CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ 3 (2009 - 2012) NGHỀ: ĐIỆN TÀU THUỶ MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi: ĐTT - LT 48 Hình thức thi: (Viết) Thời gian: 150 Phút (Không kể thời gian chép/giao đề thi) ĐỀ BÀI Câu 1: (3 điểm) Vẽ sơ đồ và trình bày nguyên lý hoạt động mạch điện điều khiển động cơ không đồng bộ ba pha rotor lồng sóc Yêu cầu: - Động cơ được điều khiển đảo chiều trực tiếp bằng nút nhấn kết hợp với khởi động từ kép. - Khi có sự cố quá tải, ngắn mạch động cơ phải được ngắt khỏi lưới điện. Câu 2: (4 điểm) Trình bày các quá trình thu neo? Câu 3: (3 điểm) (Câu tự chọn, do các trường biên soạn) ……… DUYỆT , ngày …. tháng ... năm 2012<br />
TIỂU BAN RA ĐỀ<br />
<br />
HỘI ĐỒNG THI TỐT NGHIỆP<br />
<br />
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ 3 (2009 - 2012) NGHỀ: ĐIỆN TÀU THUỶ MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đáp án: ĐA ĐTT - LT 48 Câu Nội dung I. Phần bắt buộc Vẽ sơ đồ và trình bày nguyên lý hoạt động mạch điện điều khiển động cơ không đồng bộ ba pha rotor lồng sóc Yêu cầu: - Động cơ được điều khiển đảo chiều trực tiếp bằng nút nhấn kết hợp 1 với khởi động từ kép. - Khi có sự cố quá tải, ngắn mạch động cơ phải được ngắt khỏi lưới điện. * Sơ đồ nguyên lý - Mạch động lực - Mạch điều khiển<br />
R1 S1<br />
<br />
Điểm<br />
<br />
3,0<br />
<br />
0,75 0,75<br />
<br />
T1<br />
<br />
CB2<br />
OB1<br />
<br />
OL OFF FWD K2 K1 K2 K1 REV K1 FWD REV K2<br />
<br />
K1 RN<br />
U V<br />
<br />
K2<br />
<br />
M<br />
<br />
2<br />
<br />
* Giới thiệu mạch điện: - CB1, CB2: Áptômát - Bộ khởi động từ kép (gồm công tắc tơ K1, K2 và rơ le nhiệt OL) - Bộ nút nhấn 3 phím hai tầng tiếp điểm: OFF, FWD, REV - Động cơ không đồng bộ 3 pha rotor lồng sóc * Nguyên lý làm việc: - Đóng áptômát CB1, CB2 để cấp nguồn cho mạch điện - Mở máy động cơ chạy thuận: Ta nhấn vào nút FWD, cuộn dây công tắc tơ K1 có điện làm cho các tiếp K1 trên mạch động lực đóng lại cấp nguồn cho động cơ M hoạt động theo chiều thuận. Đồng thời tiếp điểm K1 trên mạch điều khiển được mắc song với nút nhấn FWD đóng lại để tự duy trì cho công tắc tơ K1. - Đảo chiều động cơ: Khi động cơ đang quay theo chiều thuận, ta nhấn nút REV, cuộn dây công tắc tơ K1 mất điện (các tiếp của chúng trở lại trạng thái ban đầu), K2 có điện. Khi K2 có điện các tiếp K2 trên mạch động lực đóng lại cấp nguồn cho động cơ M quay theo chiều ngược lại nhờ quá trình đảo chéo hai trong ba pha của lưới điện cấp vào động cơ M. Đồng thời tiếp điểm K2 trên mạch điều khiển được mắc song với nút nhấn REV đóng lại để tự duy trì cho công tắc tơ K2. - Dừng động cơ: Ấn nút OFF, cuộn dây công tắc tơ K2 mất điện, các tiếp điểm của công tắc tơ K2 sẽ trở lại trạng thái ban đầu. Động cơ M dừng hoạt động. - Bảo vệ: + Bảo vệ ngắn mạch bằng CB1, CB2 + Bảo vệ quá tải bằng rơle nhiệt OL + Hai tiếp điểm thường đóng của công tắc tơ K1 và K2 là hai tiếp điểm dùng để khoá chéo lẫn nhau tránh hai công tắc tơ làm việc đồng thời cùng một lúc. Các quá trình thu neo Giai đoạn I : Đây là giai đoạn thu phần xích neo nằm trong bùn. Xích neo được thu với tốc độ đều. Cứ một mắt xích neo được nhấc lên khỏi bùn thì có một mắt xích neo đi qua đĩa hình sao. Tàu từ từ tiến đến điểm thả neo với tốc độ không đổi. Trong suốt giai đoạn này, đoạn xích neo trong nước không thay đổi hình dạng. Sức căng trên xích neo và lực kéo neo trên đĩa hình sao không thay đổi. Nếu ta gọi T2 là lực kéo neo trên đĩa hình sao; 2 là góc hợp bởi lực này với mặt phẳng nằm ngang; vC là tốc độ của tàu thì ở giai đoạn này: T2 = cosnt; 2 = cosnt; vC = cosnt. Chú ý rằng, khi xét sự thay đổi của lực kéo (sức căng) trên đĩa hình sao<br />
<br />
0,5<br />
<br />
1,0 0,5<br />
<br />
0,25<br />
<br />
0,25<br />
<br />
4,0<br />
1,0<br />
<br />
chúng ta bỏ qua ảnh hưởng của quá trình khởi động và gia tốc của động cơ điện vì các quá trình này diễn ra rất nhanh. Giai đoạn II: Bắt đầu được tính từ khi mắt xích neo cuối cùng được nhấc lên khỏi bùn. Kết thúc khi toàn bộ xích neo võng trong nước được thu hết. Ở giai đoạn này, đoạn xích neo võng trong nước được rút ngắn dần và biến dạng (thẳng dần). Sức căng trên đĩa hình sao T2 và góc 2 tăng dần. Tàu tiếp tục tiến về điểm thả neo với tốc độ không đổi (do quán tính và do sức kéo ở đĩa hình sao liên tục tăng). Tức là : T2 = var tăng; 2 = var tăng; vC = const. Giai đoạn III: Đây là giai đoạn rất ngắn của quá trình thu neo, được tính từ khi xích neo hết độ võng đến khi neo được nhổ bật lên khỏi bùn. Lúc này tàu đã tiến đến gần điểm thả neo. Sức căng trên đĩa hình sao đạt đến giá trị lớn nhất và hầu như không đổi. Nếu neo không được nhổ khỏi bùn thì động cơ thực hiện sẽ bị dừng dưới điện (cuối giai đoạn III). Tốc độ của tàu bị giảm do sức kéo bị mất dần. Khi đó: T2 = T2MAX const. 2 = var tăng (2 = 900 ở cuối giai đoạn III). vC = var giảm. Chú ý: Tới cuối giai đoạn III, tàu tiến đến điểm thả neo, đoạn xích từ lỗ neo đến neo là ngắn nhất (bằng độ sâu thả neo). Theo quán tính tàu tiếp tục tiến về phía trước làm neo bật ra khỏi bùn. Giai đoạn IV: Được tính từ khi neo được nhổ lên khỏi bùn cho đến khi chuẩn bị đưa neo vào lỗ neo. Ở giai đoạn này xích neo và neo được treo trong nước và được thu ngắn dần. Khi đó : T2 = var giảm ; 2 = 900 ; n = var tăng. Ở giai đoạn này việc thu neo hầu như không còn ảnh hưởng gì tới vận động của con tàu.<br />
<br />
0,5<br />
<br />
1,0<br />
<br />
0,5<br />
<br />
1,0<br />
<br />
Hình: Các giai đoạn của quá trình thu neo<br />
<br />