Đề tài : Xã hội học khoa học và công nghệ
lượt xem 43
download
Di động xã hội không kèm di cư có thể coi là hiện tượng đa vai trò - vị thế việc làm, nghề nghiệp của cán bộ khoa học. Ví dụ như một giáo sư sử học có thể vừa làm công việc nghiên cứu ở viện nghiên cứu sử học nhưng đồng thời vừa làm giảng viên giảng dạy lịch sử ở một trường đại học khác. Hai công việc đồng thời được làm trong cùng lúc nên hiện tượng này có thể được coi là hiện tượng di động xã hội không kèm di cư....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài : Xã hội học khoa học và công nghệ
- Trường: ĐHKHXH & NV Lớp: K53 Xã hội học. Sinh viên: Hoàng Thị Hương. MSSV:08030230. Bài giữa kỳ Môn: Xã hội học khoa học và công nghệ Giảng viên: Đào Thanh Trường. 1. Di động xã hội không kèm di cư. Di động xã hội không kèm di cư có thể coi là hiện tượng đa vai trò - vị thế việc làm, nghề nghiệp của cán bộ khoa học. Ví dụ như một giáo sư sử học có thể vừa làm công việc nghiên cứu ở viện nghiên cứu sử học nhưng đồng thời vừa làm giảng viên giảng dạy lịch sử ở một trường đại học khác. Hai công việc đồng thời được làm trong cùng lúc nên hiện tượng này có thể được coi là hiện tượng di động xã hội không kèm di cư. Hiện tượng di động xã hội không kèm di cư có tác động ngoại biên âm tính và ngoại biên âm tính nhất định tới sự phát triển của khoa học.Một cá nhân cùng lúc phải làm nhiều công việc có thể là cùng một lĩnh vực hay là thuộc những lĩnh vực khác nhau thì người đó sẽ ít có điều kiện để đào sâu về một lĩnh vực sở trường, không phát huy tối đa được năng lực của mình về một lĩnh vực nào đó. Ví dụ trong trường hợp trên, vừa làm công tác giảng dạy vừa làm công tác nghiên cứu thì vị giáo sư đó sẽ không thể tập trung hết mình vào công tác nghiên cứu lịch sử ở viện nghiên cứu. Do đó,nhìn trên bình diện này, di động xã hội không kèm di cư đi ngược lại quá trình chuyên môn hóa theo hướng chuyên sâu của khoa học.Khi mà cán bộ khoa học cùng làm nhiều việc về một lĩnh vực thì vô hình người ấy cũng thu nhận được thêm những kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực của mình nên có thể coi đó là một tác động ngoại biên tích cực của hiện tượng di động xã hội không kèm di cư. Có thể thấy rằng có hiện tượng di động xã hội không kèm di cư là do sự thiếu hụt nhân lực ở một cơ quan trong một lĩnh vực khoa học nào đấy.Do đó, trong trường hợp này thì hiện tượng di động xã hội có tác động khác nhau đối với các cơ quan và tổ chức khác nhau. Có thể đó là dương tính với cơ quan này nhưng lại là âm tính với cơ quan khác. 2.Di động xã hội kèm theo di cư. Trong những năm gần đây, hiện tượng di động xã hội kèm theo di cư diễn ra mạnh mẽ. Đây có thể coi là hiện tượng “chảy máu chất xám” giữa các vùng, quốc gi, lãnh thổ, tổ chức, cơ quan hay lĩnh vực khoa học. Ví dụ như trường hợp giáo sư Ngô Bảo Châu. Khi ông hoàn thành việc học trung học phổ thông ở trong nước thì ông sang Pháp để tiếp tục công việc học tập và nghiên cứu trong lĩnh vực toán học. Hiện tại ông đang định cư tại Pháp và cũng đã nhập quốc tịch Pháp. Di động xã hội kèm theo di cư là một tất yếu xảy ra trong khoa học. Hiện tượng này có tác động dương tính rất lớn tới sự phát triển của khoa học nói chung. Bởi lẽ hiện tượng di động xã hội kèm theo di cư chỉ xảy ra khi mà có sự chênh lệch về điều kiện làm việc, nghiên cứu, có môi trường để nâng cao khả năng, phát huy sở trường của các cán bộ khoa học. Khi đó họ có thể phát huy hết tài năng thực sự của mình trong lĩnh vực khoa học sở trường, có điều kiện phát triển chuyên sâu về lĩnh vực đó, từ đó thúc đẩy khoa học phát triển. Ví dụ cụ thể trường hợp giáo sư Ngô Bảo Châu, nếu như không có sự kiện sang Pháp nơi có điều kiện hơn về khoa học kỹ thuật
- để học tập và nghiên cứu thì liệu ông có thể phát huy được hết tài năng của mình để cống hiến cho lĩnh vực toán học như những gì mà ông đã làm được? Tuy nhiên, hiện tượng di động xã hội này cũng có tác động âm tính rất rõ rệt tới sự phát triển của khoa học. Những cơ quan, những vùng hay những nước có điều kiện tốt, những lĩnh vực, ngành khoa học có lợi thế về nguồn lực trên thị trường sẽ thu hút nhiều người hơn. Do đó làm mất cân bằng trong sự phát triển các ngành khoa học, phát triển khoa học đồng đều giữa các vùng, các cơ quan, các quốc gia. Từ đó dẫn tới hiện tượng có những ngành khoa học, những cơ quan thì thừa nhân lực trong khi đó lại có những nơi, những lĩnh vực thiếu nhân lực. 3. Di động dọc trong cộng đồng khoa học. Di động dọc trong cộng đồng khoa học có thể gắn với sự thăng tiến địa vị nghề nghiệp của cán bộ khoa học hay gắn với sự thay đổi trình độ chuyên môn của cán bộ khoa học. Di động dọc với sự thăng tiến địa vị nghề nghiệp của cán bộ khoa học có thể hiểu tương tự như trường hợp một người đang giữ một chức vụ thấp được thăng cấp lên chức vụ cao hơn, ví dụ như từ nhân viên văn phòng được tăng lên làm quản lý. Do sự di động này mới chỉ là sự di động dọc về thang bậc hành chính trong khoa học chứ không gắn với sự phát triển chiều sâu của khoa học nên hầu như ít có tác động rõ rệt tới sự phát triển của khoa học. Di động dọc trong khoa học gắn với sự thay đổi trình độ chuyên môn của cán bộ khoa học được hiểu như sự thay đổi về học hàm, học vị. Ví dụ như việc ông Ngô Bảo Châu được công nhận là giáo sư (vào năm 2004). Sự thăng tiến về học hàm học vị có được do có sự cống hiến của g.s trong lĩnh vực toán học. Rõ ràng di động dọc trong trường hợp này làm phát triển chiều sâu của khoa học, chiều sâu của lĩnh vực chuyên môn mà cán bộ đó đang theo đuổi.Sự tăng về học hàm, học vị cũng đồng nghĩa với sự phát triển của khoa học bởi lẽ có đóng góp thì mới có công nhận. 4. Di động ngang trong cộng đồng khoa học. Di động ngang trong trong cộng đồng khoa học thể hiện ở sự dịch chuyển từ lĩnh vực chuyên môn này sang lĩnh vực chuyên môn khác hoặc chuyển dịch lĩnh vực hoạt động trong cơ quan nhưng không làm thay đổi vị thế khoa học của cá nhân đó. Ví dụ như một người đang làm công tác trong lĩnh vực xã hội học truyền thông thì chuyển sang công tác trong lĩnh vực xã hội học tội phạm. Di động ngang tạo điều kiện cho các cán bộ, nhà khoa học có thể tìm thấy lĩnh vực mà phù hợp với năng lực, sở thích của họ nhất. Qua đó họ sẽ phát triển tài năng thực sự của mình trong lĩnh vực đó, đóng góp cho sự phát triển của khoa học. Có thể thấy di động ngang có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của khoa học. Rõ ràng sự chuyển dịch sang lĩnh vực chuyên môn khác sẽ tạo nên sự đa dạng các ngành khoa học. Nhiều ngành khoa học mới được hình thành trên cơ sở những ngành khoa học khác. Sự ra đời của ngành xã hội học có thể là một minh chứng. Sự di động ngang cũng kéo theo việc hình thành và xây dựng các phương hướng khoa học, các trường phái khoa học và các bộ môn khoa học. Tuy nhiên, nếu nhìn cụ thể thì việc luân chuyển sang các lĩnh vực khác nhau của các cán bộ khoa học khiến cho người làm khoa học không có điều kiện tập trung vào một công việc, và vì vậy không cho phép họ tích luỹ kinh nghiệm theo hướng
- chuyên môn sâu, làm mất đi lợi thế mạnh nhất của nghề khoa học đó là tích luỹ lợi thế trong khoa học.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài : Tồn tại xã hội và ý thức xã hội
51 p | 1476 | 355
-
Đề tài : Giới thiệu khái quát về điều tra xã hội học
41 p | 672 | 254
-
XÃ HỘI HỌC KINH TẾ
75 p | 695 | 147
-
ĐỀ TÀI: XÃ HỘI HỌC GIA ĐÌNH
13 p | 521 | 125
-
Bài tập nhóm xã hội học sức khỏe: Tác động bạo lực học đường đối với sức khỏe (Nghiên cứu học sinh Trung học phổ thông)
25 p | 740 | 125
-
Luận văn tốt nghiệp: Tìm hiểu sự hình thành và phát triển khái niệm xã hội hóa trong xã hội học ở Việt Nam
141 p | 213 | 45
-
Báo cáo khoa học : Ba hiện tượng từ góc nhìn xã hội học kinh tế
7 p | 276 | 38
-
TIỂU LUẬN: Phân tích một bộ phận nào đó của ý thức xã hội trong giai đoạn nào đó phải dựa trên trên cở tồn tại xã hội
6 p | 147 | 28
-
Thuyết trình: Sự thống nhất trong tính đa dạng của các lý thuyết xã hội học
15 p | 220 | 28
-
Báo cáo " ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC "
5 p | 430 | 27
-
Thuyết trình: Thuyết hiện đại và hậu hiện đại trong xã hội học
16 p | 246 | 25
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường (Qua khảo sát tại địa bàn có các khu công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh)
253 p | 103 | 21
-
Đề tài: Vấn đề ly thân trong thực tế hiện nay tương đối phổ biến. Hãy nêu những hiểu biết của mình về ly thân
10 p | 128 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ ngành Xã hội học: Đánh giá của sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên (nghiên cứu tại trường Đại học Lao động Xã hội)
20 p | 119 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Sự tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước ở Hà Nội
179 p | 41 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 148 | 7
-
Báo cáo " VÀI NÉT VỀ ĐẠI HỘI XÃ HỘI HỌC THẾ GIỚI LẦN THỨ X (MÊHICÔ 1982)"
8 p | 81 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn