 445.848ha đất lâm nghiệp (chiếm 76% diện tích tự nhiên) và diện tích rừng hiện có của t ỉnh là 386.102ha (rừng tự nhiên: 273.793ha; rừng trồng: 112.310ha), đạt độ che phủ 62,8% là một trong các tỉnh có độ che ph ủ cao nh ất nước. Nh ững năm qua người trực tiếp tham gia bảo vệ và phát tri ển tài r ừng ch ỉ đ ược h ỗ tr ợ tiền bảo vệ rừng do nhà nước chi trả, còn về giá trị môi trường của rừng thì chủ rừng chưa được chi trả. Họ hầu như không đủ nguồn thu để tái t ạo lại rừng và đáp ứng nhu cầu cần thiết của cuộc s ống. Chính ph ủ ban hành 1
- chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng là bài toán thúc đẩy và xã hội hóa công tác bảo vệ và phát triển rừng, từng bước cải thiện đới s ống người làm nghề rừng, nâng cao nhận thức về bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường. Do vậy, việc nghiên cứu triển khai thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng là một yêu cầu bức thiết của tỉnh Tuyên Quang cũng như các địa phương khác trên cả nước. Do thời gian nghiên c ứu có hạn, cộng với hướng nghiên cứu tập trung vào mức sẵn lòng chi trả của người dân nên chúng tôi đã chọn thành phố Tuyên Quang thuộc tỉnh Tuyên Quang làm địa bàn nghiên cứu với lý do đời sống, trình đ ộ ng ười dân thành phố cao nhất tỉnh, nên khả năng nhận thức vấn đề cũng như sẵn sàng chi trả sẽ cao hơn. Với mong muốn mọi người đều có nghĩa vụ đóng góp phí cho dịch vụ môi trường rừng, nâng cao ý thức tất cả mọi người, để nâng cao mức sống cũng như ý thức của người trồng rừng, để tất cả mọi người có cuộc sống khỏe mạnh hơn, chúng tôi đã thực hiện đề tài “ Ước lượng mức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ môi trường rừng của người dân thành phố Tuyên Quang” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát - Đề xuất biện pháp thu hút người dân thành phố Tuyên Quang tham gia chi trả cho dịch vụ môi trường rừng 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng tại thành ph ố Tuyên Quang. - Xác định mức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ môi trường rừng c ủa người dân trên địa bàn thành phố Tuyên Quang. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi tr ả cho d ịch vụ môi trường rừng của người dân trên địa bàn thành phố Tuyên Quang. - Đề xuất biện pháp khuyến khích người dân tham gia chi trả dịch vụ môi trường rừng. 2
- 1.3. Nội dung nghiên cứu - Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Tuyên Quang. - Mức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ môi trường rừng của người dân thành phố Tuyên Quang. - Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chi trả cho dịch vụ môi trường rừng của người dân thành phố Tuyên Quang. - Các biện pháp thu hút người dân tham gia chi trả cho dịch v ụ môi trường rừng trên địa bàn thành phố Tuyên Quang. 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là mức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ môi trường. rừng của người dân thành phố Tuyên Quang. - Phạm vi nghiên cứu: 120 hộ / thành phố Tuyên Quang. 1.5. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm: Ủy Ban Nhân Dân thành phố Tuyên Quang. - Thời gian thu thập số liệu thứ cấp: từ năm 2010 đến năm 2012. - Thời gian thu thập số liệu sơ cấp: năm 2013. - Thời gian thực hiện đề tài: từ 25-3-2013 đến 31-5-2013. 3
- PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Một số lý thuyết về dịch vụ môi trường rừng và giá trị dịch vụ môi trường rừng 2.1.1. Khái niệm Theo khoản 1 – Điều 3 - Luật bảo vệ và phát tri ển r ừng 2004: R ừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động v ật r ừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây g ỗ, tre n ứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có đ ộ che ph ủ tán r ừng t ừ 0.1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xu ất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng. Theo Điều 3 - Nghị định 99/2010/NĐ-CP, về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Môi trường rừng bao gồm các hợp phần của hệ sinh thái rừng: thực vật, động vật, vi sinh vật, nước, đất, không khí, cảnh quan thiên nhiên. Môi trường rừng có giá trị sử dụng đối với nhu cầu của xã h ội và con ng ười, gọi là giá trị sử dụng của môi trường rừng, bao gồm: bảo v ệ đ ất, đi ều ti ết nguồn nước, phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, phòng chống thiên tai, đa dạng sinh học, hấp thụ và lưu giữ cacbon, du lịch và sinh sản của các loài sinh vật, gỗ và lâm sản khác. Dịch vụ môi trường rừng là công việc cung ứng các giá trị sử dụng của môi trường rừng để đáp ứng nhu cầu của xã h ội và đời sống nhân dân, bao gồm các loại dịch vụ được quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này. Chi trả dịch vụ môi trường rừng là quan hệ cung ứng và chi trả gi ữa bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng trả tiền cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng theo quy định tại Điều 6 của Nghị định này. 4
- 2.1.2. Giá trị môi trường và dịch vụ môi trường rừng Theo Vũ Tấn Phương (2006), giá trị môi trường và dịch v ụ môi trường được phân thành 5 loại bao gồm: 2.1.2.1 Giá trị phòng hộ đầu nguồn - Thứ nhất rừng hạn chế xói mòn đất bồi lắng. R ừng b ị tàn phá d ẫn đến bề mặt đất đai chịu ảnh hưởng trực tiếp của nước mưa, dòng ch ảy bề mặt và là nguyên nhân cơ bản làm xói mòn đất tăng nhanh. - Thứ hai rừng điều tiết dòng chảy hạn chế lũ lụt, cung cấp nguồn nước. Rừng và nguồn nước không thể tách rời nhau. Rừng và nước xuất hiện đồng thời và thường xuyên có tác động qua lại. 2.1.2.2 Giá trị bảo tồn Đa dạng sinh học Rừng được coi là sinh cảnh cực kỳ quan trọng xét về mặt đa dạng sinh học mà chúng sở hữu. Mất rừng, đặc biệt là rừng nhiệt đới – môi trường sống quan trọng của đa dạng sinh học, đồng nghĩa với việc mất đi tính đa dạng sinh học của nhân loại. 2.1.2.3 Giá trị cố định, hấp thụ các bon và điều hòa khí hậu Thực vật sống mà chủ yếu là các hệ sinh thái rừng giữ l ại và tích lũy, hay hấp thụ các bon trong khí quyển. Vì th ế sự tồn t ại c ủa th ực v ật có vai trò đáng kể trong việc chống lại hiện tượng ấm lên toàn cầu. 2.1.2.4 Giá trị du lịch và giải trí/vẻ đẹp cảnh quan Du lịch sinh thái đang ngày càng phát triển và là biện pháp s ử dụng rừng nhiệt đới không cần khai thác nhưng đem lại giá trị kinh tế cao và đầy tiềm năng. Ví dụ: Cơ chế chi trả cho dịch vụ giải trí và du lịch ở Châu Âu và Bắc Mỹ được xác định theo mức “Bằng lòng chi trả” – WTP (Willingness To Pay) với mức giá từ 1 – 3 USD/người/lần. 5
- 2.1.2.5 Giá trị lựa chọn và tồn tại - Một người sẵn lòng trả tiền để bảo tồn rừng nhằm mực đích sử dụng rừng trong tương lai, chẳng hạn như mục đích giải trí. Giá tr ị này đươc gọi là giá trị lựa chọn. - Một người sẵn lòng trả tiền để bảo tồn rừng mặc dù họ không s ử dụng và cũng không có ý định sử dụng rừng. Họ muốn con cái h ọ ho ặc th ế hệ sau có cơ hội sử dụng rừng. Đây là giá trị lựa chọn vì lợi ích người khác, đôi khi còn được gọi là giá trị để lại. - Một người sẵn lòng trả tiền để bảo tồn rừng mặc dù họ không s ử dụng và cũng không ý định sử dụng rừng hay không nhằm để người khác sử dụng rừng. Đơn giản chỉ vì họ muốn rừng tiếp tục sống. Mong muốn của họ cũng rất khác nhau, từ ý thức về giá trị đích thực của rừng tới giá trị về tinh thần, tôn giáo, quyền của những sinh vật khác…Đây được gọi là giá trị tồn tại. 2.2. Những phạm trù cơ bản trong định giá tài nguyên, môi trường Chúng ta biết rằng môi trường là một loại hàng hóa đặc bi ệt. Môi trường cung cấp nhiều dịch vụ cho nền kinh tế xã hội nh ư: môi tr ường nước cung cấp nước cho sinh hoạt, nước cho sản xuất, cung cấp thủy sản…; môi trường đất cung cấp nơi canh tác, nơi ở…Nhưng trong nhiều trường hợp, môi trường lại là hàng hóa công cộng, vì mọi người đều có thể sử dụng mà không ảnh hưởng đến cá nhân khác, ví dụ như môi trường không khí, ai cũng có quyền được hít th ở mà không th ể ngăn c ản người khác cũng hít thở không khí. Hiện nay, môi trường đang cung cấp các dịch vụ không có giá hoặc thấp hơn giá trị thực của nó dẫn đến sử d ụng quá mức hoặc cố ý hay vô ý làm tổn thương môi trường. Nên vi ệc đ ịnh giá môi trường có vai trò quan trọng nhằm phân bổ và sử dụng tài nguyên một cách hợp lý và bảo vệ môi trường. 6
- Định giá môi trường là gán giá trị tiền tệ cho hàng hóa hay dịch vụ môi trường hay những tác động do thay đổi chất lượng môi trường. Định giá môi trường giúp ta xác định những tác động lượng hóa được và không lượng hóa được trong phân tích lợi ích - chi phí hay những giá trị có thể quy thành tiền được và không quy thành tiền được. Mục tiêu chính c ủa đ ịnh giá tài nguyên môi trường là tìm ra mức tiền mà cá nhân hoặc xã h ội b ằng lòng chi trả (Willingness To Pay) cho hàng hóa tài nguyên, môi trường. Để hiểu rõ hơn về định giá tài nguyên môi trường, chúng ta sẽ đi tìm hi ểu nh ững vấn đề sau 2.2.1. Tổng giá trị kinh tế của tài nguyên môi trường Theo lý thuyết kinh tế của Munasinghe,1992 (trích từ bài giảng Kinh tế môi trường của Chu Thị Thu, 2012), tổng giá trị kinh tế của tài nguyên môi trường là tổng giá trị sử dụng và giá trị không sử dụng, cụ thể: TEV = UV + NUV Trong đó: TEV: tổng giá trị kinh tế của tài nguyên môi trường UV: giá trị sử dụng NUV: giá trị không sử dụng Giá trị sử dụng (UV) là giá trị có được từ hiệu quả sử dụng thực của tài nguyên môi trường. Giá trị sử dụng bao gồm cả giá trị gắn liền với cơ hội sử dụng hàng hóa dịch vụ môi trường trong tương lai. Ví dụ nh ư: khai thác lâm sản, sử dụng đất, nguồn nước… Giá trị không sử dụng (NUV) là thành phần giá trị của một nguồn tài nguyên thu được không phải do việc tiêu dùng một cách trực tiếp hay gián tiếp các dịch vụ do tài nguyên cung cấp. + BV (Bequest Value): giá trị lưu truyền chính là phần giá trị có đ ược từ sự mong muốn bảo tồn tài các nguyên môi trường ( bao gồm cả các giá trị sử dụng và không sử dụng) cho thế hệ tương lai. 7
- + EV (Existense Value): Giá trị tồn tại hay giá trị hiện h ữu là giá trị của bản thân sự tồn tại của nguồn tài nguyên môi trường được nhận biết bởi một cá nhân. + OV (Option Value): Giá trị lựa chọn được hình thành khi m ột cá nhân có thể tự đánh giá cách lựa chọn để giành các nguồn tài nguyên môi trường trong tương lai. 2.2.2. Thặng dư tiêu dùng Thặng dư tiêu dùng (CS) là khái niệm phản ánh sự chênh l ệch lợi ích của người tiêu dùng khi tiêu dùng một lượng hàng hóa/dịch vụ (MU) so v ới chi phí thực tế để thu được lợi ích đó (MC). Ví dụ: người dân đều được hưởng lợi từ ngắm cảnh đẹp, từ bầu không khí trong lành, mát mẻ, thoải mái khi leo núi và hầu h ết mọi người đều không phải trả tiền cho việc hưởng thụ đó. Điều đó không có nghĩa giá trị môi trường bằng 0 mà thực tế, giá trị môi trường là rất l ớn, và ph ần giá trị này có thể hiểu đó là thặng dư tiêu dùng. Thuật ngữ lợi ích được hiểu là sự vừa ý, hài lòng, thỏa mãn từ việc tiêu dùng hàng hóa/dịch vụ đem lại. Như vậy, lợi ích cận biên ph ản ánh mức độ hài lòng do tiêu dùng một sản phẩm đem lại, đồng nghĩa với việc lợi ích cận biên của hàng hóa đó có xu hướng giảm đi khi lượng hàng hóa đó được tiêu dùng nhiều hơn ở một thời kỳ nhất định. 2.2.3. Các phương pháp định giá tài nguyên môi trường Có 4 nhóm phương pháp bao gồm: * Các phương pháp thị trường: + Phương pháp chi phí bệnh tật (Cost of illness method) + Phương pháp thay đổi năng suất (Changes in producting method) + Phương pháp chi phí thay thế (Substitute cost method) * Phương pháp bộc lộ sự ưa thích: + Phương pháp di lịch phí (Travel cost method) + Phương pháp định giá hưởng thụ (Hedonic price method) 8
- + Phương pháp chi tiêu bảo vệ (Defensive expenditure method) * Phương pháp chuyển đổi lợi ích (Benefit transfer method) * Phương pháp phát biểu sự ưa thích (Định giá ngẫu nhiên-CVM – Contigent Valuation Method) Phương pháp chính được sử dụng để “Ước lượng mức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ môi trường rừng của người dân thành phố Tuyên Quang” là phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM). 2.3. Cơ sở lý luận về mức sẵn lòng chi trả - WTP Thông thường, một cá nhân thường thanh toán các hàng hóa, dịch vụ mà họ tiêu dùng thông qua giá thị trường (MP). Nh ưng cũng có tr ường h ợp cá nhân tự nguyện hay sẵn lòng trả giá hàng hóa/dịch vụ cao h ơn giá th ị trường và mức giá họ tự nguyện hay sẵn lòng trả là khác nhau. Mức s ẵn lòng chi trả là thước đo sự thỏa mãn hay sự hài lòng khi tiêu dùng hàng hóa/dịch vụ nào đó. Vì vậy đường cầu được mô tả như đường “sẵn lòng chi trả”. Đường cầu cũng tạo cơ sở cho việc xác định lợi ích c ủa xã h ội t ừ việc tiêu dùng hay mua sắm một hàng hóa/dịch vụ nhất định. Ph ần di ện tích nằm dưới đường cầu từ giá trị 0 đến số lượng tiêu dùng Q * thể hiện tổng giá sẵn lòng chi trả (WTP) và mối quan hệ đó được phản ánh qua biểu thức sau: WTP = MP + CS Trong đó: WTP: mức sẵn lòng chi trả MP: giá thị trường CS: thặng dư tiêu dùng Hình 2.1 Mức sẵn lòng chi trả và thặng dư tiêu dùng P Pa CS (a) P* 9
- MP D (b) O Q* Q Hình 2.1 cho thấy giá thị trường ở mức cân bằng đối với một hàng hóa dịch vụ X là P* và được áp dụng cho tất cả mọi người. Tuy nhiên cá nhân A có thể sẵn lòng chi trả ở mức giá P a cao hơn so với P*. Tổng lợi ích mà cá nhân A nhận được ở đây thực tế là toàn bộ phần di ện tích c ả (a) và (b) nằm dưới đường cầu D. Phần diện tích (a) chính là th ặng d ư tiêu dùng, diện tích (b) là tổng chi phí mà cá nhân A phải trả cho sử dụng hàng hóa X. Tuy nhiên mức sẵn lòng chi trả của một cá nhân cho hàng hóa môi trường sẽ không bị ảnh hưởng bởi giá thị trường. Vì hầu hết các hàng hóa môi trường là hàng hóa công cộng hoàn toàn hoặc không hoàn toàn nên không có giá thị trường. Vì thế để đánh giá mức sẵn lòng chi trả c ủa các cá nhân đối với hàng hóa nói trên không có một thước đo giá trị c ụ th ể nào, nghĩa là tìm hiểu thước đo bằng tiền tệ của giá trị mà các cá nhân g ắn v ới hàng hóa không có thị trường ta phải sử dụng nhiều phương tiện khác nhau. 2.4. Thực trạng chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Việt Nam Từ năm 2004, Chính phủ Việt Nam đã bắt đầu xây dựng nền móng cho một chương trình quốc gia về chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES – Payments for Enviromental Services). Hai trong những văn bản quan trọng nhất là Quyết định 380/TTg ngày 10/04/2008 của Thủ tướng Chính ph ủ v ề thí điểm PFES ở hai tỉnh Sơn La – nơi đầu nguồn c ủa h ệ th ống sông Đà và Lâm Đồng – nơi đầu nguồn của hệ thống sông Đồng Nai; và Ngh ị đ ịnh s ố 99 ngày 24/09/2010 của Chính phủ về thực hiện PFES trên phạm vi cả nước. 10
- Dự án thí điểm về chi trả dịch vụ môi trường rừng đã được tri ển khai tại tỉnh Sơn La với sự hỗ trợ của cơ quan Hợp tác k ỹ thu ật CHLB Đức (GTZ), tại tỉnh Lâm Đồng với sự hỗ trợ của tổ chức Winrock International. Vì thế Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới thực hiện PFES, sau Mexico và Costa Rica. Kết quả tính đến cuối năm 2010, ở Sơn La đã nhận được hơn 60 tỷ đồng nhưng lại chưa tiến hành chi trả cho chủ rừng do ch ưa xác đ ịnh đ ược diện tích của chủ rừng. Đây là một sai lầm đáng tiếc trong quá trình thực hiện. Song tại Lâm Đồng, với sự đồng thuận cao của các bên liên quan, với 55 tỷ đồng thu được, hơn 8.000 hộ dân bảo vệ rừng được chi trả bình quân 8,1 đến 8,7 triệu đồng/năm, số tiền người dân nhận được tùy thu ộc vào khu vực, diện tích từng hộ, bình quân cao gấp ba lần so với thu nh ập khoán 203 nghìn đồng/ha rừng trước đây. Dựa trên những kết quả khả quan từ thí điểm, hiện nay đã có 60% các tỉnh thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng cho người dân. Ch ủ trương thu phí dịch vụ môi trường rừng đã được thực hiện trên toàn quốc từ năm 2012 trên cơ sở Nghị định 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng của Chính phủ. Theo ông Hà Công Tuấn – Th ứ trưởng Bộ NNPTNT khẳng định qua một năm thực hiện đây là một chính sách đúng đắn, tạo nguồn tài chính bền vững cho bảo vệ và phát triển rừng. Kết quả năm 2012 nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng xấp xỉ 1.200 t ỷ đ ồng, và người cung ứng dịch vụ là chủ rừng và người nhận khoán được hưởng toàn bộ kinh phí này. Tuy nhiên, năm 2012, phí dịch vụ môi trường rừng mới chỉ thu từ các nhà máy thủy điện và một số nhà máy cung cấp nước sạch. Nhiều dịch vụ sử dụng dịch vụ môi trường rừng như du lịch sinh thái, dịch vụ cung cấp tín chỉ CO2 đang tiếp tục nghiên cứu để thu. Vì thế, phí dịch vụ môi trường rừng không chỉ thành công ở trong nước và còn được cộng đồng quốc tế đánh giá cao và coi đây là bài học kinh nghiệm. 11
- Tuy nhiên hiện nay nhiều địa phương giải ngân tiền dịch vụ môi trường rừng còn rất chậm do việc triển khai quỹ ở địa phương, cũng như hướng dẫn của các bộ ban ngành còn chậm. Ngoài ra phải xác định diện tích rừng của người dân có trong các lưu vực. 2.5. Một số nghiên cứu liên quan đến mức sẵn lòng chi trả (WTP) 2.5.1. Trên thế giới Nghiên cứu của Dixon và cộng sự (1993) tiến hành để tìm hiểu nh ận thức chung của khách du lịch và mức sẵn lòng chi trả cho công viên bi ển Bonaire, thuộc vùng biển Carribean. WTP trung bình thu được là 27,4 USD và thặng dư tiêu dùng là 325.000 USD. Mức phí 10 USD ch ỉ chi ếm m ột phần trong WTP (trích từ nghiên cứu của Đỗ Thị Hạnh, 2006). Kramer Mercer (1997) đánh giá giá trị mà dân cư Mỹ định giá cho việc bảo vệ rừng mưa nhiệt đới. Trung bình mỗi người được phỏng vấn sẵn lòng chi trả một mức trong khoảng từ 21 USD đến 31 USD theo phương pháp trả một lần để bảo vệ thêm 5% số rừng nhiệt đới. Shultz và cộng sự (1998) ước lượng WTP cho vé vào cửa trong tương lai có liên quan đến những cải thiện về cơ sở hạ tầng và d ịch vụ ở núi l ửa Poas và các công viên năm ở Manuel Antonio, Costa Rica. Kết quả cho th ấy WTP cho vé vào cửa đối với các dân cư vùng này nằm trong khoảng t ừ 11 USD đến 13 USD, cao hơn 9 lần vé vào cửa vào th ời đi ểm đó, còn đ ối v ới người nước ngoài, WTP trung bình khoảng 2,5 lần so với giá vé vào c ửa thực tế họ phải bỏ ra (trích từ nghiên cứu của Lê Thanh An, 2006). 2.5.2. Tại Việt Nam Tình trạng tài nguyên môi trường bị suy thoái đang là vấn đ ề nóng trong những năm gần đây được các nhà nhiên cứu quan tâm. Việc áp dụng phương pháp CVM ở Việt Nam chưa phổ biến. Phương pháp này giúp các nhà phân tích ước lượng WTP, từ đó có những chính sách biện pháp để bảo tồn các tài nguyên môi trường đó. Một số nghiên cứu điển hình: 12
- Nguyễn Thị Hải và Trần Đức Thành (1999) đã tìm hiểu WTP c ủa khách du lịch cho những cải thiện các con đường và bảo v ệ dành cho đ ộng vật hoang dã của vườn quốc gia Cúc Phương. Kết quả cho thấy, mức WTP của một khách nội địa là 13.270 đồng, của một khách quốc tế là 119.167 đồng. Phạm Khánh Nam và Trần Võ Hùng Sơn (2001) đã tìm hiểu mức WTP cho việc thành lập một vùng biển được bảo vệ ở vịnh Nha Trang quanh đảo Hòn Mun. Thu được kết quả mức WTP của mỗi khách Việt Nam là 17.956 đồng, của khách nước ngoài là 26.786 đồng, tổng m ức WTP của cả vùng biển được bảo vệ ở Hòn Mun là 6.041.571.008 đồng (trích t ừ nghiên cứu của Lê Thanh An, 2006) Một số nghiên cứu gần đây của sinh viên Đại học Lâm nghiệp như: Trương Thị Thu Trang (2012) đã tìm hiểu WTP của người dân xã Vụ Cầu, Hạ Hòa, Phú Thọ cho việc thu gom và xử lý rác thải. K ết qu ả cho thấy, mức WTP trung bình của người dân địa phương cho việc thu gom và xử lý rác thải là 18.600 đồng/người/năm và các yếu tố ảnh hưởng tới WTP ở đây là: tổng thu nhập, học vấn, tuổi, giới tính, lượng rác thải bình quân, nhân khẩu, nghề nghiệp. Nguyễn Thị Trang Thơ (2012) đã tìm hiểu WTP cho sử dụng nước sạch của người dân xã trí Quả, Thuận Thành, Bắc Ninh. Kết quả thu được, mức WTP trung bình của người dân toàn xã để sử dụng nước sạch là 4.490,9 đồng/m3 nước/tháng. Nghiên cứu đã mô tả toàn bộ lý do người dân trong xã sẵn lòng và không sẵn lòng chi trả cho sử dụng nước sạch. Kết luận, các nghiên cứu về mức sẵn lòng chi trả nêu trên đều chỉ ra được mức WTP trung bình của người dân tại địa bàn nghiên cứu với các yếu tố ảnh hưởng đến WTP đã đưa ra trong từng đề tài. Nhưng có thể thấy chưa có nghiên cứu nào liên quan đến mức sẵn lòng chi trả v ề d ịch v ụ môi trường rừng nên nghiên cứu này là cần thiết bởi xu thế hiện nay là chi trả 13
- cho các dịch vụ môi trường - loại dịch vụ khó có thể định lượng nên việc sử dụng phương pháp định giá ngẫu nhiên là hoàn toàn hợp lý. 14
- PHẦN III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Phương pháp thu thập số liệu 3.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp Các số liệu về các đặc điểm kinh tế, xã h ội của khu vực nghiên c ứu từ các báo cáo tổng kết của chính quyền thành phố và các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 3.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua quan sát th ực t ế, ph ỏng v ấn trực tiếp các cá nhân thông qua phiếu điều tra, chọn mẫu. Nh ững ng ười được phỏng vấn được lựa chọn một cách ngẫu nhiên, đảm bảo một điều kiện là những người đã có thu nhập. Trong quá trình nghiên cứu đề tài chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn 120 người (đại diện cho 120 hộ) tại hầu hết các xã, phường của thành ph ố Tuyên Quang bằng phiếu chuẩn bị sẵn (Phụ lục 1). 3.2. Phương pháp phân tích 3.2.1. Phương pháp thống kê mô tả Phương pháp này được dùng để mô tả các chỉ tiêu trong nghiên cứu như: các giá trị bình quân, đánh giá của người được phỏng vấn về vấn đề nghiên cứu, mức sẵn lòng chi trả của người được phỏng vấn… qua đó thống kê thành các bảng biểu để dễ phân tích. 3.2.2. Phương pháp thống kê so sánh Từ số liệu thu thập được thông qua phương pháp này cho phép xác định được tốc độ phát triển kinh tế xã hội giữa các năm, so sánh t ốc đ ộ phát triển giữa năm này qua năm khác và từ đó đưa ra các dự báo. 3.2.3. Phương pháp định giá ngẫu nhiên Phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM – Contigent Valuation Method) là phương pháp trực tiếp nhằm ước lượng mức sẵn lòng chi trả. CVM dựa trên ý tưởng đơn giản là nếu bạn muốn bi ết mức b ằng lòng chi 15
- trả của một người cho tính chất nào đó của môi trường hãy “đơn giản” h ỏi họ. Khác với các phương pháp truyền thống, CVM không qua một thị trường thực tế mà qua một thị trường giả định, trong đó các cá nhân trong mẫu điều tra được coi như các tác nhân tham gia vào th ị trường đó. Ph ương pháp này áp dụng đối với hàng hóa công cộng cho cả giá tr ị s ử d ụng và giá trị không sử dụng. Giá trị của WTP phụ thuộc nhiều vào sự miêu tả hàng hóa chất lượng môi trường, thời điểm và cách trả tiền (thuộc về kỹ năng của người phỏng vấn) và các yếu tố thuộc về phía người được phỏng v ấn như thu nhập, độ tuổi, trình độ…Tất cả các thông tin thu thập được đều mang tính ngẫu nhiên. Trong thị trường giả định người ta đặt ra các tình huống (kịch bản – Scenario). Thông thường, có hai giả định về thay đổi hàng hóa chất lượng môi trường. Nếu môi trường được cải thiện, các cá nhân sẽ được hỏi họ có sẵn lòng chi trả để có được sự cải thiện đó không, và nếu có thì WTP đối với giả định này là bao nhiêu. Và ngược lại, nếu môi trường bị thi ệt hại, các cá nhân sẽ được hỏi họ có sẵn lòng chi trả đ ể tránh kh ỏi thi ệt h ại về môi trường đó hay không, và nếu có thì mức WTP tương ứng là bao nhiêu. WTP của người được hỏi có thể chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố hoặc các biến khác nhau như: đặc điểm kinh tế xã h ội c ủa người đ ược phỏng vấn và một số biến đo lường “số lượng” chất lượng của môi trường. Như vậy, WTP có thể biểu diễn bằng hàm số của các bi ến này như sau: WTP = f (wi, ai, ei, qi,...) Trong đó: WTP: Mức sẵn lòng chi trả của người được điều tra i: Chỉ số của quan sát hay người được điều tra f: Hàm phụ thuộc của WTP vào các biến số w: Biến thu nhập 16
- a: Biến tuổi e: Biến trình độ học vấn q: Biến đo lường “số lượng” chất lượng môi trường Sử dụng phương pháp hồi quy sẽ giúp xác định được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này. Đặc điểm của phương pháp CVM: + Quan tâm đến điều kiện giả định hoặc giả sử. + Thường giải quyết với hàng hóa công cộng. + CVM có thể áp dụng cho cả UV hoặc NUV (như giá trị t ồn t ại c ủa tài nguyên môi trường). + Giá trị thể hiện của những người được phỏng vấn thể hiện trong phương pháp CVM phụ thuộc vào yếu tố hàng hóa, cách thức nó được cung cấp, phương thức chi trả. Trình tự thực hiện của phương pháp CVM: Để tìm hiểu WTP của các cá nhân đối với một thay đổi trong hàng hóa dịch vụ môi trường, cần thực hiện các yêu cầu sau: (1) Mô tả viễn cảnh và giải thích ảnh hưởng do những thay đổi trong cung cấp hàng hóa dịch vụ môi trường. (2) Người được hỏi sẽ yêu cầu xem xét những hoàn cảnh đưa ra, trong đó có các lựa chọn liên quan đến hàng hóa dịch vụ môi trường. (3) Dựa vào các thông tin cung cấp ở trên, người được hỏi cung cấp ý kiến có liên quan đến WTP của họ, từ đó có thể suy ra phần giá trị gắn với sự thay đổi cung cấp hàng hóa dịch vụ đã đưa ra trong câu hỏi. Trình tự thực hiện của phương pháp CVM bao gồm 5 bước: B1: Xác định mục tiêu cụ thể + Xác định đối tượng hàng hóa, dịch vụ môi trường cần định giá (cảnh quan môi trường, nguồn nước, đất, không khí…) +Thiết lập giá trị dung để ước lượng và đơn vị đo +Xác định khoảng thời gian tiến hành điều tra 17
- +Xác định đối tượng phỏng vấn B2: Thiết kế bảng câu hỏi phỏng vấn + Giới thiệu tên đề tài thông tin chung và địa điểm nghiên cứu + Thông tin kinh tế - xã hội của địa điểm nghiên cứu + Đưa ra viễn cảnh + Kỹ thuật để tìm hiểu WTP + Cơ chế chi trả B3: Chọn mẫu, tiến hành khảo sát điều tra + Quyết định kích thước mẫu + Quyết định tiến hành điều tra như thế nào? Khi nào và ở đâu? + Điều tra thử + Tiến hành điều tra B4: Xử lý và phân tích số liệu + Thu thập và kiểm tra số liệu + Xử lý số liệu + Loại bỏ những biến điều tra không phù hợp + Xây dựng các biến + Phân tích số liệu B5: Ước lượng mức WTP + Lựa chọn mô hình WTP + Ước lượng mức WTP trung bình hằng năm của mỗi cá nhân + Tính toán lợi nhuận ròng hằng năm + Xác định tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ môi trường Một số kỹ thuật để tìm hiểu WTP từ người được phỏng vấn dung trong phiếu điều tra là: Câu hỏi mở (Open – Ended Question); Th ẻ thanh toán (Payment Card); Trò đấu thầu (Bidding Game); và Câu h ỏi có hay không (Dichotomus Choice). * Ưu điểm và hạn chế của phương pháp định giá ngẫu nhiên Ưu điểm: 18
- + Điểm mạnh chính của CVM chính là tính linh động. CVM có th ể dung trong bất cứ tình huống nào và do đó có th ể áp dụng cho rất nhi ều hàng hóa môi trường, bao gồm cả giá trị sử dụng và giá trị không sử dụng. + Một ưu điểm nữa là so với các phương pháp phân tích khác, CVM không cần dung lượng mẫu lớn. Số liệu có thể thu thập bằng nhiều hình thức và dưới các góc độ khác nhau tùy vào thời gian và ngu ồn lực. Các lo ại hình phỏng vấn được sử dụng trong CVM như: phỏng vấn trực tiếp; gửi thư; gọi điện thoại…Trong đề tài này loại hình phỏng vấn trực tiếp được sử dụng chủ yếu để thu thập số liệu. + Ngoài ra, CVM còn được dùng để đánh giá, khẳng định các giả thiết về sự ảnh hưởng của các yếu tố đến mức sẵn lòng chi trả cho các vấn đề về tài nguyên môi trường. Từ đó đưa ra các giải pháp, chính sách phù hợp nhằm quản lý, sử dụng tài nguyên môi trường một cách hợp lý, hiệu quả. Hạn chế: + Thông thường, mức sẵn lòng chi trả của người được phỏng vấn thường bị hạ thấp do họ cho rằng họ có quyền được hưởng lợi, sử dụng hàng hóa môi trường một cách miễn phí mà không phải trả tiền hoặc h ọ cảm thấy họ không được sử dụng tài nguyên đó. Do vậy họ không đưa ra hoặc đưa ra ở mức thấp hơn mức bằng lòng chi trả cho việc sử dụng tài nguyên môi trường đó. + Bên cạnh đó, những câu hỏi thường được điều tra dựa trên tình huống giả định, do vậy khả năng áp dụng còn phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức, hành vi, thái độ, quan điểm, ứng xử về tài nguyên môi trường cần định giá của người được phỏng vấn. + Người phỏng vấn cần có kinh nghiệm thì thông tin thu thập thì mới đảm bảo được độ chính xác cao. 3.2.4. Phương pháp hồi quy 19
- Phương pháp được sử dụng để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến WTP cho dịch vụ môi trường rừng của người dân như: tuổi, thu nhập, trình độ học vấn, nghề nghiệp, giới tính, nhân khẩu gia đình,…có ảnh hưởng như thế nào đến mức sẵn lòng chi trả của người dân địa phương. Ước lượng mức sẵn lòng chi trả của người dân nhằm nâng cao thu nh ập cho người trồng rừng, đưa ra các giải pháp để thu hút người dân tham gia chi trả dịch vụ môi trường rừng để có chất lượng môi trường tốt hơn. Mô hình được sử dụng là mô hình hồi quy tuyến tính bội có dạng: WTP = bo + b1X1 + b2X2 + b3X3 + b4X4 + b5D1 + b6D2 + b7D3 + ui Trong đó: WTP: Mức sẵn lòng chi trả của người dân (nghìn đồng/hộ/năm) bo: Hệ số chặn (hệ số tự do) của mô hình bi: Hệ số hồi quy (i = 1, 7) X1: Tuổi của người được phỏng vấn (năm) X2: Trình độ học vấn của người được phỏng vấn (số năm đi học) X3: Thu nhập của hộ gia đình (triệu đồng/hộ/năm) X4: Số nhân khẩu của hộ gia đình (người) D1: Giới tính người được phỏng vấn (1: Nam; 0: Nữ) D2: Nghề nghiệp của người được phỏng vấn (1: Nông dân; 0: Khác) D3: Dân tộc (1: Kinh; 0: Khác) (D1, D2, D3 : là các biến giả) ui: Là sai số ngẫu nhiên Lý do chọn mô hình hồi quy tuyến tính bội bởi các vấn đề kinh tế - xã hội được nghiên cứu đều chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác nhau, cộng với việc đề tài được nghiên cứu trong ngắn hạn nên dạng mô hình được chọn là hợp lý. Trong nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức WTP được lựa chọn gồm 4 biến định lượng (độ tuổi, thu nh ập, trình đ ộ h ọc vấn, s ố nhân 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: Nghiên cứu phương pháp lựa chọn thử nghiệm, áp dụng vào điều tra khảo sát tại tỉnh Nghệ An
104 p | 147 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu ứng dụng thống kê Bayes phân tích việc sẵn lòng tham gia bảo hiểm cây cà phê theo chỉ số năng suất của hộ nông dân tỉnh Đắk Lắk
247 p | 52 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xác định mức sẵn lòng chi trả của người dân đối với dịch vụ cấp nước sạch tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh
73 p | 39 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn